Cập nhật nội dung chi tiết về Các Loại Sâu Đục Thân Hại Lúa mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các loại sâu đục thân hại lúa
Sâu Hại Lúa Và Cách Phòng Trừ
1. Sâu đục thân bướm hai chấm
Scirpophaga incertulas Walker
Gây hại trong suốt tời kỳ sinh trưởng của lúa ( kể cả giai mạ). thích hợp trong điều kiện ấm, nóng và ẩm độ cao nên ở miền Nam và miền Trung sâu có thể gây hại trong tất cả các vụ lúa. Tại các tỉnh phía Bắc, những năm mùa đông rét đậm kéo dài, vụ mùa khô hạn thường phát sịnh nặng. Một năm có 6 -7 lứa, quan trọng nhất là lứa 2 (tháng 5) và lứa 5 (tháng 9) gây bông bạc. Lúa xuân muộn và mùa chính vụ bị hại nặng hơn cả.
* PHÒNG TRỪ – Dùng giống chống chịu. – Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp. – Cày lật gốc rạ phơI ải hoặc làm dầm (ngâm nước) sau thu hoạch diệt nhộng. – Ngắt dảnh héo, ngắt ổ trứng, bẫy đèn đồng loạt bắt bướm. – Mật độ ổ trứng từ 0,5-0,7 ổ/m2 (lúa đẻ nhánh) hoặc 0,2- 0,3 ổ trứng/m2 (lúa sắp trỗ) cần phòng trừ bằng thuốc hóa học.
Phun các loại thuốc: Padan 95SP, Regent 800WP sau khi bướm độ 5-7 ngày. Dùng thuốc Basudin 10G, Diaphos 10G trộn với đất bột, rắc khi có dảnh héo hoặc lúa sắp trỗ. Khi rắc thuốc chú ý ruộng phải có nước
2. Sâu đục thân năm vạch đầu nâu
Chilo suppressalis Walker
Sâu đục thân 5 vạch Phát sinh nhiều ở vùng ôn độ thấp, ít lụt bão. Hại nặng ở giai đoạn lúa con gái- làm đòng; vụ xuân hại nặng hơn vụ mùa.
3. Sâu đục thân năm vạch đầu đen
Chilo polychrysus Meyrich
– Thường xuyên điều tra để dự báo chính xác lứa sâu hại.
– Sau khi thu hoạch, thu dọn rơm rạ đem đốt hoặc ngâm dầm để diệt nguồn sâu.
– Chăm sóc hợp lý.
– Sử dụng những loại thuốc phòng trừ như với sâu đục thân lúa bướm 2 chấm.
Hướng Dẫn 10+ Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Đục Thân Hai Chấm Hại Lúa
Hàng năm ở miền Bắc nước ta, sâu đục thân hai chấm phát sinh từ 6-7 lứa trong đó quan trọng nhất là lứa thứ 2 và 5 trùng với giai đoạn lúa trỗ. Nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng lúa.
Sâu đục thân hai chấm là gì?
Đặc điểm hình thái
Trứng: Được đẻ thành ổ, mỗi ổ có khoảng từ 50-150 trứng, trên mặt phủ lớp lông màu vàng nhạt, ở giữa nhô lên. Mới đẻ trứng có màu trắng, sau chuyển ngà vàng, sắp nở màu đen.
Nhộng: Nhộng cái có mầm chân sau tới đốt bụng thứ 5, nhộng đực tới đốt bụng thứ 8. Nhộng mới hóa có màu trắng sữa, sau chuyển màu vàng nhạt.
Trưởng thành:
☑ Ngài đực: Đầu và cánh trước màu nâu vàng nhạt hình tam giác, giữa cánh có một chấm đen. Từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ, mắt kép, to đen.
☑ Ngài cái: Thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen.
Con đực trưởng thành nhỏ hơn con cái. Cánh trước có màu xám hoặc nâu nhạt và có 2 hàng chấm đen ở đỉnh.
