Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Vẽ Ảnh Của Vật Qua Thấu Kính Phân Kì Cực Hay mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách vẽ ảnh của vật qua thấu kính phân kì cực hay
Phương pháp giải:
Học sinh cần nắm được kiến thức về đường truyền 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì, cách dựng ảnh một vật qua thấu kính phân kì.
1. Đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì:
(1: : Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.
(2: : Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
(3: : Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính (tia này đặc biệt khác với thấu kính hội tụ:
2. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì:
– Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
– Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
– Nếu đưa vật ra xa thấu kính nhưng theo phương song song với trục chính thì ảnh nhỏ dần và xa thấu kính dần.
– Vật đặt sát thấu kính cho ảnh ảo bằng vật.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1.
Tia tới SI song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló
A. đi qua tiêu điểm của thấu kính.
B. song song với trục chính của thấu kính.
C. cắt trục chính của thấu kính tại quang tâm O.
D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Hướng dẫn giải:
Đáp án: D
Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.
Ví dụ 2.
A. ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
B. ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
C. ảnh ảo, ngược chiều với vật và lớn hơn vật.
D. ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
Hướng dẫn giải:
Đáp án: B
Vì vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. Nên ảnh A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Ví dụ 3.
Một tia sáng chiếu đến thấu kính phân kì. Tia sáng có phương song song trục chính của thấu kính, tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 12cm. Tiêu cự của thấu kính này là bao nhiêu? Hãy giải thích.
Hướng dẫn giải:
Tiêu cự của thấu kính là 12cm
Vì tia tới song song với trục chính thì đường kéo dài của tia ló sẽ cắt trục chính của thấu kính tại tiêu điểm F của thấu kính. Do đó OF = 12cm.
Bài tập trắc nghiệm tự luyện
Câu 1. Để có tia ló song song với trục chính của một thấu kính phân kỳ thì
A. tia tới song song trục chính.
B. tia tới đi qua tiêu điểm cùng phía với tia tới so với thấu kính.
C. tia tới có phần kéo dài qua tiêu điểm khác phía với tia tới so với thấu kính.
D. tia tới đi qua quang tâm O của thấu kính.
Hiển thị đáp án
Đáp án: CCâu 2. Khi đặt một trang sách trước một thấu kính phân kỳ thì
A. ảnh của dòng chữ nhỏ hơn dòng chữ thật trên sách.
B. ảnh của dòng chữ bằng dòng chữ thật trên sách.
C. ảnh của dòng chữ lớn hơn dòng chữ thật trên sách.
D. ảnh của dòng chữ có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn dòng chữ thật trên sách.
Câu 3. Đối với thấu kính phân kỳ, khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh của vật tạo bởi thấu kính
A. ở tại quang tâm.
B. ở cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
C. ở khác phía so với vật.
D. ở chính giữa tiêu điểm và quang tâm của thấu kính
Câu 4. Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ và thấu kính hội tụ giống nhau ở chỗ
A. đều lớn hơn vật.
B. đều nhỏ hơn vật.
C. đều ngược chiều với vật.
D. đều cùng chiều với vật.
Câu 5. Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ
A. càng lớn và càng xa thấu kính.
B. càng lớn và càng gần thấu kính.
C. càng nhỏ và càng gần thấu kính.
D. càng nhỏ và càng xa thấu kính.
Câu 6. Một tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì. Em hãy vẽ tia ló qua thấu kính phân kì.
Hiển thị đáp án
Câu 7. Nếu đưa một vật ra rất xa thấu kính phân kỳ, theo phương song song với trục chính thì ảnh của vật thay đổi như thế nào?
Câu 8. Nếu đưa một vật ra rất xa thấu kính phân kỳ, theo phương song song với trục chính thì ảnh của vật thay đổi như thế nào?
Minh có một thấu kính, nhưng Minh không biết đây là thấu kính hội tụ hay phân kì. Để xác định xem thấu kính này là loại gì thì Minh chiếu một tia sáng tới thấu kính. Tia tới và tia ló ra khỏi thấu kính như trên hình vẽ. Theo em đây là thấu kính loại gì? Em hãy giải thích tại sao?
