Cập nhật nội dung chi tiết về Bảng Tính Tan Hóa Học Và Những Kiến Thức Cần Ghi Nhớ mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bảng tính tan là kiến thwusc cần phải ghi nhớ khi học môn Hóa. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có thể dễ dàng học được các quy tắc của bảng này và nhớ rõ được khả năng tan của các chất trong hóa học. Trong bài viết này, tôi xin sơ lược về một số điều cần lưu ý trong khi học về bảng tính tan
1. Định nghĩa độ tan và một số điều cơ bản về bảng tính tan
Theo định nghĩa trong sách hóa học lớp 9, độ tan của một chất có thể hiểu là số gam chất đó có thể hòa tan trong 100 gam dung môi, dung môi này thường là nước để tạo thành một dung dịch bão hòa ở điều kiện nhiệt độ nhất định. Độ tan là một đại lượng đặc trưng cho khả năng tan của một chất tại một điều kiện xác định.
Cách xác định độ tan của một chất trong nước:
Chú ý: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất như dung môi, nhiệt độ. Ví dụ, muối ăn sẽ tan nhanh hơn trong nước nếu như tăng nhiệt độ , hoặc khi có thêm nhóm OH, phenol sẽ tan trong nước gấp 100 lần benzen. Một số tác động như khuấy trộn, nghiền nhỏ các chất cũng sẽ khiến các chất có thể tan nhanh hơn thông thường. Khi muốn xác định độ tan một cách nhanh chóng, bạn có thể sử dụng một số cách trên để quá trình tan được diễn ra nhanh hơn.
1.2. Ý nghĩa của bảng tính tan
Bảng tính tan là một trong những công cụ không thể thiếu để các bạn giải quyết các bài toán hóa học. Độ tan, tính kết tủa , bay hơi sẽ giúp bạn xử lý các bài toán hóa học, hoặc nhận biết các chất trong phòng thí nghiệm một cách rất nhanh chóng. Đây là một trong những kiến thức mà các bạn bắt buộc phải ghi nhớ.
1.3. Bảng tính tan trong sách hóa học lớp 9
Bảng tính tan được thể hiện khá đầy đủ trong sách giáo khoa hóa học lớp học lớp 9. Để học thuộc được bảng này không phải dễ dàng bởi có rất nhiều các quy tắc. Thông thường, các bạn có thể tra cứu trong sách giáo khoa, hoặc bảng tính tan được in sẵn tại các hiệu sách. Tuy nhiên, việc ghi nhớ là rất cần thiết để các bạn có thể dễ dàng chủ động khi xử lý các bài toán hóa học hóc búa và làm việc trong phòng thí nghiệm.
Bảng tính tan trong sách giáo khoa hóa học lớp 9
2. Các phương pháp học thuộc bảng tính tan hiệu quả
2.1. Các quy tắc rút gọn về tính tan
2.1.1. Tính tan đối với muối
Muối có gốc halogen như F, Cl, Br, I phần đa đều tan được trong nước. Một điều đặc biệt là khi bạc tác dụng với các nguyên tố trong nhóm này sẽ không tan mà tạo ra kết tủa với các màu đặc trưng. Đây là cách để các bạn có thể nhận biết các nguyên tố nhóm halogen dễ dàng khi làm các bài toán nhận biết nguyên tố hóa học. Trên bảng tính tan, bạc kết hợp với Cl sẽ được đánh dấu bằng chữ k, nghĩa là không tan được trong nước.
Muối cacbonat có gốc hóa học là CO(_3) hầu như không tan được. Tuy nhiên, muối của các kim loại đứng đầu trong bảng tuần hoàn hóa học có tính kiềm như Na, Li, K,…tan được trong nước. Bạn có thể nhìn vào bảng tính tan, sẽ thấy được đánh dấu chữ t, có nghĩa là hợp chất muối này có thể hòa tan được trong môi trường nước.
Các muối gốc silicat (SiO(_3)), sunfit (SO(_3)) không tan được trong nước. Riêng đối với các kim loại mang tính kiềm, các muối có các gốc trên vẫn tan được trong nước. Nhìn chung, các kim loại kiềm sau khi kết hợp với các hợp chất khác để tạo ra muối đều có thể khả năng tan trong nước. Hãy nhìn ngay vào bảng tính tan, muối của các kim loại này đều được đánh dấu chữ t.
