Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Giải Quyết Mâu Thuẫn Trong Công Ty Hay Nhất mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bạn không thể có chiến thắng trong một cuộc tranh cãi bất kỳ nếu coi chiến thắng là việc giành được những kết quả mong muốn và không cần đếm xỉa đến người khác.
Nếu mâu thuẫn không được giải quyết, mọi người sẽ không vui, tạo ra sự đối lập, hoạt động nhóm kém hiệu quả trong, dẫn đến stress và năng suất công việc thấp. Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu về các bước để giải quyết những mâu thuẫn trong công việc cùng với một vài lời khuyên dành cho các bạn.
12 bước giải quyết mâu thuẫn
1. Nhận thức rằng trong công việc bao giờ cũng có mâu thuẫn
Bất kể người nào tận tâm, khát khao làm việc hoặc luôn có ý tưởng mới, thì sự mâu thuẫn và bất đồng luôn sẵn sàng bao quanh họ. Điều đó không có nghĩa là bạn thích tạo ra những mâu thuẫn hoặc khó khăn. Khi mâu thuẫn xảy ra không phải là mọi việc đã chấm hết. Có thể đó là sự khởi đầu cho những bài học thú vị. Quy luật không cho phép những mâu thuẫn này kéo dài mãi mãi.
2. Nắm bắt những mâu thuẫn càng sớm càng tốt
Hãy giải quyết những mâu thuẫn ngay khi nó mới bắt đầu vì nó chỉ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Mâu thuẫn trong công việc không bắt nguồn từ những vấn đề đã được nói ra mà chính từ những cái không được đề cập tới. Mọi người đều đợi để người khác chấp nhận rằng anh ta sai nhưng “trò” đợi chờ này cần thiết phải chấm dứt .
3.Hỏi một cách tế nhị
Nếu một ai đó làm điều gì đó khiến bạn tức giận hoặc nếu bạn không hiểu quan điểm hay ý kiến của một ai đó, đơn giản là hãy hỏi về điều đó và bạn sẽ hiểu. Và một sự mâu thuẫn tiềm năng có thể tan biến ngay lúc đó. Hãy đặt ra câu hỏi- đơn giản chỉ là một câu hỏi chứ không phải một lời buộc tội, ví dụ như: “Tôi đang tự hỏi tại sao bạn làm “X” ngày hôm qua”, hoặc “Tôi vừa nhận ra rằng bạn thường làm “Y”, tại sao vây?”. Và câu hỏi như “Tại sao cái điều khủng khiếp bạn làm luôn phải là “Z” !” không mang tính xây dựng tích cực.
4. Mời người khác nói chuyện về vấn đề đó
Một cuộc nói chuyện vội vã qua email hay điện thoại không thể giải quyết vấn đề gì. Bạn cần một nơi yên tĩnh, không bị làm phiền và thời gian để giải quyết vấn đề.
Cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và trung lập. Điều gì đã thực sự xảy ra? Nó xảy ra khi nào và như thế nào? Ai đó đang làm gì và không kém phần quan trọng là bạn đang làm gì? Bạn chỉ nên quan sát được mà không nên phép suy đoán xem người khác đang suy nghĩ và làm gì. Bạn có thể nói, “Tôi vừa nhận ra rằng bạn luôn luôn phê bình tôi trong cuộc họp của chúng ta” bởi vì đó là sự thật có thể xác minh được. Nhưng bạn không thể nói, “Tôi vừa nhận ra rằng bạn không tôn trọng những ý tưởng của tôi” bởi vì đó chỉ là những lời suy đoán áp đặt về người khác.
6. Xin lỗi
7. Đánh giá đúng bản chất
Tôn trọng người khác khi xảy ra mâu thuẫn. Hãy nói với mọi người tại sao cần phải giải quyết mâu thuẫn. Điều này có thể là khó, nhưng mọi người đều có phản ứng tích cực khi được khi tôn trọng Đây là cách tốt nhất để đi đến những tiến triển tốt đẹp.