Câu 9. Vật AB đặt trước một thấu kính cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Như vậy đã đủ điều kiện để khẳng định đây là thấu kính phân kì chưa? Nếu chưa thì phải thêm điều kiện để khẳng định thấu kính đó là thấu kính phân kì?
Minh có một thấu kính, nhưng Minh không biết đây là thấu kính hội tụ hay phân kì. Để xác định xem thấu kính này là loại gì thì Minh chiếu một tia sáng tới thấu kính. Tia tới và tia ló ra khỏi thấu kính như trên hình vẽ. Theo em đây là thấu kính loại gì? Em hãy giải thích tại sao?
Câu 10. Vật sáng AB đặt trước một thấu kính phân kì như trên hình vẽ. Hãy vẽ ảnh của AB qua thấu kính phân kì và nêu đặc điểm của ảnh.
Minh có một thấu kính, nhưng Minh không biết đây là thấu kính hội tụ hay phân kì. Để xác định xem thấu kính này là loại gì thì Minh chiếu một tia sáng tới thấu kính. Tia tới và tia ló ra khỏi thấu kính như trên hình vẽ. Theo em đây là thấu kính loại gì? Em hãy giải thích tại sao?
Hiển thị đáp án
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Lý thuyết – Bài tập Vật Lý 9 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 9.
Thấu Kính Phân Kỳ, Cách Dựng Ảnh Của Thấu Kính Phân Kỳ Và Bài Tập Vận Dụng
Để giải đáp thắc mắc trên, bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ, cách dựng ảnh của 1 vật khi qua thấu kính phân kỳ như thế nào? Qua đó giải một số câu hỏi bài tập vận dụng thấu kính phân kỳ.
I. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ
- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
- Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
- Vật đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh của vật cũng vuông góc với trục chính của của thấu kính.
* Câu C1 trang 122 SGK Vật Lý 9: Hãy làm thí nghiệm để chứng tỏ rằng không thể hứng được ảnh của vật trên màn với mọi vị trí của vật.
° Lời giải Câu C1 trang 122 SGK Vật Lý 9:
- Đặt vật ở một vị trí bất kì trước thấu kính phân kì.
- Đặt màn hứng ở trước thấu kính, từ từ đưa màn ra xa thấu kính và quan sát xem có ảnh trên màn hay không.
- Thay đổi vị trí của vật và cũng làm tương tự như trên, ta vẫn được kết quả là không có vị trí nào của vật để thu được ảnh trên màn quan sát.
* Câu C2 trang 122 SGK Vật Lý 9: Làm thế nào để quan sát được ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì? Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo? Cùng chiều hay ngược chiều với vật?
° Lời giải Câu C2 trang 122 SGK Vật Lý 9:
- Muốn quan sát được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì, ta đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló.
– Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì là ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật
II. Cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính phân kỳ
1. Cách dứng ảnh của 1 điểm sáng S qua thấu kính phân kỳ
- Từ S ta dựng hai tia (chọn 2 trong 3 tia đặc biệt) đến thấu kính, sau đó vẽ hai tia ló ra khỏi thấu kính.
2. Cách dựng ảnh của 1 vật AB qua thấu kính phân kỳ
° Lời giải Câu C3 trang 122 SGK Vật Lý 9:
- Muốn dựng ảnh của một vật AB qua thấu kính phân kì khi AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính, ta làm như sau:
– Dùng hai trong ba tia sáng đã học để dựng ảnh B’ của điểm B.
+ Tia BI đi song song với trục chính nên cho tia ló có đường kéo dài đi qua F
+ Tia tới BO là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng
+ Hai tia ló trên có đường kéo dài giao nhau tại B’, ta thu được ảnh ảo B’ của B qua thấu kính.
– Từ B’ hạ vuông góc với trục của thấu kính, cắt trục chính tại điểm A’. A’ là ảnh của điểm A. A’B’ là ảnh ảo của AB tạo bởi thấu kính phân kỳ.
* Câu C4 trang 122 SGK Vật Lý 9: Trên hình 45.2 cho biết vật AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm O một khoảng OA = 24cm.