Muối gốc sunfu (S) đều khó tan trừ các kim loại thuộc nhóm 1 và nhóm 2 trên bảng tuần hoàn như K(_2)S, Na(_2)S, BaS có thể tan trong nước
Muối gốc sunfat (SO(_4)) hầu như đều tan trong nước. Muối sunfat của kim loại chì, bari không tan
Lưu ý có một số muối không tồn tại hoặc có thể bị phân hủy ngay trong nước. Các muối này được ký hiệu bằng “-” trên bảng tính tan trường hợp này không quá nhiều nên bạn có thể dễ dàng học thuộc.
Mỗi hợp chất hóa học có những quy tắc riêng trên bảng tính tan
2.1.2. Tính tan đối với bazơ và axit
Hầu như các bazơ đều không tan trong nước. Một số trường hợp bazơ của kim loại kiềm như Na, K, Li tan trong nước. Các bazơ của kim loại nhóm 2: Ca, Ba tan ít.
Các hợp chất axit đều dễ dàng tan trong nước. Riêng H(_2)CO(_3) có liên kết không bền dễ dàng bị phân hủy trong nước.Một hợp chất axit duy nhất không tan trong nước là H(_2)SiO(_3)
2.2. Học thuộc bảng tính tan qua thơ
Nếu như việc nhớ bảng tính tan trở nên quá khó khăn trong quá trình học tập, bạn có thể học bảng tính tan bằng cách tham khảo các bài thơ được các anh chị đi trước hoặc thày cô sáng tác. Điều này khiến cho việc học môn hóa trở nên đỡ khô khan và thú vị hơn.
Bài thơ học tính tan 1:
Bazơ, những chú không tan: Đồng, nhôm, crôm, kẽm, mangan, sắt, chì Ít tan là của canxi Magie cũng chẳng điện li dễ dàng.
Muối kim loại kiềm đều tan Cũng như nitrat và “nàng” hữu cơ Muốn nhớ thì phải làm thơ! Ta làm thí nghiệm bây giờ thử coi,
Kim koại I (IA), ta biết rồi, Những kim loại khác ta “moi” ra tìm Photphat vào nước đứng im (trừ kim loại IA) Sunfat một số “im lìm trơ trơ”: Bari, chì với S-r Ít tan gồm bạc, “chàng khờ” canxi,
Còn muối clorua thì Bạc đành kết tủa, anh chì cố tan (giống Br- và I-)
Muối khác thì nhớ dễ dàng: Gốc SO3 chẳng tan chút nào! (trừ kim loại IA) Thế gốc S thì sao? (giống muối CO32-) Nhôm không tồn tại, chú nào cũng tan Trừ đồng, thiếc, bạc, mangan, thuỷ ngân, kẽm, sắt không tan cùng chì
Đến đây thì đã đủ thi, Thôi thì chúc bạn trường gì cũng vô!
Bài thơ học tính tan 2:
Loại muối tan tất cả là muối ni-tơ-rat Và muối axetat Bất kể kim loại nào.
Những muối hầu hết tan Là clorua, sunfat Trừ bạc, chì clorua Bari, chì sunfat.
Những muối không hòa tan Cacbonat, photphat Sunfua và sunfit Trừ kiềm, amoni.
2.3.Thường xuyên thực hành
Nếu trường học có điều kiện, việc thường xuyên tới phòng thí nghiệm sẽ giúp bạn học tốt môn hóa học hơn rất nhiều. Cốt lõi của hóa học chính là nắm rõ bản chất của phản ứng hóa học. Tiến hành các thí nghiệm hóa học, sẽ giúp cho bạn chính mắt nhìn thấy các phản ứng và điều kiện để phản ứng xảy ra, có thể nhìn được sau phản ứng các chất có kết tủa hay không. Việc thực hành nhiều, sẽ khiến bạn thuộc nằm lòng về tính tan của một số chất hay sử dụng. Điều này khiến cho bảng tính tan trở nên dễ nhớ và quen thuộc hơn rất nhiều. Trăm nghe không bằng một thấy, tiếp xúc nhiều với các thí nghiệm hóa học, sẽ khiến cho bạn hứng thú hơn rất nhiều với môn học này.