8. Xác định những hậu quả có thể xảy ra
9. Xác định mục tiêu
Nó là cần thiết để vạch ra mục tiêu để cả 2 bên biết được kết quả họ đang hướng tới. Điều đó tạo nên những kết quả mong muốn khả thi hơn có thể.
10. Yêu cầu
Yêu cầu có những hành động có thể thực hiện ngay. Ví dụ: “Tôi gợi ý chúng ta nên thống nhất một quy tắc mới như sau: Trong cuộc họp, khi một người đưa ra một ý kiến nào đó mà người khác không đồng ý, chúng ta nên bắt đầu bằng cách khen ngợi đó là một ý tưởng hay và sau đó đưa ra ý kiến làm thế nào để ý tưởng đó trở nên tốt hơn. Tương tự như vậy, nếu chúng ta chỉ công kích nhau như trước đây, thì nên ngừng cuộc họp và sau đó nói về vấn giữa các cá nhân với nhau thay vì nói trước cả nhóm”.
11. Tiếp nhận sự hòa giải
Cần cẩn trọng trong việc tìm người hòa giải. Họ nên là những người đã từng qua đào tạo chính thức về việc hòa giải, có những kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực này và quá trình hòa giải nên được giám sát, nếu không mâu thuẫn có thể trở nên căng thẳng hơn rất nhiều.
12. Tư vấn luật sư
Một vài mâu thuẫn nảy sinh từ sự bất đồng với luật pháp hoặc liệu có nên tuân theo luật pháp hay không. Những người chịu trách nhiệm tố tụng sẽ báo cáo những việc vi phạm có thể có sự bảo hộ của pháp luật và sự tư vấn của luật sư. Nếu mâu thuẫn bắt nguồn từ sự lừa đảo về tiền bạc, những người tố tụng cần phải làm theo một quy trình đặc biệt để bảo vệ quyền lợi của họ. Việc này đòi hỏi người tố tụng có những kiến thức sâu về những tội danh như vậy trước khi đưa ra kết luận và cần giữ kín những thông tin về kết luận.
Một vài mẹo nhỏ khi giải quyết mâu thuẫn trong công việc
– Luôn lắng nghe người khác (đồng nghiệp) một cách cẩn thận trong các cuộc họp. Khi đó, bạn cũng có quyền đề nghị người khác lắng nghe bạn một cách nghiêm túc.
– Để xác định rõ hơn sự bất đồng, một kỹ xảo bạn có thể sử dụng là hãy viết ra những mâu thuẫn và những vấn đề cần giải quyết. Hãy ngồi yên, lắng nghe người khác giải thích từng vấn đề. Khi họ đã hoàn thành, lúc đó hãy đưa ra ý kiến của mình về từng vấn đề đó, càng rõ ràng càng tốt. Bằng cách này, người khác sẽ biết được rằng bạn đã lắng nghe và đã hiểu. Cần luôn luôn vạch rõ ra những mâu thuẫn để có thể tìm được những giải pháp tích cực nhất.
Những phương pháp nêu trên không thể đảm bảo 100% cho việc giải quyết mâu thuẫn trong công việc. Nó có thể phát huy hiệu quả hoặc không. Nhưng thậm chí không hiệu quả, thì bạn cũng sẽ hài lòng với sự cố gắng của mình. Hãy cố gắng giải quyết mâu thuẫn một cách chủ động và mang tính xây dựng cao.
Bạn không thể đạt được chiến thắng đúng nghĩa trong bất kỳ cuộc tranh luận bất kỳ nếu chỉ coi chiến thắng là việc giành được những kết quả mong muốn và không cần đếm xỉa đến người khác. Nếu vấn đề gây tranh cãi vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để và đúng cách, chắc chắn vào một thời điểm nào đó nó sẽ quay trở lại với mức độ có thể nghiêm trọng hơn. Vì vậy, phương pháp tốt nhất là giải quyết mâu thuẫn chứ không phải tranh luận để giành chiến thắng.
5 bước giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực
Mâu thuẫn cá nhân là điều xảy ra hàng ngày, gây ra những hậu quả tai hại. Tuy nhiên, cách giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực sẽ giúp chúng ta tránh được hầu hết những thiệt hại không đáng có.
