Cập nhật nội dung chi tiết về Chân Dung Khách Hàng Mục Tiêu – Customer Persona mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Xác định và vẽ chân dung khách hàng mục tiêu (customer persona/ buyer persona). Giúp định dạng chính xác phân khúc khách hàng phù hợp với giá trị của sản phẩm dịch vụ từ doanh nghiệp.
Khi triển khai các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing,… việc điều tra và nghiên cứu thị trường là rất quan trọng. Từ môi trường kinh doanh, các vấn đề về thị trường, đối thủ cạnh tranh, và khách hàng tiềm năng là tối quan trọng.
Việc xác định chính xác chân dung khách hàng là bước quan trọng và tác động mạnh mẽ đến mọi chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp. Vậy chân dung khách hàng mục tiêu là gì?
Chân dung khách hàng mục tiêu là gì?
Chân dung khách hàng hiểu đơn giản là hồ sơ marketing chi tiết về một hoặc một nhóm người hoặc một tổ chức cụ thể. Chân dung khách hàng mục tiêu là hồ sơ cụ thể về tập khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Hồ sơ marketing chi tiết về tệp khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp và người làm marketing hướng mục tiêu tiếp thị cũng như truyền thông tới một cách chính xác và hiệu quả.
Nội dung hữu ích: Customer insight là gì?
Mô tả phải hồ sơ chân dung khách hàng mục tiêu cần kỹ lưỡng. Bao gồm các chi tiết về nhu cầu, mối quan tâm và mục tiêu của đối tượng. Cũng như thông tin cơ bản như tuổi, giới tính, hành vi và nghề nghiệp. Điều này tập trung vào một cá nhân đơn lẻ — hoặc một nhóm nhỏ các cá nhân.
Trải nghiệm người dùng tập trung vào ý tưởng rằng chúng ta phải thiết kế sản phẩm xung quanh người dùng. Thay vì dạy mọi người cách sử dụng sản phẩm.
Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm, không phải thiết kế lấy công nghệ làm trung tâm. Để làm được như vậy, chúng ta phải hiểu mọi người — hành vi, thái độ, nhu cầu và mục tiêu của họ. Đó chính là lý do cần vẽ chân dung khách hàng (Customer Persona).
Chúng ta cũng có thể hiểu việc thực hiện Customer Persona chính xác là việc xây dựng nhận diện cho phân khúc khách hàng cụ thể của bạn.
Một trong các nền tảng tiếp thị kỹ thuật số và cũng là một mạng xã hội mạnh mẽ nhất hiện nay đó chính là Facebook. Nền tảng này cho phép cũng như đòi hỏi các marketer có mức độ hiểu biết và ứng dụng mạnh mẽ việc phân tích và xây dựng tác tệp đối tượng khách hàng mục tiêu.
Xác định các đặc điểm của người dùng được quan sát từ các hoạt động nghiên cứu dữ liệu và hành vi người dùng. Nhóm các thành phần của chân dung khách hàng có thể kể ra như:
Mẫu chân dung khách hàng mục tiêu
Trên cơ sở các thành phần của chân dung khách hàng. Chúng ta cần điều tra nghiên cứu để thu thập dữ liệu. Qua đó hình thành khung cơ bản của một bản mô tả chân dung khách hàng.
Một số cách thức để thu thập dữ liệu:
Các bước cơ bản:
Xác định tên và mục đích đối tượng của chân dung khách hàng mục tiêu
Cập nhật thông tin liên hệ, nhân khẩu học, sở thích hành vi, thói quen,…
Xác định các giá trị, năng lực, chuyên môn, khả năng tài chính, các mối quan hệ,…
Xác định các mục tiêu Goals để tối ưu chuyển đổi ROI theo hành trình khách hàng
Xác định nhu cầu (Gains) và các nỗi đau (Pains) của họ,…
Trân trọng cảm ơn!
Nef Digital Jsc.,
Head Office: TTTM Goldtower, 275 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
VPGD: Tầng 7 số 11/153 Trường Chinh, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0246655 2266
Website: https://nef.vn
Email: Admin@nef.vn – Sales@nef.vn
Tóm lược nội dung
Chân dung khách hàng mục tiêu là gì?
