Cập nhật nội dung chi tiết về Chuyên Đề Địa Lý Rèn Kĩ Năng Biểu Đồ, Nhận Xét Và Giải Thích Biểu Đồ mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÁNG SƠN
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC TÊN CHUYÊN ĐỀ: RÈN KĨ NĂNG BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH BIỂU ĐỒ
Họ và tên người báo cáo: Nguyễn Duy Cương Môn:Địa Lí Tổ chuyên môn: Sử – Địa – Ngoại Ngữ Trường THPT Sáng Sơn Địa chỉ: Thị trấn Tam Sơn – Sông Lô – Vĩnh Phúc
Sông lô, ngày 2 tháng 3 năm 2014
1
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
* Lí do chọn chuyên đề: – Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích bảng số liệu ở đề thi đại học năm nào cũng có, thường chiếm 30% tổng số điểm. Sở dĩ năm nào cũng có nội nội này là vì: + Các bảng số liệu bao giờ cũng là nội dung khái quát hệ thống kiến thức đã được học + Thông qua vẽ biểu đồ nhận xét những số liệu học sinh có được kĩ năng tự phân tích đánh giá các hiện tượng địa lí. + Mặt khác, các biểu đồ rất đa dạng, có ở các bài các phần các cấp học, + Các bài tập vẽ và nhận xét biểu đồ đò hỏi người học cần có nhiệu kĩ năng địa lí, toán học,sự thẩm mĩ trong việc thể hiện các hình biểu đồ… – Việc rèn luyện kĩ năng biểu đồ cho học sinh là cần thiết, vì đa số các em trước khi bước vào kì thi khả năng nhận biết dạng biểu đồ, xử lí số liệu, cách nhận xét, giải thích các hiện tượng địa lí trong bảng số liệu còn rất yếu, chưa tự tin Để giúp các em học sinh có được những kĩ năng một các hệ thống về biêu đồ tội xin biên tập chuyên đề “rèn kĩ năng biểu đồ, nhận xét và giải thích biểu đồ” * Mục tiêu chuyên đề: – Rèn kĩ năng nhận dạng biểu đồ, nhận xét, giải thích các hiện tượng địa lí cho học sinh ôn thi đại học – Đối tượng là các em học sinh lớp 12 ôn thi đại học * Phương pháp và phương tiện thực hiện: – Thống kê toán học – Sử dụng công nghệ thông tin nghiêm cứu, vẽ biểu đồ,.. * Ý nghĩa của chuyên đề: – Đối với HS: + Các em có được kĩ năng về biểu đồ, nhận xét, giải thích các đối tượng biểu đồ. + Tạo tâm lí tốt nhất cho các em bước vào kì thi quan trọng. – Đối với GV: + Luôn phải trau dồi kĩ năng biểu đồ, kiến thức, học hỏi đồng nghiệp + Tự học để nâng cao chuyên môn, nhất là kĩ năng sử dụng công nghệ tin học vào việc vẽ biểu đồ. * Thời gian thực hiện 15 tiết. * Thực hiện lớp 12
2
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Chương 1: Các dạng biểu đồ, cách nhận xét và giải thích : 1/ Các dạng biểu đồ 1.1/ Biểu đồ hình tròn: *Thường dùng để biểu diễn cơ cấu thành phần của 1 tổng thể và qui mô của đối tượng cần trình bày .Chỉ được thực hiện khi đánh giá trị tính của các đại lượng được tính bằng % và các giá trị thành phần cộng lại bằng 100%. Dùng để vẽ biểu đồ cơ cấu có ít năm, hoặc 1-3 vùng. – Bước 1 xử lí số liệu nếu là số liệu thô – Bước 2 : Xác định bán kính của hình tròn Lưu ý : Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính trực quan và mĩ thuật cho bản đồ .Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng những hình tròn có bán kính khác nhau thì ta phait tính toán bán kính cho các hình tròn – Bước 3 : Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần có trong đề bài cho Lưu ý : toàn bộ hình tròn là 360 độ , tướng ứng với tỉ lệ 100% . Như vậy , tỉ lệ 1% ứng với 3,6 độ trên hình tròn . Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều thuận với chiều quay của kim đồng hồ .Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh – Bước 4: Hoàn thiện bản đồ (ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ, tiếp ta sẽ chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bảng chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ) – Các dạng biểu đồ tròn: + Dạng 1: hai đường tròn bằng nhau + Dạng 2: hai đường tròn đường kính khác nhau + Biểu đồ hình bán nguyệt 1. 2/ Biểu đồ miềm: Biểu đồ miền để thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng .Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật (hoặc hình vuông ), trong đó được chia thành các miền khác nhau. Dùng để vẽ biểu đồ cơ cấu có nhiều năm. Ví dụ : Biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu giá trị GDP của nước ta từ 1990-2000 *Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ miền Bước 1: Vẽ khung biểu đồ Bước 2: Vẽ ranh giới của miền (để vẽ nhanh chuẩn xác các em nên vẽ hai đầu mút trước) Bước 3 : Hoàn thiện biểu đồ (ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ, tiếp ta sẽ chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bảng chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ) * Lưu ý : – Nếu bảng số liệu cho là số liệu % ta tiến hành vẽ theo tường bước như trên; Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô (số liệu tuyệt đối ) thì trước khi vẽ cần xử lí thành số liệu tinh (số liệu theo tỉ lệ %)
3
– Trường hợp bản đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau , ta vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên .Việc sắp xếp thứ tự của các miền cần lưu ý sao cho có ý nghĩa nhất đồng thời cũng phải tính đến tính trực quan và tính mĩ thuật của biểu đồ .Khoảng cách cấc năm trên cạnh nằm ngang cần đúng tỉ lệ . Thời điểm năm đầu tiên nằm trên cạnh đứng bên trái của biểu đồ . 1.3/ Biểu đồ cột * Dạng này sử dụng để chỉ sự khác biệt về qui mô khối lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa lí hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng Ví dụ : Vẽ biểu đồ so sánh dân số , diện tích …của 1 số tỉnh (vùng , nước )hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa , ngô , điện , than…)của 1 số địa phương qua 1 số năm *Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình cột : Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp Bước 2: Kẻ hệ trục vuông góc (trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng , trục ngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau ) Bước 3: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy Bước 4: Hoàn thiện bản đồ ( ghi các số liệu tương ứng vào các cột tiếp theo vẽ kí hiệu vào cột và lập bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ ) *Một số dạng biểu đồ hình cột thường gặp +Biểu đồ cột đơn +Biểu đồ cột chồng +Biểu đồ cột đơn gộp nhóm (loại này gồm 2 loại cột ghép cùng đại lượng và cột ghép khác đại lượng ) Lưu ý : Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải bằng nhau .Tùy theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách các cột bằng nhau hoặc cách nhau theo đúng tie lệ thời gian . Cần lưu ý là ở biểu đồ hình cột thì việc thể hiện độ cao của các cột là điều quan trọng hơn cả bởi vì nó cho thấy rõ sự khác biệt vì qui mô số lượng giữa các năm hoặc các đối tượng cần thể hiện . Còn về khoảng cách các năm, nhìn chung cần theo đúng tỉ lệ . Tuy nhiên , trong 1 số trường hợp có thể vẽ khoảng cách các cột bằng nhau để đảm bảo tính trực quan và tính thẩm mĩ của biểu đồ . 2 Cách nhận xét 1.4 Biểu đồ đường – đồ thị * Đồ thị hay còn gọi là đường biểu diễn hoặc biểu đồ dạng đường , là dạng biểu đồ dùng để thể hiện tiến trình phát triển , sự biến thiên của các đối tượng qua thời gian *Các bước tiến hành khi vẽ biểu – Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các đối tượng như số người , sản lượng , tỉ lệ %.. còn trục nằm ngang thể hiện thời gian ) – Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục ( chú ý tương quan giữa độ cao của trục đứng và độ dài của trục nằm ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và mĩ thuật ) – Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định đẻ tính toán và đánh giá dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục . Khi đánh dấu các năm trên