+ Hãy dưng ảnh A’B’ của vật AB tạo bởi thấu kính đã cho
+ Dựa vào hình vẽ, hãy lập luận để chứng tỏ rằng ảnh này luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
° Lời giải Câu C4 trang 122 SGK Vật Lý 9:
◊ Muốn dựng ảnh của một vật AB qua thấu kính phân kì khi AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính, ta làm như sau:
◊ Dùng hai trong ba tia sáng đặc biệt đã học để dựng ảnh B’ của điểm B.
+ Tia BI đi song song với trục chính nên cho tia ló có đường kéo dài đi qua F
+ Tia tới BO là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng
+ Hai tia ló trên có đường kéo dài giao nhau tại B’, ta thu được ảnh ảo B’ của B qua thấu kính.
+ Từ B’ hạ vuông góc với trục của thấu kính, cắt trục chính tại điểm A’. A’ là ảnh của điểm A. A’B’ là ảnh ảo của AB tạo bởi thấu kính phân kỳ (hình dưới).
– Do đó tia BO luôn cắt tia IK kéo dài tại B’ nằm trong đoạn FI → Hình chiếu A’ của B’ lên trục chính nằm trong đoạn OF. Chính vì vậy, ảnh A’B’ luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
III. Độ lớn của ảnh tạo bởi thấu kính
- Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ: Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật
- Ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì: Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
* Câu C5 trang 123 SGK Vật Lý 9: Đặt vật AB trước một thấu kính có tiêu cự f = 12cm. Vật AB cách thấu kính 1 khoảng d = 8cm, A nằm trên trục chính. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB. Dựa vào hình vẽ để nêu nhận xét về độ lớn của ảnh so với vật trong 2 trường hợp:
– Thấu kính là hội tụ.
– Thấu kính là phân kì.
° Lời giải Câu C5 trang 122 SGK Vật Lý 9:
◊ Đặt vật AB trong khoảng tiêu cự thì:
– Ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính hội tụ lớn hơn vật
– Ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính phân kì nhỏ hơn vật
IV. Bài tập vận dụng thấu kính phân kỳ
* Câu C6 trang 123 SGK Vật Lý 9: Từ bài toán trên, hãy cho biết ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì có đặc điểm gì giống nhau, khác nhau. Từ đó hãy nêu cách nhận biết nhanh chóng một thấu kính là hội tụ hay phân kì.
° Lời giải Câu C6 trang 122 SGK Vật Lý 9:
◊ So sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì:
– Giống nhau: Cùng chiều với vật.
– Khác nhau:
+ Đối với thấu kính hội tụ thì ảnh lớn hơn vật và ở xa thấu kính hơn vật.
+ Đốì với thâu kính phân kì thì ảnh nhỏ hơn vật và ở gần thấu kính hơn vật.
◊ Cách nhận biết nhanh chóng một thấu kính hội tụ hay phân kì:
– Đưa thấu kính lại gần dòng chữ trên trang sách. Nếu nhìn qua thấu kính thấy hình ảnh dòng chữ cùng chiều, to hơn so với khi nhìn trực tiếp thì đó là thấu kính hội tụ. Ngược lại, nếu nhìn thấy hình ảnh dòng chữ cùng chiều, nhỏ hơn so với nhìn trực tiếp thì đó là thẩu kính phân kì.
* Câu C7 trang 123 SGK Vật Lý 9: Vận dụng kiến thức hình học, tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh trong hai trường hợp ở C5 khi vật có chiều cao h = 6mm.
° Lời giải Câu C7 trang 122 SGK Vật Lý 9:
- Ta đặt: OA = d; OA’ = d’; OF = OF’ = f
– Theo hình trên, xét cặp tam giác đồng dạng ΔA’B’F’ và ΔOIF’; ΔOAB và ΔOA’B’, ta có:
- Vì AB = OI (tứ giác BIOA là hình chữ nhật) nên suy ra:
- Chia cả hai vế của (2) cho tích dd’f ta được:
- Thay d = 8cm, f = 12cm ta tính được: OA’ = d’ = 24cm và thay vào (*) ta được:
– Xét hình trên, với hai cặp tam giác đồng dạng là ΔA’B’F và ΔOIF; ΔOAB và ΔOA’B’, ta có:
- Vì AB = OI (tứ giác BIOA là hình chữ nhật) nên suy ra:
- Chia cả hai vế của (2) cho tích dd’f ta được:
– Đây chính là công thức tính tiêu cự của thấu kính phân kỳ:
– Thay d = 8cm, f = 12cm ta có: OA’ = d’ = 4,8cm và thay vào(**) ta được:
* Câu C8 trang 123 SGK Vật Lý 9: Hãy trả lời câu hỏi nêu ra ở phần mở bài, cụ thể câu hỏi như sau: Bạn Đông bị cận thị nặng. Nếu Đông bỏ kính ra, ta nhìn thấy mắt bạn to hơn hay nhỏ hơn khi nhìn mắt bạn lúc đang đeo kính?