Chân dung khách hàng hiểu đơn giản là hồ sơ marketing chi tiết về một hoặc một nhóm người hoặc một tổ chức cụ thể. Chân dung khách hàng mục tiêu là hồ sơ cụ thể về tập khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Các bước vẽ chân dung khách hàng mục tiêu
Xác định tên và mục đích đối tượng của chân dung khách hàng mục tiêuCập nhật thông tin liên hệ, nhân khẩu học, sở thích hành vi, thói quen,…Xác định các giá trị, năng lực, chuyên môn, khả năng tài chính, các mối quan hệ,…Xác định các mục tiêu Goals để tối ưu chuyển đổi ROI theo hành trình khách hàngXác định nhu cầu (Gains) và các nỗi đau (Pains) của họ,…
Cách Vẽ Chân Dung Khách Hàng Mục Tiêu
Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu là một công đoạn tối quan trọng mà bất kì ai, bất kì doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh cũng phải thực hiện. Bạn cần phải biết khách hàng của mình là ai, như thế nào để có chiến lược kinh doanh tốt nhất.
Khách hàng mục tiêu (hay thị trường mục tiêu) là những người sẽ mua hoặc sử dụng sản phẩm của bạn. Trước khi bán sản phẩm, nhưng thường là trước khi làm ra sản phẩm, bạn phải vẽ chân dung khách hàng mục tiêu của mình chính xác là ai.
Khách hàng mục tiêu của một cửa hàng cung cấp dịch vụ giặt tẩy là sinh viên, những người bận rộn đã có gia đình,…(thực tế còn chi tiết hơn rất nhiều).
II – Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu là gì?
Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu là xác định đầy đủ các đặc điểm của khách hàng. Các đặc điểm đó bao gồm giới tính, độ tuổi,…và cả hành vi của họ.
Xác định khách hàng mục tiêu của bạn là ai sẽ giúp bạn lên những chiến lược, những kế hoạch hợp lý với độ chính xác cao.
III – Các bước ban đầu để vẽ chân dung khách hàng mục tiêu
Công việc này được thực hiện trong phần kế hoạch đồng thời với giai đoạn tạo ra sản phẩm. Bởi khi tạo ra sản phẩm thì phải xác định được là sẽ bán cho ai, và ai sẽ sẵn sàng mua nó. Không thể nào kinh doanh một sản phẩm mà không có tập khách hàng mục tiêu được.
Để vẽ chân dung chân dung khách hàng mục tiêu, việc đầu tiên phải làm là phải phân đoạn thị trường. Bạn cần phải phân đoạn thị trường theo các nhóm khác nhau một cách hợp lý.
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân đoạn thị trường, bao gồm:
Theo độ tuổi: Bạn có thể chia thị trường ra thành các nhóm độ tuổi trong mối tương quan với sản phẩm mà bạn cung cấp. Phân tích tâm lý khách hàng theo độ tuổi – cách đơn giản giúp bạn phân tích khách hàng.
Theo giới tính: Có nhiều sản phẩm có đặc thù chỉ phù hợp với một giới tính nên việc phân đoạn theo cách này cũng rất cần thiết.
Theo địa lý: Địa lý có tác động không nhỏ đến quyết định mua hàng của khách hàng mục tiêu. Bạn sẽ đảm bảo khách hàng mục tiêu của bạn ở những khu vực địa lý nhất định.
Theo công việc: Những công việc khác nhau có thời gian làm việc khác nhau, ảnh hưởng khác nhau đến hành vi tiêu dùng của họ.
Theo sở thích
Việc phân đoạn khách hàng càng chi tiết sẽ càng có ích hơn trong quá trình vẽ chân dung khách hàng mục tiêu.
Sau khi phân đoạn thị trường, bạn phải lựa chọn cho mình thị trường mục tiêu. Công việc này là lựa chọn các đoạn khách hàng mà theo bạn sẽ tham gia mua hàng.