4
trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ (cần đúng tỉ lệ cho trước) . Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ ( ghi số liệu vào bản đồ , nếu sử dụng kí hiệu thì cần có bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu dồ ) Lưu ý : + Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung 1 đơn vị thì mỗi đường cần dùng 1 kí hiệu riêng biệt và có chú giải kèm theo +Nếu phải vẽ biểu đồ mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác nhau thì phải tính toán để chuyển số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau sang số tương đối , với cùng đơn vị thông nhất là đơn vị % ). Ta thường lấy số liệu năm đầu tiên là ứng với 100% , số liệu của các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên . Sau đó ta sẽ vẽ đường biểu diễn + Trường hợp đặc biệt bảng số liệu cho về tỉ suất sinh và tỉ suất tử qua nhiều năm thì phải vẽ biểu đồ đồ thị này, khoảng cách giữa hai đường chính là gia tăng tự nhiên 1.5 Biểu đồ kết hợp (giữa biểu đồ cột và đường biểu diễn) * Dạng này các đối tượng được thể hiện trong biểu đồ kết hợp thường có quan hệ nhất định với nhau vì vậy khi chọn tỉ lệ cho mỗi đối tượng cần chú ý làm sao cho biểu đồ cột và đường biểu diễn không tách rời xa nhau thành 2 khối riêng biệt Ví dụ : Biểu đồ kết hợp về diện tích và sản lượng lúa của nước ta năm 2007 *Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ kết hợp (giữa biểu đồ cột và đường biểu diễn) – Bước 1: Kẻ hệ tọa độ vuông góc (Hai trục đứng nằm ở hai bên biểu đồ, xác định tỉ lệ thích hợp trên các trục ) – Bước 2: Vẽ biểu đồ hình cột – Bước 3: Vẽ đường biểu diễn – Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ ( Ghi số liệu , lập bản chú giải , ghi tên biểu đồ ) – Một số dạng biểu đồ của biểu đồ kết hợp: + Dạng cột đơn kết hợp với đường biểu diễn + Dạng cột ghép kết hợp với đường biểu diễn + Cột chồng kết hợp với đường biểu diễn 2.1/ Nhận xét biểu đồ tròn, biểu đồ miền có nhận xét tương tự nhau – Có một vòng: nhận xét cơ bản như sau: Yếu tố nào lớn nhất và yếu tố nào nhỏ nhất? Lớn nhất so với nhỏ nhất thì gấp nhau mấy lần? – Có hai hoặc ba vòng (theo năm)Nhìn chung các vòng về thứ tự lớn nhỏ? Có thay đổi không? Thay đổi thế nào? Nhận xét cho từng vòng So sánh từng phần giữa các vòng xem tăng hay giảm tăng nhiều hay ít, giản nhiều hay ít? – Nhận xét từng miền, đánh giá cao nhất, thấp nhất..chỉ ra xu hướng Tóm lại cả hai biểu đồ cơ cấu có thể nhận xét theo cách sau: Nhận thấy xu hướng tăng hay giảm Cao thấp
5
2.2/Nhận xét biểu đồ hình cột và đồ thị – Nhận xét cơ bản:Tăng hay giảm? + Nếu tăng thì tăng như thế nào? (nhanh hay chậm hay đều) + Nếu giảm cũng vậy. (nhanh hay chậm hay đều) Mốc thời gian chuyển tiếp từ tăng qua giảm hay từ giảm qua tăng? Không ghi từng năm một trừ khi mỗi năm mỗi thay đổi. Hoặc mốc thời gian từ tăng chậm qua tăng nhanh hay ngược lại. – Biểu đồ cột và đồ thị có 2, 3 yếu tố. Thì ta nêu từng yếu tố một như nhận xét trên sau đó so sánh chúng với nhau. Lưu ý: Biểu đồ cột, miền chỉ thể hiện vùng kinh tế, các quốc gia… – Nhận xét cơ bản: Cao nhất là vùng nào hay quốc gia nào? (nếu nhiều vùng nhiều quốc gia thì chọn cái nhất và cái nhì) Tấp nhất là vùng nào hay quốc gia nào? (nếu nhiều vùng nhiều quốc gia thì chọn cái nhất và cái nhì). – So sánh giữa các yếu tố với nhau, đặc biệt lưu ý khi so sánh giữa cái cao nhất (lớn nhất) với cái thấp nhất (nhỏ nhất) xem chúng gấp nhau mấy lần? 2.3/ Nhận xét biểu đồ kết hợp Cách nhận xét tương tự giống như biểu đồ cột và biểu đồ đồ thị.(bản chất là sự kết hợp của hai biểu đồ trên) 3. Cách giải thích – Thông thường khi ta chỉ ra những đặc điểm nổi bật của các đối tượng địa lí qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, chúng ta thường tự đặt câu hỏi tại sao giai đoạn này tăng, giai đoạn sau giảm, tại sao lại có tỉ lệ cao nhất, thấp nhất…. Khi giải thích các hiện tượng của các đối tượng đó ta có thể đi theo các hướng sau: + Lấy vai trò của các đối tượng đó ra để giải thích + Lấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố để giải thích Ví dụ: nội dung yêu cầu giải thích tại sao phân bố dân cư nước ta phân bố không đồng đều? Khi đó ta phải lấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ra để giải thích: + Nhân tố tự nhiên + Nhân tố kinh tế – xã hội + Lịch sử khai thác lãnh thổ + Nuế là các yếu tố tự nhiên thì ta phải lấy các quy luật tự nhiên, mối quan hệ phụ thuộc giữa các yếu tố tự nhiên đó với nhau.
6
Chương II Phần bài tập thực hành 1. Biểu đồ hình tròn – Dạng 1: hai đường tròn bằng nhau Bài 1. Cho bảng số liệu: Tình hình sử dụng đất ở nước ta trong 2 năm 1993 và 2006.
Năm Các loại đất Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp có rừng Đất chuyên dùng và thổ cư Đất chưa sử dụng Tổng
a. Vẽ biểu đồ về cơ cấu sử dụng đất của nước ta năm 1993 và năm 2006. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất của nước ta trong 2 năm 1993 và 2006. Đáp án: a. Chọn biểu đồ: Vẽ biểu đồ hình tròn bằng nhau- Thực hiện đầy đủ theo qui trình vẽ biểu đồ hình tròn (như đã hướng dẫn). (không phải tính bán kính cho mỗi vòng tròn, vì tổng diện tích đất tự nhiên của nước ta không thay đổi) – Phải xử lý số liệu: Tính tỉ lệ cơ câu (%) của các loại đất năm 2006. Lập bảng: Cơ cấu sử dụng đất tự nhiên của nước ta năm 1993 và 2006 (%)
Năm Các loại đất Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp có rừng Đất chuyên dùng và thổ cư Đất chưa sử dụng Tổng
1993
2006
Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất tự nhiên trong 2 năm 1993 và 2006.
7
b. Nhận xét và giải thích: từ 1993 – 2006: – Diện tích đất nông nghiệp tăng cả về qui mô và cơ cấu (tương ứng là 2,06 triệu ha và 6,22%). Nguyên nhân do có chính sách khai hoang, mở rộng diện tích; Phát triển kinh tế trang trại; Do quản lý qui hoạch tốt đất chuyên dùng, nên tuy một phần đất nông nghiệp đã chuyển sang đất chuyên dùng và đô thị nhưng đất nông nghiệp vẫn tăng. – Đất lâm nghiệp tăng nhanh hơn (4,5 triệu ha và 13,59%), do có chính sách đóng cửa rừng; chính sách phủ xanh ĐTĐNT, phát triển rừng và phát triển kinh tế trang trại. – Đất chuyên dùng và thổ cư tăng chậm (1,48 triệu ha và 0,55%), do thực hiện tốt chính sách dân số, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất trong quá trình đô thị hoá. – Đất chưa SD giảm mạnh (giảm 6,7 triệu ha, tỉ trọng giảm 20,26%), do tăng cường khai hoang, đẩy mạnh phong trào trồng rừng. Như vậy khi tổng số không thay đổi thì ta luôn chọn biểu đồ có đường kính bằng nhau – Dạng 2: hai đường tròn đường kính khác nhau Bài tập 2 : Cho bảng số liệu: Diện tích cây chè, cà phê, cao su trong 3 năm 1985, 1995 và 2005 (Đơn vị: 1.000 ha). Năm 1985 1995 2005 a. Vẽ biểu đồ thể hiện nghiệp trên.
b. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi diện tích cây công nghiệp theo bảng số liệu trên a. Vẽ biểu đồ – Xử lí số liệu. Tỉ trọng cây chè, cà phê và cao su các năm 1985, 1995 và 2005 (%)
Năm
Tổng
Chè
8
Cà
Cao
su
18,43 16,21 65,36 100,0 14,58 31,25 54,17 100,0 11,10 45,11 43,78
– Tính bán kính cho mỗi hình tròn R(1985) = 1,0 R(1995) = =1,3 R(2005) =
= 1,99
– Biểu đồ thể hiện qui mô, cơ cấu DT cây chè, cà phê và cao su ở nước ta năm 1985, 1995 và 2005
b. Nhận xét và giải thích: Trong thời gian từ 1985 – 2005: – Diện tích cả 3 loại cây công nghiệp tăng 4,00 lần. Trong đó, cây chè (2,41 lần), Cây cà phê (11,13 lần), Cây cao su (2,68 lần). – Do tốc độ tăng khác nhau nên tỉ trọng của 3 loại cây có sự thay đổi trong cơ cấu: Cây cà phê tăng 28,9%. Cây chè và cây cao su đều giảm tương ứng 7,29% và 21,62%. – Có sự thay đổi diện tích của 3 loại cây trên chủ yếu: + Vai trò của các cây công nghiệp: nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu, giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao đời sống nhân…. + Diện tích cây công nghiệp tăng do nước ta có nhiều điều kiện về tài nguyên: đất, nước, khí hậu…. + Diện tích tăng do sự mở rộng của thị trường, nước ta đã xây dựng được các nhà máy chế biến, chính sách phát triển trong nông nghiệp của nhà nước…
Bài tập ứng dụng:
9
Bài 1:Dựa vào bảng số liệu giá trị sản lượng công nghiệp và nông nghiệp của các vùng năm 2005 . (Đơn vị: tính: tỉ đồng) Vùng Công nghiệp Nông nghiệp Cả nước 396643,2 137112,0 ĐB sông Hồng 94210,8 24140,0 Đông Bắc 21245,3 11147,1 Tây Bắc 1295,8 3072,0 Bắc Trung Bộ 15302,2 11718,1 DH Nam Trung Bộ 24061,8 9253,2 Tây Nguyên 3504,6 16139,8 Đông Nam Bộ 199622,5 13872,0 ĐB sông Cửu Long 37400,2 47769,8 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GTSL công nghiệp và nông nghiệp của các vùng trong giá trị tổng SLCN và giá trị tổng SLNN năm 2005. b. So sánh sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp giữa các vùng nói trên. Giải thích vì sao có sự khác biệt giữa các vùng ? – Biểu đồ hình bán nguyệt Trong bảng số liệu có hai đối tượng cần phải thể hiện trên cùng biểu đồ, thành phần có cơ cấu Bài. Cho bảng số liệu: Tình hình xuất nhập khẩu phân theo nhóm hàng. (Đơn vị tính: Triệu USD)
XUẤT KHẨU Hàng công nghiệp nặng & khoáng sản Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp Hàng nông sản NHẬP KHẨU Tư liệu sản xuất Hàng tiêu dùng
a. Vẽ biểu đồ hai nửa hình tròn thể hiện rõ nhất qui mô, cơ cấu xuất nhập khẩu(X – NK) phân theo nhóm hàng ở nước ta năm 1991 và 1995 b. Nhận xét và giải thích tình hình xuất, nhập khẩu ở nước ta trong thời gian trên. Giải
10
a. Vẽ biểu đồ – Xử lí số liệu. XUẤT KHẨU Hàng công nghiệp nặng & khoáng sản Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp Hàng nông sản NHẬP KHẨU Tư liệu sản xuất Hàng tiêu dùng
+ Tính bán kính cho các nửa hình tròn: Tổng xuất khẩu(XK 1995) gấp 2,61 lần tổng giá trị (XK 1991); Suy ra: bán kính nửa vòng tròn (XK 1995) lớn gấp 2,61 = 1,61 lần bán kính nửa vòng tròn (XK 1991). Tương tự vậy, tổng giá trị (NK 1991) lớn gấp 1,16 lần tổng giá trị (XK 1991), suy ra bán kính nửa vòng tròn (NK 1991) lớn gấp 1,16 = 1,07 lần tổng giá trị (XK 1991) và tổng giá trị (NK 1995) lớn gấp 3,91 lần (XK 1991), suy ra bán kính 3,91 = 1,97 lần (XK 1991). – Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện qui mô, cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu của nước ta trong 2 năm 1991 và 1995.
b. Nhận xét. Từ 1991- 1995: – Tổng kim ngạch X – NK nước ta tăng 3,01 lần. Trong đó: XK tăng 2,6 lần. NK tăng 3,35 lần. – Tuy bản chất của hoạt động X – NK của mỗi giai đoạn khác nhau, nhưng tình trạng nhập siêu còn lớn (năm 1991: Nhập siêu 341,9 triệu USD, C.Cân 341,9 triệu USD; năm 1995 nhập siêu lên 2706,8 triệu USD (- 2706,8 triệu USD.) c. Giải thích: hoạt động ngoại thương (xuất, nhập khẩu) của nước ta phát triển mạnh là do:
11
+ Thành tựu của công cuộc đổi mới nền KT-XH. Có chính sách đổi mới trong cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Tiếp cận được với nhiều thị trường mới. +Nhập siêu lớn là do sản xuất ở trong nước chưa mạnh thể hiện trong cơ cấu xuất – nhập khẩu: Xuất khẩu chủ yếu là nông sản và khoáng sản. Nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất và do nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội (đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước) 2. Biểu đồ miền Bài tập Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế các năm từ 1986 – 2005 Năm Tổng số 1986 1989 1993 1995 1999 2000 2005
a. Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (TSP)thời kỳ trên. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Bài làm a. Vẽ biểu đồ: – Xử lí số liệu: Bảng cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế từ 1986 – 2005 (%) Năm 1986 1989 1993 1995 1999 2000 2005
– Vẽ biểu đồ. Biểu đồ sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế từ 1986 – 2005
12
b. Nhận xét. Từ 1986 – 2005: – Về tốc độ tăng: Giá trị TSP trong nước tăng rất nhanh (1.401,0 lần). Tăng nhanh nhất là CN – XD (1.990,0 lần); đến Dịch vụ (1.611,0 lần) và sau cùng là N – L – TS (772,0 lần). – Về cơ cấu: TSP trong nước phân theo khu vực kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng CNH’ và HĐH’: ▫ Giảm nhanh tỉ trọng khu vực N – L – TS từ 38,06% xuống 20,97% giảm 17,09%, riêng năm 1989 tăng về tỉ trọng & sau đó bắt đầu giảm nhanh. ▫ Tăng nhanh tỉ trọng trong khu vực CN – XD từ 28,88% lên 41,02% (tăng 12,14%), riêng năm 1989 tỉ trọng giảm so với năm 1986, sau đó bắt đầu tăng khá đều và đến 1995 đã vượt tỉ trọng của khu vực N – L – N, năm 2005 cũng vượt tỉ trọng của khu vực dịch vụ. ▫ Khu vực dịch vụ tăng trung bình và chiếm tỉ trọng khá cao. c. Giải thích. Có sự chuyển dịch cơ cấu như trên đó là thành tựu của công cuộc đổi mới nền KT-XH. Giai đoạn đầu khi chuyển sang cơ chế thị trường, ngành SX CN chưa thích ứng kịp với cơ chế, SX CN gặp nhiều khó khăn (tỉ trọng giảm – 1989), một vài năm sau do thích ứng được với cơ chế thị trường, thì SX CN bắt đầu tăng. Tỉ trọng giá trị sản xuất trong khu vực CN – XD và dịch vụ tăng thì tỉ trọng giá trị của khu vực N-L-N sẽ giảm, nhưng giá trị tuyệt đối của tất cả các khu vực đều tăng. Bài tập tự làm Bài 1. Dựa vào bảng số liệu: Giá trị sản xuất nông nghiệp(SXNN) của nước ta từ 1990 – 2006 (Đơn vị: tỉ đồng). năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1990 16393,5 3701,0 572,0 1995 66793,8 16168,2 2545,6 2000 101043,7 24960,2 3136,6 2002 111171,8 30574,8 3274,7 2004 131551,9 37343,6 3599,4 2006 144773,1 48654,5 3560,1
13
a, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị SXNN thời kì trên. b, Rút ra nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị SXNN thời kì trên. 3. Biểu đồ cột: * biểu đồ cột đơn Bài 1. Cho bảng số liệu: tình hình dân số ở Việt Nam thời kỳ từ 1901 – 2005 (Đơn vị: triệu người) Năm Số dân
1901 1921 1936 1955 1961 1970 1979 1989 1999 2005 13,0 15,6 19,0 25,0 32,0 41,0 52,5 64,0 76,3 83,1 a. Vẽ biểu đồ biểu hiện tình hình dân số nước ta thời kỳ 1901 – 2005. b. Rút ra nhận xét và giải thích.
a. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện tình hình dân số nước ta thời kỳ từ 1901 2005
14
+ Vào những năm cuối của thế kỷ XX, dân số nước ta bắt đầu tăng chậm. Nguyên nhân do chúng ta đã ý thức được việc tăng nhanh dân số đã gây hậu quả rất lớn đến môi trường , lên sự phát triển kinh tế xã hội & ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Mặt khác, do chúng ta đã triển khai tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình; Đời sống nhân dân đã được nâng cao. Bài tập ứng dụng Bài 2. Cho bảng số liệu về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các thời kỳ (Đơn vị: %). Thời kì 21-26 26-31 31-36 36-39 39-43
a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng dân số tự nhiên thời kỳ từ 1921 – 2005. b. Nhận xét về sự gia tăng dân số tự nhiên trong thời gian trên. Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội. * Biểu đồ cột chồng Bài 1 Cho bảng số liệu tổng giá trị xuất, (Đơn vị: Triệu USD) Năm 1980 1987 1992 Tổng số 1652,8 3309,3 5121,4 Xuất khẩu 338,6 854,2 2580,7 Nhập khẩu 1314,2 2455,1 2540,7
nhập khẩu thời kỳ 1980-2002. 1998 1999 2002 20600,0 23162,0 36438,8 9300,0 11540,0 16705,8 11300,0 11622,0 19733,0
a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất thể hiện tình hình xuất, nhập khẩu qua các năm. b. Nhận xét sự chuyển biến trong hoạt động xuất, nhập khẩu thời gian trên. a. Vẽ biểu đồ. Biểu đồ thể hiện tình hình xuất nhập khẩu của nước ta từ 1980 – 2002
15
b. Nhận xét: Từ 1980 – 2002 – Tổng giá trị xuất, nhập khẩu tăng 22,05 lần (xuất khẩu tăng 49,33 lần, nhập khẩu tăng 15,01 lần). – Cán cân xuất, nhập khẩu có chuyển biến rõ rệt. Có thể chia làm 2 giai đoạn chính: + Từ 1980 – 1992: Nhập siêu giảm dần, cán cân xuất, nhập khẩu trở nên cân đối.(dẫn chứng) + Từ sau 1992: Nhập siêu lại tăng lên, nhưng khác hẳn về bản chất so với giai đoạn trước.(dẫn chứng) c. Giải thích: Trước năm 1990, nhập khẩu chủ yếu là cho tiêu dùng (vì SX trong nước chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu nhân dân); Sau 1990: cả nước tập trung vào CNH’ và HĐH’ đất nước, nhu cầu lớn về thiết bị, máy móc, công nghệ cùng với các dự án đầu tư nước ngoài. Vì vậy, nhập siêu tăng nhưng khác hẳn về bản chất so với giai đoạn trước… 4. Biểu đồ đường – đồ thị * Trường hợp đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện chỉ số phát triển hoặc tốc độ phát triển Bài tập ứng dụng : Bài 1/Cho bảng số liệu về chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành từ 1990-2005
16
Đơn vị: % Năm Nông lâm ngư nghiệp
2. Phân tích xu hướng phát triển của tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế (1990 – 2005). ▫ Khu vực CN – XD có tốc độ tăng nhanh và khá đều (tăng 19,68%) ▫ khu vực N – L – N có tốc độ tăng chậm nhất(12.8%) ▫ Khu vực dịch vụ có tốc độ gia tăng ngiệp(Tăng 17.41%)
17
chỉ đứng sau lĩnh vực công
Như vậy, từ sau 1990 khi cả nước đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì khu vực CN – XD có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu sang một nước công nghiệp. * Dạng 2 bảng số liệu cho có nhiểu đơn vị, mà yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng. Khi đó chúng ta phải đưa vê cùng 1 đươ vị % để vẽ biểu đồ Bài tập ứng dụng: Baii tập 2: Cho bảng số liệu về số dân và sản lượng lúa từ 1982 – 2005. Năm 1982 1988 1990 1996 1999 2005 Số dân(triệu người) 56,2 63,6 66,2 75,3 76,3 83,1 Sản lượng lúa(triệu tấn) 14,4 17,0 19,2 26,4 31,4 35,8 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng số dân, sản lượng và bình quân lúa trên người của nước ta thời kì trên. b. Rút ra nhận xét và giải tích từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ. a. Vẽ biểu đồ: Xử lý số liệu: Năm Số dân (triệu người) Sản lượng lúa (triệu tấn) Bình quân (kg/ người)
* Tính bình quân lúa/người 1982 1988 1990 1996 56,2 63,6 66,2 75,3 14,4 17,0 19,2 26,4 256,2 267,3 290,0 350,6
* Tính tốc độ tăng số dân, sản lượng lúa và bình quân lúa/người 1981 = 100.0). Năm 1982 1988 1990 1996 1999 Số dân 100 113,2 117,8 134,0 135,8 Sản lượng lúa 100 118,1 133,3 183,3 218,1 Bình quân lúa/người 100 104,3 113,2 136,8 160,6
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng số dân, sản lượng và bình quân lúa/người của nước ta từ 1982 – 2005
18
b. Nhận xét. – Từ 1982 – 2005: Số dân, sản lượng và BQ lúa/người của nước ta đều tăng. Sản lượng lúa tăng ( 2,48 lần), BQ lúa/người (1,68 lần) và sau cùng là số dân (1,47 lần). -Từ năm 1982-2005 Dân số, sản lượng lúa, bình quân lúa / người đều tăng, nhưng tốc độ tăng không đều + Dân số tăng chậm nhất 47.9% + Sản lượng lúa tăng nhanh nhất 148.6% + Bình quân lúa/người tăng 68.2% * Giải thích: Nguyên nhân dẫn tới sản lượng & bình quân lúa/người của nước ta tăng là do: – diện tích gieo trồng không ngừng được mở rộng. – Công tác thủy lợi được quan tâm đúng mức. – Đưa các giống mới phù hợp với điều kiện sinh thái của mỗi vùng. – Do thay đổi cơ cấu mùa vụ. – Cơ chế khoán 10 cùng luật ruộng đất đã tạo ra sự chuyển biến nhanh trong SXNN. – Nhà nước tập trung đầu tư vào 2 vùng trọng điểm lúa (ĐBSH, ĐBSCL). – Thị trường (trong và ngoài nước) có nhu cầu lớn. – Ngoài ra, còn phải kể đến việc thực hiện tốt công tác dân số
19
Bài 3 – trường hợp đặc biệt Cho bảng số liệu sau đây: tỉ suất sinh, tỉ suất tử ở nước ta, giai đoạn 1960-2006 Đơn vị ‰ Năm
1960
1970
1979
1989
1994
1999
2006
Tỉ suất sinh
46
34.6
32.2
30.1
25.3
19.9
18.6
Tỉ suất tử
12.0
6.6
7.2
7.3
6.7
5.6
5.0
a, Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta giai đoạn 1960-2006 b, Nhận xét xu hướng thay đổi tỉ suất sinh, tỉ suất tử, gia tăng dân số tự nhiên và giải thích. Giải đáp: a, Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 1960-2006
B, Nhận xét: – 1960-2006 tỉ suất sinh, tỉ suất tử và gia tăng dân số tự nhiêncủa nước ta có xu hướng giảm nhưng không đồng đều giữa các giai đoạn: + Giai đoạn: 1960-1979: tỉ suất sinh ở mức rất cao, tỉ suất tử có xu ướng giảm nên gia tăng dân số tự nhiên rất cao (trên dưới 3%). Đây là thời kì diễn ra bùng nổ dân số
20
Chuyên Đề Kĩ Năng Vẽ Biểu Đồ
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẼ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ CƠ BẢN MÔN ĐỊA LÍ Ở TRUNG HỌC CƠ SỞCHUYÊN ĐỀ:Giáo viên thực hiện: Ngô Thị Lệ
Phần I: MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài: Trong những năm gần đây, giáo dục nước ta có những cải cách cả về nội dung lẫn phương pháp giáo dục. Điều cần thiết là phải lấy HS làm trung tâm trong quá trình giảng dạy. Giáo viên là người giúp HS tìm ra kiến thức mới trong tất cả các môn học nói chung thì môn địa lí là một môn học tương đối khó không chỉ về kiến thức bài học mà còn một phần quan trọng đó là kĩ năng rèn luyện cho HS cách vẽ biểu đồ, phân tích và nhận xét biểu đồ. Trong quá trình giảng dạy cho thấy các em HS rất còn lạ lẫm với phần vẽ biểu đồ. Không chỉ các em vẽ sai mà còn thiếu về tính thẫm mĩ. Là HS Trung học cơ sở nếu các em nắm bắt được một số phương pháp vẽ biểu đồ đơn giản thì sẽ làm nền móng cho các em học lên THPT. Do vậy một số phương pháp nhằm hướng dẫn HS vẽ một số dạng biểu đồ là sự rất cần thiết cho các em HS để các em có đủ tự tin khi rèn luyện kĩ năng này.2. Nhiệm vụ của đề tài: Một số phương pháp hướng dẫn HS vẽ một số dạng biểu đồ là giúp HS giải quyết một số vấn đề sau:– Ở THCS, sau khi thay sách giáo khoa thì kĩ năng vẽ biểu đồ chủ yếu ở các khối 7,8,9. Tuy số bài thực hành không nhiều nhưng đây chính là nền tảng tập các em làm quen với một số dạng bài tập rất khó này. Do vậy, đầu tiên đề tài giúp các em làm quen với cách vẽ biểu đồ, đồng thời nắm bắt được một số phương pháp cụ thể trong một bài rèn luyện.– Ở khối 8,9 hầu như các bài học nào cũng có phần bài tập vẽ biểu đồ. Đề tài này góp phần giúp các em thực hành một cách thành thạo cách vẽ biểu đồ.– Không chỉ giúp HS thực hành cách vẽ mà còn giúp HS nhận xét về biểu đồ. Qua biểu đồ thấy được những đối tượng sự việc thay đổi. Bằng phương pháp trực quan rút ra được nhận xét, kết luận về đối tượng được trình bày.– Yêu cầu vẽ một biểu đồ đòi hỏi người vẽ không chỉ có cách vẽ đúng mà còn mang một tính thẫm mĩ cao. Do vậy đề tài góp phần giúp HS có được điều đó.3. Phương pháp tiến hành.– Giúp HS làm quen với cách vẽ biểu đồ bằng cách giới thiệu sơ bộ cho các em nắm được các phương pháp cơ bản.– Trình bày cụ thể một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ.– Hướng dẫn cụ thể một số dạng bài tập kĩ năng vẽ.– Qua biểu đồ nhận xét, phân tích số liệu, rút ra được kiến thức. ( có thể giải thích vì sao có sự thay đổi như vậy? Hoặc kết luận về sự tăng giảm của các đối tượng thể hiện trong biểu đồ).4. Cơ sở tiến hành :– Với thực tiễn giảng dạy tại trường THCS Nguyễn Bá Loan cho thấy rèn luyện kĩ năng là phần không thể thiếu được trong giảng dạy môn Địa lí. Trong đó kĩ năng vẽ biểu đồ là sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức và tư duy thực hành, đồng thời giúp cho HS có được kĩ năng cơ bản trong việc vẽ và nhận xét biểu đồ.– Trong quá trình giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp cho thấy rằng kĩ năng vẽ biểu đồ là một kĩ năng quan trọng. Do đó tôi đã học hỏi và rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình cho HS vẽ biểu đồ.
