Đề Xuất 3/2023 # Cấu Tạo Mắt Và Cơ Chế Hoạt Động Của Mắt # Top 10 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Cấu Tạo Mắt Và Cơ Chế Hoạt Động Của Mắt # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cấu Tạo Mắt Và Cơ Chế Hoạt Động Của Mắt mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mắt là cơ quan nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Mắt là cơ quan thị giác thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật, màu sắc để chuyển vào não xử lý và lưu trữ. Cùng tìm hiểu cấu tạo và cơ chế hoạt động của mắt.

Cấu tạo bên ngoài

Nhìn bên ngoài, đôi mắt cơ bản có các bộ phận sau: lông mày, lông mi, mi mắt, tròng trắng, tròng đen…

Cấu tạo bên trong

Mắt là một cơ quan có cấu tạo bên trong hết sức tinh vi trong đó giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc là những bộ phận cơ bản để đảm bảo chức năng nhìn của mắt.

Bán phần trước

Giác mạc

Giác mạc (lòng đen), là một màng trong suốt, rất dai, không có mạch máu có  hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu. Đường kính của giác mạc khoảng 11 mm, bán kính độ cong là 7,7 mm. Chiều dày giác mạc ở trung tâm mỏng hơn ở vùng rìa.

Bán kính cong mặt trước giác mạc tạo thành lực hội tụ khoảng 48,8D, chiếm 2/3 tổng công suất khúc xạ của nhân cầu. Về phương diện tổ chức học giác mạc có 5 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: biểu mô, màng Bowmans, nhu mô, màng Descemet, nội mô.

Mống mắt – Đồng tử

Mống mắt là vòng sắc tố bao quanh đồng tử, quyết định màu mắt (đen, nâu, xanh..). Đồng tử là lỗ nhỏ màu đen, nằm ở trung tâm của mống mắt. Đồng tử có thể co lại hoặc giãn ra nhờ các cơ nằm trong mống mắt để điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt.

Thủy tinh thể

Thủy tinh thể nằm sau mống mắt. Thủy tinh thể trong suốt làm nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ cho ánh sáng đi qua, tập trung các tia sáng đúng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ nét, giúp ta có thể nhìn xa gần.

Bán phần sau

Dịch kính

Dịch kính là chất dạng gel trong suốt lấp đầy buồng nhãn cầu ở phía sau thể thuỷ tinh. Khối dịch kính chiếm chừng 2/3 thể tích nhãn cầu.

Dây thần kinh mắt- mạch máu võng mạc

Dây thần kinh thị giác là nơi tập hợp các bó sợi thần kinh có chức năng dẫn truyền các tín hiệu nhận được ở võng mạc giúp ta nhận biết ánh sáng, hình ảnh… Mạch máu võng mạc  gồm động mạch và tĩnh mạch trung tâm võng mạc cung cấp chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng mắt.

Hoàng điểm

Võng mạc là một màng bên trong đáy mắt có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại. Trung tâm võng mạc là hoàng điểm (điểm vàng), nơi tế bào thị giác nhạy cảm nhất giúp nhận diện nội dung, độ sắc nét của hình ảnh.

Thông qua các dây thần kinh thị giác võng mạc sẽ chuyển năng lượng ánh sáng thành tín hiệu thị lực và gửi về trung khu phân tích ở não. Võng mạc có nhiều lớp tế bào, đáng chú ý là lớp tế bào que, tế bào nón và lớp tế bào thần kinh cảm thụ.

Tế bào que, tế bào nón nhận biết hình ảnh, màu sắc. Lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào que, tế bào nón trước tác động gây hại của tia cực tím và ánh sáng xanh chất chuyển hóa gây hại võng mạc.

Cơ chế hoạt động của mắt

Để hiểu một cách đơn giản, cơ chế hoạt động của mắt tương tự như cơ chế hoạt động của máy chụp ảnh. Để chụp được ảnh, ánh sáng phản xạ từ vật được khúc xạ qua hệ thống thấu kính và hội tụ tại phim, qua quá trình rửa hình sẽ cho ta các bức ảnh.

Mắt có hệ thấu kính thuộc bán phần trước nhãn cầu bao gồm giác mạc, đồng tử, thủy tinh thể. Ánh sáng vào mắt sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc của mắt.

Tại đây tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh. Sau đó, tín hiệu đó được truyền đến não thông qua hệ thần kinh thị giác và được xác nhận là hình ảnh tại não bộ. Đây chính là cơ chế hoạt động của mắt để bạn nhìn thấy một vật nào đó.

