Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Giải Rubik 3×3 Nâng Cao Theo Petrus Method mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phương pháp Lars Petrus, thường được gọi là “Petrus” là một cách giải Rubik 3×3 nâng cao xây dựng block, có thể dễ dàng học được mà không cần sử dụng thuật toán. Nó có số move trung bình ít hơn so với CFOP với rất ít lần regrip tay nhưng không thực sự hiệu quả bằng.
Ngày nay, người ta tiếp cận với Petrus như một phương pháp giải trung gian, sau khi học xong Layer-by-layer chứ ít người sử dụng làm phương pháp giải chính.
Petrus Method, được phát minh bởi Lars Petrus vào khoảng đầu những năm 1980, là một phương pháp điển hình cho việc xây dựng Block, trong đó F2L được giải hoàn toàn bằng tự nghiệm chứ không có công thức. Việc giải bằng Petrus sẽ bắt đầu từ block nhỏ 2x2x2 (khối vuông), rồi hoàn thành hai tầng đầu tiên và cuối cùng là tầng cuối. Petrus đôi khi cũng được sử dụng một phần trong CFOP, áp dụng cho XCross.
Lars Petrus – người phát minh ra Petrus Method
– Petrus từng nằm trong “tứ hoàng”, cùng với CFOP, Roux và ZZ Method. Nhưng ngày nay nó ít phổ biến hơn vì không thể cạnh tranh tốc độ được so với ba phương pháp mới đã kể trên.
– Đặc trưng cho Petrus là tạo một block vuông 2x2x2 đầu tiên, rồi xác định và định hướng lại cạnh như bước đầu của ZZ Method. Chính xác hơn là ZZ học hỏi từ Petrus.
– Do đã định hướng cạnh từ trước, Petrus có thể kết hợp với rất nhiều bộ công thức khác khi làm tầng cuối.
– Petrus được phát minh nhằm thay thế cho giải pháp Layer-by-layer phổ biến vào đầu những năm 1980 và thường được sử dụng trong fewest-moves vào khoảng thời gian này.
Ba bước cuối cùng của Petrus phiên bản cũ rất chậm chạp, do đó, tôi sẽ không đề cập tới nó nữa mà áp dụng các bộ công thức khác cho tầng cuối cùng (Last Layer) và bạn sẽ chỉ học thuần công thức mà thôi.
👉 Như vậy, chúng ta sẽ có 5 bước như sau:
Xây dựng khối 2x2x2 ở bất cứ đâu trên khối lập phương.
Mở rộng khối 2x2x2 thành khối 2x2x3.
Khắc phục “các cạnh xấu” và định hướng chúng.
Giải quyết hai tầng đầu tiên (F2L).
Giải quyết tầng cuối cùng (LL).
Mục tiêu trong bước này là tạo một block 2x2x2 ở bất cứ đâu trên khối lập phương. Hay rõ ràng hơn là tìm cách ghép một góc với ba cạnh sao cho khớp màu.
Có rất nhiều cách để tạo một block 2x2x2 nhưng đơn giản nhất sẽ theo trình tự sau:
Ghép góc với một cạnh.
Ghép một cạnh khác với viên trung tâm.
Ghép các cặp từ 1&2 để tạo một block 2x2x1.
Ghép viên cạnh cuối cùng khớp với 2 viên trung tâm.
Đặt tất cả lại với nhau.
Trong bước 1, chúng ta đã giải quyết được một phần của khối lập phương, block 2x2x2 có thể di chuyển tự do mà không sợ phá vỡ thứ gì. Không tệ! Trong bước 2, chúng ta sẽ mở rộng block 2x2x2 có sẵn thành 2x2x3. Nghĩa là ghép thêm một góc và hai cạnh vào block đã giải.
Cách làm tương tự như trước và hãy chắc chắn rằng bạn sẽ không làm hỏng block 2x2x2. Nếu không thì quay lại bước 1…
Ý tưởng cơ bản của Petrus Method là giải quyết toàn bộ khối lập phương từ đây chỉ bằng cách xoay 2 mặt tự do. Nhưng khi bắt tay vào làm, bạn sẽ sớm phát hiện ra một số cạnh luôn bị “xoắn” sai hướng. Chúng ta gọi đó là những cạnh “xấu” (khái niệm cạnh “xấu” tương tự như EOLine của phương pháp ZZ).
Bước 3 có lẽ là bước khó hiểu nhất của Petrus Method, nhưng bạn nên yên tâm một điều rằng, một khi đã hiểu thì đây thực sự là bước đơn giản nhất.
1/ Xác định các cạnh “xấu”
Để dễ theo dõi, hãy cầm khối Rubik như tôi với màu vàng ở mặt trên ( U), màu đỏ hướng về phía đối diện ( F).
a. Nhìn vào mặt U/D (tổng cộng 5 viên cạnh), nếu bạn thấy:
▪️ Màu xanh dương/ xanh lá thì cạnh đó là xấu.