Đặc điểm sinh học
☑ Vòng đời của sâu đục thân lúa 2 chấm từ 43 – 66 ngày.
☑ Ở 19 – 25 độ C: Trứng: 8 – 13 ngày, sâu non: 36 – 39 ngày, nhộng: 12 – 16 ngày, bướm vũ hóa – đẻ trứng: 3 ngày.
☑ Ở 26 – 30 độ C: Trứng: 7 ngày, sâu non: 25 – 33 ngày, nhộng: 8 – 10 ngày, bướm vũ hóa – đẻ trứng: 3 ngày.
☑ Sâu non qua đông tới mùa xuân hóa nhộng. Sâu đục thân hai chấm phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 23 -30oC, độ ẩm trên 90%.
☑ Sâu trưởng thành có tính hướng sáng mạnh, vũ hóa về đêm và sau đó giao phối ngay trong đêm đó và đêm sau có thể đẻ trứng.
☑ Thường ẩn nấp vào ban ngày. Ngài cái hoạt động mạnh từ 19-20 h, ngài đực từ 23-1 h sáng.
Đặc điểm gây hại
Giai đoạn mạ: Sâu non đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa phá hại làm cho dảnh lúa bị héo.
Thời kỳ sắp trỗ hoặc mới trỗ: Sâu đục qua lá bao của đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng.
Sâu đục thân có 7 lứa, trong đó:
☑ Lứa 2 là lứa cuối trong vụ chiêm xuân.
☑ Lứa 3 là lứa đầu tiên trong vụ mùa, thường tập trung phá trên mạ mùa sớm.
☑ Lứa 5 là lứa gây hại nghiêm trọng đối với lúa mùa cấy sớm đang làm đòng trỗ bông.
☑ Lứa 6 là lứa gây hại nặng cho lúa mùa đại trà đang trỗ nhất là trên lúa nếp, tám.
Biện pháp phòng trừ sâu đục thân bướm hai chấm
Biện pháp canh tác
☑ Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, đốt sạch tàn dư.
☑ Bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều đạm và trong thời gian dài.
☑ Chọn giống có khả năng chống chịu tốt, kháng bệnh.
☑ Bố trí cơ cấu thời vụ thích hợp. Khi thu hoạch lúa cần cắt sát gốc rạ. Rơm rạ trên ruộng sau khi gặt cần được thu dọn gọn
☑ Áp dụng các biện pháp thủ công như: Ngắt rảnh héo, ổ trứng, hoặc bẫy đèn đồng loạt bắt bướm.
Biện pháp sinh học
Bằng cách sử dụng thiên địch để tiêu diệt sâu một cách hiệu quả, an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Các loài ong ký sinh đã phát hiện trên trứng sâu đục thân bướm hai chấm: Ong Trichogramma japonicum Ashmead; Tri. dendrolimi Mats; Tri. chilonis Tschii; Telenomus rowani Gahan; T. dignus Gahan thường xuất hiện vào những tháng có nhiệt độ thấp.
Loài ong Tetrastichus schoenobii Ferrier thì ký sinh với tỷ lệ cao ở những tháng ấm, nóng.
Biện pháp hóa học
Khi phát hiện mật độ ổ trứng trong ruộng từ 0,3 ổ/m2 trở lên thì tiến hành phun thuốc BVTV. Và những nơi có mật độ trên 1 ổ/m2 thì nên phun kép 2 lần, cách nhau 4-5 ngày.
Phun trừ bằng các loại thuốc hoá học sau: Regent 800WG, Gà nòi 95SP, Virtako 40WG, Sacophos 550EC,… Nhóm hoạt chất hiện nay được dùng để đặc trị sâu đục thân như:
Hoạt chất Cartap (có trong thuốc Gà nòi 95SP, Patox 95SP,…)
Thời điểm phun: Sâu tuổi 1-2.
Nhóm hoạt chất Chlorantraniliprole + Thiamethoxam (có trong thuốc Virtako 40WG,…) có tác dụng nội hấp.