Tùy thuộc vào các sản phẩm khác nhau sẽ có các thị trường mục tiêu khác nhau. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu có thể diễn ra trước khi thiết kế sản phẩm hoặc là sau đó.
Thị trường mục tiêu có thể gồm một hoặc nhiều đoạn thị trường khác nhau. Việc lựa chọn chỉ có hiệu quả tốt nhất khi việc phân đoạn được diễn ra khoa học và hợp lý.
3. Vẽ lại chân dung khách hàng mục tiêu dựa vào khách hàng hiện tại
Để có cái nhìn chính xác nhất thì việc xác định chân dung khách hàng mục tiêu không chỉ diễn ra trước khi bán sản phẩm, mà còn diễn ra suốt quá trình cung cấp sản phẩm với thị trường.
Ngoài việc phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu, bạn cũng cần phải xác định chính xác hành vi khách hàng được thể hiện như thế nào. Bởi sau cùng thì mục đích vẫn là xác định hành vi khách hàng để đưa ra chiến lược hợp lý.
Để vẽ được chân dung khách hàng thì bạn cũng cần vẽ bản đồ hành trình của khách hàng. Xác định xem khách hàng cần phải trải qua những công đoạn nào trước khi mua hàng. Và quan trọng hơn là tìm hiểu xem quá trình mua hàng ấy đã dừng lại ở đâu trước khi họ thành công đặt mua sản phẩm của bạn.
Hành trình mua hàng của khách hàng là một công cụ quan trọng để xác định những gì bạn làm tốt, và hơn hết là các vấn đề bạn đang gặp phải.
Số lượng số lượng truy cập và tham gia vào quá trình mua hàng của website bán hàng của bạn rất cao, nhưng tỉ lệ thoát lại cao đột ngột ở phần thanh toán. Vậy là bạn biết được hành trình mua hàng của rất nhiều khách hàng đã dừng lại ở phần thanh toán này.
Việc bạn cần làm là phải tìm hiểu tại sao họ lại làm như vậy. Vấn đề do trang thanh toán gặp lỗi, hay các hình thức thanh toán, cách bố trí, câu chữ có vấn đề,… Tiếp theo là giải quyết vấn đề đó.
Đây là những công việc cần thiết phải thực hiện để có cái nhìn khách quan nhất về sản phẩm. Nó sẽ là căn cứ để bạn cải thiện chất lượng sản phẩm mà mình cung cấp.
Hai công việc này thường được thực hiện đồng thời với nhau để tối ưu hiệu quả vì chúng bổ trợ cho nhau một cách tuyệt vời.
Việc khảo sát sự hài lòng khách hàng sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn định lượng về khách hàng của mình.
Hãy chọn một khối lượng khách hàng mục tiêu đủ lớn để làm khảo sát để vẽ ra bức chân dung tổng quát nhất về họ.
Với phỏng vấn thì bạn cần ít người hơn để thực hiện. Việc phỏng vấn cho bạn một cái nhìn định lượng về khách hàng của mình.
Vậy nên hãy thu thập một nhóm người sao cho tất cả sẽ tổng hợp đầy đủ các đặc điểm của khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới.
Cần có sự phong phú về độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, sở thích,…
Ít nhất hãy hứa hẹn tặng họ một món quà sau màn phỏng vấn để có được sự hợp tác tốt nhất. Mỗi màn phỏng vấn chỉ nên diễn ra trong vòng 10 phút.
Trong nhiều trường hợp, việc phân tích khách hàng mẫu cũng rất quan trọng.
Khách hàng mẫu là những khách hàng có những đặc điểm tiêu biểu hoặc thể hiện những đặc điểm tiêu biểu của khách hàng mục tiêu. Họ sẽ suy nghĩ và hành động như khách hàng mục tiêu của bạn. Sao cho khi bạn làm vừa lòng nhóm khách hàng này thì cũng sẽ có thể làm vừa lòng khách hàng mục tiêu.
Một số trường hợp thì bạn có thể sử dụng chính nhóm phát triển sản phẩm để đánh giá thay vì khách hàng mẫu.
