Cập nhật nội dung chi tiết về Cây Hoa Sữa – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Sữa mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
THÔNG TIN CHI TIẾT
Mùa thu Hà Nội trở nên thơ mộng, quyến rũ hơn, được nhiều người nhớ thương da diết chính bởi vì hương hoa sữa nồng nàn. Hoa sữa gắn liền với người dân Hà Nội, nó đã đi vào thi ca, được các nhà thơ, nhặc sĩ lấy làm biểu tượng sáng tác. Cây hoa sữa đượm mùi về đêm, hoa màu trắng đẹp, không những thế cây còn cho tán rộng vì thế nó không chỉ được trồng để trang trí mà còn được sử dụng như một cây bóng mát.
Tên khoa học: Alstonia scholaris
Họ: Terminalia Catappal ( Bàng)
Nguồn gốc: từ các nước trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Myanma, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam…
Đặc điểm nổi bật của cây hoa sữa
Lá hoa sữa mọc tập trung ở đầu cành, mỗi đốt cành gồm từ 5-8 lá mọc tròn với nhau. Mỗi lá khá lớn, chiều dài trung bình từ 9-20cm. Phiến lá dày có hình bầu dục, mặt trên của lá xanh bóng, nhưng mặt dưới lại có màu xám, mép lá nguyên, trơn.
Hoa sữa có hoa lưỡng tính, hoa mọc thành từng chùm trên cuống hoa và có chiều dài từ 3-5cm. Nhìn những bông hoa nhỏ li ti ta liên tưởng ngay đến chiếc phễu vì hoa có hình dáng đúng như vậy. Màu đặc trưng của hoa sữa là màu trắng có khi có hoa vàng, hồng hay màu lục, mỗi bông hoa nhỏ xinh có 5 cánh hoa và 5 lá đài xếp thành 4 vòng xoắn nhau. Hoa thường mọc ở những nách lá hay ở đầu ngọn cây, mùi hương đặc trưng rất thơm nhưng cũng hơi hắc, đượm mùi nhất là về đêm.
Sau khi hoa tàn cây cho quả, quả hoa sữa thường mọc theo từng cặp có thể lơi cong hoặc hơi lượn sóng, chiều dài trung bình từ 30-60cm, bên trong chứa rất nhiều hạt. Mỗi hạt lại có lông mao ở hai đầu.
Tác dụng của cây hoa sữa
Cây hoa sữa khá dễ trồng và việc chăm sóc cũng không quá cầu kì chính vì thế cây được trồng nhiều làm cây công trình ở những nơi công cộng. Cây có tán lá rộng và dày nên thích hợp trồng làm cây bóng mát, chủ yếu tại công viên, sân trường, khu dân cư, khu đô thị hay dọc theo những con phố…không chỉ thế cây có hoa đẹp nên cũng được trồng trang trí cho khi nghỉ dưỡng, biệt thự sân vườn….
Hoa sữa còn nhả khí oxi hấp thụ những khí độc hại giúp cho môi trường thêm mát mẻ, không khí thêm trong lành hơn.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa sữa
Cây có thể chịu được mọi hoàn cảnh sống như thời tiết khô hạn hay ngập úng nên việc chăm sóc cây không quá khó khăn ta chỉ cần lưu ý những điều sau:
Cây hoa sữa ưa sáng và có tốc độ sinh trưởng nhanh chính vì thế ta cần trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, điều kiện thích hợp. Đồng thời cũng nên tưới nước cho cây, nhất là lúc cây còn nhỏ, bộ rễ chưa cắm sâu vào lòng đất hút chất dinh dưỡng.
Nếu trồng cây ở những nơi công cộng, khi mới trồng cần lưu ý rào cẩn thận để cây phát triển toàn diện không bị gãy, đổ do những tác động xấu ở bên ngoài. Còn nếu trồng cây ở những nơi công cộng như đường phố cần khống chế độ cao và rộng của tán cây để tạo bóng mát cũng như không làm ảnh hưởng đến người đi đường.
Cây hoa sữa – cách trồng và chăm sóc cây hoa sữa
4
(80%)
1
vote[s]
(80%)vote[s]
Hướng Dẫn Cách Trồng Hoa Nhài Và Cách Chăm Sóc Cây
Hoa nhài là loại cây vô cùng hữu ích, nhất là bởi mùi hương của nó có thể giúp ổn định tâm trạng, diệt khuẩn,.. Chính hương thơm ngọt ngào và bổ ích như vậy đã khiến hoa nhài trở thành một trong những loại cây được ưa trồng. Và sau đây, Tài nguyên thực vật sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng hoa nhài và cách chăm sóc cây:
Cách trồng hoa nhài và cách chăm sóc cây
Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
* Nhiệt độ: cây nhài có nguồn gốc ở Nam Á, nhiệt độ thích hợp cho cây nhài sinh trưởng là 20 – 330C, nhiệt độ thấp 8 -100C cây sinh trưởng kém.