Thời điểm phun: Sâu tuổi 1-2.
Nhóm hoạt chất Abamectin + Alpha-cypermethrin + Chlorpyrifos Ethyl (thuốc Sacophos 550EC,…)
Với tác động tiếp xúc thấm sâu hiệu quả phòng trừ tốt nhưng độ độc cao gây bộc phát rầy cuối vụ.
Liều lượng: Pha 15ml/ bình 12-16 lít phun cho 1 sào
Thời điểm phun: Sâu tuổi 1-2.
☑ Cần phun trừ đúng thời điểm để đạt hiệu quả cao nhất:
✔️ Thời kỳ lúa chuẩn bị trỗ bông (trước trỗ 4-5 ngày).
✔️ Thời kỳ lúa trỗ bông được 5% số bông.
☑ Phun đủ 25 – 30 lít nước thuốc đã pha/sào (360 m2). Khi phun thuốc trừ sâu đục thân bướm 2 chấm trong thời gian 4 giờ mà gặp mưa thì nhất thiết phải phun lại.
NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM:
Một Số Loại Sâu, Bênh Hại Lúa Mot So Loai Sau Benh Hai Lua Ppt
Một số loại sâu, bệnh hại lúa. Các thiên địch phổ biếnMột số loại sâuMột số loại bệnhMột vài loại thiên địch phổ biếnMột số loại sâuSâu đục thân – bướm hai chấm (Scirpophaga incertulas Walker).Rầy nâu (Nilaparvata lugens).Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella).Sâu đục thân – bướm hai chấmTên khoa học: Scirpophaga incertulas Walker.Thuộc: Họ: Pyralidae Bộ: LepidopteraĐiều kiện gây hại: thời tiết nóng ẩmĐặc điểm hình thái.Trứng hình đẻ thành ổ hình bầu dục, trên mặt phủ lớp lông màu vàng nhạt, ở giữa nhô lên. Mới đẻ trứng có màu trắng, sau chuyển ngà vàng, sắp nở màu đen.Sâu non đẫy sức màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Chân bụng ít phát triển, móc bàn chân bụng có 28 cái xếp thành hình elip.Nhộng: con cái có chân sau dài hết đốt bụng 5, còn con đực có chân sau dài tới đốt bụng 8. Nhộng mới hóa có màu trắng sữa, sau chuyển màu vàng nhạt. Con trưởng thành:Ngài đực có đầu ngực và cánh trước màu nâu vàng nhạt hình tam giác; giữa cánh có một chấm đen; từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ; mắt kép, to đen.Ngài cái có thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen.Vòng đờiVòng đời của sâu đục thân bướm 2 chấm từ 54-66 ngày. Nhiệt độ từ 19-25oC có:Thời gian sâu non: 36-39 ngày.Thời gian trứng: 8-13 ngày. Thời gian nhộng: 12-16 ngày.Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 3 ngày.Tập tínhNgài của sâu đục thân-bướm 2 chấm có tính hướng sáng mạnhVũ hóa về đêm và sau đó giao phối ngay trong đêm đó và đêm sau có thể đẻ trứngBan ngày ẩn nấp, bị khua động thì bay sang cây khác. Ngài cái hoạt động mạnh từ 19-20 h, ngài đực từ 23-1 h sáng.Mỗi ngài cái đẻ từ 1-5 ổ trứng (có 100-150 quả trứng/ổ). Một năm sâu đục thân bướm 2 chấm phát sinh 6-7 lứa. Điều kiện nhiệt độ ấm nóng và ẩm độ cao thích hợp cho sâu phát sinh gây hại. Triệu chứng gây hạiSâu non xâm nhập vào bẹ lá vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm dảnh vô hiệu và bông bạc, ảnh hưởng đến cây lúa và năng suất lúa. Nhộng làm ổ bên trong thân lúa và bướm vũ hóa từ đấy.Biểu hiện bệnhLúa ở giai đoạn mạ cho tới khi có đòng, sâu non đục vào thân cắn đứt ngang đọt lúa làm đọt lúa bị héo. Lúa ở giai đoạn trổ, sâu cắn đứt ngang cuống bông lúa không kết hạt được gây ra hiện tượng bông lúa bị lép trắng.Dảnh lúa bị hại phía ngoài bẹ và thân lúa gần như bình thường.Dảnh lúa thường bị sâu ăn thối nát.