▪️ Màu đỏ/ cam thì điều đó có nghĩa bạn cần nhìn màu còn lại của viên cạnh. Nếu màu còn lại là trắng/ vàng thì cạnh đó là xấu.
b. Nhìn vào mặt F/B của lớp giữa E-slice (tổng cộng 2 viên cạnh) . Quy tắc được áp dụng tương tự như trên. Nếu bạn thấy:
▪️ Màu xanh dương/ xanh lá thì cạnh đó là xấu.
▪️ Màu đỏ/ cam thì điều đó có nghĩa bạn cần nhìn màu còn lại của viên cạnh. Nếu màu còn lại là trắng/ vàng thì cạnh đó là xấu.
2/ Định hướng lại cạnh “xấu”
Số lượng các cạnh xấu luôn luôn là số chẵn và nó giới hạn trong (2,4,6). Bạn có thể định hướng lại cạnh “xấu” theo từng cặp.
Sau khi giải hai tầng đầu tiên, bạn sẽ có luôn dấu thập vàng nhờ việc định hướng cạnh từ trước
Những gì bạn làm trong bước 4 sẽ khá giống với những gì bạn làm ở bước 1 và 2. Tuy nhiên, bạn chỉ được phép xoay hai mặt R và U mà thôi.
Từ block 2x2x3 đã tạo, mục tiêu là ghép thêm 2 góc và 3 cạnh để mở rộng nó thành block 2x2x3 (hoàn thành hai tầng). Bước này sẽ trở nên cực kỳ dễ dàng vì các cạnh đã được định hướng. Bạn cứ dành thời gian ghép thử liên tục, một lúc là sẽ ra vấn đề thôi.
Bây giờ chúng ta đã ở tầng cuối cùng. Sau khi xong bước 4, nếu bạn không có dấu thập vàng trên đỉnh thì có nghĩa là bạn đã làm sai bước 3 – bước định hướng các cạnh. Đây là một lỗi rất phổ biến với những bạn mới làm quen với việc nhận biết cạnh “xấu” và “tốt”. Nhưng không sao, hãy quay lại và nên nhớ rằng tôi luôn chờ bạn ở đây.
Kiên nhẫn là đức tính bạn cần rèn luyện khi speedcubing
▪️ OCLL/ PLL hay còn gọi là 2 look OLL/ PLL. Đây là cách dễ dàng và phổ biến nhất để hoàn thành bước này, vì hầu hết mọi người đều đã học CFOP trước khi tìm hướng dẫn Petrus.
▪️ Số thuật toán cần học của OCLL là 7 và PLL là 21, tổng cộng chỉ 28 thuật toán cho cả hai bước – một con số rất dễ chịu với những bạn nào lười học. Thậm chí bạn cũng có thể giảm số lượng thuật toán xuống bằng cách chia nhỏ PLL ra thành 2 bước (2 look PLL), tuy nhiên điều này sẽ kéo thời gian giải hơn chút.
▪️ Mặc dù công thức không mấy nhiều nhưng số move trung bình của cách này cũng chỉ là 19,14 move.
▪️ COLL giúp bạn định hướng và hoán vị các góc tầng cuối, còn EPLL sẽ hoán vị các cạnh còn lại. Phương pháp này được khá nhiều cuber ưa thích vì nó có số move thấp hơn OCLL/ PLL và còn nhận biết trường hợp dễ dàng hơn, rất phù hợp với những phương pháp như ZZ hay Petrus vì các cạnh đã được định hướng sẵn (hay đã có dấu thập sẵn). Ngoài ra, COLL/ EPLL cũng là một subset nhỏ của ZBLL.
▪️ COLL gồm 42 công thức với trung bình move là 9,78, EPLL chính là 4 công thức hoán vị cạnh trong PLL với trung bình move là 8,75. Tổng cộng cách giải này gồm 46 công thức và mang lại số move là 18,53, ít hơn một chút so với OCLL/ PLL.
▪️ Được coi là “chén thánh” của Speedcubing, rất ít ai có thời gian cũng như đủ kiên nhẫn để học toàn bộ các công thức này. ZBLL gồm 494 công thức riêng biệt, giúp bạn hoàn thành tầng cuối cùng bằng cách định hướng các góc và hoán vị góc-cạnh, tất cả chỉ trong một bước duy nhất.
▪️ ZBLL có số lần di chuyên trung bình là 12,08 giây, một lợi thế đáng kể so với các cách trên. Nếu bạn đã thành thục những phương pháp khác, muốn thử thách bản thân bằng một bộ công thức “cực khủng” thì ZBLL là dành cho bạn.
▪️ Petrus là cách giải Rubik 3×3 nâng cao sử dụng ít move hơn CFOP và hầu hết, nếu không nói là tất cả các phương pháp không xây dựng block khác.