Hiểu đúng điều này sẽ giúp bạn sáng suốt trước khi bắt tay vào giải quyết mâu thuẫn.
2. Tìm nhiều phương án
Một bài toán thường có hơn một cách giải quyết. Hãy cho khối óc của bạn cơ hội thể hiện sự thông minh của nó.
3. Cơ hội chia sẻ
Nguyên tắc “Luôn luôn lắng nghe luôn luôn thấu hiểu” không chỉ đem lại thành công lớn cho Prudential, nó cũng đem lại thành công trong việc giải quyết mâu thuẫn nữa.
Hãy cho người cộng sự của mình cơ hội được nói trước và sau đó chúng ta sẽ được lắng nghe. Sau một trận mưa của những điều ấm ức, các khối óc sẽ tươi mới và sẵn sàng cho những sự nhượng bộ cần thiết để đôi bên cùng có lợi.
4. Chia sẻ chân thành.
Khi đã hiểu một cách đầy đủ nguyên nhân của vấn đề, chúng ta sẽ có cách ứng xử khéo léo hơn.
Đây cũng là thời điểm để bộc bạch những cảm giác, suy nghĩ của bạn về mâu thuẫn đang xảy ra và giải quyết nó. Không áp đặt, không đổ lỗi chỉ đơn giản là chia sẻ. Chẳng có ai nỡ từ chối một lời chia sẻ chân thành đâu.
5. Rút kinh nghiệm
Sau khi mọi việc đã được giải quyết ổn thỏa, đừng quên dành chút thời gian ghi lại những bài học rút ra từ sự cố này và tránh lặp lại nó trong những lần sau.
–
Thông thường, người ta hay bắt tay vào giải quyết mâu thuẫn trên tinh thần đạt được tối đa những gì mình muốn, nhưng đó thực sự chỉ là tiền đề cho những mâu thuẫn khác trong tương lai mà thôi. Với phương pháp giải quyết mâu thuẫn tích cực, cả hai sẽ cùng hài lòng nên lại càng dễ nhượng bộ nhau hơn trong tương lai.
Giải quyết mâu thuẫn giữa các nhân viên
Trong doanh nghiệp, mâu thuẫn và bất đồng giữa các nhân viên là việc không thể nào lờ đi, đặc biệt là khi bạn đang ở vị trí quản lý. Khi có sự mâu thuẫn giữa các nhân viên, môi trường làm việc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, trong những lúc này, ở vị trì quản lý, bạn hãy sử dụng kỹ năng lãnh đạo để giải quyết một cách ổn thỏa mọi chuyện. Mâu thuẫn giữa các nhân viên là không thể tránh được bởi vì không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Tuy vậy, mọi người vẫn cần phải tỏ ra lịch sự và cố gắng hợp tác với nhau. Sự ác cảm giữa các đồng nghiệp càng kéo dài càng ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả làm việc của chính họ cũng như của những người xung quanh. Vì vậy, giải quyết mâu thuẫn là vấn đề cần được ưu tiên và giải quyết càng sớm càng tốt.
Ngày nay, môi trường công sở đã hiện đại hơn, văn minh hơn. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc các mối quan hệ trong môi trường này cũng trở nên đa dạng hơn, đòi hỏi kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống cao hơn. Một mối quan hệ công sở điển hình tốn nhiều giấy mực của các nhà tư vấn quản trị nhất, đó là mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Nói về mối quan hệ giữa sếp và nhân viên, thì chắc chắn là dù ở độ tuổi nào, trong lĩnh vực nào thì cũng cần có những quy tắc ứng xử nhất định.
Nguyên tắc vàng để giải quyết mâu thuẫn
Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên trong công sở thường được ví như một… mối cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Việc xảy ra mâu thuẫn về quyền lợi, trách nhiệm giữa hai phía dường như là điều tất yếu, luôn luôn xảy ra trong doanh nghiệp. Theo ông Quách Kim Cương – chuyên gia Huấn luyện quản trị doanh nghiệp, thì chúng ta không có cách nào triệt bỏ hoàn toàn mối xung đột này.
