Đề Xuất 3/2023 # Bố Cục &Amp; Tóm Tắt Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng Lớp 8 # Top 7 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Bố Cục &Amp; Tóm Tắt Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng Lớp 8 # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bố Cục &Amp; Tóm Tắt Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng Lớp 8 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chiếc lá cuối cùng Lớp 8 truyện ngắn hay của O’ Henri, sau đây là nội dung bố cục và tóm tắt Chiếc lá cuối cùng truyện ngắn này hay nhất.

Bố cục văn bản

-Phần 1: Từ đầu …..”tảng đá” cho đến Cụ Bơ-men và Xiu lên gác thăm Giôn-xi.

-Phần 2: Tiếp theo ….”thế thôi” cho đến “Chiếc lá cuối cùng không rụng và Giôn-xi qua cơn nguy hiểm

-Phần 3:  Đoạn còn lại. Đoạn này Xiu kể cho Giôn-xi đang bình phục sau cơn bệnh, kể về cái chết bất ngờ của cụ Bơ-men.

Đó là 3 phần của văn bản Chiếc lá cuối cùng.

Tóm tắt văn bản chiếc lá cuối cùng

Giôn xi và Xiu là hai họa sĩ trẻ nghèo sống cùng nhau. Vào một mùa đông lạnh giá Giôn xi bị mắc bệnh sưng phổi nặng. Cô đã rất tuyệt vọng và không còn muốn sống bởi vì không có chi phí trả viện phí. Cô đã gắn sự sống của mình với những chiếc lá trên cây thường xuân cho đến khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống đất thì cô sẽ chết. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô Ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp vẫn đếm từng chiếc lá cuối cùng.

Biết được ý nghĩ đó cụ Bơ-men đã âm thầm thức suốt đêm mưa to gió bão để vẽ chiếc lá thường xuân. Sau đêm mưa to gió lớn, chiếc lá cuối cùng vẫn còn ở trên cây, Chiếc lá cuối cùng không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi phải suy nghĩ lại, cô mong muốn được sống. Bác sĩ cũng bảo Xiu rằng Giôn xi đã khỏi hẳn bệnh.

Giôn-xi từ khỏi bệnh và cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi. Xiu thông báo cho Giôn-xi về cái chết của cụ Bơ-men.

Hướng dẫn soạn bài

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.Về tác giả

O Hen-ri (1862 – 1910) nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Tác phẩm có các sâu sắc  trong lòng người đọc như các tác phẩm: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,…

2. Về tác phẩm

a) Đoạn trích nằm trong SGK thuộc phần 1 của truyện ngắn có cùng tên. Tác giả kể chuyện thật hấp dẫn. Nhân vật chính xuất hiện thoáng qua để lại cô chị (Xiu) cùng với bạn đọc hồi hộp dõi theo chiếc lá trên tường, thắt lòng lo cho số phận của Giôn-xi. Chiếc lá không rơi, Giôn-xi dần dần khoẻ lại thì cũng là lúc người hoạ sĩ già duy nhất trong đời ngã xuống.

Cái chết của người hoạ sĩ già để lại trong lòng bạn đọc một nỗi buồn thấm thía nhưng không bi luỵ bởi chính nó đã thắp lên ngọn lửa của tình yêu cuộc sống, của niềm tin vào sức mạnh, sự vĩnh cửu của cái  đẹp.

b) Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men với  Giôn-xi: – Cụ Bơ-men và Xiu “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”.

– Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió. Nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết chính là yếu tố gây  bất ngờ, xúc động cho người đọc. Có thể em chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì nó không chỉ rất sinh động, khiến Giôn-xi tưởng đó là chiếc lá thường xuân thật; mà còn được vẽ bằng cả tình thương yêu con người của cụ, và bức tranh mang lại sự sống cho Giôn-xi.

c) Những chi tiết khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết sẽ vẽ chiếc lá để thay cho chiếc lá  cuối cùng:

– Trước đó hai người chẳng nói năng gì khi cụ Bơ-men làm người mẫu cho Xiu vẽ.

– Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản.

– Chính Xiu cũng ngạc cùng với Giôn-xi khi thấy: “Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng… vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch”.

– Chỉ khi bác sĩ nói, Xiu mới biết là cụ Bơ-men bị ốm.

Nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men, câu chuyện sẽ không còn hấp dẫn vì chẳng còn yếu tố bất ngờ.

d) Tâm trạng của Giôn-xi là tâm trạng của một người bệnh, ám ảnh về một điều gì đó, cho nên khi biết Giôn-xi tin rằng chiếc lá cuối cùng rụng xuống là cô sẽ buông xuôi, người đọc rất căng thẳng.

Nguyên nhân khiến tâm trạng củ Giôn-xi hồi sinh là sự hiện diện của chiếc lá trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.

Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu, không cho Giôn-xi nói gì thêm, để mỗi người tự có hình dung, dự đoán theo cách của riêng mình.

e) Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng có hai lần đảo ngược tình huống gây bất ngờ:

– Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế mà cô khoẻ lại.

– Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng cụ đã đột ngột ra đi.

Chính nghệ thuật đảo ngược tình huống đã gây hứng thú cho người đọc.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Tóm tắt bài văn

Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi căn bệnh rất nặng. Cô tuyệt vọng không muốn sống nữa và cô chỉ đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là sẽ lìa đời. Biết được ý nghĩ điên rồ đó, cụ Bơ-men, một hoạ sĩ già đã thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc lá chiếc lá cuối cùng không rụng đã làm cho Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi đã từ cõi chết trở về. Trong khi đó, cụ Bơ-men đã chết vì sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng của mình.

2. Cách đọc bài văn

Bài văn được thể hiện qua nhiều tâm trạng, cảm xúc khác nhau. Khi đọc cần chú ý sử dụng giọng điệu:

– Lời dẫn chuyện: khi thì chậm rãi, lo lắng (phần đầu), khi thì nhẹ nhàng, xót xa (đoạn cuối).

– Lời nhân vật Xiu: từ lo lắng (sợ chiếc lá rơi xuống), thất vọng (thấy Giôn-xi ngày càng yếu hơn), mừng rỡ (Giôn-xi khỏi bệnh) đến xót xa (khi thuật lại cái chết cụ Bơ-men).

– Lời nhân vật Giôn-xi: từ chán nản, buông xuôi đến vui vẻ, yêu đời.

Kết thúc hướng dẫn soạn bài, bố cục, tóm tắt văn bản Chiếc lá cuối cùng, hi vọng lời giải trên sẽ giúp các bạn học sinh hiểu hơn về bài học hơn.

Lớp 8 –

Nhịp Điệu Của Một Bố Cục

Về nguyên tắc thì thuật ngữ “bố cục” chỉ áp đụng đối với các hình ảnh cố định (tranh giá vẽ, hình vẽ nghệ thuật hay tranh truyện, ảnh chụp..v.v…). Nó gợi ra các hình thể không vận động, tĩnh, chắc chắn trong khuôn hình của hình ảnh. Đến nỗi mà đôi khi chúng ta khó mà nghĩ rằng một bố cục cũng có thể có nhịp điệu hay được điều chỉnh theo nhịp như là sự biến chuyển của một khúc nhạc.

Những hình ảnh có nhịp điệu bên trong thì lại rất nhiều và những hài hòa về nhịp điệu mà ta có thể tưởng tượng trong một bố cục hình ảnh (đồ họa, nhiếp ảnh .v.v…) là vô số, ngay cả khi mục đích theo đuổi cuối cùng là đồng nhất: tức là đặt ra cho ánh mắt ta một vài nhịp điệu nào đó để xem, khá đều đặn hay nhấn lệch, khá hài hòa hay lủng củng.

So với hình tượng của một bố cục âm nhạc mà nhịp điệu của nó sinh ra từ sự lặp đi lặp lại các âm thanh và từ sự trở đi trở lại đều đặn, lúc mạnh lúc yếu, thì nhịp điệu của một bố cục hội họa sẽ thường được thực hiện trên một sự lặp lại khá là đều đặn các yếu tố đồng nhất về mặt thị giác:

– Một sự lặp lại các đường: đường thẳng, cong hay gãy khúc … được đặt ít nhiều song song (hay theo hình rẻ quạt hoặc xoáy trôn ốc…).

– Một sự lặp lại về kích thước hay motip được bố trí ở các khoảng cách đều đặn theo chiều ngang hay dọc, nhìn nghiêng hay ngoằn ngoèo …

– Một sự lặp lại về dấu hiệu hay các bề mặt được tô màu, được bố trí ở các khoảng cách đều nhau.