▪️ Tự nghiệm nhiều hơn và ít công thức hơn CFOP.
▪️ Có thể kết hợp với nhiều bộ công thức khác ở bước cuối.
▪️ Khó khăn (đặc biệt với những bạn mới chơi) trong việc tối ưu hóa block buiding.
▪️ Khó tối ưu Finger Trick vì nhiều bước cần tự nghiệm.
▪️ Có tốc độ ở mức trung bình – khá, khó cạnh tranh với CFOP, Roux hay ZZ.
Cách Giải Rubik 3×3 Nhanh – Rubik Ha Noi
Rubik là một trò chơi giải đố do giáo sư Ernő Rubik người Hungary phát minh ra năm 1974. Hôm nay Google để ảnh đại diện là hình khối Rubik nhằm kỷ niệm 40 năm ngày ra đời “trò chơi trí tuệ” này.
Phiên bản tiêu chuẩn của Rubik là khối lập phương cạnh 3×3 với 6 màu ở 6 mặt: đỏ, vàng, cam, xanh lá cây, xanh dương và trắng. Chiều dài cạnh của lập phương Rubik tiêu chuẩn là khoảng 5,7cm.
Rubik có cách chơi đơn giản nhưng lại… siêu khó, giống như giải một bài toán vậy. Trò chơi bắt đầu bằng việc xáo trộn các ô màu trên Rubik và nhiệm vụ của người chơi là tìm cách xếp lại Rubik về hình dạng ban đầu với 6 mặt màu đồng nhất.
Đối với người mới tập chơi, nếu không có phương pháp, họ gần như không bao giờ giải được bài toán Rubik. Trên thế giới hiện nay, người xếp Rubik nhanh nhất là Mats Valk với kỉ lục 5,55 giây tại giải Melbourne Cube Day 2013.
Chỉ cần nhớ được các thuật toán và công thức, Rubik chỉ là “chuyện nhỏ”.
Bản chất của Rubik là sử dụng các thuật toán hoán vị để thành công. Mỗi Rubik tiêu chuẩn có 43 tỉ tỉ hoán vị khác nhau. Nếu coi mỗi khối Rubik là một hoán vị và xếp chúng thành bề mặt cong, số lượng này đủ phủ kín bề mặt Trái đất 256 lần.
Để giải thành công một khối Rubik tiêu chuẩn (3×3), có rất nhiều phương pháp khác nhau. Một số phương pháp xoay nhanh được Jessica Fridrich, Philip Marshall hay Ryan Heise phát triển có thể giúp giải Rubik chỉ sau 40 – 65 lần xoay.
Tuy nhiên, cách này thường chỉ dùng cho những người chơi lâu năm, vì thuật toán khó và thậm chí còn rất nhiều (với phương pháp Fridrich, bạn phải ghi nhớ 120 thuật toán khác nhau).
Cách phổ biến và thông dụng nhất dùng để giải Rubik phù hợp với mọi đối tượng là phương pháp của David Singmaster – một nhà toán học người Anh.
Một cách đơn giản, có thể hiểu đây là cách thức xếp Rubik theo từng tầng. Đối với tầng thứ nhất, người chơi cần xếp được một chữ thập chuẩn ở một mặt (màu của các đỉnh chữ thập trùng với màu mặt đang xếp và màu của 4 mặt xung quanh tương ứng).
Sau đó, người chơi xếp nốt 4 khối ở góc vào đúng vị trí của chúng để hoàn thiện tầng một. Trong quá trình xếp, cần giữ nguyên vị trí của chữ thập mình đã xếp được.
Đối với tầng thứ hai, công việc bắt đầu phức tạp hơn. Người chơi phải xếp 4 góc của tầng này vào đúng vị trí mà không được phá vỡ cấu trúc của tầng đáy vừa xây xong.
Tầng thứ ba là công đoạn khó nhất trong việc giải quyết một khối Rubik. Đối với tầng này, người chơi phải nhớ khá nhiều thuật toán. Một trong những cách điển hình là xếp sao cho mặt cuối cùng đồng màu (dù các khối nhỏ ở vị trí sai).
Tiếp đó, sử dụng công thức để đổi chỗ sao cho 4 khối nhỏ ở góc về đúng chỗ mà không thay đổi cấu trúc đã xếp ở các tầng dưới. Cuối cùng, người chơi xếp nốt các viên cạnh ở giữa về đúng vị trí là hoàn thành.
Cách Giải Rubik 3×3 Theo Zz Method
ZZ Method là một phương pháp giải 3×3 tốc độ mới nhất, ra mắt vào năm 2006 và được “đánh bóng” bởi cộng đồng Speedcuber Ba Lan.