Như vậy, mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ nhà lãnh đạo của doanh nghiệp phải có đủ năng lực quản trị để xử lý những tình huống mâu thuẫn này, và kể cả những trường hợp mâu thuẫn giữa nhân viên với nhân viên. Trước tiên, cần nhận thức rằng, không phải mâu thuẫn và xung đột nào cũng xấu. Bản thân mâu thuẫn cũng có những khía cạnh giá trị tích cực của nó. Ví dụ như có một số xung đột giúp cho nhà quản lý và nhân viên nhận ra những quy trình làm việc chưa hợp lý còn tồn tại trong doanh nghiệp, từ đó tìm biện pháp tháo gỡ, sáng tạo để cả hai phía đều thấy thoải mái hơn.
Từ đây, chúng ta có những nguyên tắc chung như sau :
1. Biết lắng nghe
Nhà quản lý và lãnh đạo cần biết lắng nghe những lý lẽ từ nhân viên của mình. Trong môi trường doanh nghiệp ở Việt Nam, nhiều nhà quản lý vẫn cho rằng “sếp luôn luôn đúng”. Điều này dễ dàng dẫn đến những bức bối khó giải tỏa trong lòng cấp dưới. Lâu ngày, khi người nhân viên cảm thấy họ không được lắng nghe trong tất cả các trường hợp mâu thuẫn với cấp trên, thì dễ này sinh chán nản, ảnh hưởng không tốt đến năng suất sáng tạo, tự chủ của nhân viên. Vì lúc này, nhân viên tin rằng mình không còn nhận được sự động viên, hỗ trợ xây dựng của cấp trên nữa. Hãy luôn đặt vị trí của mình là một đồng nghiệp của nhân viên, để lắng nghe xem : vì sao quan điểm của họ lại khác ta? Tách bạch mối quan hệ cá nhân và vị thế trong công việc sẽ giúp nhà lãnh đạo sáng suốt hơn khi giải quyết những mâu thuẫn với người dưới quyền.
2. Biết thấu hiểu
Sau khi lắng nghe những ý kiến, những chia sẻ của nhân viên – dù là dưới hình thức tranh luận đi nữa – thì nhà lãnh đạo nên tìm cách phân tích bản chất của mâu thuẫn này, để hiểu đó là loại mâu thuẫn xây dựng hay mâu thuẫn xung động quyền lợi cá nhân. Nhà lãnh đạo nên chủ động tìm hiểu những nguyên nhân từ phía nhân viên, đặt những câu hỏi như nguyên nhân từ đâu anh ta/cô ta hành động như vậy? Điều anh ta/cô ta mong muốn sau việc đối đầu với mình là gì? Kết quả của việc hình thành mâu thuẫn này có lợi cho doanh nghiệp hay không?… Đừng ngần ngại chấp nhận những ý kiến mang tính chất cách mạng để thay đổi cục diện vấn đề tốt đẹp hơn của nhân viên, đơn giản là vì không phải lúc nào “sếp” cũng đúng!
Hai thao tác này cũng sẽ được thực hiện tương tự khi người quản lý đứng ra giải quyết mâu thuẫn giữa nhân viên với nhân viên.
Trong bối cảnh này, sự dũng cảm đối mặt của nhà lãnh đạo với mâu thuẫn chính là chìa khóa quyết định mâu thuẫn ấy có được giải quyết triệt để hay không. Hãy xem mâu thuẫn là cơ hội. Cơ hội để phát hiện ra những nhân viên tích cực, tài năng, cơ hội để học hỏi thêm từ chính người dưới quyền của mình.
Cũng theo kinh nghiệm của ông Quách Kim Cương, trong quá trình huấn luyện, ông nhận thấy có một số nhà quản lý có xu hướng chạy trốn xung đột, nghĩa là chủ trương dĩ hòa vi quý với tất cả những người quản lý ngang cấp hoặc cao cấp hơn mình. Mục đích của họ không xấu, đó là làm giảm không khí đối đầu khi có những mâu thuẫn vượt quá tầm kiểm soát, vượt quá khả năng giải quyết của toàn bộ tập thể (ví dụ trong chuyện nâng lương hoặc buộc phải sa thải bộ phận nào đó). Tuy nhiên, vô hình chung họ đẩy sự mâu thuẫn, bức bối này đến cho nhân viên của mình, buộc họ “bằng mặt không bằng lòng” mà tiếp tục làm việc theo tình hình cũ. Đây là ví dụ điển hình cho sự thất bại khi không biết tận dụng mâu thuẫn để phát triển.