Lúa bị sâu đục thân hạiCách phòng trừPhương pháp kĩ thuật.Phương pháp vật lý.Phương pháp hóa học.Phương pháp sinh họcPhương pháp kĩ thuậtGieo cấy thời vụ thích hợp và đồng loạt để lúa trỗ trước đợt sâu ra rộ. Sau khi gặt lúa, cày lật gốc rạ, phơi ải hoặc ngâm nước (làm dầm) để diệt nhộng.Khi sâu non phá hại không để ruộng cạn nước.Khi thu hoạch cắt gốc rạ sát đất để hạn chế sâu nhộng tồn tại trong gốc rạ, thu nhặt gốc rạ lúa mùa trên các ruộng làm vụ đông.Cày lật đất sớm và ngâm nước ruộng sau mỗi vụ lúa để diệt sâu, nhộng tồn tại trong gốc rạ.
Phương pháp vật lýNgắt dảnh héo, ổ trứng.Bẫy đèn đồng loạt bắt bướm.Phương pháp hóa họcNhận xét: Không nên dùng thuốc trừ sâu hoà với nước phun khi lúa còn nhỏ và ở giai đoạn đẻ nhánh rộ và lúc này lúa vẫn có khả năng đẻ thêm nhánh để bù vào các nhánh bị sâu phá hoại, đồng thời làm như vậy sẽ giết chết các thiên địch của sâu đục thân.Phương pháp hóa họcTa có thể phun thuốc sâu ở ruộng mạ trước khi nhổ cấy hoặc những ruộng trỗ muộn có khả năng bị bông bạc. Ở những vùng thường bị sâu hại dùng thuốc dạng hạt rải khi kúa ngưng đẻ hữu hiệu (35-45 ngày sau khi sạ cấy tuỳ giống lúa).Các thuốc trừ sâu đục thân lúa hữu hiệu hiện có là: Pandan 4G, Vicarp 4H, Diazan 10H, Basudin 10G….Phương pháp sinh họcLoài ong mắt đỏ màu vàng kí sinh trứng sâu đục thân 4 vạch, sâu đục thân 5 vạch, sâu đục ngọn.Ong kén trắng kí sinh sâu non sâu đục thân 4 vạch, sâu đục thân 5 vạch, sâu đục thân mình hồng nhỏ.Rầy nâuTên: Nilaparvata lugensĐiều kiện gây hại: khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ. Đặc điểm hình tháiRầy nâu là loại côn trùng chích hút, có kích thước khá nhỏ, phát triển qua 3 giai đoạn: Trứng, rầy non (rầy cám, ấu trùng) và trưởng thành. Rầy nâu thuộc nhóm côn trùng biến thái không hoàn toàn. Vòng đời: 28 – 30 ngày.
6 – 7 ngày12 – 14 ngày7 – 14 ngàyTrứng rầyTrứng: Hình ống cong, một đầu thon nhỏ, trông tựa quả chuối, có chiều dài gần 1 mm. Khi mới đẻ, trứng màu nâu vàng, khi gần nở có màu sẫm. Rầy cái đẻ trứng vào bẹ lá hoặc gân chính của lá lúa, đầu trứng hơi lộ ra ngoài và được phủ bằng một lớp sáp. Trứng được đẻ thành từng ổ, xếp úp thìa tựa nải chuối. Rầy non (rầy cám, ấu trùng)Rầy non từ khi nở ra từ trứng đến lúc trưởng thành, trải qua 5 tuổi: ấu trùng màu đen xám sau thành vàng nâu, thân hình tròn và dài 1 – 3 mm Rầy trưởng thànhRầy trưởng thành: Cả rầy đực và rầy cái trưởng thành đều có 2 dạng: Cánh dài và cánh ngắn. Tập tínhDạng cánh ngắn: Thường bò, ít di chuyển. Dạng cánh dài: Hay bay nhảy, di chuyển, thích ánh sáng đèn. Khi hết nguồn thức ăn thì bay đi nơi khác. Đẻ trứng sau vũ hoá 3 – 5 ngày. Cả rầy non và trưởng thành không thích ánh sáng trực xạ nên rầy nâu sống gần gốc lúa, chích hút ngay thân lúa, chỉ khi râm mát rầy trưởng thành mới bò lên mặt lá.