Thường xuyên đến phòng thí nghiệm là một phương pháp để có thể ghi nhớ bảng tính tan hóa học nhanh nhất
Ví dụ, qua lý thuyết bạn được biết AgCl có kết tủa màu trắng không tan trong nước. Qua thực hành cho bạc phản ứng với Clo, bạn sẽ trực tiếp được biết quá trình kết tủa diễn ra như thế nào. Từ đó, kiến thức trên thực tế sẽ được củng cố chắc chắn hơn, bạn sẽ không bao giờ quên bạc tác dụng với halogen sẽ tạo ra kết tủa. Nhiều lần làm thí nghiệm như thế, bảng tính tan sẽ nằm trong đầu bạn mà rất ít khi nhầm lẫn.
Theo nhận xét chung, môn hóa học là môn học vô cùng quan trọng không chỉ trên trường lớp mà còn trong thực tế cuộc sống. Để học tốt môn học này, bạn cần chăm chỉ, đào sâu suy nghĩ, và tiến hành thực hành thực tế rất nhiều. Hằng ngày, trong cuộc sống của chúng ta, các phản ứng hóa học xảy ra liên tục. Ngoài phòng thí nghiệm và các kiến thức trên trường học, bạn có thể học hỏi ngay từ những phản ứng thường ngày để cảm nhận được sự hữu ích cũng như thú vị của hóa học.
Trong chương trình hóa học ở trung học cơ sở, các bạn sẽ được học sơ lược về hóa học. Các kiến thức này sẽ là tiền đề cho môn hóa ở bậc phổ thông. Chính vì thế, bạn cần phải nắm chắc được các kiến thức căn bản như hóa trị, nguyên tử khối, tính chất chung của một số chất và hợp chất cơ bản, các dạng bài tập hóa học cơ bản, nhậnn biết được các chất thường xuyên sử dụng trong phòng thí nghiệm, xác định được độ tan, nồng độ mol của các chất trong dung môi,…
Bảng Tính Tan Các Chất Hóa Học Đầy Đủ, Dễ Nhớ Nhất
Độ tan hay còn gọi cụ thể là độ tan của một chất trong nước. Đây là khái niệm dùng để chỉ số gam chất đó hòa tan trong 100 g nước ở một điều kiện nhiệt độ nhất định để tạo thành dung dịch bão hòa. Độ tan được kí hiệu là S.
Bảng tính tan là gì?
Bảng tính tan là bảng tổng hợp về tính tan và không tan của các chất trong nước. Tuy nhiên mỗi axit, ba-zơ và muối sẽ có những tính tan khác nhau, nhìn chung là rất đa dạng vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có chất hòa tan hoàn toàn trong nước, có chất ít tan trong nước và cũng có những chất không tan trong nước.
Các kí hiệu về tính tan của các chất trong nước:
T: Các hợp chất tan trong nước (không kết tủa).
K: Các hợp chất không tan trong nước (kết tủa).
I: Các hợp chất ít tan trong nước.
Dấu “-“: Các hợp chất không tồn tại hoặc bị phân hủy.
Ý nghĩa của bảng tính tan
Cách ghi nhớ bảng tính tan nhanh và chính xác nhất
1. Tính tan của axit
Các axit đa phần có khả năng tan tốt trong nước, ngoại trừ một vài axit không tan trong nước đó là H2SiO3 và dễ bay hơi đó là HCl, HNO3.
Các axit yếu có liên kết không bền, dễ dàng bị phân hủy trong nước và giải phóng khí CO 2 , SO 2 và nước đó là: H 2CO 3 , H 2SO 3.
2. Tính tan của ba-zơ
Hầu hết các kim loại sẽ tạo ra ba-zơ tương ứng với chúng, nhưng riêng AgOH và Hg(OH)2 không tồn tại.
Còn lại những kim loại khác tan trong nước thì oxit và hidroxit tương ứng của chúng cũng sẽ tan trong nước.
3. Tính tan của muối
3.1 Muối axit
Muối nào có gốc axit còn nguyên tử Hidro gọi là muối axit.
