Cập nhật nội dung chi tiết về Công Cụ Hỗ Trợ Ra Quyết Định Quản Trị – Ma Trận Space mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ma trận SPACE (The Strategic Position and Action Evaluation Matrix) hay Ma trận vị trí chiến lược của doanh nghiệp, là một công cụ giúp doanh nghiệp xác định được chiến lược phù hợp dựa trên 4 trục FS, IS, CA, ES. Ma trận SPACE cho thấy một doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược: Tấn công, Thận trọng, Phòng thủ hay Cạnh tranh.
Ý nghĩa các trục của ma trận
– FS: (Financial Strengths) – Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: ROA, ROE, ROI, khả năng thanh toán, lưu chuyển tiền mặt, rủi ro …
– CA: (Competitive Advantage) – Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, bao gồm: Thị phần, chất lượng sản phẩm, lòng trung thành của khách hàng, công nghệ …
– ES: ( Enviroment Stability) – Sự ổn định của môi trường, bao gồm: Tỷ lệ lạm phát, hàng rào ra nhập thị trường, sự thay đổi về công nghệ, co giãn của cầu theo giá, hàng rào rút lui …
– IS: (Internal Strengths) – Sức mạnh của ngành, bao gồm: Sự ổn định về tài chính, khả năng tăng trưởng, khả năng sử dụng nguồn lực, quy mô vốn …
Các bước thiết lập ma trận SPACE
– Bước 2: Ấn định giá trị +1 (xấu nhất) tới + 6 (tốt nhất) cho mỗi yếu tố thuộc FS và IS, ấn định giá trị -1 (tốt nhất) tới -6 (xấu nhất) cho mỗi yếu tố thuộc ES và CA;
– Bước 3: Tính điểm trung bình cho FS bằng cách cộng các giá trị đã ấn định cho các yếu tố, rồi chia cho số các yếu tố được lựa chọn thể hiện trong FS. Tương tự cách tính với IS, ES và CA. Đánh số điểm trung bình các FS, IS, ES và CA lên các trục thích hợp của ma trận Space. Cộng điểm số trên trục X và đánh dấu điểm kết quả trên trục X, tương tự làm với trục Y, sau đó xác định giao điểm của 2 điểm mới trên trục XY;
– Bước 4 : Vẽ vecto có hướng từ điểm gốc của Ma trận SPACE qua giao điểm mới, vecto này đưa ra loại chiến lược cho doanh nghiệp Tấn công, Cạnh tranh, Phòng thủ hay Thận trọng;
Lựa chọn chiến lược
Nếu vecto rơi vào ô:
Tấn công: Thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, liên kết dọc về phía trước, liên kết dọc về phía sau, liên kết ngang, đa dạng hóa …
Thận trọng: Thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, đa dạng hóa đồng tâm …
Phòng thủ: Cắt giảm, thanh lý, đa dạng hóa đồng tâm …
Cạnh tranh: Liên kết dọc ngược chiều, dọc xuôi chiều, liên kết ngang, thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm …
Ví dụ phân tích SPACE
“Phân tích lựa chọn chiến lược phù hợp cho một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính”. Chúng ta sẽ sử dụng công cụ Ma trận SPACE để xác định chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp.