Tôi đã biết về sự tồn tại của phương pháp này đã lâu, nhưng chỉ bắt đầu học nó cách đây vài tháng trước. Mặc dù có thể nói, nó không nhanh bằng với hai người anh là CFOP và Roux nhưng ZZ thực sự là một phương pháp rất thú vị. Định hướng cạnh ở đầu, tạo một đường Line hay giải tầng cuối cùng chỉ trong 1 bước là những ý tưởng chưa từng thấy trước đây. Bên cạnh đó, những kỹ năng mà bạn học được từ ZZ sẽ hỗ trợ cho hầu như mọi phương pháp khác.
Hiện tại, vấn đề lớn nhất của ZZ là thiếu một cách hiệu quả để thực hiện bước 2 – F2L.Thật khó để sắp xếp 3 cạnh, 2 góc và hoán vị góc cùng một lúc. Nếu bước này có thể thực hiện trong vòng 3,5 giây thì ZZ thực sự sẽ là một thành công của Zborowski và thậm chí nó có thể thay thế CFOP.
Bài hướng dẫn này sẽ là một hệ thống đầy đủ về cách giải Rubik 3×3 theo ZZ Method.
ZZ Method – một phương pháp giải Rubik 3×3 được phát minh bởi Zbigniew Zborowski vào năm 2006. Phương pháp này tập trung vào cả 2 yếu tố: số move thấp và tốc độ cao. Nó rất giống với CFOP (tiến trình giống nhau ngoại trừ bước 1), nhưng chính xác hơn là sự pha trộn giữa CFOP và Petrus. Trong khi bước đầu tiên của CFOP là tạo chữ thập, thì ZZ là EOline – bao gồm việc định hướng lại các cạnh và chỉ tạo duy nhất một đường thẳng nối tâm.
– ZZ được coi là một trong 4 phương pháp giải 3×3 phổ biến nhất hiện nay, cùng với CFOP, Roux và Petrus.
– Đặc trưng của ZZ là xác định và định hướng cạnh ngay từ đầu (EO), điều này làm nên khác sự khác biệt so với các phương pháp giải 3×3 khác.
– ZZ có khả năng kết hợp với rất nhiều phương pháp giải khác.
Dale Stephen M. Palmares – một Cuber chuyên ZZ có thời gian trung bình dưới 10s.
Có một vài lý do khiến ZZ không được áp dụng rộng rãi như CFOP.
– Thiếu kiến thức: CFOP là phương pháp nên học tiếp theo sau phương pháp 7 bước cho người mới bắt đầu, bởi vì nó đơn giản là gộp một vài bước vào với nhau và bạn phải học nhiều công thức hơn. Nhưng đối với EOLine thì giống như học lại từ đầu.
– EOLine khó tiếp cận: Với chữ thập, bạn chỉ cần tập trung vào tối thiểu 4 mảnh, nhưng với EOLine, bạn cần tính toán và nhớ nhiều hơn. Điều này cũng khiến cho Color Neutral với ZZ trở nên khó khăn. Những cạnh đã được định hướng (tốt) có thể nhanh chóng biến thành “xấu” nếu bạn thực hiện việc quay khối.
👉 Nói tóm lại, nếu bạn là một Cuber có kinh nghiệm, muốn nâng tầm bản thân hơn, hãy đầu tư ngay thời gian vào học ZZ Method.
Cách giải Rubik 3×3 theo ZZ Method bao gồm:
Bước 1: Định hướng cạnh và tạo một đường thẳng (EOLine)
1.1. Cách nhận biết cạnh “tốt” và “xấu” (Edge Orientation Detection)
1.2. Cách định hướng cạnh (Edge Orientation Strategy)
1.3. Tạo một đường thẳng nối tâm (Line)
Bước 2: Tạo 2 block 1x2x3 ở hai mặt bên (F2L-The First Two Layer)
Bước 3: Chỉnh lại các góc của mặt trên (LL-The Last Layer)
Như tôi đã nói ở trên, đây là phần đặc biệt nhất của ZZ Method. Trong bước này, bạn cần định hướng tất cả các cạnh trước khi tạo một đường thẳng nối tâm ở đáy.
▪️ Màu cam/ đỏ thì cạnh đó là xấu.
▪️ Màu xanh lá/ xanh dương thì điều đó có nghĩa bạn cần nhìn màu còn lại của viên cạnh. Nếu màu còn lại là trắng/ vàng thì cạnh đó là xấu.
2. Nhìn vào mặt F/B của E-slice (lớp giữa). Quy tắc được áp dụng tương tự như trên. Nếu bạn thấy:
▪️ Màu cam/ đỏ thì cạnh đó là xấu.
▪️ Màu xanh lá/ xanh dương thì điều đó có nghĩa bạn cần nhìn màu còn lại của viên cạnh. Nếu màu còn lại là trắng/ vàng thì cạnh đó là xấu.