Những muối này tan tốt trong nước, cụ thể là muối gốc -HCO3, – HSO3, – HS. Muối của nhóm nitrat, muối Axetat tan tốt trong nước.
3.2 Muối có gốc cacbonat và photphat
Những muối có gốc Cacbonat (- CO32-) và Photphat (-PO4)3- của các kim loại kiềm thì tan, còn lại thì không tan.
Các muối cacbonat (-CO32-) hầu như không tan được, nhưng muối có gốc hidrocaconat thì lại tan trong nước như NaHCO3, Ca(HCO3)2
Các kim loại Hg, Al, Cu, Fe (III) không tồn tạo muối có gốc Cacbonat (- CO32-) hoặc bị phân hủy trong nước.
3.3 Muối của lưu huỳnh
Muối của lưu huỳnh có nhiều gốc axit cần phải nhớ, đó là Sulfua (-S), Sulfit (-SO32-) và Sulfat (-SO42-). Tất cả các muối của lưu huỳnh với kim loại kiềm và kiềm thổ đều tan trong nước.
Đối với những kim loại còn lại, muối sunfua và sulfate sẽ khóa tan nên không tồn tại muối MgS và Al2S3 và muối Sulfit của Al và Fe (III).
Các muối sunfate thường dễ tan trong nước. Ngoại trừ BaSO4, PbSO4, SrSO4 không tan, CaSO4, Ag2SO4 ít tan và HgSO4 không tồn tại.
3.4 Muối của các halogen: -F, -Cl, -Br, -I
Các muối nhóm này gần như tan trong nước. Trong đó có 3 muối phổ biến không tan nhưng kết tủa đó là AgCl, AgBr, AgI.
Muối PbCl2 ít tan và không tồn tại muối AgF.
3.5 Muối của các kim loại kiềm, kiềm thổ
Muối các kim loại kiềm, kiềm thổ như Na, Li, K,…tan được trong nước.
Ba-zơ của kim loại kiềm thổ tan ít (Ca, Ba). Hợp chất NH¬4OH tan, còn lại đều không tan.
Cách học thuộc bảng tính tan
1. Học thuộc bảng tính tan qua thơ
“Bazơ, những chú không tan: Đồng, nhôm, crôm, kẽm, mangan, sắt, chì.
Ít tan là của Canxi
Magiê cũng chẳng điện ly dễ dàng
Muối kim loại I đều tan
Cũng như Nitrat và “nàng” hữu cơ
Muốn nhớ thì phải làm thơ!
Ta làm thì nghiệm bây giờ thử coi,
Kim Loại I, ta biết rồi,
Những kim loại khác ta “moi” ra tìm
Photphat vào nước “đứng im” ( Trừ kim loại I)
Sunphat một số “im lìm trơ trơ”:
Bari, chì với S – r
Ít tan gồm bạc, “chàng khờ” Canxi,
Còn muối Clo – rua thì Bạc đành kết tủa, anh chì cố tan (Giống muối Br, I)
Muối khác thì nhớ dễ dàng:
Gốc S O 3 chẳng tan chút nào! ( Trừ kim loại I)
Thế còn gốc S thì sao? (Giống muối cacbonat)
Nhôm không tồn tại chú nào cũng tan
Trừ đồng, thiếc, bạc mangan,
Thủy ngân, kẽm, sắt không tan cùng chì”
(Sưu tầm)
2. Học thuộc bảng tính tan bằng cách đến phòng thí nghiệm thực hành
Cách tiếp theo để bạn ghi nhớ bảng tính tan của các hợp chất đó là vào phòng thí nghiệm thực hành. Đây là cách giúp bạn vừa được kiểm nghiệm thực tế, vừa giúp bạn nhớ lâu hơn, ấn tượng hơn mà không cần phải bỏ thời gian ra để học thuộc lòng.