Bước 1: Phân tích môi trường bên ngoài, môi trường bên trong chọn ra nhóm các yếu tố thể hiện sức mạnh tài chính (FS), lợi thế cạnh tranh (CA), sự ổn định của môi trường (ES) và sức mạnh ngành (IS)
Bước 2: Chấm điểm các yếu tố trong mỗi nhóm yếu tố: sức mạnh tài chính (FS), lợi thế cạnh tranh (CA), sự ổn định của môi trường (ES) và sức mạnh ngành (IS)
Bước 3: Tính điểm trung bình cho mỗi nhóm yếu tố bằng cách cộng các giá trị đã ấn định cho các yếu tố trong nhóm rồi chia cho số các yếu tố trong mỗi nhóm. Đánh số điểm trung bình các FS, IS, ES và CA lên các trục thích hợp của ma trận Space. Cộng điểm số trên trục X và đánh dấu điểm kết quả trên trục X, tương tự làm với trục Y, sau đó xác định giao điểm của 2 điểm mới trên trục XY;
Bước 4: Vẽ vecto có hướng từ điểm gốc của Ma trận SPACE qua giao điểm mới, vecto này đưa ra loại chiến lược cho doanh nghiệp Tấn công, Cạnh tranh, Phòng thủ hay Thận trọng;
Bảng điểm cho các yếu tố
Sức mạnh tài chính (FS)
Doanh lợi trên vốn +3
Đòn cân nợ +3
Khả năng thanh toán +4
Luân chuyển vốn +3
Luân chuyển tiền mặt +4
Sự dễ dàng rút khỏi ngành +3
Rủi ro trong kinh doanh +5
Điểm bình quân +3,57
Sự ổn định của môi trường (ES)
Sự thay đổi công nghệ -2
Tỷ lệ lạm phát -4
Sự biến đổi của nhu cầu -1
Giá sản phẩm cạnh tranh -3
Rào cản thâm nhập thị trường -4
Sự co giãn theo giá của nhu cầu -2
Điểm bình quân -2,83
Lợi thế cạnh tranh (CA)
Thị phần -4
Chất lượng sản phẩm -3
Lòng trung thành của khách hàng -2
Bí quyết công nghệ -1
Sự kiểm soát đối thủ -4
Điểm bình quân -2,8
Sức mạnh của ngành (IS)
Mức tăng trưởng tiềm tàng +5
Mức lợi nhuận tiềm tàng +4
Sự ổn định về tài chính +4
Sử dụng nguồn lực +3
Qui mô vốn +4
Sự dễ dàng thâm nhập thị trường +3
Sử dụng năng suất, công sức +3
Điểm bình quân +3,71
Kết luận: Qua Ma trận trên, kết luận Doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược Tấn công
Ma Trận Space Là Gì? Hướng Dẫn Thiết Lập Ma Trận Space
Ma trận Space là một ma trận xác định môi trường kinh doanh và phân tích tính cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được những chiến lược tấn công, sự thận trọng hay các biện pháp phòng thủ cạnh tranh.
Về cấu trúc, ma trận space sẽ đại diện cho 4 yếu tố đóng vai trò quan trọng và tác động tới chiến lược trung của doanh nghiệp. Các yếu tố được thể hiện trên trục SPACE đó là:
FS – Financials Strengths – Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp.
CA – Competitive Advantage – Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
ES – Environment Stability – Sự ổn định của môi trường.
IS – Internal Strengths – Sức mạnh của ngành.
Các CA và IS giá trị trong ma trận SPACE được vẽ trên trục X trong đó:
Giá trị CA có thể nằm trong khoảng từ -1 đến -6.
Giá trị IS có thể nhận từ +1 đến +6.
Các FS và ES kích thước của các mô hình được vẽ trên trục Y:
Giá trị ES có thể từ -1 đến -6.
Giá trị FS nằm trong khoảng từ +1 đến +6.
Phân tích các hành vi của ma trận Space
Về hành vi của ma trận Space được thiết lập dựa trên 4 hành vi chính như sau: hành vi chiến lược tấn công, hành vi cạnh tranh, thận trọng và phòng thủ. Cụ thể các hành vi thể hiện như sau:
Hành vi về các chiến lược tấn công
Về hành vi này được áp dụng phổ biến đối với những ngành công nghiệp mang tính chất hấp dẫn trong một nền kinh tế đảm bảo về sự ổn định. Để theo đuổi được chiến lược tấn công thì sức mạnh về nguồn tài chính đóng vai trò chính.
Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được các cơ hội một cách tốt nhất thông qua việc mua bán sản phẩm, gia nhập các sản phẩm lại với nhau, góp phần làm gia tăng về thị phần hay chú trọng tới quá trình sản xuất ra những sản phẩm đóng vai trò là mũi nhọn.