Hoặc một khía cạnh khác, đó là sự xung đột “lâu năm lên lão làng” của các nhân viên lâu năm đối với những nhà lãnh đạo trẻ. Nhà lãnh đạo trẻ và tài năng ở các doanh nghiệp ngày nay không còn hiếm nữa. Vậy làm sao để họ có thể “chung sống hòa bình”, hoặc tạo được sự tín nhiệm tương đối với những nhân vật chủ chốt của các phòng ban?
Một cách làm phổ biến, là ban giám đốc nên tổ chức những cuộc họp thân mật, những buổi mít tinh giữa nhà quản lý trẻ này với đội ngũ nhân viên của họ, ngay khi họ vừa vào công ty làm việc. Mục đích là trình bày rõ ràng từ đầu những khả năng, tầm nhìn, kinh nghiệm, cách làm việc của người mới này với tập thể. Từ đó vạch ra con đường chung để cả tập thể cùng đi. Điều này có ích lợi là rút ngắn khoảng thời gian mà nhà lãnh đạo trẻ phải bỏ ra để tiếp cận và chứng minh năng lực với từng người. Trao đổi trực tiếp và thẳng thắn luôn là điều đáng hoan nghênh của những người tài trẻ tuổi.
Trình bày với sếp thế nào khi mâu thuẫn xảy ra nơi làm việc.
Bất kể môi trường nào, nơi có các mối quan hệ cá nhân đa dạng thì mâu thuẫn cũng đa dạng. Từ những mâu thuẫn thường thấy trong công việc do khác biệt trong: Thăng tiến, mức lương, sự ghi nhận những đóng góp hay việc chia sẻ trách nhiệm trong công việc, đến những mâu thuẫn riêng tư cá nhân hay đơn giản là mâu thuẫn do khác biệt về tính cách…
Cách Giải Quyết Mâu Thuẫn Trong Tình Bạn
Mâu thuẫn là một mặt của xã hội, và mâu thuẫn trong tình bạn cũng vậy, ở lứa tuổi nào chúng ta cũng cần có bạn bè bên cạnh, cùng chia sẻ, cùng cố gắng, bên nhau trải qua những vui, buồn, giận hờn… và thậm chí có những lúc chỉ một vấn đề nhỏ cũng đã nảy sinh mâu thuẫn trong tình bạn, và nhiều khi mâu thuẫn đó lớn đến mức hai người bạn không muốn gặp nhau nữa.
1. Cùng gỡ bỏ cái ” tôi” của bản thân
Khi bạn bè cãi nhau, sau đó mối quan hệ bạn bè cùng rơi vào bế tắc thì mỗi người đều vì cái “tôi” của bản thân cả, không ai chịu giảng hòa, giải thích, không ai chịu chia sẻ, nhận lỗi dẫn đến mâu thuẫn giữa hai người có khi chỉ vì một sự việc rất nhỏ thôi mà dẫn đến bế tắc. Có thể từ việc người này quên không trả lời tin nhắn cho người kia, người này được nhắc bao lần để đồ đúng chỗ mà quên không để, người này đi chơi không rủ bạn,….
Chính vì vậy chúng ta cần gạt bỏ cái “tôi” của mình đi, có thể bản thân bạn giận người bạn của mình, có thể giận nhau một đến hai ngày, nhưng khi đó chúng ta cũng nên nghĩ rằng việc này có đáng để khiến cho tình bạn của bạn sứt mẻ hay không, có đáng để chúng ta không gặp nhau nữa hay không ? Sau đó hãy đưa ra quyết định, gạt bỏ cái “tôi” của bản thân để giảng hòa với người bạn của bạn, học cách lắng nghe, chia sẻ với người bạn của mình để giải quyết hiểu nhầm, giải quyết các khúc mắc mâu thuẫn trong tình bạn.