* Ánh sáng: Hoa nhài là cây ưa sáng, do đó cần trồng nơi thoáng, rộng, không bị che bóng, cây mới cho năng suất cao và hoa mới thơm.
* Nước: Hoa nhài cần nước để sinh trưởng và ra hoa liên tục nhưng không chịu úng, do đó cần trồng nơi cao ráo, tưới tiêu thuận lợi.
* Đất đai: Hoa nhài sống được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất đồng bằng trung tính (pH từ 6,5 – 7) đến đất đồi núi hơi chua (pH từ 3,5 – 4); từ đất thịt nặng đến đất thịt pha cát, đất đồi núi nghèo dinh dưỡng, đất bạc màu nếu được chăm sóc tốt, bón phân, tưới nước đầy đủ vẫn cho năng suất hoa cao.
Phương pháp nhân giống
Thường sử dụng phương pháp giâm cành. Nên chọn những cây khỏe, không bênh hại, ụ đất ươm phải tơi xốp, màu mỡ, thoát nước tốt, không có đá hay vụn gạch ngói. Nên giâm cành vào mùa xuân, sau khi giâm khoảng 20 ngày thì cành sẽ ra rễ.
Không gian trưng bày thích hợp
Cành cây dài, có dạng rễ cuộn, rất thích hợp đặt ở bậc thềm, không những đẹp mà hương thơm tỏa ra cũng đem lại cảm giác dễ chịu, sảng khoái, duy trì tâm trạng vui vẻ cho con người. Hoa nhài là loài hoa có hương thơm dễ chịu nên thường được trồng ở những nơi có không gian hẹp, công viên, sân nhà… Chậu hoa nhài cũng có thể dùng trang trí ở ban công.
Có nên trồng hoa nhài trong nhà không?
Hoa nhài có thể tiết ra một loại dầu có hương thơm khử trừ được những vi khuẩn gây bệnh.
Hoa nhài có thể diệt trừ được hàng trăm vi khuẩn bạch hầu và những vi khuẩn khác trong vòng 5 phút.
Hoa nhài là một trong những loại cây có thể làm cho tịnh thần đươc thư giãn 1 cách thoải mái, sảng khoái.
Với một số công dụng tiêu biểu như trên, mình tin là các bạn đã có câu trả lời rồi cho mình rồi chứ 🙂
Cách Chăm Sóc Cây Xương Rồng Nở Hoa Đẹp
Họ xương rồng ( tên khoa học: Cactaceae) là một loài thực vật mọng nước, có khá nhiều dạng phát triển: cây đơn, thành bụi hoặc phủ sát mặt đất, phát triển cao lớn tới vài mét. Đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, nhưng cũng có rất nhiều loài ký sinh trên thân các loài cây khác để phát triển.
Cây xương rồng là loại cây có cách trồng đơn giản và dễ chăm sóc hơn các loại cây cảnh khác vì bản thân chúng là những loại thực vật dễ thích nghi. Từ lâu, xương rồng đã trở thành một loại cây cảnh khá phổ biến do dễ sinh trưởng và không cần chăm sóc quá nhiều. Nhưng nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng xương rồng, chậu cây cảnh sẽ đẹp và bền hơn.
Cách chăm sóc cây xương rồng
Cây xương rồng có nguồn gốc từ sa mạc nên chúng thích nghi rất tốt với môi trường khô hạn, vì vậy lượng nước tưới rất quan trọng trong quá trình chăm sóc xương rồng. Nếu bạn tưới nhiều sẽ khiến cây dễ bị úng, nhưng để cây khô nước quá lâu cũng sẽ làm yếu cây, khả năng ra hoa sẽ thấp hơn.
Khi tưới nước cho cây xương rồng bạn nên lưu ý chọn loại nước có độ PH trung bình như nước mưa hay nước máy. Lượng nước tưới và số lần tưới phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thời tiết, loại chậu trồng, loại xương rồng mà bạn đang trồng. Mỗi khi tưới nước, bạn nên quan sát thật kỹ đất trồng khô hẳn rồi mới tưới (cách chăm sóc khá tương tự với sen đá). Lượng nước tưới trên một lần cũng nên tưới vừa đủ cho nước ngấm tới rễ cây, khoảng 3/4 chậu trồng.
