Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Dạy Trẻ 5 Tuổi Học Chữ Cái Nhanh Và Hiệu Quả 2022 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái luôn là nỗi băn khoăn lớn của cha mẹ. Trẻ ở giai đoạn này chưa thực sự chú tâm vào việc học hành, hoạt động chủ đạo của các con vẫn là vui chơi hoặc học tập thông qua trò chơi.Trẻ 5 tuổi có đặc điểm là hiếu động, ưa tìm tòi khám phá, thích tham gia vào các hoạt động tập thể hoặc gây sự chú ý với người khác. Đa số trẻ không thích ngồi yên một chỗ quá lâu hoặc lặp đi lặp lại một việc duy nhất. Do đó, cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái cũng phải tuân theo những đặc điểm tâm sinh lý nhất định của trẻ. Một mặt không làm trẻ cảm thấy nhàm chán hoặc bị ức chế trong quá trình học, mặt khác động viên khuyến khích trẻ học tập có hiệu quả hơn.
Một số cách dạy trẻ học chữ cái hiệu quả
Dạy trẻ học chữ cái chưa bao giờ là công việc dễ dàng, nhất là khi trẻ đang trong độ tuổi mẫu giáo chưa thực sự bước chân vào môi trường tiểu học. Vậy đâu là cách dạy trẻ học chữ cái hiệu quả mà không làm tổn thương đến tâm hồn non nớt của trẻ?
Dạy chữ cái cho trẻ 5 tuổi thông qua hình ảnh
Các nhà khoa học chứng minh, khả năng ghi nhớ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo chủ yếu thông qua hình tượng hóa (nghĩa là hình ảnh có tính mô phỏng cao). Nếu người lớn dạy trẻ 5 tuổi theo kiểu nhận biết từng mặt chữ, thì khả năng tiếp thu của trẻ sẽ bị hạn chế rất nhiều.
Có thể tại thời điểm đó, trẻ ghi nhớ được 3-4 chữ cái liên tiếp, nhưng chỉ đến hôm sau những thông tin đó gần như không còn với trẻ. Đơn giản là trẻ chưa đủ khả năng để ghi nhớ ký hiệu riêng biệt mà không có hình ảnh đi kèm. Tình trạng này sẽ được cải thiện hoàn toàn, nếu người lớn lồng ghép cách dạy trẻ học chữ cái với hình ảnh miêu tả.
Bố trí thời gian học tập hợp lý cho trẻ 5 tuổi
Khả năng tập trung của trẻ 5 tuổi dao động từ 30-40 phút, vượt quá ngưỡng thời gian trẻ sẽ mất dần hứng thú với hoạt động trọng tâm, và cảm thấy không thể tiếp nhận kiến thức thêm nữa. Chính vì vậy, người lớn cần lưu ý đến thời gian dạy trẻ học chữ, hạn chế dạy quá lâu hoặc quá nhiều kiến thức cho trẻ cùng lúc. Việc này những làm trẻ mất hứng thú trong học tập, mà còn hạn chế khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ (trẻ không thể ghi nhớ quá nhiều thông tin trong một buổi học).
Ở trường mầm non, trẻ em sinh hoạt theo thời gian biểu cho trước, nghĩa là giờ nào làm việc đấy. Có lẽ vì thế mà trẻ hình thành thói quen đúng giờ và tự giác hoàn thành công việc của mình. Cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái cũng nên diễn ra theo lịch trình nhất định. Ở trường mầm non, trẻ đã có những tiết học thú vị về làm quen với chữ cái, chơi trò chơi chữ cái, hoặc tham gia các hoạt động tập thể có lồng ghép chữ cái.
Nếu cha mẹ muốn dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái tại nhà, thì nên sắp xếp một khoảng thời gian nhất định trong ngày (chỉ cần 15-20 phút/1 buổi học) để giúp con ghi nhớ mặt chữ cái. Các buổi học tại nhà không nhất thiết phải quá dài, cũng không cần tuân theo quy định nào hết, việc dạy chữ cho trẻ trước khi bước vào lớp 1 có thể diễn ra theo kiểu vừa học vừa chơi, hoặc học theo khả năng – sở trường của trẻ,… miễn sao trẻ hào hứng, chủ động tiếp nhận kiến thức mà không cảm thấy nặng nề.