1. TÌNH TRẠNG THỰC TẠI: Thực tế qua quá trình giảng dạy, trong từng bài học kĩ năng vẽ biểu đồ có trong các bài nói về đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của vùng, lãnh thổ hoặc của một nước. Các bài tập này thường có sau mỗi bài học, do đó phần rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ ít được thực hành trên lớp. Bởi vậy thông thường những bài tập này giáo viên hướng dẫn cho HS về nhà. Trong một bài học, thời lượng hướng dẫn về nhà rất ít ( thường từ 4- 5 phút), với một thời gian như vậy thì đối với HS trung bình trở xuống khó mà nắm bắt được một số yêu cầu vẽ cụ thể. Chính vì thế khi cho HS kiểm tra hay thực hành thì HS vấp phải một số khuyết điểm sau:1. HS chưa hình dung được yêu cầu của đề bài là vẽ dạng biểu đồ gì? Có thể nói đây là yêu cầu tương đối khó đối với HS THCS, nếu HS hiểu sai đề hoặc chưa nắm được từng dạng biểu đồ thì hay dễ bị mắc sai lầm.Phần II. THỰC TRẠNG, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁPVẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979- 1999. Khi làm bài tập này khá nhiều HS xác định biểu đồ này là dạng biểu đồ hình cột và thể hiện như sau:Ví dụ 1: Khi cho HS làm bài tập 3 trang 10 SGK Địa lí 9Đề bài: Dựa vào bảng số liệu sauTỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kì 1979- 1999 (0/00) Do đó khi gặp những dạng bài tập này giáo viên cần phân tích cho HS thấy được yêu cầu của đề bài là vẽ những dạng biểu đồ cho thích hợp. Đối với ví dụ trên bảng số liệu cho biết tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta, nhưng yêu cầu của bài tập này là vẽ biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số. Có nghĩa là phải vẽ 2 đường biểu diễn trên cùng một hệ trục tọa độ. Khoảng cách giữa 2 đường biểu diễn chính là tỉ lệ gia tăng tự nhiên.Biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979- 1999.Ví dụ 2: Bài tập 3 trang 123- SGK Địa lí 9 Dựa vào bảng sau, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002.2. Xử lí số liệu:Đối với những bài tập khi số liệu là số liệu thô ( số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau) thì phải tính toán chuyển sang số liệu tinh ( số liệu tương đối với cùng một đơn vị thống nhất là tỉ lệ %). Khi gặp dạng bài tập này HS thường lúng túng khi xử lí số liệu.Vì chưa nắm được nội dung đề bài nên HS thường xử lí nhầm:Tỉ trọng diện tích vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Dân số vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: GDP vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
Với kết quả như trên thì HS sẽ vẽ biểu đồ không đúng theo yêu cầu của đề bài.3. Học sinh xác định tỉ lệ khoảng cách các đối tượng hay các năm chưa chính xác: Trong trường hợp bài toán yêu cầu vẽ biểu đồ hình cột với số liệu cho là nhiều năm và thứ tự các năm không đều nhau .Thì trong quá trình vẽ HS hay mắc lỗi xác định tỉ lệ các năm. Ví dụ 3: Bài tập 2-Trang 18- SGK Địa lí 8 Vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á theo số liệu sau đây:Nếu ta để ý trên trục ngang thì đa số HS xác định chưa chính xác, cụ thể như sau:Mốc 1800 1900 1950 1970 1990 2002 Năm 4. Học sinh vẽ các nan quạt không chính xác và không theo một thứ tự cụ thể của các đối tượng khi vẽ biểu đồ tròn hoặc số liệu ghi tùy ý trong, ngoài nan quạt. Trong bài hực hành vẽ biểu đồ tròn với số liệu đã cho quá nhỏ hoặc quá lớn thì HS thường vẽ không chính xác độ lớn của các nan quạt( ví dụ như 1%, 2% hoặc số thập phân 74,5%, 68,7%…) khi biểu diễn biểu đồ cơ cấu thể hiện trong 2 năm nhằm có sự so sánh thì HS vẽ không đúng trật tự của các đối tượng( Theo qui ước phải thể hiện các đối tượng theo chiều quay của kim đồng hồ và đồng thời cũng thể hiện tính thẫm mỹ) Ngoài ra khi số liệu của 2 năm là khác nhau thì độ lớn của 2 hình tròn cũng khác nhau nhằm để so sánh. Trên thực tế thì HS thường hay vẽ hai hình tròn bằng nhau. Do đó không thấy được mức độ gia tăng của đối tượng.5. Tính thẩm mỹ: Một bài thực hành vẽ biểu đồ không chỉ yêu cầu chính xác về số liệu, cách vẽ mà còn thể hiện qua tính thẫm mỹ khi đánh giá kết quả. 6. Ngoài những sai sót, nhầm lẫn trên HS còn khá lúng túng khi thực hiện các bước vẽ biểu đồ cột, đường , miền…Tóm lại, Với thực trạng như trên thì chắc chắn HS khi thực hành vẽ biểu đồ sẽ không đạt hiệu quả. Để khắc phục nhược điểm trên cần có một giải pháp cụ thể nhằm giúp HS có một kĩ năng rèn luyện thực hành các dạng bài tập này một cách thuần thục, đúng phương pháp và đạt hiệu quả cao.Tuy nhiên, HS ít chú ý về vấn đề này nên khi vẽ HS sử dụng quá nhiều kí hiệu trên cùng một biểu đồ làm cho biểu đồ không mang được tính khoa học, không đảm bảo tính trực quan.2. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP 1. Đối với GV: trong quá trình giảng dạy cần cho HS biết được khái niệm chính xác về biểu đồ và các dạng biểu đồ thường gặp, kĩ năng trong các bài kiểm tra chiếm khoảng 20% về số điểm.Tuy nhiên nó cũng đánh giá được trình độ thực sự của HS. Khi làm điều này tôi được biết rằng có tới trên 60% HS cho rằng kĩ năng vẽ biểu đồ là một dạng kĩ năng rất khó. Do vậy đưa ra phương pháp rèn luyện kĩ năng là rất cần thiết với thực tiễn hiện tại.– Khái niệm về biểu đồ:+ Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng ( như quá trình phát triển công nghiệp qua các năm…) mối quan hệ về độ lớn giữa các đối tượng ( như so sánh sản lượng lương thực của các vùng …) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể ví dụ như cơ cấu ngành của nền kinh tế.