Khi xảy ra mâu thuẫn, là lúc chúng ta trải qua những cảm xúc uất ức, tức giận, và nếu không thể kiểm soát được những cảm xúc đó thì chắc chắn sẽ xảy ra những vụ cãi vã, to tiếng và thậm chí sẽ dẫn đến những hành động, lời nói mang hướng tiêu cực, sát thương kẻ khác không mong muốn. Vì vậy chúng ta cần học cách kiềm chế cảm xúc của bản thân. Khi bạn và bạn thân tranh luận hay hiểu nhầm về vấn đề nào đó, đầu tiên chúng ta cần bình tĩnh lại, đi ra ngoài những chỗ không có người, hít một hơi thật sâu, hoặc tự giải tỏa cảm xúc của mình bằng cách hét thật to, hay nghe nhạc… Sau đó, chúng ta lại quay lại tiếp tục tranh luận và nói chuyện với bạn mình, không chỉ tranh luận mà chúng ta cần học cách lắng nghe, đồng ý với những ý kiến hợp lý, chia sẻ và phân tích cho họ ý kiến của bản thân một cách bình tĩnh nhẹ nhàng. Như vậy, những xung đột sẽ dễ giải quyết hơn rất nhiều.
Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
3. Không nói với người thứ ba
Khi xảy ra mâu thuẫn trong tình bạn, tất cả những cảm xúc tiêu cực chúng ta trải qua như tức giận, uất ức… cần phải giải tỏa những ra bên ngoài, mỗi người sẽ có cách giải quyết cảm xúc đó khác nhau nhưng có người lại giải quyết những cảm xúc đó bằng cách đi kể chuyện này cho người thứ ba biết. Tất nhiên đây không phải là ý hay vì khi nói với người thứ ba trong cảm xúc tức giận như vậy đồng nghĩa với việc bạn đang nói xấu bạn thân của mình với người khác. Người thứ ba sẽ cảm thấy bạn thân của bạn không tốt và kể cả bạn cũng thế khi nói xấu bạn mình. Hơn nữa vì cảm xúc lấn át nên chưa chắc bạn lúc đó đã đủ bình tĩnh suy nghĩ chắc chắn xem liệu người này có nói chuyện với người thứ tư, thứ năm hay không… Như vậy, khả năng việc mọi người biết hai bạn xảy ra bất hòa là điều dễ xảy ra, và từ việc này có thể khiến rạn nứt tình bạn giữa các bạn không bao giờ có thể hàn gắn được. Chính vì vậy, khi xảy ra mâu thuẫn trong tình bạn, hãy bình tĩnh giải quyết giữa hai người với nhau, không nên kể việc này cho người thứ ba biết để tránh khiến tình bạn giữa hai người đi đến tình trạng không thể hàn gắn được.
Mâu thuẫn trong tình bạn là vấn đề không thể tránh trong quan hệ bạn bè, điều quan trọng là chúng ta có thể có cách xử lý thích hợp, gỡ bỏ cái “tôi” của bản thân, giảng hòa với bạn bè. Kiềm chế cảm xúc của bản thân, học cách lắng nghe, chia sẻ với người bạn của mình để hai người có thể hiểu nhau nhiều hơn. Không bao giờ kể chuyện của bạn đối với người thứ ba vì điều đó khiến cho mâu thuẫn giữa các bạn càng trở nên căng thẳng và khó giảng hòa hơn. Đối với những xung đột trong quan hệ bạn bè thì cái mà chúng ta cần là biết lắng nghe, thấu hiểu, bình tĩnh để phân tích, giải quyết vấn đề, chủ động học cách xin lỗi, học cách chủ động trò chuyện giảng hòa với bạn của mình để mối quan hệ tình bạn càng lúc càng bền chặt, lâu dài làm bạn trải qua mọi chuyện của cuộc sống.