# Lời khuyên: Hãy sử dụng trình tự này: nhìn vào từng viên cạnh của tầng ba, xác định cạnh “xấu”, “tốt” một cách chính xác. Sau đó nhìn và áp dụng tương tự với tầng một, rồi cuối cùng là 4 cạnh còn lại ở S-slice. Để dễ theo dõi, hãy đặt một ngón tay lên các cạnh “xấu” mà bạn đã tìm thấy.
Phần nhận biết đã xong, vậy định hướng các cạnh “xấu” trở thành “tốt” thế nào?
Mỗi khi bạn xoay một phần tư mặt F/ B (hoặc F’/ B’) sẽ làm thay đổi toàn bộ các cạnh trong một Layer. Điều này sẽ làm đảo chiều các cạnh “xấu” trở thành “tốt” và tốt lại trở thành “xấu”. Vậy ý tưởng như sau: chúng ta sẽ đưa các cạnh “xấu” vào cùng một Layer F/ B rồi xoay một phần tư F/ B để đảo chúng lại thành “tốt”. Đây là điều cốt lõi nhất mà bạn phải nhớ trong bước này.
▪️ 0: Không có cạnh xấu nào, tất cả đều tốt.
▪️ 2: Di chuyển một cạnh xấu đến mặt F/ B và thực hiện xoay một phần tư F/ B.
👉 Lúc này bạn có một cạnh mới được định hướng, nhưng lại sinh ra ba cạnh xấu khác. Tiếp theo, hoán đổi cạnh bạn vừa mới định hướng với cạnh xấu thứ hai và thực hiện việc xoay F/ B lần cuối.
▪️ 4: Di chuyển tất cả các cạnh xấu đến mặt F/ B và xoay một phần tư F/ B.
▪️ 6: Di chuyển 3 cạnh xấu đến mặt F/ B và xoay một phần tư F/ B. Lúc này bạn chỉ còn 4 cạnh xấu và thực hiện giống trường hợp 4.
▪️ 8: Coi như là 4 + 4, cách làm tương tự.
▪️ 10: Coi như là 4 + 4 +2. Nếu vào trường hợp này, hãy theo dõi 2 cạnh tốt thay vì 10 cạnh xấu. Sử dụng các bước di chuyển giống như trước để đưa 2 cạnh tốt ra khỏi mặt F/ B, sau đó xoay cả 2 mặt F và B để đảo 8 cạnh xấu thành tốt. Cuối cùng, bạn chỉ cần đối phó với 2 cạnh xấu còn lại.
▪️ 12: Coi như là 4 + 4 +4. Đây là một trường hợp hiếm, nếu bạn đủ may mắn để gặp nó, ngay lập tức xoay cả hai mặt F và B để đảo 8 cạnh xấu thành tốt. Cuối cùng bạn chỉ còn lại 4 cạnh xấu mà thôi.
Khi tất cả các cạnh đã được định hướng, hãy bắt tay vào tìm kiếm 2 viên cạnh DF và DB (trong ví dụ là xanh lá/ trắng và xanh dương/ trắng) và đưa nó về đúng vị ở mặt đáy. Giống hệt việc bạn giải Cross nhưng ở đây thì chỉ tạo một đường thẳng mà thôi.
Việc giải quyết Line hoàn toàn bằng trực giác và cẩn thận không sử dụng thao tác xoay F hoặc B. Việc giải Line thường mất từ 1 đến 3 move, và có thể cần 4 move trong một số trường hợp rất hiếm hoi.
Nhờ việc định hướng cạnh, F2L của ZZ Method chỉ còn một nửa so với CFOP.
Để dễ dàng hơn trong việc thực hiện, bước này được chia làm 4 phần nhỏ hơn:
▪️ Tạo Block 1x2x2 bên trái.
▪️ Tạo Block 1x2x2 bên phải.
▪️ Tạo Block 1x1x2 bên trái.
▪️ Tạo Block 1x1x2 bên phải.
👉 Trình tự thực hiện tùy thuộc vào tình huống, nhưng nhìn chung, Block 1x2x2 luôn phải tạo trước Block 1x1x2, nếu không bạn sẽ mất nhiều move hơn sau đó.
Bạn có 2 lựa chọn trong việc xây dựng Block 1x2x2: một là ghép cặp F2L + viên góc trắng, hai là ghép cặp cạnh/ góc trắng với + viên cạnh tầng hai.