Tuy vậy, khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào, cũng phải đảm bảo được 3 yêu cầu sau: Tính khoa học Tính trực quan Tính thẩm mỹ. Để đảm bảo tính trực quan và tính thẫm mỹ, khi vẽ biểu đồ cần dùng kí hiệu để phân biệt các đối tượng trên biểu đồ. Lưu ý khi chọn kí hiệu cho biểu đồ làm sao để biểu đồ vừa dễ đọc, vừa đẹp.+ Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể được dùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, khi vẽ biểu đồ việc đầu tiên phải đọc kĩ đề bài để tìm hiểu mục đích định thể hiện trên biểu đồ (thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu ). Sau đó, căn cứ vào mục đích đã được xác định để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất.2. Một số dạng biểu đồ thường gặp:Trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là trong chương trình SGK mới có rất nhiều dạng biểu đồ thường gặp đó là :– Biểu đồ hình cột( hoặc thanh ngang)– Biểu đồ hình tròn– Biểu đồ đường – Biểu đồ kết hợp giữa hình cột và đường – Biểu đồ miền Quá trình vẽ biểu đồ đòi hỏi người vẽ phải chuẩn bị kiến thức để nhận dạng cũng như hình thức vẽ một biểu đồ tương ứng. Do đó người giáo viên cần cho HS nắm được trình tự của phương pháp vẽ.a.Vẽ biểu đồ hình cột (hoặc thanh ngang): Biểu đồ hình cột (hoặc thanh ngang) có thể được sử dụng để biểu hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn gữa các đối tượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể. Tuy nhiên loại biểu đồ này thường được dùng để biểu hiện sự khác biệt, sự thay đổi về qui mô số lượng của một hoặc nhiều đối tượng. Ví dụ: vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích… của một số tỉnh, vùng, nước. Hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng như: điện than, lúa, ngô, cà phê, thủy sản,… của một địa phương qua các năm.Khi vẽ biểu đồ hình cột hoặc thanh ngang nên tiến hành theo các bước sau đây:Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp Căn cứ vào số liệu của đề bài và khổ giấy vẽ chọn tỉ lệ thích hợp để vẽ sao cho đảm bảo các yêu cầu trực quan và thẫm mĩ (cần chú ý tương quan về độ cao giữa các cột, tương quan gữa chiều cao và chiều ngang của biểu đồ sao cho cân đối ).Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ– Ghi các số liệu tương ứng vào các cột ( ghi giá trị độ lớn ở đỉnh cột và ghi thời gian hoặc tên của đối tượng vào chân cột).– Vẽ kí hiệu vào cột( nếu cần) và lập bảng chú giải.– Ghi tên biểu đồBiểu đồ minh họa ( hình 1, 2, 3)
Cần lưu ý là ở biểu đồ hình cột thì việc thể hiện độ cao của các cột là quan trọng hơn cả, bởi vì nó cho thấy rõ sự khác biệt về qui mô số lượng giữa các năm hoặc các đối tượng cần thể hiện. Còn về khoảng cách các năm nhìn chung cần theo đúng tỉ lệ. Chú ý: Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải bằng nhau.Tùy theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách các cột bằng nhau hoặc cách nhau theo đúng tỉ lệ về thời gian.NămTriệu người H1: Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta từ năm 1954- 2003Ví dụ 1: Biểu đồ cột đơn ( hình 1)Ví dụ 2: Biểu đồ cột chồng ( hình 2)(Bài tập 2, trang 33 – SGK – Địa lí 9)H2: Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 1990 và 2002Ví dụ 3: Biểu đồ cột đơn, gộp nhóm(Bài tập 3, trang 69 – SGK – Địa lí 9)
NămTỉ đồng H3: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp ở 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắcb. Vẽ biểu đồ hình tròn. Biểu đồ hình tròn được dùng để thể hiện cơ cấu các thành phần trong tổng thể. Ví dụ: biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế Việt Nam hoặc biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu ở nước ta… Khi vẽ biểu đồ cơ cấu người ta thường sử dụng loại biểu đồ hình tròn hơn cả. Khi vẽ biểu đồ hình tròn, nên tiến hành theo các bước sau đây:Bước 1: xử lí số liệu Nếu số liệu của đề bài đã cho là số liệu thô ( tỉ đồng, triệu người…) thì việc đầu tiên xử lí số liệu thô thành số liệu tinh ( tỉ lệ %). Ví dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 1990 và 2002 Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây( nghìn ha)*Xử lí số liệu +Năm 1990Tỷ trọng cây lương thực: Tỷ trọng cây công nghiệp: Tỷ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác: +Năm 2002Tỷ trọng cây lương thực: Tỷ trọng cây công nghiệp: Tỷ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác: Bảng số liệu đã xử líBước 2: Xác định bán kính hình tròn Bán kính hình tròn cần phù hợp với khổ giấy, đảm bảo tính trực quan và tính mĩ thuật của biểu đồ.Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng hình tròn có bán kính khác nhau, cần phải tính bán kính của hình tròn. Ở ví dụ nêu trên, nếu ta vẽ 2 biểu đồ hình tròn thì hình tròn biểu hiện cho năm 2002 có diện tích lớn hơn hình tròn biểu hiện cho năm 1990 ( tổng diện tích gieo trồng nước ta năm 2002 lớn hơn tổng diện tích gieo trồng năm 1990 là: 12831,4:9040,0 = 1,4 lần)Theo công thức tính diện tích hình tròn S = .R2 ta có thể suy ra bán kính của biểu đồ năm 2002 lớn gấp 1,2 lần bán kính của biểu đồ năm 1990. Nghĩa là nếu ta lấy bán kính của hình tròn năm 1990 là 2cm thì bán kính của hình tròn năm 2002 là 2,4cm.Bước 3: Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần trong đề bài. Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu tia 12 giờ ( nếu ta hình dung hình tròn như một mặt đồng hồ) và lần lượt vẽ theo chiều thuận với chiều quay của kim đồng hồ. Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh.Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ+ Ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ+ Chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bảng chú giải+ Ghi tên biểu đồ* Lưu ý: + Trong quá trình vẽ biểu đồ cơ cấu, hình tròn phải thể hiện các đối tượng cho chính xác đồng thời mang tính thẩm mĩ cao. Do đó chọn kí hiệu sao cho đơn giản, tránh tình trạng cầu kì sử dụng nhiều quá các kí hiệu + Trong biểu đồ nếu cơ cấu nhiều thành phần việc ghi chép số liệu phải tính toán có sự thống nhất: Ghi hết bên trong nan quạt hoặc bên ngoài ( tránh tình trạng vừa ghi bên trong vừa ghi bên ngoài).+ Biểu đồ hình tròn thường là biểu đồ cơ cấu, tuy vậy số liệu thường chỉ nhiều nhất là 3 năm, còn nhiều năm thì thuộc dạng biểu đồ khác.Biểu đồ minh họa: Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 199071,6%
15,1%
18,2%
17%
Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây năm 2002c. Vẽ biểu đồ đường Biểu đồ dường là dạng biểu đồ dùng để thể hiện tiến trình phát triển, sự biến thiên của các đối tượng qua thời gian. Khi vẽ biểu đồ nên tiến hành các bước sau đây: Bước 1:Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc, trục đứng hể hiện độ lớn của các đối tượng( số người, sản lượng, tỉ lệ %…), trục ngang thể hiện thời gian. Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục, chú ý tương quan giữa độ cao của trục đứng và độ dài của trục ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và thẩm mĩ. Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định để tính toán và đánh dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần hết sức lưu ý đến tỉ lệ nghĩa là khoảng cách các năm cần đúng tỉ lệ. Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng ( gốc hệ trục tọa độ).
– Ghi tên biểu đồ Trong trường hợp trên cùng một hệ trục tọa độ phải vẽ từ 2 đường biểu diễn trở lên, cần lưu ý: Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung 1 đơn vị thì mỗi đường cần có một kí hiệu riêng để phân biệt và có bảng chú giải kèm theo.Bước 4: Xác định các điểm mốc và nối các điểm mốc bằng các đoạn thẳng để hình thành đường biểu diễn.Bước 5: Hoàn thiện biểu đồ– Ghi số liệu vào biểu đồ– Nếu sử dụng số liệu thì cần có bảng chú giảiNămNghìn tấn
Biểu đồ minh họa ( bài tập 3, trang 37-SGK Địa lí 9) Biểu đồ sản lượng thủy sản nước ta thời kì 1990-2002d. Vẽ biểu đồ miền: Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện. Loại biểu đồ này thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là một hình chữ nhật trong đó được chia thành các miền khác nhau. Trong trường hợp biểu đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau ta vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên. Việc sắp xếp thứ tự các miền cần lưu ý sao cho có nghĩa nhất. Đồng thời cũng phải tính đến tính trực quan và tính thẩm mĩ của biểu đồ. Khoảng cách các năm nằm trên cạnh nằm ngang cần đúng tỉ lệ. Thời điểm năm đầu tiên nằm trên cạnh đứng bên trái của biểu đồ. Nếu số liệu của đề bài là số liệu tuyệt đối thì trước khi vẽ phải xử lí số liệu thành số liệu tương đối theo tỉ lệ %.