Cập nhật : bởi
Làm Sao Để Giải Quyết Mâu Thuẫn Trong Doanh Nghiệp
Một thống kê của các nhà nghiên cứu Mỹ cho thấy, một nhà quản lý trung bình dùng 21% thời gian trong tuần để giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong tổ chức, doanh nghiệp của mình. Như vậy, giải quyết xung đột và mâu thuẫn sao cho ổn thỏa là một công việc mà nhà quản lý cần chú tâm để thúc đẩy doanh nghiệp làm việc tốt hơn.
Tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, đều có xung đột và mâu thuẫn, xung đột cũng như mâu thuẫn trong một tổ chức có thể xảy ra ở nhiều cấp độ từ nhỏ tới lớn, vấn đề là có quá ít hay quá nhiều xung đột. Vì thế cần học cách để giải quyết xung đột chứ không phải là loại trừ.
Nhà quản lý cần phân biệt được xung đột có lợi và xung đột có hại
Còn xung đột và mâu thuẫn có lợi trong một doanh nghiệp khi nó xuất phát từ những bất đồng về năng lực. Khi có quá ít xung đột và mâu thuẫn cũng là bất lợi, vì người ta trở nên tự mãn. Khi đó sẽ có rất ít hoặc chẳng có chút sáng tạo nào. Là nhà quản lý, bạn cần phải biết phân biệt các xung đột và mâu thuẫn giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các tổ chức và ở chính cá nhân.
Chiến lược giải quyết mâu thuẫn, xung đột
Chiến lược thắng – thua
Chiến lược tạo cho người nào đó chịu thua. Chiến lược này thường được dùng khi có một cuộc xung đột xảy ra, khi các bên không tự giải quyết được xung đột và gây rắc rối cho doanh nghiệp.
Chiến lược thua – thua
Chiến lược thắng – thắng
Chỉ ra vấn đề gốc rễ tạo ra xung đột. Việc thực thi chiến lược này đòi hỏi phải kiên nhẫn và linh động của người trung gian. Bí quyết chính là tập trung xác định vấn đề mà mọi người có thể chấp nhận. Việc tìm ra giải pháp thắng – thắng đòi hỏi lòng tin và khả năng lắng nghe. Các bên không thể tranh đua và tập trung vào việc thắng.
Khi giải quyết xung đột, cách tốt nhất với một nhà quản lý là cần phải xem xét thái độ của mình. Cần phải giữ thái độ tích cực, nhận ra những cuộc xung đột có lợi cho doanh nghiệp. Cần phải kìm chế cảm xúc khi kiểm tra. Không nên để cho cảm xúc dẫn dắt tiến trình. Nhà quản lý cần quyết đoán để có thể giải quyết xung đột thành công. Có thể đại diện cho chính bạn và quyền lợi của mình nhưng ở cùng một thời điểm mà không vi phạm đến các quyền lợi của người khác.
Là một nhà quản lý, bạn cần có trách nhiệm giúp giải quyết xung đột. Bạn có thể điều hành môi trường mà thiết lập giai đoạn xung đột và làm giảm tối đa khả năng xung đột mà phải được giải quyết lại. Điều này đòi hỏi việc điều chỉnh của tổ chức và quan sát các tình huống chín muồi sắp nổ ra xung đột bất lợi.
Tìm kiếm: Hành chính nhân sự
Share
0
Rèn Luyện Kỹ Năng Giải Quyết Mâu Thuẫn
Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là rất cần thiết cho nhân viên để có môi trường làm việc thuận lợi cũng như đạt được kết quả cao nhất trong công việc.
Giữ bình tĩnh
Một trong những lý do khiến mâu thuẫn trở nên gay gắt hơn là sự tức giận. Khi tức giận, chúng ta thường không lắng nghe ý kiến của người khác và dễ có những lời nói, hành động thái quá, mất kiểm soát cảm xúc. Vì thế, muốn giải quyết mâu thuẫn, trước hết, bạn cần giữ được bình tĩnh.
Rèn luyện kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
“Không gì trao cho một người nhiều ưu thế hơn người khác bằng việc luôn bình tĩnh và không bối rối trong mọi hoàn cảnh”. Khi bạn thực sự tỉnh táo, bạn sẽ có cái nhìn bao quát và tìm ra hướng giải quyết thích hợp nhất. Đây là một trong những cách giúp bạn rèn luyện kỹ năng giải quyết mâu thuẫn tốt.