Steve Job từng trả lời rằng ở Apple, họ không cần khách hàng mẫu. Bởi chính ông và những chuyên gia thiết kế đã là những khách hàng khó tính nhất rồi. Ông chắc chắn rằng khi sản phẩm có thể làm hài lòng họ thì cũng có thể làm hài lòng khách hàng của mình.
Hãy vẽ chân dung khách hàng mục tiêu của mình để tạo nên một bức tranh kinh doanh thành công nhất. Để đổ màu cho bức tranh này thêm rạng ngời, bạn có thể tham khảo công cụ tự động hóa CRMVIET để tiếp cận và quản lý khách hàng tốt hơn.
4 Bước Vẽ Chân Dung Khách Hàng Mục Tiêu Hiệu Quả!
Chân dung khách hàng là gì: 4 bước vẽ chân dung khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả, cách định vị khách hàng tiềm năng.
Bạn đã từng nghe qua câu chuyện “bán lược cho sư thầy” chưa? Có thể bạn đã từng nghe nhưng không nhớ.
Giá sản phẩm thì không hề đắt. Mà sao toàn khách hỏi giá xong rồi im lặng?
Hoặc có nhu cầu nhưng không đủ khả năng chi trả.
Chân dung khách hàng là gì?
Chân dung khách hàng tiếng Anh là customer avatar hay buyer persona. Đây chính là đối tượng khách hàng mà bạn muốn nhắm đến nhất.
Có thể bạn sẽ nói: “Ai có tiền thì đều là khách hàng của tôi!”. Đúng là như vậy!
Nhưng bạn có nghĩ rằng khi bán đúng cho khách hàng thì họ sẽ mua nhiều hơn và mua lại nhiều lần. Họ sẽ trở thành khách hàng thân thiết và bạn có thể bán đến suốt đời.
Ví dụ như khi giương cung vào 1 tấm bia, bạn sẽ muốn nhắm vào hồng tâm để lấy 10đ phải không nào? Nếu trượt thì trúng vòng 9đ hay 8đ cũng được.
Vì vậy vẽ chân dung khách hàng chính là định vị khách hàng có nhu cầu & khả năng chi trả cao nhất cho sản phẩm của bạn.
Nhờ đó bạn sẽ giảm được chi phí marketing & công sức bỏ ra.
Đây là điểm tuyệt vời của nguyên lý Pareto hay còn gọi là quy tắc 80/20. 20% số khách hàng đem lại cho bạn 80% doanh thu & ngược lại.
Tại sao bạn nên vẽ chân dung khách hàng?
Quảng bá sản phẩm sai tệp khách hàng làm cho bạn không bán được hàng. Nếu bán được thì cũng vô cùng ít ỏi và chăm sóc rất mệt mỏi.
Kế đến là bạn sẽ lãng phí rất nhiều tiền của & sức lực trong việc marketing. Đồng thời bỏ lỡ rất nhiều khách hàng tiềm năng.
Có một anh muốn bán sản phẩm cai thuốc lá. Anh ta liền target vào đối tượng là nam, tuổi từ 22 – 35. Anh bỏ ra rất nhiều chi phí nhưng không bán được hàng.
Nhưng thực ra đối tượng mua hàng lại chính là nữ. Đó là các bạn nữ sắp kết hôn, đang mang bầu hoặc là mẹ bỉm sữa…
Những người này rất nhạy cảm với mùi thuốc lá. Hoặc họ lo sợ phải “hút thuốc bị động”.
Chúng ta thường nhầm lẫn giữa người sử dụng & người chi trả (tức người mua hàng hay khách hàng).
Vì không phải lúc nào người mua hàng cũng là người sử dụng sản phẩm đó.
Hơn nữa như mình đã nói ở trên, khi bán hàng cho đúng đối tượng, họ sẽ mua thêm các sản phẩm khác nên bạn upsell hay bán chéo đều rất dễ dàng.
Do đó doanh thu / lợi nhuận trên mỗi khách hàng sẽ tăng lên.