° Lời giải Câu C8 trang 122 SGK Vật Lý 9:
- Bạn Đông bị cận thị nặng. Nếu Đông bỏ kính ra, ta nhìn thấy mắt bạn to hơn khi nhìn thấy mắt bạn đang đeo kính.
– Vì kính của bạn là thấu kính phân kì, khi ta nhìn mắt bạn qua thấu kính phân kì, ta đã nhìn thấy ảnh ảo của mắt, nhỏ hơn mắt khi không đeo kính.
Đồ Hay Vẽ Lại Một Vật Qua Hình Ảnh Bằng Photoshop
Chúng ta đều biết và yêu thích Adobe Photoshop vì tính năng tạo các bức hình manipulation theo dạng pixel của ứng dụng này. Trong hướng dẫn này, tôi quyết định sẽ xem xét các khả năng về vector của Photoshop, kết hợp với các hiệu ứng gradient, các chế độ và layer styles để tạo ra một sản phẩm từ PTS , trông như thật
Các bước đầu tiên yêu cầu phải có sự hiểu biết về công cụ thần thánh Pen Tool. Ở đây, bạn có thể tìm thấy rất nhiều các mẫu hữu dụng để thực hành các kỹ thuật về Pen Tool, giúp bạn trở nên xuất sắc. Đây là bài hướng dẫn và tôi đã cố gắng viết ngắn gọn các bước nhất có thể. Bài thực hành này có thể được làm trong một ngày rảnh rỗi!
1. Bắt đầu với Photoshop
Công cụ và các hình tham chiếu
Thay vì tạo nền, chúng ta sẽ tạo ra toàn bộ các hình cơ bản dạng vector bằng Pen Tool (P). Tất cả các hình vector này sẽ nằm ở các layer riêng của chúng.
Chúng ta sẽ đặt một hình tham chiếu có thể tải miễn phí trên google hay bất cứ ảnh nào . Cách làm này sẽ khiến bạn dễ dàng để thực hiện thao mỗi bước mà tôi mô tả.
Trong Adobe Photoshop, bắt đầu với các thiết lập cơ bản, tôi dự định sẽ tạo ra một sản phẩm quang khắc.
Bước 1: Tạo một tài liệu Photoshop mới của bạn Mở Adobe Photoshop và tạo ra một tài liệu trong suốt mới với các thiết lập bên dưới là 99mm x 200mm với 300dpi. Đặt hình tham chiếu của bạn ở giữa tài liệu mới này và đặt tên cho layer đó. Trong thực tế, khi bạn thực hiện qua các bước này, hãy chắc rằng bạn sẽ đặt tên cho tất cả các layer của bạn. Ở trên layer tham chiếu của bạn, tạo ra một thư mục layer và đặt tên nó là “base lighter”. Thư mục layer này sẽ là nơi bạn lưu trữ các hình vector chính của bạn.
2. Tạo các hình cơ bản
Bước 1: Sử dụng công cụ Pen Tool để tạo ra các hình vector
Sử dụng công cụ Pen Tool (P), trong chế độ hình layer, bắt đầu tạo hình chiếc bật lửa bằng các chi tiết (tổng cộng 8 chi tiết), sử dụng hình tham chiếu này làm hướng dẫn thô. Bạn không cần phải tạo ra chính xác trong lần đầu tiên vì các shape layer có thể chỉnh sửa bằng cách sử dụng Pen Tool và các công cụ phụ của nó. Vỏ chính bằng nhựa nằm ở phía dưới. Ở trên cùng là một layer chữ để thêm một chút cá nhân hóa. Tôi đã chọn màn hình của tôi có tên là “apepp” bằng cách sử dụng font Helvetica Neue Condensed Bold.