Bên cạnh đó trong hành vi chiến lược tấn công thì những rào cản trong quá trình gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh cũng đã trở thành một vấn đề hết sức trọng tâm.
Hành vi chiến lược cạnh tranh
Hành vi chiến lược thận trọng (còn được gọi là bảo thủ)
Hành vi này được áp dụng đối với những ngành đang có tốc độ tăng trưởng tương đối chậm nhưng nó vẫn giữ được tính chất ổn định. Đối với những doanh nghiệp này để có thể đạt được thành công thì tài chính phải đảm bảo ổn định đóng một vai trò quan trọng. Cùng với đó cần phải đảm bảo được về khả năng cạnh tranh của mỗi dòng sản phẩm.
Trường hợp này các doanh nghiệp đó nên thu hẹp về các dòng sản phẩm hiện đang có thực hiện việc giảm bớt về chi phí và quản lý tốt dòng tiền, đảm bảo được tính chất cạnh tranh của các sản phẩm.
Hành vi chiến lược phòng thủ
Hành vi chiến lược phòng thủ thường được gặp trong những ngành phát triển mang tính chất hấp dẫn kém. Khi đó năng lực về sự cạnh tranh được xem là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định tới sự thành công trong một doanh nghiệp.
Đối với trường hợp này doanh nghiệp sẽ thực hiện hành vi phòng thủ. Lúc này, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tinh thần cho những trường hợp có thể xảy ra như ngừng tiếp tục tham gia vào thị trường, cắt giảm khâu sản xuất đối với dòng sản phẩm mang tới lợi nhuận thấp hoặc có thể thu hẹp về quy mô sản xuất.
Cách thiết lập một ma trận Space
Chọn một nhóm những yếu tố thể hiện các sức mạnh tài chính FS, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp CA, sự ổn định của môi trường ES và sức mạnh của ngành IS.
Ấn định giá trị +1 tới +6 thể hiện mức xấu nhất cho tới mức tốt nhất cho mỗi yếu tố phụ thuộc FS và IS. Ấn định giá trị -1 tới -6 thể hiện mức tốt nhất tới xấu nhất cho mỗi yếu tố thuộc vào ES và CA.
Tính điểm trung bình cho FS bằng cách cộng tất cả những giá trị đã ẩn định cho mỗi yếu tố. Sau đó bạn sẽ chia các yếu số được chọn lựa để tương tự RS. Điểm trung bình của IS, ES và CA cũng được tính tương tự như FS.
Đánh số điểm trung bình của các FS, IS, ES và CA tại các trục thích hợp của ma trận Space.
Cộng số điểm trên trục X và đánh dấu điểm kết quả trên trục X. Tương tự với trục Y cũng làm như vậy. Sau khi đã cộng được số điểm ở cả hai trục bạn sẽ xác định giao điểm của trục X và trục Y.
Vẽ các vectơ với hướng từ điểm gốc của ma trận Space thông qua giao điểm mới. Vecto này sẽ có nhiệm vụ giúp đưa ra các loại chiến lược khác nhau cho doanh nghiệp. Nó bao gồm các chiến lược tấn công, cạnh tranh, phòng thủ hay là cẩn thận.
Ưu điểm và nhược điểm của ma trận Space
Giúp doanh nghiệp chủ động hơn đối với việc xác định các chiến lược.
Nó có thể sử dụng thay đổi về một số chiến lược để có thể dễ dàng rời khỏi thị trường.
Giúp xác định được vị trí của chiến lược và đánh giá được về các hoạt động của tổ chức.
Không hỗ trợ cho việc đánh giá được chính xác nhất về yếu tố bên trong cũng như các yếu tố bên ngoài. Vì thế khi sử dụng ma trận Space cũng cần phải có sự kết hợp phù hợp cùng với một số ma trận khác như BCG, IFE, EFE, ma trận SWOT…
Những yếu tố về trọng số sẽ được tiến hành đánh giá thông qua hình thức chủ quan, vì vậy không đảm bảo được tính chính xác. Nó có thể dẫn tới sai lệch về việc thực hiện các chiến lược của doanh nghiệp.