Đối với máy ảnh, chúng ta phải điều chỉnh tiêu cự chính xác và mức độ ánh sáng, khi ống kính bị bẩn phải lau chùi và bảo dưỡng cẩn thận.

Trong thực tế mắt chúng ta cũng thực hiện những công việc đó một cách hoàn toàn tự động. Ví dụ, để thay đổi tiêu cự thì thủy tinh thể sẽ thay đổi độ cong của mình dưới sự điều khiển của cơ thể mi trong mắt. Việc điều chỉnh độ co giãn của mống mắt sẽ làm thay đổi kích thước của lỗ đồng tử, từ đó điều khiển cường độ chùm sáng đi vào.

Các tuyến lệ chính và phụ hoạt động giúp cho giác mạc luôn được bôi trơn, nó là một cơ chế vệ sinh và bảo vệ tự nhiên mà tạo hóa ban cho đôi mắt. Các hoạt động này diễn ra tự động dưới sự điều khiển vô cùng tinh vi của các cơ chế thần kinh, mà không một máy ảnh cao cấp nào có thể sánh kịp.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Bác sĩ Chuyên khoa II. Đặng Đức Khánh Tiên

Bài 10: Hoạt Động Của Cơ

Bài 10: Hoạt động của cơ

Bài 10: Hoạt động của cơ thuộc CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG

Đề bài

Hãy chọn từ thích hợp trong khung và điền vào chỗ trống trong các câu sau:

– Khi cơ ………. tạo ra một lực.

– Cầu thủ đá bóng tác động một ……………..vào một bóng.

– Kéo gầu nước, tay ta tác động một …………………vào gầu nước.

Lực kéo, lực hút, lực đẩy, co, dãn

– Khi cơ co tạo ra một lực.

– Cầu thủ đá bóng tác động một lực đẩy vào quả bóng.

– Kéo gầu nước tay ta tác động một lực kéo vào gầu nước.

Đề bài

– Làm thí nghiệm như hình 10.

– Khi khối lượng quả cân thay đổi, nhận thấy biên độ co cơ ngón tay cũng thay đổi.

– Hãy tính công co cơ (g/cm) và điền vào ô trống bảng 10.

Bảng 10. Kết quả thực nghiệm về biên độ co cơ ngón tay

– Qua kết quả trên, em hãy cho biết với khối lượng như thế nào thì công cơ sản ra lớn nhất?

– Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần, có nhận xét gì về biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài?

– Khi chạy một đoạn đường dài, em có cảm giác gì? Vì sao như vậy?

– Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc quá sức có thể đặt tên là gì?

– Tính công co cơ tay và điển vào bảng 10 dựa theo công thức tính công là: A = Fs (đơn vị tính lực F là niutơn, độ dài s là mét và công A là jun; 1J = 1 N.m)

– Qua kết quả trên ta thấy khối lượng phù hợp thì công cơ sản sinh ra lớn.

– Khi chạy một đoạn đường dài thì tốc độ về sau càng giảm, em có cảm giác mệt mỏi vì cơ thể không cung cấp đủ oxi làm tích tụ axit lactic trong cơ làm mỏi cơ.

– Khi ngón trỏ kéo và thả quả cân nhiều lần , biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài bị thay đổi.

– Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc quá sức có thể đặt tên là sự mỏi cơ.

Đề bài

– Khi bị mỏi cơ cần làm gì để cơ hết mỏi?

– Trong lao động cần có những biện pháp gì để cho cơ lâu mỏi và có năng suất lao động cao?

Nguyên nhân của sự mỏi cơ:

Nqjếu lượng ôxi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện yếm khí (không có ôxi) là axit lactic tăng và năng lượng sản ra ít. Axit lactic bị tích tụ sẽ đầu đọc làm cơ mỏi.

– Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.

– Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức, tức là đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. Ngoài ra, cũng cần có tinh thần thoải mái vui vẻ.

Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động.

Đề bài

– Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

– Những hoạt động nào được coi là sự luyện tập cơ?

– Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào dến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì đối với hệ cơ?

– Nên có phương pháp luyện tập như thế nào để có kết quả tốt nhất?

* Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố:

– Thần kinh: Tinh thần sảng khoái, ý thức cố gắng thì co cơ tốt hơn.

– Thể tích của cơ: Bắp cơ lớn thì khả năng co cơ mạnh hơn.