Xác định mối quan tâm chung
Khi xảy ra mâu thuẫn, sau khi giữ được bình tĩnh, hãy tìm lấy một mối quan tâm chung. Tuy việc bắt đầu cuộc trò chuyện khá khó, tuy nhiên, hãy nhìn về vấn đề đang tranh cãi. Đó có thể là mục tiêu chung của bạn và những người khác. Từ đó, tìm ta được tiếng nói chung, có thể dễ dàng giải quyết mâu thuẫn đang gặp phải. Bởi mỗi người nhìn nhận vấn đề một cách khác nhau.
Lắng nghe để thấu hiểu
Lắng nghe là một trong những điều đặc biệt quan trọng trong khi xảy ra mâu thuẫn. Bạn nên tập trung vào lời nói của người khác, nghe đồng nghiệp trình bày quan điểm của họ. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của đối phương, không ngắt lời. Điều này sẽ khiến họ sẵn sàng tin tưởng, chia sẻ cho bạn. Và điều này cũng sẽ làm cho mâu thuẫn giảm xuống.
Bên cạnh đó, hãy chủ động đặt ra những câu hỏi để hiểu hết về vấn đề và nguyên do nảy sinh mâu thuẫn. Thêm vào đó, việc kết hợp với không khí thân thiện hơn, vấn đề sẽ nhanh chóng được giải quyết. Đây là một trong những điều bạn cũng nên chú ý khi rèn luyện kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
Giải quyết mâu thuẫn trong giao tiếp
Trình bày quan điểm cá nhân
Hãy trình bày quan điểm cá nhân một cách rõ ràng để người đối diện thấu hiểu. Điều này không chỉ tạo cơ hội để bạn giải tỏa những thắc mắc của bản thân, giúp người đối diện nắm bắt được những gì bạn muốn đề cập.
Nếu bạn mắc phải những thiếu sót, hãy thẳng thắn thừa nhận. Điều này sẽ khiến người nghe xác định được vấn đề và thái độ mâu thuẫn gay gắt đồng thời sẽ giảm xuống đáng kể.
Quan tâm đến hướng giải quyết, bỏ qua những sai lầm
Việc chỉ chăm chăm chú ý đến những sai lầm đã xảy ra, vấn đề sẽ không được giải quyết. Thay vào đó, hãy nhìn vào thực tế, tìm ra nút thắt của vấn đề và đề ra những cách giải quyết có lợi nhất trong tương lai. Chỉ có như vậy, mâu thuẫn mới có thể được giải quyết một cách nhẹ nhàng
Cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn tốt?
Cùng nhau đưa ra giải pháp
Mâu thuẫn xảy ra giữa 2 phía. Vì thế, nó chỉ được giải quyết khi cả 2 phía có được tiếng nói chung, tìm ra được giải pháp làm hài lòng cả 2 bên. Việc đặt câu hỏi và trả lời thẳng thắn sẽ xây dựng nên cơ sở để đưa ra giải pháp giải quyết các mâu thuẫn của mọi người.
Việc cùng nhau đưa ra giải pháp và việc cực kỳ quan trọng. Nếu một trong 2 bên không đồng ý với giải pháp được đưa ra thì vấn đề sẽ không được giải quyết. Khi này, kỹ năng đàm phán, thuyết phục lại đóng một vai trò quan trọng. Mâu thuẫn sẽ được gỡ bỏ nếu nếu giải pháp đưa ra đáp ứng được lợi ích của cả đôi bên.
Không ai muốn xảy ra mâu thuẫn. Tuy nhiên, khi nó xảy ra, bạn cần phải có kỹ năng giải quyết mâu thuẫn tốt mới có thể giải quyết chúng một cách nhanh gọn, tránh gây ra những hậu quả xấu đến cả kết quả công việc cũng như các mối quan hệ trong tập thể.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Giải Quyết Mâu Thuẫn Trong Công Ty Hay Nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!