Ma trận Space được thực hiện khi môi trường kinh doanh kiểm toán và đảm bảo thống kê phải được chi tiết, chặt chẽ.
Ví Dụ Ma Trận Bcg Của Doanh Nghiệp Kỹ Năng Quản Trị
Tìm hiểu về cụm từ BCG
BCG ( Boston Consulting Group ) chính là tên của một công ty tư vấn chiến lược Mỹ được thành lập năm 1963 do Bruce Henderson sáng lập nên. Đây là một trong số ba công ty tư vấn chiến lược kinh doanh hàng đầu trên thế giới gồm: McKinsey, Boston Consulting và Mercer. Các lĩn17h vực chủ yếu:
Lập kế hoạch kinh doanh chiến lược của công ty.
Hoạch định chiến lược của công ty.
Hoạch định chiến lược Marketing của cấp công ty.
Các lĩnh vực này chủ yếu ở tầm CEO là một cấp độ cao nhất của công ty.
Khái niệm về ma trận BCG : chính là ma trận trong mối quan hệ giữa tăng trưởng và thị phần. Vấn đề được đặt ra đó chính là khả năng tạo ra lợi nhuận thông qua phân tích SBU của một công ty cho phép nó đánh giá vị thế cạnh tranh của các tổ hợp kinh doanh.
Các phần của ma trận:
Ma trận BCG còn thể hiện các tinh thế của các SBU nằm trên một mặt phẳng và gồm có 4 phần:
SBU DẤU CHẤM HỎI:
đây là những SBU có vị thế cạnh tranh và thị phần tương đối thấp. Nhưng chúng lại là những ngành tăng trưởng cao và rất triển vọng trong lợi nhuận và sự tăng trưởng dài hạn. SBU này có thể được trưởng thành SBU ngôi sao nếu được chú ý nuôi dưỡng vì chúng cần số lượng vốn đầu tư lớn và cần đánh giá đúng thực chất tiềm năng để có kế hoạch đầu tư đúng lúc.
SBU NGÔI SAO:
đây là mảng có thị phần kinh tế tương đối lớn ở những ngành tăng trưởng cao. Những SBU này rất có lợi thế trong việc cạnh tranh và có nhiều cơ hội để phát triển. Chúng có những tiềm năng vô cùng to lớn về các lợi nhuận và có khả năng tăng trưởng rất dài hạn.Ngôi sao được đánh giá cao về sự sinh lợi và tự đáp ứng được các nhu cầu về vốn. Nhưng trong khi đang hình thành thì cũng cần phải có một số lượng vốn đầu tư nhiều để giữ vững vị thế dẫn đầu.
SBU CON BÒ SỮA:
Đây chính là những ngành có tăng trưởng thấp khi trưởng thành. Chúng có thị phần cao và có vị thế cạnh tranh mạnh. Thế mạnh này xuất phát từ chi phí vì đạt được lợi thế nhờ vào quy mô của đường cong kinh nghiệm. Điều này duy trì được khả năng sinh lợi cao nhưng chúng lại không có cơ hội phát triển và tốc độ của sự tăng trưởng ngành rất thấp. Vì vậy nhu cầu về vốn đầu tư không quá lớn và được xem là nguồn lợi nhuận rộng rãi.
SBU CON CHÓ:
Chúng ở vị trí cạnh tranh rất yếu và có vị trí rất thấp. Là một trong những ngành tăng trưởng chậm. SBU này có triển vọng rất thấp vì chúng đòi hỏi lượng đầu tư lớn nhưng chỉ với mục đích duy trì một phần thị phần rất thấp,có rất ít cơ hội để phát triển và tăng trưởng.
Các bước xây dựng ma trận BCG
Xác định 2 thông số rất quan trọng đó là: tỉ lệ tăng trưởng ngành % và thị phần tương đối của doanh nghiệp.
Công thức: thị phần tương đối A = thị phần tuyệt đối A/ thị phần tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh.