Kể từ bây giờ, tô màu cho mỗi shape layer dạng vector trong Photoshop với các sắc thái từ đen đến trắng để dễ dàng phân biệt chúng. Để thực hiện được điều này, nhấp đôi chuột vào thumbnail của layer đó trong bảng các layer để truy cập vào bảng chọn màu. Khi tám sắc thái màu của bạn đã được tạo ra, hãy nhớ giữ mọi thứ thật gọn gàng bằng cách nhấn giữ phím Shift và chọn mỗi layer vector, sau đó kéo chúng vào thư mục layer (“base lighter”) đã tạo của bạn trong bước Bước 1.
Mẹo cho thư mục layer: Tạo ra một thư mục layer cũng có thể làm được bằng cách nhấn giữ phím Shift và nhấp vào các biểu tượng thư mục layer. Tất cả các layer đã chọn trước đó sẽ tự động đưa vào một thư mục layer mới và được lưu trữ theo thứ tự ban đầu. Một cách khác nữa là sử dụng “Command/Apple + G”.
Bước 2: Tạo phần đầu của chiếc bật lửa
Đối với layer bánh xe đá “Wheel”, sử dụng công cụ Polygon Tool (Shift + U) trong chế độ Shape Layer, và thiết lập khoảng 35 cạnh. Nhấp và kéo vào một kích cỡ phù hợp. Trong khi phím chuột vẫn đang nhấn giữ, nhấn phím khoảng trắng và đưa nó vào đúng vị trí. Sau đó thả phím khoảng trắng và chỉnh lại kích thước nếu cần. Khi bạn thả chuột, layer đó sẽ được tạo ra. Layer này cần được để ở đâu đó bên dưới hộp bằng kim loại.
Bước 4: Vẽ hình nhãn hiệu
Chúng ta cần thêm một layer “Label” bên dưới layer “Divider”. Cái nhãn này sẽ dán lên mặt còn lại của hộp chính bằng nhựa. Sử dụng công cụ Rounded Rectangle Tool (Shift + U) trong chế độ Shape Layer, nhập vào Radius là 10 px, kéo hình này ra và đặt nó vào chính giữa. Nhấn Command/Apple + T để chuyển đổi và xoay nó một chút qua bên phải bằng cách kéo ra bên ngoài của chốt kiểm soát ở trên bên phải.
https://images.viblo.asia/8346bfd2-0f03-40ac-ba4e-a16a4add8a98.jpg
2. Sử dụng các hiệu ứng của Photoshop và Layer Mode để thêm chi tiết
** Bước 1: Tạo chất lỏng của chiếc bật lửa bằng Layer Mode.
Bước 2: Tạo hiệu ứng đám mây cho hình nền
Phần cuối cùng cho chi tiết bên trong này gọi là layer “Fluid”. Tạo chi tiết này bằng cách sử dụng Pen Tool (P) trong chế độ shape layer (một sự chỉnh trang nhỏ cho các cạnh của hộp nhựa của chiếc bật lửa) và dời nó lên trên layer “Tube” Tô màu cho layer “Fluid” dạng vector này với những màu như #282828 và thay đổi layer mode thành “Soft Light”. Thay đổi các chế độ pha trộn layer cũng có thể được thực hiện bằng cách nhấn phím “Shift” và sử dụng các phím + hoặc —
Bước 4: Sử dụng công cụ Gradient Tool
Vẫn ở trong layer “Smoke”, nhấp đôi vào khoảng trống ở bên tay phải của thumbnail layer đó để mở bảng các hiệu ứng layer để áp dụng một “Outer Glow”. Cách này để tạo một cạnh bàn giả lập với ánh sáng lan tỏa trên bề mặt. Thay đổi màu vàng mặc định thành màu trắng bằng cách nhấp chuột vào ô vuông màu vàng nằm bên dưới thiết lập Noise. Những thiết lập khác như sau:
Bên dưới layer “Smoke”, tạo một layer mới có tên là “Light”. Chọn công cụ Gradient Tool, thiết lập một hiệu ứng gradient mới bằng cách nhấp chuột vào xem trước hiệu ứng gradient trong thanh toolbar ở trên cùng, thiết lập con trượt ở dưới cùng bên trái thành màu đen #000000 và con trượt ở dưới bên phải thành màu xanh dương/xám #78828c, và con trượt ở giữa là 80%.