– Lực co cơ.

– Khả năng dẻo dai bền bỉ: Làm việc lâu mỏi.

* Sự luyện tập thường xuyên giúp tăng thể tích của cơ (người có thân thể cường tráng), tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai. Do đó, năng suất lao động cao. Việc luyện tập thường xuyên không chỉ làm cơ thể phát triển mà còn làm cho xương thêm cứng rắn, phát triển cân đối, làm tăng năng lực hoạt động của các cơ quan khác như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, làm cho tinh thần sảng khoái.

* Để đảm bảo việc rèn luyện cơ có kết quả, với học sinh cần: thường xuyên tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, tham gia các môn thể thao như chạy, nhảy, bơi lội, bóng chuyền, bóng bàn, bắn cung… một cách vừa sức. Đồng thời, có thể tham gia lao động sản xuất phù hợp với sức lực.

Giải bài 1 trang 36 SGK Sinh học 8. Công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào?

– Khi cơ co tạo một lực tác động vào vật, làm vật di chuyển, tức là sinh ra một công.

– Công của cơ được sử dụng trong các thao tác vận động trong lao động. Nếu có một lực F tác động vào vật làm vật dịch chuyển t quãng đường s theo phương của lực thì sản sinh một công là: A = Fs.

Giải bài 2 trang 36 SGK Sinh học 8. Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ

* Mỏi cơ:

Mỏi cơ là hiện tượng cơ giảm dần và dẫn đến không còn khả năng phản ứng với những kích thích môi trường mà trước đó đã từng phản ứng. Trong lao động, mỏi cơ được biêu hiện ở việc giảm khả năng tạo công, các động tác lao động thiếu chính xác.

* Nguyên nhân của sự mỏi cơ:

Nguồn năng lượng cung cấp cho sự co cơ từ sự ôxi hoá chất dinh dưỡng do máu mang đến. Quá trình co cơ sẽ sản sinh nhiệt và chất thải là khí cacbônic.

Nếu lượng ôxi cung cấp không đủ; sản phẩm tạo ra của sự ôxi hoá không chỉ có năng lượng, nhiệt, khí cacbônic; mà còn có sản phẩm trung gian là axit lactic. Thiếu ôxi cùng với sự tích tụ axit lactic trong cơ gây đầu dộc và làm cơ mỏi. Năng lượng cung cấp không đầy đủ cũng là một trong những nguyên nhân mỏi cơ.

Giải bài 3 trang 36 SGK Sinh học 8. Nêu những biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của các biện pháp chống mỏi cơ.

Nguyên nhân của sự mỏi cơ: do ôxi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện yếm khí (không có ôxi) là axit lactic tăng và năng lượng sản ra ít.

Biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của cơ và chống mỏi cơ:

– Để năng suất lao động cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức, đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. Ngoài ra còn có tinh thần thoái mái vui vẻ.

– Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động.

– Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.

Giải bài 4 trang 36 SGK Sinh học 8. Hằng ngày lập thể dục buổi sáng đều đặn và dành 30 phút buổi chiều để tham gia thể thao.

Đề bài

Hằng ngày lập thể dục buổi sáng đều đặn và dành 30 phút buổi chiều để tham gia thể thao. Chú ý đừng vui chơi quá sức, ảnh hưởng đến lao động và học tập. Hãy theo dõi sự phát triển của cơ sau 3 tháng.

Rèn luyện cơ và thân thể theo hướng dẫn trong sách giáo khoa, theo dõi sự phát triển của cơ thể và rút kinh nghiệm để điều chỉnh sự rèn luyện tiếp theo sao cho phù hợp.

Xem Video bài học trên YouTube

Là một giáo viên Dạy cấp 2 và 3 thích viết lạch và chia sẻ những cách giải bài tập hay và ngắn gọn nhất giúp các học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất

Bài 9 Cấu Tạo Và Tính Chất Của Cơ

– Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ), bọc trong màng liên kết.

– Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp, phần giữa phình to là bụng cơ.