Xác định các SBU của doanh nghiệp: mỗi SBU là một vòng tròn trên mặt phẳng BCG nhưng chúng lại có độ lớn tỉ lệ thuận với mức đóng góp của SBU trong tổng toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp.
Biểu diễn các SBU trên mô thức BCG: nhằm mục đích xác định vị trí của các BCG trên ma trận thì xác định được hai thông số: tỉ lệ tăng trưởng và thị phần tương đối của SBU.
Các chiến lược áp dụng của ma trận:
Buid ( xây dựng ): chiến lược này áp dụng cho dấu chấm hỏi. Doanh nghiệp cần được củng cố SBU bằng cách đầu tư và tăng trưởng của thị phần. Phải hy sinh lợi nhuận trước mắt để nhắm tới mục tiêu dài hạn khi áp dụng chiến lược này.
Hold( chiến lược giữ): áp dụng này cho bò sữa với mục đích tối đa hóa khả năng sản sinh lợi nhuận và tiền bạc.
Divest( Từ bỏ ): từ bỏ một bộ phận kinh doanh hoặc những sản phẩm không mang lại lợi nhuận bằng cách cắt giảm chi phí. Và tăng giá mặc dù nó ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh lâu dài.Chiến lược này phù hợp với các sản phẩm của dấu chấm hỏi nhưng chắc chắn không trở thành ngôi sao và cho ra sản phẩm nằm trong phần chó.
Ưu điểm của Ma trận BCG:
Tập trung về phân tích nhu cầu vốn đầu tư ở các SBU khác nhau. Đây chính là những cách thức sử dụng tốt nguồn tài chính là vốn đầu tư nhằm tối đa hóa cấu trúc kinh doanh. Biết được rằng phải từ bỏ hoặc tiếp nhận một SBU, xây dựng cấu trúc kinh doanh cân bằng và tối ưu.
Nhược điểm của Ma trận BCG:
Phương pháp có thể đánh giá chưa đầy đủ để dẫn đến xếp loại không đúng về các SBU. Các phương pháp BCG quá đơn giản. BCG có thể được đánh giá chưa đầy đủ về mối quan hệ giữa thị phần và các chi phí.
Các ví dụ về ma trận của các doanh nghiệp lớn
Ma Trận BCG của Masan:
Đánh giá Ma Trận và Chiến lược Nước mắm Nam ngư (SBU NGÔI SAO):
Đây là vị trí của doanh nghiệp mạnh, dẫn đầu thị phần trong một thị trường đầy triển vọng (tăng trưởng cao).
Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm duy trì tính ưu việt của sản phẩm.
Tranh thủ lợi thế về quy mô sản xuất lớn để hạ giá thành sản xuất cũng nhằm để duy trì lợi thế về mặt giá thành.
Cần kết hợp các nguồn lực để đánh bại đối thủ ngang bằng mình
Đánh giá MT và Chiến lược Nước mắm Chinsu, nước tương Chinsu (SBU CON BÒ SỮA):
Sản phẩm có thị phần rất cao nhất trong một thị trường không còn tăng trưởng mạnh.
Định hướng chiến lược cho vị trí này thường là tranh thủ thu lợi nhuận, không đầu tư thêm.
Kết hợp chiến lược để giữ vững thị phần.
Đánh giá Ma Trận và Chiến lược Nước Tương Tam Thái Tử (SBU DẤU CHẤM HỎI):
Sản phẩm đang có thị phần nhỏ trong một thị trường thuộc vào loại hấp dẫn (đang tăng trưởng cao).
Chiến lược của doanh nghiệp có thể là tìm cách tăng thị phần. Có nghĩa là là di chuyển về hướng vị trí “ngôi sao” bằng cách cải tiến sản phẩm, dịch vụ.
Tập trung đầu tư để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trong thị trường đó.
Đánh giá Ma Trận và Chiến lược Mì Omachi (SBU CON CHÓ):
Sản phẩm ở vị trí mà thị phần của doanh nghiệp thì nhỏ, thị trường cũng tăng trưởng chậm.