Bước 4: Tô màu chiếc bật lửa của bạn
Kéo theo hướng của mũi tên màu xanh lá như trong hình bên dưới, từ góc trên bên trái đền góc dưới bên phải của layer “Smoke” đã tạo trước đó.
Bây giờ, chúng ta đã tạo được tất cả các yếu tố cần thiết, chúng ta có thể bắt đầu tạo độ sâu cho chiếc bật lửa cơ bản bằng cách sử dụng các layer style. Mở thư mục layer “base lighter’ và từ trên xuống dưới, chúng ta sẽ thêm các hiệu ứng layer cần thiết. Trước khi thực hiện, chúng ta sẽ tô màu cho từng đối tượng vector như sau đây bằng cách nhấp đôi chuột vào hình thumbnail của layer vector đó như hình làm nổi bật bên dưới. Để làm được như vậy, đánh dấu vào chế độ pha trộn “Red Casing” để thiết lập “Hard Light”, và đảm bảo rằng các chế độ layer khác là “Normal”.
Tô từng layer đó bằng cách điền ô con số nằm ở dưới cùng của bảng chọn mà
Bước 5: Sử dụng các tùy chọn Blending Options, Stroke và Gradients
Layer “Metal Hole” = #0a0b0a
Layer “Metal Groove” = #ffffff
Layer “Black Top” = #0a0b0a
Layer “Metal Case” = #969696
Layer “Gas Control” = #0a0b0a
Layer “Wheel” = #c8c8c8
Layer “Gas Button 1” = #0a0b0a
Layer “Gas Button 2” = #0a0b0a
Layer “Red Casing” = #a00000
Để thêm vào các hiệu ứng layer, nhấp đôi chuột vào tên của các layer đó và áp dụng các thiết lập như sau:
nét viền stroke trong layer “apepp” (hoặc tên tùy chọn của bạn” Chú ý: cũng thiết lập Fill Opacity của layer này là 0% trong bảng các layer đó. Bạn cũng có thể thực hiện điều này trong bảng layer style bằng cách nhấp chuột vào “Blending Options”, nằm ở trên cùng của danh sách trong bảng bên tay trái.
nét viền stroke của layer “Metal Hole” Để chỉnh sửa hiệu ứng gradient hiện hành, nhấp chuột vào phần xem trước gradient như hình bên dưới để hiển thị Gradient Editor.
gradient overlay của layer “Metal Groove”
Bước 6: Thêm các màu sắc vào Inner Layers
nét viền stroke của layer “Metal Groove”
OK, bạn đã thực hiện được khá nhiều rồi, bạn làm rất tốt.
Chúng tôi đang ở giai đoạn cuối, và tiếp tục đi xa hơn nữa, mở thư mục layer “Inners”. Kiểm tra xem layer “Fluid” có thiết lập blend mode thành “Soft Light” hay chưa.
Bây giờ, giống như phần bắt đầu của bước 10, chúng ta sẽ tô màu cho mỗi hình vector như sau:
Bước 7: Sử dụng Blending Options, Gradients and Strokes
Layer “Black Slot” = #000000
Layer “Connector 1” = #000000
Layer “Connector 2” = #1e1e1e
Layer “Fluid” = #282828
Layer “Tube” = #1e1e1e
Layer “Divider” = #000000
Layer “Label” = #2d2d2d
Như đối với các layer styles, chỉ có ba món cần những hiệu ứng này, và chúng là:
gradient overlay của layer “Connector 2″…
gradient overlay của layer “Fluid”. Chú ý cũng thiết lập blend mode thành “Overlay”…
3. Tạo một ngọn lửa như thật dạng vector với các hình đơn giản
Bước 1: Sử dụng công cụ Ellipse Tool để vẽ hình ngọn lửa
Bây giờ, các chi tiết kết hợp với nhau thực sự rất đẹp, và hy vọng bạn cũng có kết quả tương tự như vậy. Nhưng một chiếc bật lửa sẽ là gì nếu không có một ngọn lửa?