Khi đã trở thành khách hàng thân quen, bạn sẽ bán được cả đời mà không tốn thêm bất kỳ 1đ marketing nào khác.
4 bước vẽ chân dung khách hàng
Đối với các doanh nghiệp lớn như Tiki hay Vinamilk, họ có rất nhiều cách để định vị khách hàng mục tiêu.
Tuy nhiên nếu bạn kinh doanh online hoặc bán hàng nhỏ lẻ thì 4 bước sau đã rất hiệu quả. Mặc dù đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.
Mình nghĩ đó là những gì bạn cần lúc mới bắt đầu. Và nó cũng rất thực tế và dễ áp dụng chứ không cao siêu hay lý thuyết suông gì.
Nhân khẩu học
Đây là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất.
Bạn phải tự mình trả lời các câu hỏi như sau:
Giới tính của khách hàng mục tiêu là gì?
Có những sản phẩm / dịch vụ chỉ dành cho nam & ngược lại. Có sản phẩm thì dành cho cả 2 như nhau. Hoặc có chênh lệch nhưng không đáng kể.
Đầu tiên bạn cần xác định chính xác giới tính của khách hàng. Để tránh targer sai đối tượng như ví dụ mình đã nêu ở trên.
Vì phần lớn chúng ta thường hay “cảm tính”. Có nghĩa là bạn nghĩ khách hàng của bạn là như thế này, thế kia. Nhưng thực tế không phải như vậy.
Còn đối với sản phẩm có đối tượng là vừa nam & nữ, bạn cũng chỉ nên chọn một thôi. Điều này giúp bạn tập trung hơn & không bị phân tán lúc mới kinh doanh.
Độ tuổi của họ là bao nhiêu?
Mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có suy nghĩ, hành vi khác nhau.
Vì vậy bạn nên chia khách hàng ra nhiều khoảng tuổi khác nhau và chọn khoảng phù hợp nhất với sản phẩm của bạn.
Ví dụ các bạn HSSV (17-22) sẽ có thói quen chi tiêu khác với các bạn đã đi làm hay mẹ bỉm sữa (22-28)…
Thu nhập của họ là bao nhiêu?
Điều này còn phụ thuộc vào giá sản phẩm của bạn. Ví dụ bạn bán bộ mỹ phẩm chăm sóc da giá 990k thì nên tìm khách hàng có thu nhập từ 10tr trở lên.
Tất nhiên là nếu thu nhập của họ rất cao, ví dụ 200tr / tháng thì bạn bán túi xách 5tr họ sẽ không thèm mua.
Họ làm nghề gì & thường sống ở đâu?
1 phần là vì nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thu nhập. Ví dụ CEO, quản lý hay phi công luôn nằm trong top 10 nghề có thu nhập cao nhất.
Và kế nữa nghề nghiệp còn ảnh hưởng đến thói quen & hành vi mua sắm của khách hàng.
Ví dụ nhóm khách hàng văn phòng có thời gian online nhiều hơn. Nên họ so sánh giá rất kỹ.
“Nỗi đau” của họ là gì?
Đối với mỗi nhóm đối tượng khách hàng sẽ có 1 nỗi khổ riêng nào đó? Ví dụ phụ nữ sau sinh thường gặp phải tình trạng xồ xề, tăng cân hay rụng tóc…
Hay phụ nữ sống ở thành thị tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm…thường bị lão hóa da sau tuổi 28…
Hành vi, sở thích của họ là gì
Thực ra đây là cũng là 1 phần của Nhân khẩu học nhưng được tách ra vì mức độ quan trọng của nó.
Ứng với mỗi lứa tuổi khác nhau thì sở thích, hành vi, tâm lý cũng khác nhau.