Những sai lầm trong cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái
Do tâm lý nôn nóng muốn dạy trẻ biết đọc sớm, nhiều cha mẹ trở nên cáu gắt hoặc thúc ép con cái học quá nhiều. Một bộ phận lại cho con đi học đánh vần hoặc viết chữ trước khi bước vào lớp 1. Vấn đề đặt ra là: liệu việc làm này có thực sự cần thiết trong khi trẻ vẫn đang ở độ tuổi mẫu giáo.
Dạy chữ cái cho trẻ không phải việc làm thừa thãi, bởi lẽ nó tạo tiền đề vững chắc cho quá trình học tập sau này của trẻ. Tuy nhiên, nếu phụ huynh đặt nặng vấn đề học tập ở trẻ 5 tuổi thì không nên, hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mầm non vẫn là vui chơi (hoặc học tập thông qua vui chơi là chính). Rất nhiều phụ huynh mắc sai lầm trong phương pháp dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái, cụ thể như sau:
Gây sức ép cho trẻ em trong quá trình học tập
Trẻ em lứa tuổi mầm non vốn dĩ quen thuộc với chế độ vui chơi hoặc các tiết học có lồng ghép trò chơi do cô giáo tổ chức, cho nên việc bắt trẻ làm quen với giờ học quy củ từ đầu đến cuối cần có thời gian.
Trẻ 5 tuổi không thể ngồi đọc hoặc viết chữ cái trong suốt 30-40 phút đồng hồ, trẻ cần thích nghi dần dần với công việc này. Do đó, cha mẹ không nên nôn nóng hoặc thúc ép con học tập quá mức. Trẻ sẽ trở nên sợ hãi, chán nản học hành và gặp khó khăn trong quá trình tiếp nhận kiến thức.
Không ít cha mẹ mất bình tĩnh khi dạy chữ cái cho trẻ 5 tuổi, lý do là trẻ mải chơi không tập trung vào bài vở. Người lớn không kiềm chế được cảm xúc của mình, trở nên bực giọng, quát tháo thậm chí là “xử phạt” trẻ. Thực chất việc làm này không nên chút nào, bởi lẽ mỗi trẻ có đặc điểm nhận thức và cá tính hoàn toàn khác biệt. Cha mẹ cần lựa chọn phương pháp dạy chữ cái phù hợp với con em mình, sao cho việc học thu được kết quả cao nhất.
Dạy cùng lúc quá nhiều kiến thức cho trẻ
Khả năng ghi nhớ của trẻ 5 tuổi không cao bằng trẻ 6 tuổi. Do đó, dạy kèm cho trẻ trước khi bước vào lớp 1 cần chú ý đến đặc điểm nhận thức của trẻ. Người lớn không nên truyền đạt quá nhiều kiến thức cho trẻ vào một buổi học. Trung bình mỗi buổi học 30-40 phút trẻ 5 tuổi có thể ghi nhớ chính xác 2-3 chữ cái (cùng lắm là 4 chữ cái).
Cha mẹ không nên “tham kiến thức” mà dạy con quá nhiều. Có thể tại thời điểm dạy trẻ 5 tuổi học chữ, trẻ tiếp nhận được 5-6 chữ cái nhưng nó kết quả này không duy trì được bao lâu. Trẻ sẽ nhanh chóng quên hết chữ cái vào ngày hôm sau, và người lớn lại phải hướng dẫn từ đầu. Thay vì lặp đi lặp lại một công việc, tại sao cha mẹ không dạy con 1-2 chữ cái/1 ngày nhưng đảm bảo ghi nhớ lâu dài.