– Ở một vài họa sĩ (như Van Gogh chẳng hạn), nhịp điệu cũng nhạy cảm ở mức độ sơ đẳng nhất của sự thể hiện, mức độ của các vệt bút màu. Các nhát bút sẽ được sắp xếp thứ tự để tạo nhịp điệu cho chất liệu hội họa. Khi thì các nét màu theo cùng một hướng giống như thác chảy. Khi thì các nét bút tạo nên các lớp sẽ tự hiện ra hay quện vào nhau theo hình trôn ốc.

– Những sự lặp lại các đường, các hình thể hay các dấu hiệu có thể được thể hiện thành mảng màu phẳng và trên cùng một cảnh của hình ảnh, khi thì đi về chiều sâu, lúc đó ta sẽ cần tới hiệu quả phối cảnh được củng cố. Vậy thì ta sẽ có thể nói về một nhịp điệu đi từ mạnh dần đến yếu dần.

Ví dụ các bề mặt có nhịp điệu:

Người ta có thể tạo nhịp điệu cho một bề mặt theo các cách: lặp lại các đường (A), các hình dáng hay hình khối (D), sắp đặt rất đều đặn (A) hoặc theo cách nhấn lệch hơn (B, C, F), theo hình rẻ quạt (E), xoáy ốc (G) răng cưa (H)…

Khi thì các yếu tố, các đường, các hình khối tạo nhịp điệu cho các bề mặt của hình ảnh toàn phần hay một phần, chúng sẽ được xếp trên cùng một mặt phẳng (A, B, C, E, F) khi thì được nhìn ít nhiều theo phối cảnh (C và D).

– Tùy theo hiệu quả mong muốn mà các đường và các motip sẽ được bố trí ở các khoảng cách đều nhau hay không. Tất cả mọi sự cách quãng trong việc bố trí đều đặn của các motip hay tất cả mọi sự đổi hướng (nhấn lệch của nhạc công) sẽ tạo ra một hòa âm mới, đồng điệu hay lủng cùng.

– Nhiều lần nhắc lại của hai yếu tố giống nhau, ở các khoảng cách đều đặn, sẽ gợi ra một nhịp điệu hai mặt. Lặp lại ba yếu tố giống nhau thì tạo ra nhịp điệu ba mặt v.v…

– Sự chiếu sáng cũng có thể được tạo ra từ nhịp điệu, khi bóng tối và ánh sáng luân phiên nhau với một sự đều đặn nào đó. Ví dụ, khi việc chiếu sáng được cung cấp bởi một nguồn sáng đặt ở đằng sau một bức mành sáo kiểu venise các vùng sáng luân phiên nhau với các vùng tối.

Bắt đầu từ cái mà sự vô tận của các bố cục có nhịp điệu có thể tưởng tượng. Khi thì hình ảnh sẽ tạo ra nhịp điệu trên toàn bộ bề mặt của nó, khi thì là từng phần. Đôi khi nhịp điệu sẽ được đưa ra bởi sự lặp lại đều đặn của một yếu tố mà thôi. Đôi khi lại bởi nhiều yếu tố tự nhiên khác nhau: các đường, các hình khối, các mảng màu … được chồng lên nhau theo nhiều cách đa dạng.

M.Duchamp (1887-1958) – “Người khỏa thân đang xuống cầu thang”

Marcel Duchamp đã chọn đường chéo góc đi xuống của bức tranh như xương sống của một quá trình lặp đi lặp lại của hình thể gần như trừu tượng, gợi ý rất biểu cảm và năng động về chuyển động trong tuyệt tác của ông “Người khỏa thân đang xuống cầu thang”.

Mặt khác, một số yếu tố nhịp điệu được nhập vào một bố cục phức tạp hơn. Ví dụ như Hiroshige đã tạo nhịp điệu bên dưới bố cục của ông nhờ một loạt đường đồng tâm, gợi ý một cách trừu tượng về xoáy nước cuồn cuộn của những làn sóng dữ dội.

Hiroshige (1797-1858) – “Gió và sóng lừng ở Naruto”

Al-Wasiti – “Các kỵ binh Ba tư ở Al-Hariri”

Vượt trên sự giải trí thẩm mỹ đơn thuần mà nó mang lại, nhịp điệu của bố cục thường có chức năng biểu hiện chính xác hơn nữa. Ở đây, đều đặn xếp hàng tính theo đầu ky sĩ, tính chân và đầu ngựa, gợi ý một toán quân đông đảo nhưng có trật tự. Mặt khác việc bố trí cờ xí và kèn xung trận theo hình rẻ quạt, hướng mở ra ngoài (lên trời) gợi ra khá tốt tiếng kèn lệnh vang rền thắng lợi được những người giữ cờ áp tải. Và câu chuyện đơn giản đã được góp phần tôn vinh như vậy.