Ví dụ mấy bạn teen mà đi uống cafe thì không phải đi uống mấy thứ đó. Mà chủ yếu là để check-in, chụp choẹt post Facebook…
Tìm cách đáp ứng nhu cầu của họ
Khi bạn đã biết khách hàng của mình là ai và họ cần gì thì bạn cũng dễ dàng bán hàng cho họ hơn. Giống như việc bạn “gãi đúng chỗ ngứa”…
Ví dụ phụ nữ sau sinh bị rụng tóc nhiều thì bạn tư vấn dầu gội hay thuốc ngăn rụng tóc. Họ bị tăng cân thì giới thiệu TPCN giảm cân an toàn cho mẹ & bé…
Hơn nữa bạn cũng sẽ biết cách làm thế nào để tiếp cận được khách hàng tiềm năng. Vì bạn không thể đi tìm họ nếu không biết họ là ai đúng không nào?
Ví dụ về chân dung khách hàng
Bạn có thể vẽ chân dung khách hàng mỹ phẩm như sau:
Giới tính: Nữ
Tuổi từ 22 – 35
Thu nhập: tùy vào mức giá sản phẩm của bạn
Khu vực: gần shop của bạn hoặc các vùng lân cận
Sở thích: làm đẹp, đi spa, tập gym, du lịch…
Hành vi: lướt web, tìm kiếm, so sánh các sản phẩm làm đẹp, tham gia các group kín trên Facebook như hội giao kéo…
Như vậy là mình vừa đi qua chân dung khách hàng là gì cũng như 4 bước phác thảo chân dung khách hàng cho công việc kinh doanh của bạn.
Vẽ Chân Dung Khách Hàng Mục Tiêu Gồm Những Bước Quan Trọng Nào?
Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu là một công đoạn tối quan trọng mà bất kì ai, bất kì doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh cũng phải thực hiện. Bạn cần phải biết khách hàng của mình là ai, như thế nào để có chiến lược kinh doanh tốt nhất.
Khách hàng mục tiêu (hay thị trường mục tiêu) là những người sẽ mua hoặc sử dụng sản phẩm của bạn. Trước khi bán sản phẩm, nhưng thường là trước khi làm ra sản phẩm, bạn phải vẽ chân dung khách hàng mục tiêu của mình chính xác là ai.
5 Bước vẽ chân dung khách hàng mục tiêu
Bước 1: Thu thập dữ liệu về khách hàng tiềm năng
Bước đầu tiên rất quan trọng là thu thập dữ liệu về đối tượng khách hàng tiềm năng, bạn càng thu thập dữ liệu chính xác, phạm vi rộng bao nhiêu, bạn sẽ càng có cơ sở vững chắc để phác họa chân dung đối tượng bấy nhiêu.
Có nhiều nguồn thông tin trong và ngoài doanh nghiệp bạn có thể tận dụng như:
Nguồn nội bộ:
Hãy hỏi nhân viên – những người trực tiếp nói chuyện, xử lý các yêu cầu của khách hàng về cái nhìn của họ về khách hàng mục tiêu.
Một số câu hỏi gợi ý:
Khách hàng tiềm năng thường ở trong độ tuổi nào?
Họ quan tâm đến những tiêu chí gì nhiều nhất – giá, chất lượng, dịch vụ hậu mãi, khuyến mạ?
Họ thường gặp những vấn đề gì khi sử dụng sản phẩm?
Phản hồi của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ như thế nào?
Bộ phận marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật,…là những đối tượng bạn có thể khai thác thông tin nhiều nhất.
Nhìn một khía cạnh khác về các nhân viên, họ cũng có thể chính là khách hàng mục tiêu của bạn, vì vậy đừng ngại tham khảo ý kiến của họ về những ý tưởng cho một sản phẩm/dịch vụ mới.
Ví dụ doanh nghiệp bạn chuẩn bị đưa ra một mẫu thời trang mới cho thị trường thu đông 2019 dành cho nữ độ tuổi 25-35, hãy hỏi chính những nhân viên nữ trong công ty ở độ tuổi đó về sở thích của họ, lý do vì sao họ quyết định mua hàng, đây là những thông tin quý giá bạn có thể tận dụng để phác họa chân dung khách hàng.
Với nguồn dữ liệu này, bạn chỉ có thể thu thập được hầu hết là những thông tin về khách hàng hiện có mà chưa có được những dự đoán về nhu cầu khách hàng trong tương lai. Vì vậy cần phối hợp một cách linh hoạt với những nguồn thông tin khác.