Có rất nhiều cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái, xong thành công nhất vẫn là phương pháp dạy chữ cái thông qua hình ảnh hoặc bộ thẻ dạy trẻ biết đọc sớm (giáo cụ dạy học hiệu quả nhất hiện nay). Cha mẹ nên dạy trẻ học mỗi ngày để hình thành thói quen học tập tốt cho trẻ, nhưng chú ý sắp xếp thời gian hợp lý dành cho trẻ. Không nên bắt trẻ học quá nhiều hoặc trong thời gian dài, vì điều này chỉ khiến trẻ sợ học và không còn hứng thú nữa.
Quá trình dạy trẻ 5 tuổi có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày, nhưng theo kiểu lồng ghép kiến thức thực tế mà không đặt nặng vấn đề học tập. Phương pháp dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái hiệu quả nhất là: học mà chơi – chơi mà học, có tác dụng gây hứng thú, khích lệ tinh thần chủ động và sáng tạo của trẻ, trẻ tự khắc tham gia vào hoạt động học mà không cần đến sự thúc ép của người lớn.
Cách Dạy Trẻ 3 Tuổi Học Chữ Nhanh Và Hiệu Quả Nhất
(ĐSPL)- Cách dạy bé 3 tuổi học chữ cái tiếng Việt hiệu quả nhất và ghi nhớ được bảng chữ cái một cách nhanh nhất không phải mẹ nào cũng có đủ kiên nhẫn.
Vào độ tuổi thứ 3 trẻ bắt đầu nhận biết rõ mọi thứ và khám phá nhiều thứ hơn nên các bạn có thể dạy bé học chữ cái và ghi nhớ các chữ. Nhưng không phải mẹ nào cũng có kiên nhẫn để dạy bé, vậy làm cách nào để dạy bé học chữ cái cũng như nhận biết được bảng chữ cái tiếng việt hiệu quả.
Điều này có nghĩa là các bậc phụ huynh có thể bắt tay vào việc dạy trẻ bảng chữ cái khi bé được 2- 3 tuổi, nhưng khoan hãy đặt quá nhiều hy vọng rằng bé có thể nhớ hết vào lúc đó.
Hơn nữa, cách bé học khác với trẻ lớn hơn, đừng vội sử dụng các thẻ cứng viết chữ hoặc nghe băng mà nên dùng phương pháp hình ảnh từ những quyển sách dạy chữ cái có nhiều hình, nhiều màu sắc; lúc ấy trẻ sẽ thích thú chỉ trỏ những chữ cái mà chúng đã biết hoặc cũng có thể chỉ ra màu sắc, hình dạng, con thú, và các đồ vật trong quyển sách.
Bước đầu tiên dạy trẻ bảng chữ cái là gây sự chú ý, làm cho trẻ thích thú vớI những câu chuyện kể. Khoảng 2-3 tuổi, trẻ thường “đọc” sách để tìm hiểu trong đó có chứa đựng những gì và sách báo được làm ra từ “chữ”.
Vừa học vừa chơi
Có nhiều cách vừa học vừa chơi để dạy trẻ phân biệt từng chữ cái. Viết tên của trẻ vào xấp giấy học vẽ của chúng và vừa chỉ vừa đọc rõ to từng chữ cái. Dần dần bé sẽ hiểu rằng những ký tự riêng lẻ này khi đặt gần nhau thì sẽ tạo ra tên của nó.
Ngoài ra, bạn còn có thể làm bảng tên của bé và treo ngoài cửa phòng, loại đồ chơi hoặc chơi trò xếp chữ tên của bé. Cùng chơi với bé trò chơi xếp chữ thông thường hoặc các chữ cái được làm bằng nam châm, bé có thể khám phá tính hút đẩy đồng thời còn có thể gắn xếp chữ cái lên cửa tủ lạnh.
Một khi bé đã nhận được một chữ nào mới thì hãy chơi đố chữ: “Chữ nào bắt đầu bằng chữ ‘B’, ‘bò’, ‘bánh’, ‘bóng’…hoặc bắt đầu bằng chữ cái đầu tiên của tên bé “Tên con là Bình, bắt đầu bằng chữ B, con thử nghĩ ra một chữ nào cũng bắt đầu bằng B xem?”