Trồng xương rồng tại nơi có nhiệt độ cao như ban công, sân thượng, ngoài vườn…có thể tưới 2-3 lần/tuần trong điều kiện không mưa. Nếu trời mưa nhiều bạn nên cho cây vào nhà để tránh mưa úng, làm hỏng bộ rễ của cây.
Nếu bạn để cây xương rồng ở nơi có nhiệt độ thấp hơn như cửa sổ hay bàn làm việc, chỉ cần tưới 1 lần/tuần hoặc ít hơn tùy thuộc mặt đất khô nhanh hay chậm. Lưu ý: cây xương rồng mới mua về, thay chậu, bị va đập gây tổn thương nên để sau 3-5 ngày mới tưới nước. Để những nơi bị tổn thương trong quá trình này có thể liền sẹo và không bị vi trùng xâm nhập gây hại cho cây.
Chú ý: Mùa đông nên tưới nước ít hơn mùa hè, thường từ 7-10 ngày mới cần tưới nước cho cây xương rồng.
Ánh sáng và không khí là yếu tố quan trọng giúp cây xương rồng phát triển khỏe mạnh và ra hoa đẹp, thiếu nắng làm xương rồng quang hợp kém thậm chí để lâu sẽ làm yếu và chết cây. Vì vậy xương rồng cần khoảng 50% ánh sáng mỗi ngày (khoảng 6h). Tuy nhiên vào mùa hè bạn có thể che bớt sáng khoảng 50-70% bằng lưới đen nông nghiệp để cây có thể phát triển tốt hơn.
Nếu bạn để cây xương rồng trên bàn làm việc hay cửa sổ nên đem phơi nắng 2-3 ngày/lần, mỗi lần khoảng 4-5h vào buổi sáng hoặc chiều muộn (tầm sau 15h chiều) là tốt nhất. Trong trường hợp này không nên phơi nắng liên tục quá 6h dễ làm cây cháy nắng tạo thành những vết thâm gây xấu cây.
Xương rồng trồng ở nơi nhiều nắng cây sẽ dễ ra hoa hơn để nơi ít nắng, đặc biệt khi kích thích xương rồng ra hoa nên phơi nắng cây xương rồng ít nhất 6h/ ngày là tốt nhất cho cây.
Lưu ý: Cây xương rồng ưa sự thông thoáng nên để cây ở nơi thoáng gió giúp chúng phát triển tốt nhất.
Cây xương rồng có thể phát triển bình thường ở nhiệt độ từ 10°C-50°C, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất để giúp cho cây xương rồng nở hoa là từ 15°C-30°C.
Chú ý: cây xương rồng có hoa nên hạn chế để phòng máy lạnh vì dễ làm hoa mau tàn do thay đổi đột ngột nhiệt độ, hoa xương rồng nở ban ngày và cụp vào ban đêm. Sau khi hoa tàn bạn nên giữ lại hạt cây để có thể gieo lên thành cây mới.
Đất trồng cây xương rồng phải là loại đất xốp, thoáng, thoát nước tốt ( đất cát pha thịt hoặc loại đất chuyên dùng cho xương rồng. Hỗn hợp đất trồng xương rồng thường bao gồm: phân bò hoai mục, tro, xỉ than, xơ dừa, đất akadama (giúp kích thích phát triển rễ), và cát sỏi để thoát nước tốt.
Trong đó, yêu cầu về độ tơi xốp thoáng khí quan trọng hơn cả dinh dưỡng trong đất (Dinh dưỡng có thể bổ sung sau bằng phân tan chậm. Công thức trộn dễ tìm thấy nhất cho mọi người ở mọi nơi có thể sử dụng như sau: 20% tro (Trấu hun) + 30% xỉ than (than tổ ong đã đốt và đập nhỏ) + 30% cát sỏi + 20% xơ dừa + 10% đất akadama đảm bảo tơi xốp nhất có thể.
Nếu có điều kiện hơn các bạn có thể sử dụng đá nham thạch núi lửa (nhập từ Indonesia), đất sét nung, đất akamada (đất sét nung của Nhật cực kỳ tốt cho cây xương rồng.