Các công cụ phân tích insight khách hàng:
Sự bùng nổ của công nghệ 4.0 đã làm thay đổi một cách ngoạn mục hành vi tiêu dùng của khách hàng. Ngoài những phiên bản đời thực, các nhà làm marketing còn cần nghiên cứu cả “phiên bản số” của khách hàng. Đó là những hành vi, phản ứng, tương tác của họ trên internet.
Đây là nguồn thông tin chất lượng, dễ thu thập, giá rẻ mà doanh nghiệp có thể tận dụng. Một số công cụ phân tích phổ biến được sử dụng hiện nay là Google Analytics, Google Trends, Facebook Audience Insight…Các công cụ này sẽ cho bạn cái nhìn trực quan và toàn diện về các đặc điểm nhận dạng của đối tượng mục tiêu.
Tuy nhiên nếu bạn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thông tin này cũng có những rủi ro nhất định, các nhà làm marketing có thể đi sai hướng nếu bỏ qua hành vi khách hàng ở đời thực và bối cảnh lúc mua hàng, có nhiều sự thay đổi từ online đến offline mà bạn cần phải lưu ý.
Phiếu khảo sát:
Đây là hình thức thu thập thông tin truyền thống khá hiệu quả được sử dụng. Ngoài phiếu khảo sát thực tế, các nhà làm marketing có thể sử dụng cả những phiếu khảo sát online (Google form, phiếu khảo sát trên facebook, instagram…),
Những thông tin thu thập được sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề khách hàng đang gặp phải, những nỗi băn khoăn lo lắng của họ là gì, cái nhìn của họ về sản phẩm/dịch vụ như thế nào. Từ đó vẽ chân dung khách hàng rõ ràng và chính xác.
Thậm chí bạn có thể vào cả fanpage đối thủ để xem đối tượng mục tiêu tương tác ở trên đó như thế nào, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho kế hoạch marketing của chính mình.
Tuy nhiên để thực hiện được phương pháp này, đòi hỏi các nhà marketing cần phải có kinh nghiệm phân tích và thu thập thông tin khách hàng, hãy cẩn thận vì có thể những câu trả lời hay tương tác bạn đang thấy là của những seeder yêu nghề tung hỏa mù để nhiễu loạn thị trường.
Phỏng vấn trực tiếp:
Phương pháp này bắt buộc phải sử dụng nếu bạn muốn phách họa chân dung khách hàng một cách sinh động, rõ ràng và chính xác nhất.
Việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng sẽ giúp bạn hiểu được những diễn biến tâm lý, tình cảm; phản ứng của họ như thế nào với những câu hỏi được đặt ra, từ đó có dữ liệu chính xác hơn. Vì nếu chỉ phụ thuộc vào những phiếu khảo sát online khô cứng, nhiều khi khách hàng vì muốn nhận quà tặng mà đánh bừa vào kết quả, không đưa lại số liệu chính xác hoàn toàn.
Tuy nhiên phương pháp này không thể thu thập được ý kiến của diện rộng khách hàng, tốn nhiều thời gian và chi phí thu thập, tổng hợp và phần tích … cuộc phỏng vấn cần có một nhân viên có kỹ năng phỏng vấn để lèo lái câu hỏi câu trả lời về những mục tiêu đã định.
Bước 2: Xử lý dữ liệu
Từ các dữ liệu đã thu thập được ở bước 1, hãy tiến hành xử lý và phân loại thông tin thành từng nhóm để phác họa chân dung bước đầu.
Một số cách phân loại thông tin bạn có thể tham khảo như:
Thông tin cá nhân:
Khách hàng ở trong độ tuổi nào? Giới tính là nam hay nữ? Khu vực sinh sống, làm việc của họ ở đâu? Tình trạng hôn nhân như thế nào? Có mấy con? …
Nghề nghiệp:
Họ làm ở vị trí quản lý, giám đốc hay nhân viên? Họ làm trong lĩnh vực, ngành nghề nào? Quy mô công ty ra sao? Kỹ năng chuyên môn của họ là gì? Công cụ mà họ có thể sử dụng là gì? Một ngày làm việc điển hình của họ như thế nào? Quan điểm của họ về sự thành công ra sao?