Khác với F2L trong CFOP, do có thể xoay hoàn toàn tự do các mặt R, L và U mà không làm hỏng EOLine, các Block 1x1x2 ban đầu đều rất dễ thực hiện hay “mò” ra được. Các ví dụ cho thấy 4 trường hợp cơ bản nhất:
▪️ Ghép cặp F2L:
▪️ Ghép cặp cạnh/ góc trắng:
Khi Block 1x1x2 đầu tiên được tạo, bạn sẽ gắn nó với viên cạnh còn lại ở mid-slice. Bạn có thể được thực hiện theo một trong 2 cách, tùy thuộc vào việc bạn lựa chọn tạo Block 1x2x2 như thế nào. Hai trường hợp:
Việc tạo Block 1x1x2 thường được thực hiện bằng cách ghép cặp góc-cạnh ở tầng ba (hay Layer U) theo cách tương tự như F2L của CFOP. Tuy nhiên, nhờ được định hướng trước các cạnh nên số trường hợp F2L của ZZ chỉ bằng khoảng một nửa của CFOP. Một vài trường hợp cơ bản:
▪️ 3 trường hợp cơ bản nhất:
▪️ Góc ở đúng vị trí:
▪️ Cạnh ở đúng vị trí:
▪️ Mảnh đã được ghép:
▪️ Cách dễ nhất để hoàn thành bước này là sử dụng OCLL/ PLL: bao gồm việc định hướng các góc trong một bước (OCLL), sau đó hoán vị cả góc và cạnh (PLL). Cách này giống hệt như OLL/ PLL của CFOP (OCLL thực chất là 2 look OLL), nhưng cần ít công thức OLL hơn vì tầng cuối cùng đã có sẵn dấu thập
▪️ OCLL bao gồm 7 công thức và PLL gồm 21 công thức, tổng cộng 28 công thức cho cả hai bước. Số move trung bình là 7,93 cho OCLL và 11,21 cho PLL, như vậy trung bình cho cả hai là 19,14 move.
▪️ Nếu bạn mới bắt đầu học PLL thì 21 có thể là hơi nhiều, bạn hoàn toàn có thể giảm số lượng công thức bằng cách chia nhỏ nó ra thành 2 bước – được gọi là 2 look PLL. Nó chỉ bao gồm 7 công thức nhưng sẽ tốn thời gian hơn chút.
▪️ COLL giúp định hướng và hoán vị các góc của tầng cuối chỉ với một bước, sau đó EPLL sẽ hoán vị các cạnh còn lại. Phương pháp này được khá nhiều người ưa thích vì nó có số lần di chuyển thấp hơn OCLL/ PLL, và được một số Cuber nhận xét rằng có khả năng nhận biết trường hợp dễ dàng hơn. Chưa kể việc các cạnh đã được định hướng sẵn sau khi làm F2L xong khiến ZZ cực kỳ phù hợp với bộ công thức này.
▪️ Học COLL/ EPLL cũng là một bước trung gian rất hữu ích để học ZZLL hoặc ZBLL. COLL có 42 công thức khác nhau, EPLL chính là 4 công thức hoán vị cạnh nằm trong PLL, tổng cộng 46 cho toàn bộ Layer cuối.
▪️ COLL trung bình move là 9,78 và EPLL là 8,75. Cách này mang lại số move là 18,53 (ít hơn một chút so với OCLL/ PLL).
▪️ Thường được “gắn mác” là chén thánh của Speedcubing, phương pháp này hoàn thành tầng cuối cùng bằng cách định hướng các góc và hoán vị các góc và cạnh, tất cả chỉ trong một bước duy nhất. ZBLL bao gồm 494 trường hợp riêng biệt và thực sự thì tôi cũng chưa có thời gian để học thử cái này.
▪️ ZBLL có số lần di chuyên trung bình là 12,08 giây, một lợi thế đáng kể so với các cách trên. Nếu bạn đã thành thục những phương pháp khác, muốn thử thách bản thân bằng một bộ công thức “cực khủng” thì ZBLL là dành cho bạn.
– Tăng khả năng Lookahead: định hướng trước các cạnh giúp giảm một nửa các trường hợp F2L và làm cho các cạnh dễ dàng được tìm thấy cũng như ghép nó với các block/ góc. Ngoài ra, trong quá trình giải ZZ, khối Rubik thường được giữ theo một hướng nhất định tăng khả năng ghi nhớ chính xác các mảnh.
– Hiệu quả: Với F2L dựa trên việc xây dựng Block và định hướng trước các cạnh LL, chỉ mất khoảng 55 move mà không gặp nhiều khó khăn. Tối ưu hóa việc tạo Block F2L và áp dụng các công thức LL nâng cao như ZBLL sẽ giảm đáng kể số lần di chuyển.
– Dễ học: hầu hết các khó khăn trong ZZ chỉ nằm trong giai đoạn EOLine. Việc xây dựng các Block trong F2L khá dễ dàng và chỉ có 28 công thức để hoàn thành tầng cuối cùng với OCLL/ PLL.
– Linh hoạt: Với các cạnh được định hướng trước, rất nhiều bộ công thức giúp bạn hoàn thiện tầng cuối cùng, từ OCLL/ PLL đến ZBLL. Một Block F2L cũng có nhiều lối tắt và thủ thuật ngắn vì nó không bị giới hạn bởi các cạnh đáy.