P. Ucello (1397-1475) – “Trận đánh ở San – Romano”

Ucello sử dụng rất đặc biệt những ngọn giáo của các kỵ sĩ để tạo nhịp điệu cho bố cục. Trước hết, được đặt dọc và ngang, những ngọn giáo hạ dần theo hình rẻ quạt (phía trái) để gợi ý hoạt động của toán kỵ binh ném lao đã ở phía trước quân thù. Sự ngã giáo tự nguyện trong nhịp điệu chính của bố cục là đủ để khuấy động khung cảnh mà nếu không có như vậy thì cảnh rất có thể đã thành bất động.

“Tĩnh vật với những trái cam” – Ảnh của DUC (tác giả sách này)

Ngày nay, các họa sĩ và các nhà nhiếp ảnh không hề do dự khi sử dụng đồ vật bình thường thông dụng nhất để làm chủ thể cho bố cục. Họ trình bày đồ vật này đôi khi kỹ lưỡng, tới mức phóng lớn ra ở cực cận cảnh. Do vậy mà hình ảnh kích thích mắt nhìn bởi nhịp điệu duy nhất của khối hay của đường nét. Chủ thể hiểu theo nghĩa sát sao nhất, bị xóa bớt để phục vụ cho cảm xúc thẩm mỹ thuần túy.

“Cái nóng mùa hè” – Ảnh của DUC (tác giả sách này)

Bản dịch của họa sĩ Đức Hòa từ cuốn “L’Art de la composition et du cadrage” (1992), của Bernard Duc, nhà xuất bản Fleurus 11 đường Duguay – Trouin, Quận 6, Paris

Soạn Bài: Bố Cục Trong Văn Bản

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Bố cục là sự bố trí, xếp đặt các phần, các đoạn thành một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.

2. Bố cục của văn bản thường có 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

3. Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau; đồng thời, giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi.

Trình tự xếp đặt các phần, các đoạn phải giúp cho người viết (người nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.

II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Bố cuc của văn bản

a) Nội dung trong đơn cần sắp xếp theo một trật tự. Không thể tuỳ thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được. Không thể viết lí do em xin vào Đội trước rồi mới khai họ tên, địa chỉ. Cũng như không thể hứa tiếp tục phấn đấu rồi mới nêu lí do xin vào Đội. Bởi vì làm như thế là không đúng trình tự, cũng không đúng quy định về đơn từ.

b) Khi xây dựng văn bản, ta phải quan tâm đến bố cục vì có như vậy, văn bản mới có trình tự hợp lí, mới giúp ta dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp.

2. Những yêu cầu về bố cục

Hai câu chuyện trong SGK, tr. 29 có bố cục không hợp lí. Các sự việc được kể không theo trình tự, không thể hiện rõ mục đích giáo huấn (câu chuyện 1) và gây cười (câu chuyện 2).

Cách kể chuyện ở (1) bất hợp lí ở chỗ: sự việc quen ngồi đáy giếng tạo cho ếch tính chủ quan, coi trời bằng vung lại kể sau sự việc nó ra ngoài giếng. Hai lần nhắc lại trước kia, trước đó. Hơn nữa, con trâu không phải là bạn của nhà nông từ khi giẫm bẹp con ếch.

Câu chuyện (2) không làm rõ được tính cách của hai người: Anh nào cũng cố khoe phần mình, không thèm chú ý đến người khác; mặt khác không làm bật ra tiếng cười khi anh áo mới, anh lợn cưới cô’ thêm những yếu tô’ không bản chát vào câu hỏi và câu trả lời nhằm mục đích khoe.

Bố cục cần sắp xếp theo trình tự sau:

(1) Chuyện Ếch ngồi đáy giếng

– Ếch sống trong giếng, bên các con vật bé nhỏ, nó chủ quan nghĩ trời bé như cái vung còn nó là chúa tể.

– Một năm trời mưa, làm nước giếng dềnh lên, đưa ếch ra ngoài.

– Theo thói quen, ếch nghênh ngang đi lại, nhâng nháo nhìn trời, không để ý xung quanh nên bị một con trâu giẫm bẹp.

(2) Chuyện Lợn cưới, ấo mới:

– Đoạn đầu giữ nguyên.