Doanh nghiệp rút lui vì doanh thu thấp lại không có triển vọng phát triển thêm. Và trong khi chi phí để duy trì sản xuất kinh doanh một sản phẩm thường không nhỏ.
Tuy nhiên nó là sp thiết yếu cũng góp phần vào việc phát triển các sản phẩm khác của Masan. Nên Doanh Nghiệp cần duy trì bằng cách cải tiến sản phẩm . Và có các chiến lược khác nhằm tăng thị phần, chấp nhận không lợi nhuận.
– Kỹ Năng Quản Trị –
4.1
/
5
(
9
bình chọn
)
10 Công Cụ Hữu Ích Có Sẵn Trong Macbook Hỗ Trợ Xử Lý Công Việc
Chắc hẳn những ai mới lần đầu sử dụng hay vừa mới cài đặt lại Macbook thường sẽ rất hoang mang, không biết ứng dụng, phần mềm nào tốt nhất để cài cho máy. Hãy tham khảo 10 công cụ hữu ích có sẵn trong MacBook sau đây, chúng sẽ giúp tiến trình công việc của bạn trở nên hiệu quả hơn đấy!
3 cách đơn giản để gỡ cài đặt phần mềm trên Macbook
1. Bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office
Soạn thảo văn bản, làm việc với bảng tính, dựng bài thuyết trình là những thao tác cơ bản với laptop mà ai cũng biết. Mà nhắc đến soạn thảo văn bản thì Microsoft Office là cái tên luôn được xướng lên đầu tiên vì nó là bộ công cụ văn phòng thông dụng nhất hiện nay. Vì vậy mà đây là ứng dụng mà bạn phải cài đặt đầu tiên khi sở hữu một chiếc MacBook.
Tất nhiên Apple cũng có bộ ứng dụng văn phòng riêng – iWord cũng rất tốt mà lại miễn phí nữa. Thế nhưng nó vẫn cón nhiều khuyết điểm và không thể bằng Microsoft Office được. Nhiều khi bạn sẽ gặp trường hợp file không tương thích ở định dạng MS Office. Thêm vào đó, hiện nay nhiều người dùng MS Office nên để tránh trường hợp trên bạn vẫn nên cài đặt ứng dụng này thì hơn.
2. GoTiengViet
Mình là người Việt mà tất nhiên cần gõ văn bản bằng tiếng Việt rồi. Trong MacBook cũng đã có sẵn bộ gõ mặc định có thể nhập tiếng Việt rồi. Thế nhưng khi gõ chữ bị gạch chân quá nhiều, có khi còn xuất hiện ký tự lạ không mong muốn nữa nên là cài GoTiengViet vẫn khả quan hơn.
Ứng dụng này miễn phí nên các bạn cứ cài đặt và sử dụng thoải mái. Nếu đã quen với bộ gõ mặc định của Mac, thấy nó ok thì bạn cũng nên thử cài GoTiengViet xem sao, biết đâu bạn lại chuyển sang thích dùng nó hơn thì sao. Còn nếu không thích, cài dùng chơi sau lại xóa đi, có mất gì đâu vì nó miễn phí mà.
3. Ứng dụng chỉnh sửa ảnh
Trên MacBook hỗ trợ nhiều ứng dụng chỉnh sửa ảnh, bạn cứ lên AppStore chọn một cái rồi tải về thôi. Tuy nhiên, mình khuyên bạn nên dùng 2 ứng dụng sau: PixelMator và Topaz Impression.
PixelMator là phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp. Nó có đầy đủ các chức năng cơ bản để chỉnh sửa và biên tập ảnh như chèn hiệu ứng, thay đổi màu sắc, thêm chữ, vẽ hình,…Giao diện và cách sử dụng PixelMator cũng đơn giản nên cứ cài và làm quen vài hôm là bạn có thể sử dụng thành thạo nó rồi.
Topaz Impression cũng là một công cụ chỉnh sửa ảnh cần thiết cho MacBook. Ứng dụng này có cả kho tiện ích cho bạn lựa chọn như 100 hiệu ứng, 72 họa tiết, 17 loại bút lông, vì vậy bạn có thể thảo sức sáng tạo với những bức ảnh của mình.