Giá trị cuộc sống:
Những điều họ trân trọng trong công việc và đời sống là gì? Điều gì quan trọng khi họ cân nhắc sản phẩm/dịch vụ của bạn? Mục đích khi mua sản phẩm là gì? Điều gì ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định của họ?
Mục tiêu và thách thức trong cuộc sống:
Đây là thông tin quan trong trong cách vẽ chân dung khách hàng. Những mục tiêu trong công việc và đời sống của họ là gì? Thứ tự ưu tiên của họ như thế nào? Những thách thức, nan đề họ gặp phải là gì? Bạn có thể giúp họ như thế nào bằng sản phẩm/dịch vụ của mình? Họ thường đặt ra những câu hỏi như thế nào khi gặp khó khăn?…
Họ ở đâu trong đời thực và thế giới mạng:
Họ ở những đâu trong một ngày? Họ tìm kiếm thông tin ở đâu? Tương tác trên những diễn đàn, group nào? Kênh truyền thông họ quan tâm là gì? Họ thường sử dụng mạng xã hội nào? (Facebook, Instagram, Linkln…)? Họ tham gia các sự kiện, hội thảo nào?…
Bước 3: Phác họa chân dung khách hàng vẽ chân dung khách hàng
Sau khi đã thu thập đầy đủ dữ liệu và thông tin khách hàng, các nhà làm marketing sẽ bắt đầu xây dựng chân dung của đối tượng mục tiêu với những đặc điểm cụ thể.
Hãy đặt tên và vẽ khuôn mặt cho người đó, gắn những đặc điểm về tâm lý, tích cách, hành trình mua hàng, những nơi đặt chân đến…thành những sticker nhỏ trên chân dung đó, để bạn có thể hình dung một cách rõ nét nhất về đối tượng mục tiêu.
Bước 4: Cập nhật thông tin
Đương nhiên các nhà làm marketing cần cố gắng thu thập thông tin một cách toàn diện và dữ liệu chính xác nhất trong quá trình lên ý tưởng vẽ chân dung.
Tuy nhiên trên thực tế trong thời gian đầu thử nghiệm, bạn có thể nhận ra những đặc điểm nhận dạng mà trước đó khi nghiên cứu thông tin đã vô tình bỏ qua. Lúc đó bạn có thể cập nhật thêm thông tin về đối tượng mục tiêu trên chân dung đã phác họa.
Bước 5: Phác họa chân dung khách hàng tiêu cực
Bên cạnh những đối tượng lý tưởng, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc để phác họa chân dung khách hàng tiêu cực. Điều này áp dụng nguyên tắc 80/20 của Pareto: Phát triển 20% khách hàng chiếm 80% thu nhập của bạn.
Vì có một số khách hàng có nhu cầu, có khả năng chi trả cho sản phẩm; nhưng lại thường xuyên có những yêu cầu vượt quá khả năng, hay phàn nàn về thương hiệu…khiến đội ngũ nhân viên của bạn rất khó khăn để phục vụ, tốn kém thời gian, tài chính để chăm sóc những khách hàng thế này.
Đó là các đối tượng mà bạn cần “né” khi lên kế hoạch truyền thông. Vì doanh thu họ mang lại nhỏ bé hơn rất nhiều so với những gì chúng ta bỏ ra để chăm sóc họ.
SEMTEK Co,. LTD
Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, Hồ Chí Minh
Email: quang.nguyen@semtek.com.vn
Website: https://www.semtek.com.vn/
Mẫu chân dung khách hàng
Chân dung khách hàng của Vinamilk
Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu
Xây dựng hồ sơ khách hàng
Form khảo sát chân dung khách hàng
Chân dung khách hàng của ngân hàng
Chân dung khách hàng tiềm năng của 30 ngành hàng HOT nhất
Chân dung khách hàng doanh nghiệp
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chân Dung Khách Hàng Mục Tiêu – Customer Persona trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!