Dạy trẻ nhận biết chữ cái tiếng việt bằng tên riêng của bé
Bé 3 tuổi của bạn có thể biết hoặc không biết cách viết tên của mình. Tuy nhiên, bạn có thể hướng dẫn bé làm quen khi cho thấy tên của bé ở nhiều nơi bằng nhiều cách.
Thường trẻ mẫu giáo đã nhận diện được các chữ cái trong tên của bé. Bé có thể chưa biết đọc, nhưng nhận diện những ký tự này sẽ là tiền đề quan trọng phát triển kỹ năng đọc sau này.
Việc dán đầy tên của bé xung quanh nhà có thể khiến trẻ phát ngán mỗi khi đọc. Thay vì vậy, bạn có thể mua những trò chơi đố chữ hay là trang trí tên bé trước cửa phòng. Những việc này cũng sẽ giúp bé hình thành ý thức sở hữu và phát triển tính cách. Ngoài ra, bạn cũng có thể chơi trò hỏi – đáp về những đồ vật xung quanh có chữ cái đầu giống như tên của bé.
Tạo môi trường toàn chữ cho bé
Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé, hướng dẫn bé quan sát và nêu câu hỏi. Mẹ hãy tạo môi trường “toàn chữ” cho bé.
Ví dụ cho bé nghe những bài hát thiếu nhi, dạy bé hát vè và đồng dao, xem những câu đối ngày tết, kể chuyện cho bé nghe… Bé sẽ “bị” ảnh hưởng, từng bước liên tục xem chữ, đọc từ, đọc câu. Bé càng thích nghe kể chuyện, đọc chữ, bé càng nhanh biết chữ.
Điều này cũng đơn giản như bé bình thường học nói. Đến khoảng 2, 3 tuổi là bé đã có thể nói được.
Hình thành thói quen học tập
Điều quan trọng nhất, bố mẹ hình thành cho bé một thói quen học tập. Ví dụ như việc học chữ, cũng phải hình thành thói quen tốt như kiên trì, tập trung học…
Những bé hiếu động, bộp chộp, đứng ngồi không yên, cười đùa gây rối, ném sách ném vở, không kiên trì… thì việc học cũng khó thành công.
Nhưng bố mẹ phải tạo cho thói quen học của bé có sự sinh động thú vị, đồng thời phải nghiêm túc.
Tìm cặp đôi phù hợp
Bạn chọn 3 chữ cái bất kỳ, mỗi chữ viết lên một mặt của 6 tấm bìa cứng. Sau đó, bạn úp 6 tấm bìa xuống và đố bé lật lần lượt 2 tấm bìa sao tìm được một cặp hai chữ cái giống nhau. Khi bé tìm được một cặp, đặt hai tấm bìa đó sang một bên. Nếu bé không tìm được, bạn lần lượt mở các tấm bìa lên và chỉ cho bé những chữ cái giống nhau.
Khi bé dần thành thục trò chơi này, có thể tăng số thẻ lên 10, với 5 chữ cái.
Chữ cái trên giấy dán tường
Có thể tự tạo và cắt chữ cái từ tấm bìa (hay giấy màu) sau đó dán chúng lên giấy dán tường ở chỗ bé hay vui chơi. Hoặc bạn có thể dán từng chữ cái vào tờ lịch tường.
Để bé tự giở tờ lịch và khi dừng lại ở chữ cái yêu thích, bạn sẽ giúp bé gọi tên chữ cái đó. Nên nhấn mạnh chữ cái đó khi nó trùng với chữ cái đầu tiên của một đồ vật quen thuộc với bé trong nhà hay trong sách ảnh.
Ghép chữ cái
Bé lớn hơn có thể biết kết hợp các chữ cái thành một từ có nghĩa. Bạn có thể mua hoặc tự tạo bảng chữ cái. Sau đó, hướng dẫn bé ghép chữ cái thành tên của bé, tên loại quả, tên bố mẹ, ông bà… Lặp lại hoạt động này nhiều lần ngay cả khi bé đã đi mẫu giáo.