– Cực kỳ phụ thuộc vào Inspection: ZZ sử dụng rất nhiều thời gian để kiểm tra trước, có thể gây ảnh hưởng tâm lý trước khi solve.
– Khó khăn với EOLine: EOLine rất lạ và khó khi mới làm quen. Người chơi mới sẽ phải mất hàng tháng để đạt được Inspection EOLine đầy đủ trong 15 giây. Tạm thời hãy chia nó làm 2 bước (EO + Line) trước.
– 2 block F2L: Bước đầu tiên của CFOP (Cross) và ZZ (EOLine) gần như tương đương nhau về số move. Phần còn lại của F2L trong ZZ yêu cầu giải quyết thêm 2 block 1x1x2 (tổng cộng 10) so với các khe CFOP (tổng cộng 8). Tuy nhiên, việc tự do xoay các mặt R, L và việc sử dụng Block hiệu quả hơn sẽ bù đắp cho nhược điểm này.
Hướng Dẫn Giải Rubik 3X3X3 Theo Cách Đơn Giản Nhất
Trong hướng dẫn này, những phần không quan trọng của khối rubik, tức là những viên không cần quan tâm đến sẽ được tô màu xám, còn những phần quan trọng sẽ được đánh dấu X.– Các ký hiệu: Mỗi mặt của khối rubik sẽ được ký hiệu bởi 1 chữ cái tương ứng: Phải: R Trái: L Trên: U Dưới: D Trước: F Sau: B
– Lưu ý: khi gặp công thức B tức là xoay mặt B 90 độ theo chiều kim đồng hồ thì ta phải để mặt B hướng về phía mình rồi mới xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ. Các mặt khác cũng tương tự.
-Phương pháp giải: đây là phương pháp làm từng tầng, khi giải các tầng sau phải đảm bảo không làm xáo trộn các tầng trước. Tầng 1 là dễ làm nhất, có thể giải bằng trực giác, tự nghĩ ra cách giải. Tầng 3 dĩ nhiên là khó nhất, phải học nhiều công thức và chỉ một sai lầm ở tầng này cũng khiến ta phải làm lại khá nhiều.
2. Tầng 1:
Ta quy ước tầng 1 là tầng có mặt trắng, tầng 3 là tầng có mặt vàng. Lúc đầu, ta sẽ để mặt trắng là mặt U. Để giải tầng 1 ta cần làm 2 bước: giải các viên cạnh để tạo thành hình chữ thập và sau đó giải các viên góc. Chú ý rằng các viên góc và cạnh cần phải được đưa về đúng vị trí của nó.
Bước này cực kỳ đơn giản, các bạn hoàn toàn có thể tự làm được, mình gợi ý cách làm sau: đầu tiên, ta cần tìm các viên cạnh có màu trắng, viên này có thể nằm ở tầng 1, tầng 2 hoặc tầng 3.
Đây là 2 ví dụ sai và đúng:
B2: Sau khi xác định được goal, việc tiếp theo là tìm cách đưa mặt màu trắng của viên cạnh lên mặt U. Trong trường hợp 1, ta xoay F’, viên cạnh sẽ được đưa tới vị trí chữ X phía trước. Trường hợp 2, ta xoay R, viên cạnh sẽ được đưa tới vị trí chữ X bên phải. Ta gọi vị trí mà viên cạnh sẽ tới sau khi làm bước 2 là target.
B3: Có 1 vấn đề xảy ra là nếu làm luôn bước 2 thì mặt trắng của viên cạnh đúng là được đưa đến mặt U nhưng viên cạnh lại không nằm ở goal. Không sao, chuyện nhỏ như con thỏ đang ăn cỏ bị thằng da đỏ nó bắn bỏ, trước khi làm bước 2 ta đưa goal tới vị trí target bằng cách xoay U hoặc U’ hoặc U2. Sau đó làm bước 2 rồi lại đưa goal trở về chốn cũ bằng cách làm ngược lại cái U, U’, U2 ở trên. Ví dụ ở trường hợp 1, cách làm sẽ là (U F’ U’). Trường hợp 2 cách làm sẽ là (U’ R U).
Nếu viên cạnh nằm ở tầng 1 hoặc tầng 3:
Giải viên góc:
Từ bước này trở đi, ta sẽ lật ngược khối rubik lại, tức là mặt trắng thành mặt D còn mặt vàng thành mặt U. Việc này sẽ giúp chúng ta dễ dàng xác định vị trí các viên cần tìm.
Nếu viên góc nằm ở tầng 3:
B1: Xác định vị trí mà viên góc cần được đưa tới bằng cách xem xét 2 màu còn lại của viên góc. Ta gọi vị trí đó là goal. B2: Đưa viên góc tới vị trí ngay phía trên goal. B3: Tùy vào từng trường hợp, ta dùng 1 trong các công thức sau để giải.