Triệu chứng gây hại-biểu hiện bệnhRầy nâu dùng vòi để chích hút nhựa cây làm cho cây lúa bị khô héo. Khi rầy nâu chích vào lúa, chúng để lại trên lá, thân một vệt nâu cứng, cản trở sự luân chuyển nước và chất dinh dưỡng làm thân,lá bị khô héo. Mật độ cao gây ra hiện tượng cháy rầy. Rầy nâu cánh dài phát tán Virus đi rất xa nên phạm vi lây lan của bệnh rộng. Cứ như thế, mầm bệnh được rầy nâu lan truyền đi từ cây lúa này sang cây lúa khác và mầm bệnh này, khả năng được truyền trong rầy cho tới khi nó chết. Tình hình gây hại của rầy nâuPhương pháp phòng, trừCách phòng trừ.Dập dịch.Cách phòng trừVệ sinh đồng ruộng: Triệt để xử lý nơi trú ẩn của rầy nâu như cỏ dại, lúa chét, rơm rạ bằng cách cày bừa kỹ vùi dập trước khi gieo cấy. Sau khi gieo cấy cần duy trì mực nước thích hợp để hạn chế rầy nâu chích hút thân cây lúa. Trong quá trình canh tác chú ý sử dụng phân bón cân đối, không bón quá nhiều phân đạm. Không gieo, cấy với mật độ quá dày, và lệch thời vụ chính quá nhiều. Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, đặc biệt chú ý các ruộng lúa sử dụng giống lúa thơm, chất lượng cao những giống này rất dễ nhiễm rầy vì vậy ở đây sẽ là điểm xuất phát ổ dịch, cần có biện pháp phòng trị kịp thời. Giai đoạn đầu vụ hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc sâu, làm ảnh hưởng đến các thiên địch như: chuồn chuồn, nhện, bọ rùa, kiến ba khoang, bọ xít mù… chúng ăn rầy nâu, giúp hạn chế mật độ. Ngoài ra, cầnSử dụng giống kháng rầy nâu. Cấy dày vừa phải, bón phân cân đối, thả vịt vào ruộng lúa diệt rầy. Dập dịchNhững ruộng bị nhiễm rầy với mật độ cao, cần rẽ lúa thành từng luống (chiều rộng luống 1 – 1,5 m), sử dụng bình bơm thuốc đi theo luống phun xịt sát gốc lúa. Các loại thuốc khuyến cáo sử dụng: thuốc Bassa 50EC, Regent 800WP, Trebon 20ND, Mipcin 20WP, rạch hàng lúa để phun. Nếu dùng Actara 25WG thì không cần rạch hàng nhưng vẫn phải phun tập trung vào gốc lúa.III.Sâu vẽ bùaTên khoa học:Phyllocnistis citrellaHọ: Ngài vẽ bùa GracillariidaeBộ: Lepidoptera1. Đặc điểm hình thái :Thành trùng là một loài bướm rất nhỏ, dài 2 mm, sải cánh rộng 4-5mm, cánh có ánh bạc và nhiều đốm đen nhỏ.Trứng rất nhỏ, hình bầu dục, mới đẻ có màu trong suốt, sắp nở có màu vàng nhạt. Sâu non mới nở màu xanh nhạt, trong suốt, dài khoảng 0,4mm, lớn lên có màu vàng xanh, dẹp, gần hoá nhộng có màu vàng. Sâu non không chân, đốt cuối bụng có hình ống dài. Nhộng dài 2,5 – 3mm, phía đuôi thon nhọn, có một gai nhỏ trên đầu, có 2 đốm màu đen cuối mầm cánh. Khi mới hoá nhộng có màu vàng nhạt, sau chuyển sang màu nâu.Nhộng dài 2,5 – 