Quăng hộp bìa
Với hộp bìa có mặt hình vuông hay hình chữ nhật, bạn viết từng chữ cái lên giấy trắng rồi dùng băng dính dính vào 4 mặt của hộp. Sau đó, bạn quăng hộp trên sàn nhà và dạy bé tìm xem mặt nào là mặt ngửa, mặt ngửa đó tương ứng với chữ cái nào…
Sách chữ cái và chữ cái bằng nhựa
Mua (hoặc tự tạo) một quyển sách với từng chữ cái ở mỗi trang sách. Mua thêm một bộ chữ cái bằng nhựa. Trải bộ chữ cái bằng nhựa xuống sàn và để bé chọn một trang sách bất kỳ. Bé dừng ở đâu, bạn sẽ đọc chữ cái ấy và khuyến khích bé tìm chữ cái nhựa khớp với chữ cái có trong sách.
Viết với phấn
Hai mẹ con dùng phấn viết chữ lên vỉa hè hay sân gạch trong những vòng tròn to. Gọi tên một chữ cái và cho bé nhảy vào bên trong vòng.
Mẹ hát, bé tìm chữ cái
Hai mẹ con ngồi trên sàn nhà với bộ chữ cái nhựa trước mặt. Bạn ngân nga “A, B, C” hoặc bất kỳ chữ nào theo giai điệu tự chế. Sau đó hướng dẫn bé tìm chữ cái vừa được mẹ hát.
Phát triển trí não trẻ
Bé 3 tuổi của bạn có thể liên tiếp khiến bạn ngạc nhiên vì khả năng trả lời câu đố hay là nhận diện hình dạng và màu sắc của bé.
Đây là một năm với những bước tiến tuyệt vời trong việc phát triển kỹ năng mới và xây dựng tinh thần học tập ở trẻ. Thậm chí, bạn còn thắc mắc không biết có nên cho trẻ trắc nghiệm IQ để đo chỉ số thông minh vì bé không chỉ sáng dạ mà còn có thể có năng khiếu.
Theo các chuyên gia tâm lý, thời điểm này còn quá sớm để can thiệp. Thật ra, các câu hỏi trắc nghiệm IQ không phù hợp đối với trẻ dưới 5 tuổi. Do đó, bạn sẽ không thu được kết quả nào. Năng khiếu tiềm tàng của trẻ lên ba cần được khuyến khích, động viên bằng những việc như: cho bé trải nghiệm những điều mới lạ, chơi tự do, tiếp xúc với nhiều loại ngôn ngữ và khả năng chọn lựa đồ chơi.
Dạy Trẻ 5 Tuổi Học Chữ Nhanh. Phương Pháp Dạy Trẻ 5 Tuổi Học Chữ
Có nên dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái
Thời điểm lý tưởng nhất để trẻ học chữ cái là 6 tuổi, nhưng do tâm lý lo lắng, sợ con em mình không bắt kịp chương trình học lớp 1 nên nhiều bố mẹ không ngần ngại cho con học chữ cái từ lúc 5 tuổi. Dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái có được xem là hành động hợp lý, liệu có ảnh hưởng gì tới tâm lý của trẻ sau này.
Hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mầm non là vui chơi, học tập trong giai đoạn này vẫn mang tính chất học mà chơi – chơi mà học. Trẻ tiếp nhận kiến thức mới thông qua quá trình vui chơi – giải trí, do đó cách học nghiêm túc quy củ của học sinh tiểu học chưa hẳn phù hợp với trẻ mầm non. Trẻ 5 tuổi sẽ gặp trở ngại trong vấn đề học chữ cái, nếu cách dạy của người lớn có phần khô khan, cứng nhắc không phù hợp với đặc điểm nhận thức của lứa tuổi.