Nếu viên góc nằm ở tầng 1:
3. Tầng 2:
Ở tầng này, công việc rất nhẹ nhàng, ta chỉ cần giải 4 viên cạnh. Đầu tiên ta xác định các viên cạnh của tầng 2, đó là các viên cạnh còn lại mà không có màu vàng. Các viên này có thể nằm ở tầng 2 hoặc tầng 3.
Nếu viên cạnh nằm ở tầng 3:
4. Tầng 3:
Để giải tầng 3, ta làm 4 bước như sau:
Định hướng cạnh:
Cách Giải Khối Rubik 3×3 Nhanh Nhất Và Đơn Giản Nhất
Hãy xem một khối Rubik cơ bản 3×3 bao gồm những gì
Nó có 3 phần chính: Trung tâm, cạnh và góc.
Tay phải: P L P’ L’
Tay trái: T’ L’ T L
Đầu tiên bạn phải ghép được một hình trông như bông hoa cúc. Việc ấy rất dễ dàng và không yêu cầu bất kỳ thuật toán đặc biệt nào hãy tự mình thử xem.
2. Xử lý 4 ô ở mặt dưới
Đối với bước này bạn sẽ phải ghép 4 ô ở mặt dưới vào đúng chỗ ta sẽ có mặt đáy hoàn chỉnh.
Đây là lúc bạn sử dụng thuật toán tay phải P L P’ L’. Chỉ xoay tầng trên cùng của khối Rubik để tìm ra 1 ô góc có cùng màu với những ô giữa của các cạnh khác. Sử dụng thuật toán tay phải cho đến khi ô góc đó nằm đúng vị trí. Làm tất cả với các ô còn lại. Ở cuối bước này bạn sẽ có một chữ T lộn ngược ở tất cả các mặt.
3. Giải 4 ô cạnh ở tầng giữa
Ở bước này bạn phải giải quyết các ô còn lại ở tầng giữa để những ô này có cùng mầu với ô trung tâm.
Trong trường hợp đầu tiên tầng mà bạn sẽ xoay là tầng ở bên trái và bên trên của vị trí mục tiêu
Cách làm: Xoay tầng trên sang trái và sử dụng thuật toán cho tay phải P L P’ L. Xoay cả khối Rubik về bên trái sử dụng thuật toán cho tay trái T’ L’ T L
Ở trường hợp thứ 2 tầng mà mà bạn sẽ xoay ở bên phải và bên trên vị trí mục tiêu
Cách làm: Xoay tầng trên sang phải sử dụng thuật toán cho tay trái T’ L’ T L. Xoay cả khối Rubik về bên phải sử dụng thuật toán cho tay phải P L P’ L
Lặp lại bước này với tất cả các mặt
Đầu tiên ghép 1 dấu cộng màu vàng ở mặt trên cùng. Nếu bạn không nhìn thấy hàng dọc màu vàng mà chỉ nhìn thấy những ô vàng ngẫu nhiên hãy bắt đầu thự hiện thuật toán: Tr + P L P’ L’ + Tr’
Ngay khi bạn nhìn thấy 1 hàng dọc màu vàng tiếp tục sử dụng thuật toán: Tr + P L P’ L’ + Tr’
5. Giải 4 ô cạnh của tầng trên cùng
Bây giờ chúng ta cần sắp xếp các ô cạnh của dấu cộng màu vàng. Sao cho màu thứ 2 trùng với màu của mặt đó.
Bắt đầu nào: Tìm 1 ô cạnh đã ở đúng vị trí, điều quan trọng chỉ lên có 1 cạnh trùng màu nếu có cạnh 2 trùng màu bạn lên sử dụng thuật toán biến đổi 1 chút để chọn các ô cạnh lên PLP’L + P L’ 2 P’.
6. Sắp xếp các ô góc màu vàng ở tầng trên cùng
Ở bước này nhiệm vụ của bạn là đặt các ô góc vào đúng vị trí sao cho các ô này có màu sắp của 3 mặt xung quanh. Bạn chỉ cần di chuyển đúng vị trí chưa cần xoay chúng theo màu của từng mặt.
Tìm 1 ô góc đã ở đúng vị trí và sửa dụng thuật toán tay phải biến đổi 1 chút cho đến khi ô góc nằm đúng vị trí của chúng: L P L’ T’ + L P’ L’ T
7. Xoay các ô góc màu vàng của tầng trên cùng
Sử dụng thuật toán đã được biến đổi 1 chút cho đến khi 1 góc vào đúng vị trí: L P’ L’ P
Khi bạn đã thực hiện xong 1 góc hãy giải quyết góc tiếp theo bằng cách xoay mặt đối diện với bạn “Tr” và tiếp tục sử dụng thuật toán đó. Cuối cùng xoay mặt đối diện bạn để tất cả các màu của khối Rubik trùng với nhau.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Giải Rubik 3×3 Nâng Cao Theo Petrus Method trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!