– Tiếp theo là anh lợn cưới chạy tất tưởi đến hỏi: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

– Anh áo mới liền giơ vạt áo ra, trả lời: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

3. Các phần của bố cục

a) Trong văn bản miêu tả:

– Phần Mở bài có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng miêu tả.

– Phần Thân bài có nhiệm vụ miêu tả các đặc điểm của đối tượng.

– Phần Kết bài có nhiệm vụ nhìn lại một cách tổng quát đối tượng được miêu tả, nêu cảm nghĩ, ấn tượng của người viết bài.

b) Nhiệm vụ của các phần ữong bố cục cần phân biệt với nhau rõ ràng. Nếu không sẽ có sự lẫn lộn, tạo nên sự lộn xộn trong văn bản.

d) Không thể đồng ý với ý kiến của bạn đó. Mỗi phần trong bố cục có chức năng và nhiệm vụ riêng. Nếu ta bỏ đi, văn bản sẽ bị xộc xệch, thiếu trình tự, thiếu chặt chẽ.

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Câu chuyện Êch ngồi đáy giếng và Lợn cưới, áo mới được dẫn ra trong bài ở phần 2 bên trên là ví dụ về việc sắp xếp ý không hợp lí, hiệu quả của văn bản bị giảm sút.

Các em có thể tìm ví dụ khác nữa.

2. Cuộc chia tay của những con búp bê có bố cục ba phần:

– Phần Mở bài (từ đầu đến “vì khóc nhiều”): Việc chia đổ chơi của hai anh em.

– Phần Thân bài (tiếp theo đến “khuân đồ đạc lên xe”): Trong phần này có các đoạn: Đêm trước buổi chia li – Quan hệ trước đây của hai anh em – Việc chia đồ chơi không xong – Cuộc chia tay với lớp học.

– Phần Kết bài (đoạn còn lại): Phút chót của cuộc chia tay. Thuỷ nhường con Vệ Sĩ, sau đó nhường nốt cả con Em Nhỏ cho anh.

Bố cục như vậy khá rành mạch, hợp lí. Tuy nhiên vẫn có thể kể theo bố cục khác.

3. Bố cục của bạn khá rành mạch. Tuy vậy chưa thật hợp lí. Bạn chưa nói rõ được kinh nghiệm học tập mà mới kể lại việc học. Mặt khác điểm (4) không nói về kinh nghiệm học tập. Phần Kết bài có thể nói về mong muốn trao đổi kinh nghiệm với các bạn khác, sau đó mới là lời chúc hội nghị thành công.

Soạn Bài : Bố Cục Trong Văn Bản

Văn bản không thể được viết một cách tuỳ tiện mà phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phân, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí. * Các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lí: – Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau ; đồng thời, giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi. – Trình tự xếp đặt các phân, các đoạn phải giúp cho người viết (người nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra. * Văn bản thường được xây dựng theo một bố cục gồm có ba phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Nêu một số ví dụ thực tế để chứng tỏ: Nếu chúng ta biết chú ý đên việc sắp xếp các ý cho rành mạch thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ có hiệu quả thuyết phục cao. Ngược lại, nếu không sắp xếp các ý cho hợp lí thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ không hiểu được, không được tiếp nhận:

Chữ màu xanh là soạn bài ngắn gọn

Những ví dụ: – Câu chuyện Lợn cưới áo mới và Ếch ngồi đáy giếng được dẫn phần I. – Trong thực tể: Kể chuyện em đi học muộn: + Đoạn văn chưa có bố cục rõ ràng: “Em đi học bằng xe đạp. Mọi người đi sát nhau, em vô tình bị ngã. Ngày hôm qua em đã đến trường muộn. Đường thì rất đông, xe cộ nhiều. Vì thế em bị muộn học.” → Đoạn văn đã sửa lại: “Ngày hôm qua em đã đến trường muộn. Đường thì rất đông, xe cộ nhiều. Em đi học bằng xe đạp. Mọi người đi sát nhau, em vô tình bị ngã. Vì thế em bị muộn học.”

Gợi ý: Có thể nêu các trường hợp: học sinh dự thi kể chuyện tưởng tượng, học sinh được phân công trình bày kinh nghiệm học tập của bản thân, học sinh tham gia thi hùng biện,…2. Hãy ghi lại bố cục của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê. Bố cục ấy đã rành mạch và hợp lí chưa? Có thể kể câu chuyện theo một bố cục khác được không?