Trên thực tế, trẻ 5 tuổi có thể học thuộc bảng chữ cái, ghép vần và đọc thành văn bản như học sinh tiểu học. Nhưng chắc chắn quá trình dạy chữ cái 5 tuổi sẽ lâu hơn trẻ lớn, chưa kể đến hạn chế nhất định trong việc tiếp thu kiến của trẻ 5 tuổi. Cho trẻ 5 trẻ học chữ cái có thể xảy ra theo 2 chiều hướng:
– Một là: Trẻ có nhu cầu học hỏi, khám phá điều mới lạ. Trẻ nhập tâm trước những đồ dùng, đồ chơi, sự kiện trong cuộc sống gắn liền với chữ cái. Tự bản thân trẻ muốn hỏi người lớn về những chữ cái đó, sau đó ghi nhớ và bổ sung nó vào vốn kiến thức của bản thân.
Tranh thủ cơ hội này người lớn có thể giới thiệu chữ cái cho trẻ, nếu trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức mới, có khả năng ghi nhớ bảng chữ cái nhanh, người lớn có thể tiến tới dạy trẻ ghép vần và đọc câu đơn giản. Nếu trẻ có nhu cầu học tập, hào hứng thích thú với việc học chữ cái, thì việc dạy chữ cho trẻ 5 tuổi sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
– Hai là: Trẻ chưa phát sinh nhu cầu học chữ cái, nhưng cha mẹ muốn dạy trẻ 5 tuổi học chữ trước để không bỡ ngỡ khi bước vào lớp 1. Đây là tâm lý chung của các bậc phụ huynh hiện nay. Họ luôn lo lắng con em mình sẽ “học kém” hơn các bạn cùng trang lứa, do đó 90% cha mẹ lựa chọn giải pháp cho con đọc thông viết thạo trước khi học lớp 1.
Các khóa học tiền tiểu học chắc không còn xa lạ với mọi người. Đây là giai đoạn tạo tâm thế và chuẩn bị sẵn sàng hành trang cho trẻ học tiểu học. Tuy nhiên, nó chỉ được thực hiện trong khoảng vài tháng (cụ thể là trước khi khai giảng lớp 1 từ 3-6 tháng). Trẻ được bổ sung nhiều kiến thức mới tại các khóa học tiền tiểu học như: đọc viết, làm toán, kỹ năng sống, trải nghiệm các môn học ở lớp 1, thực hiện chế độ học tập và sinh hoạt như một học sinh tiểu học thực thụ. Dạy trẻ 5 tuổi học chữ trước thời kỳ tiền tiểu học dường như là “hơi sớm” so với thời điểm trẻ cần phải học chữ (nghĩa là lúc trẻ 6 tuổi).
Nếu trẻ 5 tuổi chưa sẵn sàng cho việc học chữ, người lớn cũng không nên tạo áp lực cho trẻ trong quá trình học tập. Mặc dù trẻ 5 tuổi có thể học chữ tốt, nhưng không nhất thiết phải ép buộc trẻ biết đọc, biết viết sớm trước khi vào lớp 1. Phương pháp dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái nên thực hiện theo lối “học mà chơi – chơi mà học”, lồng ghép việc dạy chữ vào các hoạt động sinh và vui chơi – giải trí của trẻ, tạo không khí thoải mái nhất cho trẻ để tiếp thu kiến thức.
Phương pháp dạy trẻ 5 tuổi học chữ hiệu quả
Các tiết học làm quen với chữ cái ở trường mầm non thường gây hứng thú cho trẻ, nội dung quen thuộc gần gũi với trẻ, tiếp cận việc học của trẻ theo hướng tự nhiên nhất. Do đó, phần lớn trẻ em thích học chữ ở trường mầm non hơn ở nhà. Phương pháp dạy trẻ học chữ của giáo viên mầm non bao giờ cũng đi từ đơn giản đến phức tạp, truyền đạt nội dung phù hợp với nhận thức của trẻ, không tạo ra sự quá tải về mặt kiến thức.