4. Ứng dụng hỗ trợ và tăng tốc độ download
Download là nhu cầu cơ bản của người dùng laptop nói chung và MacBook nói riêng. Việc có một ứng dụng hỗ trợ dowmload tốt là vô cùng cần thiết. Bạn sẽ không muốn ngồi nhìn dữ liệu cứ đứng im load mãi không được đúng không?
Muốn tăng tốc độ download, hãy cài thêm iGetter, có chức năng tương tự như IDM của Windows. Nhưng nó lại hoàn toàn miễn phí. Có ứng dụng này sẽ cải thiện đáng kể tốc độ download trên con Mac của bạn. App này cũng có giao diện trực quan, thân thiện, dễ sử dụng, hỗ trợ hầu hết các trình duyệt phổ biến hiện nay.
Quá nhiều ứng dụng không cần thiết hoạt động sẽ ngốn đi khá nhiều pin của MacBook, làm thời gian sử dụng pin bị rút ngắn lại. Nghiêm trọng hơn, có có thể làm đơ máy, treo máy và một số lỗi cơ bản khác khi bị đầy bộ nhớ đấy. Cách giải quyết thì đơn giản thôi, dùng Clean My Mac để dọn rác là xong.
Clean My Mac là một ứng dụng đa năng, bạn có thể làm mọi thứ với nó từ đơn giản như dọn rác, gỡ bỏ ứng dụng, gia tăng dung lượng ổ cứng hay nâng cao hơn như bảo trì, giám sát nhằm tối ưu hóa thiết bị. Tất nhiên là giao diện của nó cũng rất thân thiên với người dùng.
6. Bộ công cụ đồ họa của Adobe
Nếu bạn là dân thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh chuyên nghiệp thì chắc chắn phải cài bộ công cụ đồ họa của Adobe. Không cần giới thiệu quá nhiều về nó nữa. Bộ công cụ này có thể hỗ trợ bạn chỉnh sửa ảnh, edit video, dựng phim một cách chuyên nghiệp nhất.
7. Facebook Messenger
Chat Facebook hiện nay đã quá phổ biến với mọi người, không chỉ đơn giản là trò chuyện với bạn bè mà còn dùng để trao đổi công việc nữa. Sử dụng App iMessage mặc định thì không thể đáp ứng những nhu cầu này được vì nó không hỗ trợ chat nhóm, không cho gửi ảnh,…Để sử dụng được những tính năng này thì bạn cần phải cài Facebook Messager cho bản Mac OS X.
8. Skype, Slack
Đây là hai ứng dụng được sử dụng khá phổ biến để chat nhóm, gọi call video trực tuyến. Chúng cũng thường được sử dụng để trao đổi công việc trực tuyến. Nhiều người áp dụng để truyền đạt thông tin công việc giữa các nhân viên trong cùng một phòng ban, một bộ phận với nhau.
9. Các trình duyệt Internet
Có nhiều trình duyệt web cho bạn lựa chọn như Chrome, Opera, Safari, Firefox…Đơn giản nhất là dùng Safari vì là đồ nhà trồng mà nên tương thích tốt với các chức năng khác của MacBook. Còn nếu bạn chưa quen, muốn sử dụng các trình duyệt khác thì cũng không sao cả.
10. Ứng dụng hỗ trợ giải nén
Cuối cùng là ứng dụng hỗ trợ giải nén. Nó cũng khá là cần thiết vì khi bạn tải một file trên mạng đã được nén lại cho gọn, muốn dùng được cần phải có công cụ để giải nén file đó. Ứng dụng mà mình muốn giới thiệu với các bạn là BetterZip. Nó là một trong những ứng dụng giải nén hiệu quả nhất cho MacBook. Tất nhiên là không chỉ giải nén mà nó cũng có chứa năng nén các file dữ liệu lại cho gọn nữa.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Công Cụ Hỗ Trợ Ra Quyết Định Quản Trị – Ma Trận Space trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!