Bố cục của truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”: – Mở bài: Cảnh hai anh em chia đồ chơi (hiện tại) – Thân bài: Trở lại quá khứ – chia tay lớp học. – Kết bài: Hai anh em chia tay nhau (hiện tại) * Bố cục này khá rành mạch và hợp lí. Một cách khác, có thể kể theo trình tự thời gian quá khứ đến hiện tại,…

Chữ màu xanh là soạn bài ngắn gọn

Bố cục khá rành mạch, nhưng chưa hoàn toàn hợp lí. Ở Mở bài, nên thêm phần giới thiệu họ tên, đề tài báo cáo sau lời chào. Thân bài nên bỏ phần (4). Kết bài nên trình bày khái quát những nội dung vừa nói và gợi mở định hướng.

Hướng Dẫn Vẽ Tranh Bố Cục Nhiều Người

( 21-03-2018 – 09:24 PM ) – Lượt xem: 22397

Kí họa là công việc thiết yếu để ghi chép lại các thông tin mà chúng ta cần tìm hiểu và là cách gần nhất để dễ dàng thực hiện cho bài vẽ sau này. Các bạn nên kí họa kỹ dáng nhân vật mà mình sẽ đưa vào tranh, có thể kí họa dáng dáng đơn hoặc dáng nhóm càng tốt.

Không phải dáng kí họa nào cũng đưa hết vào tranh. Vì để kết hợp chúng lại thành một bức tranh, ta cần dáng phù hợp chứ không riêng vẽ chì đẹp.

+ Phác thảo bằng nét chì đơn giản, tính toán tỷ lệ và mật độ phân bổ nhân vật trong bài vẽ.

+ Phác họa nhóm chính – phụ theo nguyên tắc không để 2 nhóm bằng số lượng nhau. Nên ưu tiên nhóm chính chiếm diện tích lớn hơn và rõ hành động hơn.

Nhóm chính trong bài này có 5 nhân vật. Điểm nhấn không nhất thiết ở tuyến nhân vật phía trước mà rơi vào tuyến nhân vật phía sau, dựa vào tuyến các đường dẫn: Dây thép – kéo nối từ người đứng trước đến người đứng vị trí xa hơn trong nhóm chính. Đường dẫn còn tạo ra bởi các đồ vật được sắp xếp trong bài.

+ Tuyến nhìn được nhìn bắt đầu từ góc trái phía trước chuyển qua góc phải phía trước và được tiếp nối thông qua đoạn dây thép nối dài đến các nhân vật, hướng nhìn đọng lại ở nhân vật thứ 5 trong nhóm chính – người cần phần cuối của đoạn thép, tuy nhiên do nhân vật này có hướng nhìn trở lại 2 nhân vật bên cạnh (một đứng, một ngồi) nên 2 nhân vật này nghiễn nhiên trở thảnh điểm nhấn trung tâm cho nhóm nhân vật chính.

+ Nhóm phụ ở góc trái phía trên có nhiệm vụ tiếp nối hoạt động, cân bằng bố cục phía trước và làm tôn lên nhóm chính. Hai nhân vật phụ sẽ bị khuất dáng hơn và không nhất thiết phải có hành động quá rõ ràng.

Trong phác thảo này, phần dây thép có vai trò quan trọng, kết nối các nhân vật trước sau với nhau thành một nhóm có ý nghĩa.

Trong phần vẽ chì ta đã có một sơ lược về độ đậm nhạt sẽ có trong bài, nhưng phải đến phần phác thảo này ta mới có thể dễ dàng thể hiện hơn sắc độ chủ đạo của bài vẽ, ta cần:

+ Tính được tương quan giữa tuyến nhân vật với phông nền

+ Phân bố các độ đậm – nhạt – trung gian hợp lý (ở bài vẽ này để nền sáng là chủ yếu nên phần đậm sẽ được cho vào nhóm chính)

+ Tìm mảng sáng – tối phía xa sao cho mảng sáng vẫn có thể tiếp tục chuyển từ mặt đất phía gần ra khoảng không gian phía sau nhân vật, tương tự phần tối cũng vậy.

Bản vẽ này cần đơn giản nhưng phải đủ sắc độ.

+ Vẽ màu phải theo tông, tránh lạc màu, giữa các màu phải có sự chuyển hóa và ảnh hưởng đến nhau, đảm bảo các màu được phân bố khắp bài, không bị động.

* Màu ở trong tối trầm, ngả lạnh và ngoài sáng tươi hơn, ngả nóng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bố Cục &Amp; Tóm Tắt Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng Lớp 8 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!