Khi giáo viên cho học sinh vẽ biểu đồ miền nên tiến hành theo các bước sau đây:Bước 1: Vẽ khung biểu đồ ( là một hình chữ nhật), cạnh đứng thể hiện tỉ lệ %, cạnh nằm ngang thể hiện khoảng cách từ năm đầu tiên đến năm cuối của biểu đồ.Bước 2: Vẽ ranh giới của miền. Trong trường hợp biểu đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau thì ranh giới phía trên của miền thứ nhất vẽ như khi vẽ đồ thị ( đường biểu diễn). Cần lưu ý là ranh giới phía trên của miền thứ nhất lại chính là ranh giới phía dưới của miền thứ 2 và ranh giới phía trên của miền cuối cùng chính là đường nằm ngang.Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ+ Ghi số liệu tương ứng và kí hiệu lên biểu đồ của từng miền ( Mỗi miền có một kí hiệu khác nhau).+ Lập bảng chú giải+ Ghi tên biểu đồBiểu đồ minh họa ( bài thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế, trang 60-SGK Địa lí 9)
Biểu đồ cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991- 2002 Phần III: KẾT LUẬN Từ cuộc sống cho thấy, muốn có một sản phẩm tốt thì phải qua thực tế trãi nghiệm và khẳng định điều này còn đúng trong thực hành kĩ năng vẽ biểu đồ ở môn Địa lí của học sinh. Tuy phương pháp lí thuyết không phải là yếu tố quyết định kĩ năng rèn luyện nhưng nó góp phần cho học sinh làm quen cũng như thực hành một cách chính xác về vẽ biểu đồ. Do đó nắm được một phương pháp vẽ cụ thể là yêu cầu không thể thiếu được trong quá trình học môn Địa lí. Muốn vẽ được một biểu đồ thì phải đi đúng theo trình tự hợp lí, từ khâu xác định yêu cầu đề bài đến khâu xử lí số liệu và đòi hỏi người vẽ phải có một kiến thức về kĩ năng vẽ nhất định. Vì thế truyền thụ về phương pháp vẽ cụ thể cho học sinh là điều rất cần thiết. Tuy nhiên điều quan trọng là phải xem xét mức độ tiến bộ của học sinh và trình độ của các em để có sự hướng dẫn một cách hợp lí hơn.
Với kinh nghiệm ” Một số phương pháp hướng dẫn học sinh vẽ các dạng biểu đồ cơ bản môn Địa lí ở trung học cơ sở” khi được áp dụng ở nhà trường thì mức độ tiến bộ của học sinh được nâng lên rõ rệt ( khoảng 90% học sinh vẽ được các dạng biểu đồ) . Điều này chứng tỏ việc vận dụng kinh nghiệm này vào giảng dạy là có hiệu quả. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của bản thân thì chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong bộ phận chuyên môn của ngành quan tâm góp ý, rút kinh nghiệm để đề tài này hoàn chỉnh hơn. Xin cảm ơn! Tháng 3 năm 2011 Người viết
Kỹ Năng Nhận Xét Và Vẽ Biểu Đồ Đường (Đồ Thị)
Biểu đồ đường (đồ thị) dùng để vẽ sự thay đổi của các đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có đơn vị giống nhau hay đơn vị khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết
Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển, tốc độ tăng trưởng qua các mốc thời gian.
Các bước vẽ biểu đồ đường
Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc.
Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục.
Bước 3: Căn cứ vào các số liệu đánh giá dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ. Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng.
Bước 4: Ghi số liệu, cần có bản chú giải khi sử dụng kí hiệu.
+ Vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung 1 đơn vị thì mỗi đường cần dùng 1 kí hiệu riêng biệt và có chú giải kèm theo.
+ Vẽ 2 đường biểu diễn có đơn vị khác nhau thì vẽ 2 trục đứng ở 2 bên biểu đồ , mỗi trục thể hiện 1 đơn vị.
+ Nếu phải vẽ nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác nhau thì phải tính toán để chuyển số liệu thô (số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau) sang số liệu tinh (số liệu tương đối, với cùng đơn vị thông nhất là đơn vị %). Ta thường lấy số liệu năm đầu tiên là ứng với 100%, số liệu của các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên. Sau đó ta sẽ vẽ đường biểu diễn.
Biểu đồ đường là biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi của các đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng Các loại biểu đồ dạng đường:
* Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối.
* Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối.
Cách nhận xét
Trường hợp thể hiện một đối tượng:
– So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được).
– Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không? (lưu ý năm nào không liên tục).
– Hai trường hợp:
+ Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm.
+ Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục.
– Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm không liên tục.
Trường hợp cột có hai đường trở lên:
– Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho: đường a trước, rồi đến đường b, rồi đến c, d…
– Sau đó, chúng ta tiến hành so sánh, tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.
– Kết luận và giải thích.
(Sưu tầm và tổng hợp)
Cách Nhận Xét Và Vẽ Biểu Đồ Trong Môn Thi Địa Lý
Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình tròn
Bước 1 : Xử lí số liệu ( Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô ví dụ như tỉ đồng , triệu người thì ta phải đổi sang số liệu về dạng %
Bước 2 : Xác định bán kính của hình tròn
Lưu ý : Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính trực quan và mĩ thuật cho bản đồ .Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng những hình tròn có bán kính khác nhau thì ta phait tính toán bán kính cho các hình tròn
Bước 3 : Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần có trong đề bài cho
Lưu ý : toàn bộ hình tròn là 360 độ , tướng ứng với tỉ lệ 100% . Như vậy , tỉ lệ 1% ứng với 3,6 độ trên hình tròn
Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều thuận với chiều quay của kim đồng hồ .Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh
Bước 4 : Hoàn thiện bản đồ (ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ ,tiếp ta sẽ chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bant chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ)
Trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng những hình tròn có bán kính khác nhau thì ta phải tính toán bán kính cho các hình tròn
Các dạng biểu đồ tròn:
* Biểu đồ tròn đơn.
* Biểu đồ tròn có các bán kính khác nhau.
* Biểu đồ bán tròn (hai nửa hình tròn thường thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu.
Cách nhận xét
Khi chỉ có một vòng tròn:
Ta nhận định cơ cấu tổng quát lớn nhất là cái nào, nhì là, ba là… và cho biết tương quan giữa các yếu tố (gấp mấy lần hoặc kém nhau bao nhiêu %). đặc biệt là yếu tố lớn nhất so với tổng thể có vượt xa không?
Lưu ý : Tỷ trọng có thể giảm nhưng số thực nó lại tăng, vì thế cần ghi rõ. Ví dụ: Xét về tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm… không ghi trống kiểu ngành nông nghiệp giảm … vì như thế là chưa chính xác, có thể bị trừ hay không được cho điểm.
Khi có từ hai vòng tròn trở lên (giới hạn tối đa là ba hình tròn cho một bài)
– Nhận xét cái chung nhất (nhìn tổng thế): Tăng/ giảm như thế nào?
– Nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vòng trở lên thì thêm liên tục hay không liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu?
– Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba … của các yếu tố trong từng năm, nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi (không nhắc lại 2, 3 lần)
– Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.
– Giải thích về vấn đề.
Biểu đồ miền
Dấu hiệu nhận biết
Bạn sẽ thường hay nhầm lẫn giữa vẽ biểu đồ miền và biểu đồ tròn, tuy nhiên 2 loại này sẽ có những dấu hiệu nhận biết nhất định.
Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện. Loại biểu đồ này thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật (hoặc hình vuông ), trong đó được chia thành các miền khác nhau
Chọn vẽ biểu đồ miền khi cần thể hiện cơ cấu tỉ lệ. Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu được thể hiện trên 3 năm (nghĩa là việc vẽ tới 4 hình tròn như thông thường thì ta lại chuyển sang biểu đồ miền). Vậy số liệu đã cho cứ trên 3 năm mà thể hiện về cơ cấu thì vẽ biểu đồ miền.
Dấu hiệu: Nhiều năm, ít thành phần
Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ miền
Bước 1 : Vẽ khung biểu đồ.