NĂM HỌC 2014- 2015 GV: THÂN THỊ DIỆP NGA SINH HOÏC 8 KIỂM TRA BÀI CŨ + Cấu tạo và chức năng của xương dài? + Thành phần hóa học và tính chất của xương? BÀI 9 CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ II. Tính chất của cơ NỘI DUNG: III. Ý nghĩa của hoạt động co cơ ? Nhận xét số lượng, hình dạng của cơ trên cơ thể người? ? Mô cơ gồm mấy loại? ? Cơ vân có chủ yếu ở đâu? I - Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ Gồm ba loại: Mô cơ vân, cơ trơn và cơ tim. - Có chủ yếu trong bắp cơ, là loại cơ có chủ yếu trong cơ thể. - Cơ bám vào xương làm xương cử động. Do vậy còn gọi là cơ vân hay cơ xương. I - Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ ? Em có nhận xét gì về cấu tạo của bắp cơ? - Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ), bọc trong màng liên kết. - Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp, phần giữa phình to là bụng cơ. 1 - Cấu tạo bắp cơ: I - Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ - Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ), bọc trong màng liên kết. - Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp, phần giữa phình to là bụng cơ. 1 - Cấu tạo bắp cơ: Tế bào cơ có cấu tạo như thế nào? Giải thích các chi tiết trong hình ? 2. Cấu tạo của tế bào cơ: + Tơ cơ mảnh:Trơn, tạo thành vân sáng + Tơ cơ dày:Có các mấu lồi sinh chất tạo thành vân tối Tơ cơ dày và tơ cơ mảnh xếp xen kẽ nhau theo chiều dọc tạo thành các vân ngang. Đơn vị cấu trúc là giới hạn giữa tơ cơ mảnh và tơ cơ dày (đĩa tối ở giữa, hai nửa đĩa sáng hai đầu) 2. Cấu tạo của tế bào cơ: C¸c em ®äc th"ng tin phÇn II SGK vµ quan s¸t hình 9-2, Tại sao khi cơ co bắp cơ ngắn lại? Tính chất của cơ là gì? Tính chất của cơ là sự co và dãn cơ Do tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại. II. Tính chất của cơ Hình 9-3 Sơ đồ phản xạ đầu gối C¸c em ®äc th"ng tin phÇn II SGK vµ quan s¸t hình 9-3, - Ngồi thả lỏng trên ghế, dùng búa (y tế) gõ nhẹ vào gân xương bánh chè Cơ co khi nào? Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh II. Tính chất của cơ - Tính chất của cơ là sự co và dãn cơ - Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại, đó là sự co cơ. - Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh Gập cẳng tay vào sát với cánh tay em thấy hiện tượng gì xảy ra ? Vì sao Sự co cơ có ý nghĩa như thế nào ? III. Ý nghĩa của hoạt động co cơ Cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể . III. Ý nghĩa của hoạt động co cơ Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ - Cơ co giúp xương cử động, cơ thể vận động và lao động. - Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 33. - Làm bài tập 3 trang 33 sách giáo khoa. - Đọc trước và chuẩn bị bài mới: hoạt động của cơ.

Sinh Học 8 Bài 10: Hoạt Động Của Cơ

Tóm tắt lý thuyết

Khi cơ co tạo ra một lực tác động vào vật làm vật di chuyển tức là đã sinh ra công

Công sử dụng để vận động và lao động

Cách tính: A = F.s

1J = 1 N.m

Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố:

Trạng thái thần kinh

Nhịp độ lao động

Khối lượng của vật

Sự mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu → biên độ co cơ giảm dần và ngừng hẳn.

a. Nguyên nhân:

Khi sự oxy hóa các chất dinh dưỡng do máu mang tới tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là CO 2

Nếu lượng oxy cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện yếm khí là axit lactic tăng và năng lượng sinh ra ít. Axít lactic bị tích tụ sẽ đầu độc làm mỏi cơ.

⇒ Nguyên nhân là do:

Lượng ôxi cung cấp cho cơ thiếu

Năng lượng cung cấp ít

Sản phẩm tạo ra là axit lactic gây đầu độc cơ

b. Biện pháp:

Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau khi chạy nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp

Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng vừa sức

Rèn luyện cơ thể thường xuyên thông qua lao động thể dục thể thao

Khả năng co cơ của người phụ thuộc vào những yếu tố:

Thần kinh: tinh thần sảng khoái, ý thức cố gắng

Thể tích của cơ: Bắp cơ lớn thì khả năng co cơ mạnh

Lực của cơ co

Khả năng dẻo, dai

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vừa sức có tác dụng:

Tăng thể tích cơ bắp

Tăng lực co cơ, cơ thể phát triển cân đối

Xương cứng chắc, hoạt động tuần hoàn, hô hấp tiêu hóa có hiệu quả.

Tinh thần sảng khoái, năng suất lao động cao.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cấu Tạo Mắt Và Cơ Chế Hoạt Động Của Mắt trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!