3mm, phía đuôi thon nhọn, có một gai nhỏ trên đầu, có 2 đốm màu đen cuối mầm cánh. Khi mới hoá nhộng có màu vàng nhạt, sau chuyển sang màu nâu.2. Vòng đời*Vòng đời: 19-38 ngàyTrứng: 1-6 ngàySâu non: 4-10 ngàyNhộng: 7-12 ngàyTrưởng thành: 7-10 ngàyTrưởng thành sâu vẽ bùa hoạt động mạnh vào chiều tối. Trứng thường được đẻ ở mặt dưới lá, gần gân chính. Một trưởng thành sâu vẽ bùa thường đẻ được 70-80 quả trứng, thời gian đẻ trứng từ 2-10 ngày.Sâu non mới nở thường đục chui qua lớp biểu bì của lá để ăn phần mô mềm. Đường đục của sâu vẽ bùa dài và lớn dần theo sức lớn của sâu.Sâu non có 4 tuổi, đòi hỏi ẩm độ cao, chúng sống trong đường đục trong suốt thời gian sinh trưởng, nếu đường đục bị rách sâu non rất dễ bị chết.3.Triệu chứng gây hại :Sâu non gây hại bằng cách đào các đường hầm ngoằn ngoèo phía dưới biểu bì lá, ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục, để lại lớp biểu bì trắng bạc.Sâu gây hại rất sớm, từ khi lá non mới xòe ra. Lá bị uốn cong và biến dạng, giảm quang hợp, có thể khô và rụng, ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây. Ngoài gây hại trực tiếp, vết đục của sâu vẽ bùa còn là đường xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh loét rất phổ biến trên lá cây có múi.4.Biện pháp phòng trừ :Phương pháp kĩ thuật.Phương pháp hóa học.Phương pháp sinh học.Phương pháp kĩ thuậtTỉa cành, bón phân hợp lý cho cây ra chồi tập trung để hạn chế sự phá hại liên tục của sâu. Theo dõi chặc chẽ các đợt chồi xuất hiện rộ trên vườn, nhất là các đợt chồi xuân, đợt chồi .Theo dõi chặt chẽ các đợt lộc xuất hiện rộ trên vườn quả, đặc biệt các đợt lộc xuân và lộc thu, nhất là các đợt lộc hình thành sau các đợt mưa, sau khi bón phân hoặc sau khi tưới nướcPhương pháp hóa họcSử dụng một số loại thuốc như Decis 50EC nồng độ 0,2%, Sumicidin 50EC 0,2%, Polytrin 50EC 0,2%, lượng phun 600- 800 lít/ha thuốc đã pha. Dùng một số loại chất đọc như nicotin có trong thuốc lá.Phương pháp sinh họcNuôi kiến vàng trong vườn cây có múi.Nhiều loại ong ký sinh, phổ biến nhất là Ageniaspis citricola, Cirrospilus quadristriatus và Zaommomentedon brevitioatus.Nhóm thực hiệnTrường Trung học thực hành ĐHSP Tp HCMLớp 10A1 – Tổ 4
Soạn Công Nghệ 9: Bài 12. Nhận Biết Một Số Loại Sâu, Bệnh Hại Cây Ăn Quả
Bài 12. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả
I. DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU
Kính lúp cầm tay độ phóng đạt 20 lần
Kính hiển vi, khay đựng mẫu sâu, bệnh và bộ phận cây bị hại
Panh
Thước dây, tranh vẽ một số loại sâ bệnh chủ yếu, mẫu sâu, bệnh hại sống, mẫu bộ phận cây bị hại..