– Khung biểu đồ miễn vẽ theo giá trị tương đối thường là một hình chữ nhật. Trong đó được chia làm các miền khác nhau, chồng lên nhau. Mỗi miền thể hiện một đối tượng địa lí cụ thể.
– Các thời điểm năm đầu tiên và năm cuối cùng của biểu đồ phải được năm trên 2 cạnh bên trái và phải của hình chữ nhật, là khung của biểu đồ.
– Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng của biểu đồ thường thể hiện thời gian (năm).
– Biều đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối thể hiện động thái, nên dựng hai trục – một trục thể hiện đại lượng, một trục giới hạn năm cuối (dạng này ít, thông thường chỉ sử dụng biểu đồ miền thể hiện giá trị tương đối).
Bước 2: Vẽ ranh giới của miền. Lấy năm đầu tiên trên trục tung, phân chia khoảng cách năm theo tỉ lệ tương ứng.
Bước 3 : Hoàn thiện biểu đồ. Ghi số liệu vào đúng vị trí từng miền trong biểu đồ đã vẽ.
Toàn bộ biểu đồ miền là 1 hình chữ nhật (hoặc hình vuông ), trong đó được chia thành các miền khác nhau
Một số dạng biểu đồ miền thường gặp :
+ Biểu đồ miền chồng nối tiếp
+Biểu đồ chồng từ gốc tọa độ
Lưu ý : Trường hợp bản đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau , ta vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên .Việc sắp xếp thứ tự của các miền cần lưu ý sao cho có ý nghĩa nhất đồng thời cũng phải tính đến tính trực quan và tính mĩ thuật của biểu đồ .Khoảng cách cấc năm trên cạnh nằm ngang cần đúng tỉ lệ . Thời điểm năm đầu tiên nằm trên cạnh đứng bên trái của biểu đồ . Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô (số liệu tuyệt đối ) thì trước khi vẽ cần xử lí thành số liệu tinh (số liệu theo tỉ lệ %).
Cách nhận xét
– Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: Nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của số liệu.
– Nhận xét hàng ngang trước: Theo thời gian yếu tố a tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố b tăng hay giảm … yếu tố c (mức chênh lệch)
– Nhận xét hàng dọc: Yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng hay không?
– Tổng kết và giải thích.
Biểu đồ hình cột
Dạng này sử dụng để chỉ sự khác biệt về qui mô khối lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa lí hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.
Ví dụ : Vẽ biểu đồ so sánh dân số , diện tích …của 1 số tỉnh (vùng , nước )hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa , ngô , điện , than…)của 1 số địa phương qua 1 số năm.
Dấu hiệu nhận biết
Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển, so sánh tương quan về độ lớn các đại lượng của các thành phần (hoặc qua mốc thời gian).
Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình cột
– Bước 1 : Chọn tỉ lệ thích hợp
– Bước 2: Kẻ hệ trục vuông góc (trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng , trục ngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau )
– Bước 3: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy
– Bước 4: Hoàn thiện bản đồ ( ghi các số liệu tương ứng vào các cột tiếp theo vẽ kí hiệu vào cột và lập bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ )
Một số dạng biểu đồ hình cột thường gặp
+Biểu đồ cột đơn
+Biểu đồ cột chồng
+Biểu đồ cột đơn gộp nhóm (loại này gồm 2 loại cột ghép cùng đại lượng và cột ghép khác đại lượng )
+Biểu đồ thanh ngang
Lưu ý :
Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải bằng nhau .Tùy theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách các cột bằng nhau hoặc cách nhau theo đúng tỉ lệ thời gian .
Cần lưu ý là ở biểu đồ hình cột thì việc thể hiện độ cao của các cột là điều quan trọng hơn cả bởi vì nó cho thấy rõ sự khác biệt vì qui mô số lượng giữa các năm hoặc các đối tượng cần thể hiện .
Còn về khoảng cách các năm, nhìn chung cần theo đúng tỉ lệ . Tuy nhiên , trong 1 số trường hợp có thể vẽ khoảng cách các cột bằng nhau để đảm bảo tính trực quan và tính thẩm mĩ của biểu đồ.
Ở biểu đồ hình cột thì việc thể hiện độ cao của các cột là điều quan trọng hơn cả, các cột chỉ khấc nhau về độ cao còn chiều ngang các cột phải bằng nhau Cách nhận xét Trường hợp cột đơn (chỉ có một yếu tố)
Bước 1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng hay giảm? Và tăng giảm bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia cho cũng được)
Bước 2: Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng (hay giảm) liên tục hay không liên tục? (lưu ý năm nào không liên tục)
Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm. Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục.
Kết luận và giải thích qua về xu hướng của đối tượng.
Trường hợp cột đôi, ba (ghép nhóm) … (có từ hai yếu tố trở lên)
– Nhận xét xu hướng chung.
– nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn)
– Có một vài giải thích và kết luận
Trường hợp cột là các vùng, các nước…
– Nhìn nhận chung nhất về bảng số liệu nói lên điều gì.
– TIếp theo hãy xếp hạng cho các tiêu chí: Cao nhất, thứ nhì… thấp nhất (cần chi tiết). Rồi so sánh giữa cái cao nhất và cái thấp nhất, giữa đồng bằng với đồng bằng, giữa miền núi với miền núi.
– Một vài điều kết luận và giải thích.
Trường hợp cột là lượng mưa. (biểu đồ khí hậu)
– Mưa tập trung vào mùa nào? Hay mưa dàn trải đều trong các tháng. Mùa mưa, mùa khô kéo dài từ tháng nào đến tháng nào, ( khu vực nhiệt đới tháng mưa từ 100 mm trở lên được xem là mùa mưa, còn ở ôn đới thì chỉ cần 50 mm là được xếp vào mùa mưa).
– Nêu tổng lượng mưa (cộng tổng tất cả lượng mưa các tháng trong năm) và đánh giá tổng lượng mưa.
– Tháng nào mưa nhiều nhất, lượng mưa bao nhiêu mm và tháng nào khô nhất, mưa bao nhiêu?
– So sánh tháng mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất (có thể có hai tháng mưa nhiều và hai tháng mưa ít).
– Đánh giá biểu đồ thể hiện vị trí địa điểm thuộc miền khi hậu nào? (căn cứ vào mùa mưa tập trung; tháng mưa nhiều hay dàn trải, tháng mưa ít; kết hợp cùng sự biến thiên nhiệt độ để xác định vị trí).
Dạng biểu đồ đường (đồ thị)
Là loại biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi của các đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có đơn vị giống nhau hay đơn vị khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết
Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển, tốc độ tăng trưởng qua các mốc thời gian.
Các bước vẽ biểu đồ đường
Bước 1 : Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các đối tượng như số người , sản lượng , tỉ lệ %.. còn trục nằm ngang thể hiện thời gian )
Bước 2 : Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục ( chú ý tương quan giữa độ cao của trục đứng và độ dài của trục nằm ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và mĩ thuật )
Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định đẻ tính toán và đánh giá dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục . Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ (cần đúng tỉ lệ cho trước) . Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng
Bước 4: Hoàn thiện bản đồ ( ghi số liệu vào bản đồ , nếu sử dụng kí hiệu thì cần có bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu dồ )
Lưu ý :
+ Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung 1 đơn vị thì mỗi đường cần dùng 1 kí hiệu riêng biệt và có chú giải kèm theo
+Nếu vẽ 2 đường biểu diễn có đơn vị khác nhau thì vẽ 2 trục đứng ở 2 bên biểu đồ , mỗi trục thể hiện 1 đơn vị
+Nếu phải vẽ nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác nhau thì phải tính toán để chuyển số liệu thô (số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau ) sang số liệu tinh (số liệu tương dối , với cùng đơn vị thông nhất là đơn vị % ). Ta thường lấy số liệu năm đầu tiên là ứng với 100% , số liệu của các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên . Sau đó ta sẽ vẽ đường biểu diễn
Biểu đồ đường là biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi của các đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng
Các loại biểu đồ dạng đường:
* Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối.
* Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối.
Cách nhận xét
Trường hợp thể hiện một đối tượng:
– So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được)
– Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không? (lưu ý năm nào không liên tục)
– Hai trường hợp:
+ nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm
+ nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục
– Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm không liên tục.
Trường hợp cột có hai đường trở lên
– Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho: đường a trước, rồi đến đường b, rồi đến c,d
– Sau đó, chúng ta tiến hành so sánh, tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.
– Kết luận và giải thích.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chuyên Đề Địa Lý Rèn Kĩ Năng Biểu Đồ, Nhận Xét Và Giải Thích Biểu Đồ trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!