Trẻ học chữ ở trường mầm non có xu hướng thích thú, ghi nhớ dễ dàng, bởi lẽ giáo viên mầm non bao giờ cũng trải qua 3 bước cơ bản là: (1) gây hứng thú, dẫn dắt trẻ vào bài học, (2) giới thiệu kiến thức mới, (3) củng cố kiến thức đã học thông qua chơi trò chơi. Sau khi hoàn tất 3 bước này, trẻ đạt được 2 mục tiêu chính: Một là hiểu và ghi nhớ kiến thức mới, Hai là biết cách vận dụng nó trong cuộc sống. Cách cho trẻ làm quen với chữ cái ở trường mầm non rất hiệu quả, trẻ vừa đạt được mục tiêu kỳ vọng về mặt kiến thức và kỹ năng, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình học tiểu học sau này, lại không chịu áp lực trong việc biết đọc, biết viết sớm.
Trẻ em tiếp thu kiến thức nhanh hơn thông qua hình ảnh trực quan sinh động, do đó việc dạy chữ cho trẻ tại nhà cần tăng cường sử dụng tài liệu (tranh ảnh) nhằm minh họa cho chữ cái hoặc từ ngữ muốn truyền đạt, càng sinh động hấp dẫn càng tốt. Ưu tiên lựa chọn hình ảnh quen thuộc, gần gũi với trẻ em. Một vấn đề nữa đối với dạy chữ cái cho trẻ 5 tuổi là không “tham” về mặt kiến thức, nghĩa là không truyền đạt quá nhiều kiến thức cùng lúc, cần có sự cân đối giữa nội dung kiến thức với thời gian. Nên dạy học cho trẻ em theo hướng thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ truyền đạt và củng cố kiến thức.
Cha mẹ không nên dạy kiến thức mới cho con mỗi ngày mà quên đi ôn luyện kiến thức cũ. Việc ôn luyện – củng cố kiến thức giúp trẻ ghi nhớ sâu sắc nội dung đã học, tạo điều kiện tốt cho việc tiếp nhận kiến thức mới. Hôm nay cha mẹ dạy con chữ cái mới, đừng quên hỏi lại chữ cái đã học hôm qua và những hôm trước đây nữa. Tùy vào khả năng học tập cũng như hứng thú của con, cha mẹ có thể dạy 2-5 chữ cái/buổi học. Sau khi trẻ ghi nhớ hết mặt chữ cái, phát âm tròn vành rõ tiếng những cái đó, thì cha mẹ mới tiến tối công đoạn tiếp theo là dạy trẻ đánh vần và đọc từ ngữ đơn giản.
Mỗi trẻ em có năng lực học tập khác nhau, do đó quá trình dạy chữ cho trẻ 5 tuổi cũng có những thuận lợi và hạn chế nhất định. Có trẻ tiếp thu kiến thức rất nhanh, ghi nhớ bảng chữ cái trong thời gian ngắn, biết đọc và biết viết rất sớm, nhưng cũng có trẻ thực hiện công việc này chậm hơn, phải khi kết thúc lớp 1 trẻ mới biết đọc, biết viết thành thạo. Dù thế nào đi nữa, cha mẹ cũng không nên hối thúc hoặc cho con học chữ quá sớm, nếu trẻ chưa thực sự chuẩn bị tâm thế cho việc này.
Người lớn nên hướng dẫn trẻ học chữ trên cơ sở động viên, khuyến khích trẻ. Mỗi ngày dạy trẻ 2-3 chữ cái (có thể tăng lên 4-5 chữ cái tùy khả năng học tập của trẻ), nhưng không quên ôn luyện chữ cái đó vào ngày hôm sau. Mỗi buổi học tại nhà có thể kéo dài 30-60 phút đối với trẻ 5 tuổi, tăng lên 60-90 phút đối với trẻ 6 tuổi, thời gian học tùy vào 2 yếu tố: hứng thú của trẻ và cách giảng dạy của người lớn.
Cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái không nên cứng nhắc và tạo áp lực cho trẻ, bởi vì trẻ em lứa tuổi này chưa thực sự chuyển sang hoạt động chủ đạo là học tập (như đối với trẻ tiểu học). Bất kỳ cha mẹ nào cũng mong muốn con cái thông minh, học giỏi, do đó tâm lý chung là dạy con biết đọc biết viết trước khi học lớp 1. Việc này giúp trẻ tự tin hơn trong môi trường tiểu học, không gặp khó khăn trong vấn đề tiếp nhận kiến thức mới, thích nghi tốt với phương pháp dạy học ở trường tiểu học (có phần khác biệt so với trường mầm non).
Tuy nhiên, nếu muốn trẻ biết chữ sớm mà cha mẹ vô tình tạo áp lực lên con, thì là điều không nên. Việc dạy chữ cho trẻ 5 tuổi không những không thu được kết quả cao, mà còn hình thành ở trẻ tính thụ động, thiếu sáng tạo trong học tập (do người lớn đã áp đặt quá mức việc học lên trẻ). Cách dạy trẻ 5 tuổi thông minh, học giỏi, phát triển toàn diện được chia sẻ tại Blog chúng tôi . Cha mẹ có thể truy cập website chính thức để tham khảo thông tin.
Cách Dạy Con Học Chữ Cái Nhanh Chóng Và Hiệu Quả
1. Cách dạy con học chữ cái thông qua các bài hát, các câu ca dao
Thay vì cách dạy con học chữ cái khô khan thông thường, việc lồng ghép các bài hát, các câu ca dao sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn với việc học, giúp trẻ học được nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn. Cha mẹ có thể tham khảo một bài vè đơn giản dễ đọc dễ nhớ sau đây: “O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội mũ, Ơ thì thêm râu”. Ngoài ra khi dạy trẻ học tiếng Anh, cha mẹ cũng có thể áp dụng việc học bảng chữ cái tiếng Anh thông qua bài hát abc mà ai cũng được biết khi làm quen với tiếng Anh.
2. Cách dạy con học chữ cái thông qua trò chơi
Cũng giống với việc học chữ cái qua bài hát, ca dao với mục đích là tạo hứng thú cho trẻ. Hoạt động vui chơi thường rất thu hút trẻ em, vì vậy kết hợp giữa học chữ cái và chơi là ý tưởng cho cách dạy con học chữ cái không tồi. Có thể áp dụng với một trò chơi mà các bé rất yêu thích như trò chơi Câu cá.
Cách thực hiện trò chơi rất đơn giản. Hãy gắn lên mình mỗi chú cá giả ( làm bằng sắt, nhựa, …) một viên sắt (nam châm) và một chữ cái. Sử dụng cần câu có gắn nam châm để câu cá. Với mỗi chú cá câu được yêu cầu con đọc to chữ cái in trên đó. Ngoài ra cha mẹ có thể tự sáng tạo ra các trò chơi khác, thông qua đó, con học được cách nhận diện và phát âm các chữ cái.
3. Học chữ cái mọi lúc mọi nơi trong đời sống
4. Cho con học đọc, học viết cùng một thời điểm
Việc học đọc và viết chữ cùng lúc giúp các con tiếp thu và tiến bộ được nhanh hơn. Trong quá trình dạy con, sau khi con nhận diện được mặt chữ, phát âm được rõ ràng chữ cái ấy, cha me yêu cầu trẻ viết luôn chữ đó ra giấy. Điều này giúp trẻ ghi nhớ được các chữ cái lâu hơn.
5. Thường xuyên đọc sách cho con nghe
Việc dạy trẻ từ làm quen đến ghi nhớ được toàn bộ bảng chữ cái nếu không biết cách dạy con học chữ cái hiệu quả thì cha mẹ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhưng chỉ cần cha mẹ bỏ thêm một chút công sức tìm tòi, sáng tạo các phương pháp dạy và hiểu được đặc điểm của con là muốn học mà chơi, không bị gò bó thì sẽ giúp con nhanh chóng nhận diện, ghi nhớ cũng như có niềm đam mê với các con chữ, sách vở và việc học tập.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Dạy Trẻ 5 Tuổi Học Chữ Cái Nhanh Và Hiệu Quả 2022 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!