Bước 2: Thêm vào layer ngọn lửa bên trong
Ngọn lửa này chỉ đơn giản được tạo bởi hai layer hình vector. Dùg công cụ Ellipse (trong chế độ shape layer), và vẽ hình lớn nhất, đặt tên là “Flame Outer”. Đảm bảo nó hoàn toàn là màu trắng. Ngọn lửa đó cũng cần thiết được đặt bên dưới thư mục layer “Base Lighter” để nằm dưới hộp kim loại.
Nhân đôi layer “Flame Outer” (nhấn Command/Apple + J) và giảm tỉ lệ hình này xuống bằng cách nhấn Command/Apple + T và kéo các chốt kiểm soát cho đến khi bạn hài lòng với nó. Nhấn phím Enter để chấp nhận thay đổi này và đặt tên layer này là “Flame Inner”. Thiết lập Opacity của layer này là 50%.
Bước 3: Sử dụng Layer Styles để tạo ra hiệu ứng ngọn lửa
Trong hình bên dưới, bạn sẽ thấy cả hai yếu tố. Tôi đã tạo sắc thái xám cho “Flame Inner”, do đó, bạn có thể thấy hai hình này rõ hơn, tuy nhiên cả hai hình này cần phải là màu trắng nguyên khi chúng ta tô màu chúng.
Nhấp đôi chuột vào layer “Flame Inner” để mở hộp thoại layer style và thiết lập chúng như sau:
Bước 4: Tô điểm cho ngọn lửa như thật của bạn
Thuộc tính satin của layer “Flame Inner”. Chú ý: thiết lập blend mode thành “Color Burn” và contour thành “Gaussian”.
Nhấp đôi chuột vào layer “Flame Outer” để hiện hộp thoại layer styles và thiết lập như sau:
outer glow của layer “Flame Outer”. Chú ý thiết lập con trượt opacity ra cạnh ngoài bên phải là 0% như hình bên dưới ở phần gradient.
4. Chỉnh trang sau cùng
** Bước 1: Sử dụng Layer Masks để tạo một hình phản chiếu
OK, bây giờ hình của chúng ta đã hoàn thành rất nhiều rồi, và cho việc tô điểm sau cùng, chúng ta cần hình phản chiếu trung thực trên cái bàn. Chúng ta sẽ sử dụng một phương pháp rất đơn giản được sử dụng rất thường xuyên, đó là hiệu ứng đổ bóng drop shadows.
Chọn cả hai thư mục layer “base lighter” và “Inners” bằng Command/nút Apple – nhấp chuột. Kéo hai thư mục này qua biểu tượng layer mới ở phía dưới cùng của bảng layers. Thao tác này sẽ tạo ra các bản sao chép các thư mục layer nguyên vẹn hoàn toàn, giữ tất cả các layer theo thứ tự sắp xếp trong thư mục của nó. Những bản sao này sẽ vẫn được chọn như chính chúng, nhấn Command/Apple + G và những thư mục sẽ được nhóm lại với nhau.
Vẫn với nhóm được chọn này, thêm vào một layer mask bằng nút Add layer mask nằm ở dưới bảng layers, sau đó đặt tên nhóm mới này là “Reflection”.
Cuối cùng, nhấn Command/Apple + T và nhấp chuột phải trong vùng chuyển đổi để chọn điểm neo ở giữa trong phần xem trước.
Bước 2: Giảm Opacity cho hình phản chiếu của bạn
Sau đó, chọn “Flip Vertical” như hình bên dưới và nhấn Enter để áp dụng thay đổi.
Bây giờ chọn layer mask đã tạo trong bước 17. Với công cụ Gradient Tool thiết lập một hiệu ứng gradient trắng sang đen và kéo từ cạnh dưới đến chỗ mũi tên kết thúc như trong bức hình bên dưới. Thiết lập opacity thành 80% cho thư mục layer này.