Trồng cây xương rồng trong chậu để ngoài trời nên lót thêm một lớp xỉ than dưới đáy chậu để chậu có thể thoát nước tốt tránh ngập úng. Công thức bón phân NPK tổng quát cho cây xương rồng theo tỉ lệ: 15 – 30 – 15 . Trong thực tế, nếu có điều kiện ta nên bón phân theo thời kỳ sinh trưởng của cây như sau:
Thời kỳ cây con 16 – 16 – 8 hoặc 20 – 20 – 0
Thời kỳ tăng trưởng 18 – 19 – 30 hoặc 20 – 30 – 20
Kích thích xương rồng nở hoa 10 – 60 (55, 50) – 10
Thời kỳ ra hoa 6 – 30 – 30
Với các loại xương rồng đã lớn mà các bạn đã mua về chỉ cần sử dụng loại phân chủ yếu là NPK theo tỷ lệ 20-20-20 để tăng chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt. Hoặc đơn giản nhất nếu bạn không muốn quá mất thời gian tìm hiểu cách bón phân cho cây xương rồng thì có thể qua trực tiếp Cây Xinh để thay đất miễn phí định kỳ 6 tháng/lần để giúp cây phát triển tốt và ra hoa đúng thời điểm.
Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Tử Đằng Ra Nhiều Hoa
Cây hoa tử đằng được khá nhiều người yêu thích với cây hoa tử đằng có thể leo được khắp khu vườn của bạn và bạn có thể trồng ngay ở trước cổng để cây có thể ra hoa quanh cổng nhà bạn.
ở nước ta hoa tử đằng thưởng nở vào tháng 2 và tháng 3 dương lịch và Một số vũng ở miền nam tuy mua đông không hề lạnh với dải nhiệt độ từ 10-20 Co nhưng hoa tử đằng vẫn lên hoa rất đẹp (nhà vườn chúng tôi đã có thử nghiệm tại Sài Gòn và nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng).
Đặc điểm của cây hoa tử đằng.,
Đối với cây tử đằng thì cây thường mọc đối xướng, và có chiều dài từ 13cm đến 35 cm và mọc hình lông chim từ 9-19 lá.
Rể của cây tử đằng thường là rể cọc sâu, rất ít rễ phụ và sinh trưởng rất nhanh, có tuổi thọ lâu dài và có thể leo bám.
– Sau khi đã ngâm ủ hạt giống, lấy chúng ra khỏi nước. Chuẩn bị chậu gieo với lớp đất bằng phằng, có độ mùn tốt. Rắc hạt giống, phủ lại một lớp đất mỏng để vào nơi có ánh nắng buổi sáng. Hàng ngày dùng bình xịt, phun sương giữ ẩm cho đất. Hạt sẽ nảy mầm trong một vài ngày hoặc vài tuần.
Khi các hạt giống đã nảy mầm và mọc lên, bạn có thể tách chúng trồng ra các chậu riêng. Sau 3 – 7 ngày cây con sẽ mọc lên, tốt nhất nên trồng cây Tử Đằng ra đất để cây phát triển được tốt nhất.
Giữ ẩm đất cho đến khi bạn đã sẵn sàng để trồng cây ra đất vườn. Hầu hết các loại Wisteria thích môi trường đất tốt màu mỡ và mặt trời đầy đủ, mặc dù loại cây này cũng được đánh giá có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu khác. Cây hoa Tử Đằng giâm/chiết cành có ưu điểm là leo mạnh, nhanh ra hoa bởi được giâm/chiết từ cây mẹ nhiều tuổi, tuy nhiên nếu cây mẹ được chiết từ nước nguyên bản tại nước xứ lạnh thì cây sẽ phát triển kém, mất một khoảng thời gian mới thuần hóa được với điều kiện khí hậu tại Việt Nam.
Nếu đất của bạn đang trong tình trạng nghèo, thêm phân hữu cơ; nếu không màu mỡ, cây hoa Tử Đằng vẫn có thể sẽ tăng trưởng ở hầu hết các loại đất. Hoa sẽ ra vào đầu Hè nên còn gọi là hoa mùa Hè. Vào mùa Xuân hoặc mùa Thu, cây cần được chăm sóc tốt.
Mỗi mùa xuân, bón một lớp phân hữu cơ gần gốc cây. Nên phủ một lớp nilong quanh gốc cây để bảo về cây tránh mọc cỏ dại và giữ ẩm cho cây. Bón thêm NPK để hỗ trợ ra hoa.
Tỉa là bí quyết để có hoa tốt.
Đối với một cây lớn chính thức, cắt phía ngọn trở lại 15cm vào mùa hè, sau đó rút ngắn lại trong mùa đông tới 3 chồi. Những chồi mới cắt có thể mất một vài năm mới cho hoa.
Sâu bệnh: Chết mầm non, bệnh đốm lá, bệnh virus, bọ cánh cứng Nhật Bản, rệp, côn trùng, rệp sáp và có thể có vấn đề khác nữa..
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cây Hoa Sữa – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Sữa trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!