1. Một số loại sâu hại a) Bọ xít hại nhãn, vải
Con trưởng thành có màu nâu, đẻ trứng thành ổ dưới mặt lá, con trưởng thành và sâu non hút nhựa ở các mầm non và mầm hoa làm cho mép lá bị héo và cháy khô, lá chết vàng quả non bị rụng.
Biện pháp phòng trừ:
-Dùng vợt hoặc tay để bắt
-Dùng thuốc hóa học phun diệt bọ xít mới nở
b) Sâu đục quả nhãn, vải, xoài, chôm chôm
Con trưởng thành nhỏ, hai râu dài, cánh nhỏ, lông mép cánh dưới dài. Ở cánh trên chỉ có lông ở đầu cánh. Sâu non màu trắng ngà.
Dơi phá hại nhãn, vải còn có tên là con Rốc, đặc điểm trông giống con Dơi nhưng to hơn gấp 3 – 4 lần. Ban ngày thường ẩn nấp vào bóng tối. Ban đêm ra ăn quả, tập trung từ 10h đêm – 4h sáng. Dơi thường bay từng đàn đến ăn quả chín, gây tổn thất rất lớn.
d) Rầy xanh (rầy nhảy) hại xoài
Rầy nhỏ hình nêm dài 3-5mm, màu xanh đến xanh nâu, đen. Rầy đẻ trứng ở cuống, chùm hoa và bên trong gân lá, mô lá non.
e) Sâu vẽ bùa hại cây ăn quả có múi
– Con trưởng thành (bướm) nhỏ, màu vàng nhạt có ánh bạc. Cánh trước hình lá nhọn, lông mép dài, ở góc và đầu cánh có 2 vết đen.
– Sâu non mới nở màu xanh nhạt rồi chuyển dần sang màu xanh vàng.
g) Sâu xanh hại cây ăn quả có múi
– Sâu trưởng thành thân to, cánh rộng màu đen. Trên cánh có 6 vệt đỏ vàng
– Sâu non màu nâu sẫm rồi chuyển dần sang màu xanh
h) Sâu đục thân, đục cành hại cây ăn quả có múi
Con trưởng thành là loại xén tóc màu nâu, sâu non màu trắng ngà, đục phá thân cây và cành lớn. Con cái đẻ trứng vào nách lá, ngọn cành. Sâu phá hại mạnh vào tháng 5, 6.
2. Một số loài bệnh a) Bệnh mốc sương hại nhãn, vải
Trên quả, vết bệnh có màu nâu đen, lõm xuống, khô hay thối ướt rồi lan sâu vào trong thịt quả. Trên quả có thể mọc ra lớp mốc trắng mịn.
Bệnh gây hại làm cho các chùm hoa có màu nâu, thối khô, có thể làm giảm tới 80-100% năng suất quả.
Đốm bệnh trên lá màu xám nâu, tròn hay có góc cạnh, liên kết thành các mảng màu khô tối, gây rạn nứt, thủng lá.
Trên hoa, quả là các đốm màu đen,nâu làm cho hoa và quả rụng.
d) Bệnh loét hại cây ăn quả có múi
Ban đầu là những chấm nhỏ màu vàng trong,sau lớn dần, pha vỡ biểu bì mặt lá tạo ra vết loét dạng tròn đường kính 0,2-0,8cm, màu xám nâu, các mô bị rắn lại có gờ nổi lên. Quanh vết loét có quầng vàng trong, sũng nước.
e) Bệnh vàng lá hại cây ăn quả có múi
Trên lá có đốm vàng, thịt lá biến màu vàng, ven gân lá màu xanh lục, làm gân nổi, lá nhỏ, cong và rụng sớm, cành khô dần. Quả nhỏ, méo mó.
Chú ý: Bệnh này thường dễ nhầm với bệnh sinh lí làm biến đổi màu lá do thiếu chất dinh dưỡng.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Loại Sâu Đục Thân Hại Lúa trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!