Kết thúc
Đây là hình cuối cùng tạo ra. Nếu muốn, bạn có thể tiếp tục và tạo ra một hiệu ứng lửa hoạt hình trong Photoshop , tôi rất mong muốn được thấy thành quả sau cùng cảu các bạn
All Rights Reserved
Bài Tập Vật Lý Lớp 11 Quang Hình Học Thấu Kính, Vật Lý Phổ Thông
Bài tập thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ dạng bài vẽ hình vật lý phổ lớp 11 chương trình cơ bản, nâng cao Video bài giảng thấu kính, bài tập quang hình thấu kính
I/ Tóm tắt lý thuyết
1/ Các tia đặc biệt – Tia tới quang tâm O của thấu kính thì truyền thẳng – Tia song song với trục chính cho tia ló hoặc đường kéo dài của tia ló đi qua tiêu điểm chính F’ – Tia tới (hoặc đường kéo dài của tia tới) qua tiêu điểm chính F cho tia ló song song với trục chính. 2/ Vật thật, ảnh thật thì ngược chiều (khác bên thấu kính). Vật thật, ảnh ảo thì cùng chiều khác bên thấu kính. 3/ Vật thật, ảnh thật thì vẽ nét liền, ảnh ảo vẽ bằng nét đứt. Tia sáng vẽ bằng nét liền, có dấu mũi tên chỉ chiều truyền của tia sáng. 4/ Bảng nhận biết thấu kính qua ảnh thu được.
II/ Bài tập thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ, dạng bài tập vẽ hình Bài tập 1. Trình bày cách vẽ và vẽ hình để xác định vị trí ảnh S’ của điểm sáng S trong các trường hợp sau.Bài tập 2. Trình bày cách vẽ và vẽ hình để xác định vị trí ảnh S’ của điểm sáng S trong các trường hợp sau.Bài tập 3. Cho vật sáng AB có dạng đoạn thẳng AB, A nằm trên trục chính và cách quang tam O như hình. Hãy dựng ảnh của vật AB qua thấu kính, nói rõ cách dựng.Bài tập 4. Hãy trình bày cách vẽ hình ảnh A’B’ của vật sáng AB trong các trường hợp sauBài tập 5. Trình bày cách vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB trong các trường hợp sau.Bài tập 6. Trong hình xy là trục chính O là quang tâm, A là điểm sáng, A’ là ảnh của A a/ Hãy xác định: tính chất ảnh, loại thấu kính. b/ Bằng phép vẽ hãy xác định vị trí các tiêu điểm chính.Bài tập 7. Trong hình xy là trục chính, O là quang tâm, A là điểm sáng, A’ là ảnh của A. a/ Hãy xác định: tính chất ảnh, loại thấu kính. b/ Bằng phép vẽ hãy xác định vị trí các tiêu điểm chínhBài tập 8. xy là trục chính, O là quang tâm, A là điểm sáng, A’ là ảnh của A. a/ Hãy xác định: tính chất ảnh, loại thấu kính. b/ Bằng phép vẽ hãy xác định vị trí các tiêu điểm chínhBài tập 9. Hãy xác định loại thấu kính, quang tâm O và các tiêu điểm chính của thấu kính.Bài tập 10. Trong các hình sau đây, xy là trục chính thấu kính, S là điểm vật thật, S’ là điểm ảnh. Với mỗi trường hợp bằng phép vẽ hãy xác định S’ là ảnh gì? thấu kính thuộc loại nào? các tiêu điểm chính.Bài tập 11. xy là trục chính của thấu kính, AB là vật thật, A’B’ là ảnh. Bằng phép vẽ hãy xác định A’B’ là ảnh gì? thấu kính thuộc loại nào? các tiêu điểm chính và quang tâm O của thấu kính.Bài tập 12. Cho AB là vật sáng, A’B’ là ảnh của AB. Hãy xác định: Tính chất vật, ảnh, loại thấu kính. Bằng phép vẽ đường đi của tia sáng, xác định quang tâm và tiêu điểm chính của thấu kính.Bài tập 13. Một học sinh khác đặt bút chì ở vị trí bất kỳ thì thấy ảnh A’B’ và AB nằm như hình vẽ. Bằng phép vẽ có phân tích hãy xác định quang tâm và tiêu điểm của thấu kính.
phút 9:20, S’ là ảnh thật hả thầy?
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Vẽ Ảnh Của Vật Qua Thấu Kính Phân Kì Cực Hay trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!