Khi bạn tận mắt nhìn thấy những phản ứng hóa học, bạn có thể nắm rõ bản chất của từng hợp chất. Lúc này bạn sẽ biết được sau khi tiếp xúc với nhau thì những hợp chất hóa học sẽ có hiện tượng gì, không tan, tan ít hay kết tủa. Trăm nghe không bằng một thấy, một khi đã được tận mắt chứng kiến thì bạn sẽ có ấn tượng trí nhớ về phản ứng hóa học đó tốt hơn. Nếu vậy khi bài kiểm tra có những nguyên tử, hợp chất này, các bạn sẽ không phải rối rắm và suy luận nhanh chóng.
Đến phòng thí nghiệm thực hành không chỉ giúp bạn nhớ rõ những phản ứng hóa học mà thậm chí còn khiến bạn yêu thích môn học bị nhiều bạn đánh giá là khô khan, phức tạp này nữa đấy!
Bảng Tính Tan Hóa Học Đầy Đủ Của Axit, Bazơ Và Muối
Bảng tính tan Hóa Học đầy đủ của của Axit, Bazơ và Muối trong trương hình Hóa Học lớp 8, 9, 10 cùng một số bài tập ví dụ hay dành cho các em học sinh.
I. Bảng Tính Tan Hóa Học Là Gì?
Bảng Tính Tan là bảng dùng để thể hiện tính tan hay không tan của một chất (muối, bazo hoặc axit) trong nước. Chất đó có thể tan, ít tan hoặc không tan. Bảng tính tan hóa học chuẩn sẽ biểu diễn trạng thái tan hay không tan của một chất ở nhiệt độ 25,15 °C (hoặc 293.15 °K) dưới áp suất là 1 atm.
t : hợp chất tan được trong nước.
k : hợp chất không tan.
i : hợp chất ít tan.
b : hợp chất bay hơi hoặc dễ phân hủy thành khí bay lên.
kb : hợp chất không bay hơi.
vạch ngang “-” : hợp chất không tồn tại hoặc bị phân hủy trong nước.
– Hợp chất tạo bởi kim loại Na (I) và nhóm hiđroxit (- OH) là NaOH, hợp chất này tan trong nước.
– Tương tự ta có: AgCl (k) không tan trong nước, Ag2SO4 (i) ít tan trong nước, HCl (t/b) là hợp chất tan trong nước và dễ phân hủy thành khí khi bay lên, H2SO4 (t/kb) là hợp chất tan trong nước và không bay hơi, AgOH (-) là hợp chất không tồn tại.
II. Ví Dụ Dạng Bài Tập Vận Dụng Sử Dụng Bảng Tính Tan Hóa Học.
Đây là một trong những dạng rất đặc trưng áp dụng bảng tính tan.
Bước 1: Tạo mẫu thử – Chia các chất cần phân biệt vào các ống nghiệm rồi đánh số thứ tự.
Bước 2: Chọn thuốc thử thích hợp (tùy thuộc vào yêu cầu của đề bài).
Bước 3: Nhỏ thuốc thử vào các ống nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra (kết tủa, bay hơi, đổi màu…), sau đó rút ra kết luận về tên của chất đó.
Bước 4: Viết PTHH minh họa.
a. Đối với chất khí.
b. Nhận biết dung dịch bazơ (kiềm):
Cách nhận biết chung: Làm quỳ tím chuyển xanh.
Một số cách khác:
c. Nhận biết dung dịch axit:
Cách nhận biết chung: Làm quỳ tím hóa chuyển đỏ
Một số cách khác:
d. Nhận biết các dung dịch muối.
Cho hỗn hợp các oxit
Phương pháp nhận biết: Hòa tan từng oxit vào nước để chia thành nhóm các oxit tan và không tan từ đó có các cách nhận biết riêng biệt.
– Nhóm tan trong nước: dùng khí CO 2 để nhận biết
Nếu không có kết tủa: kim loại trong oxit là kim loại kiềm.
Nếu có kết tủa: kim loại trong oxit là kim loại kiềm thổ.
– Nhóm không tan trong nước cho tác dụng với dung dịch bazơ.
Nếu oxit không tan trong dung dịch kiềm thì kim loại trong oxit là kim loại kiềm thổ.
Nếu oxit tan trong dung dịch kiềm thì kim loại trong oxit là Mg, Zn, Pb, Cu, Fe, Al. (dựa vào bảng tính tan để xác định).
a. Dạng 1: Dạng bài tập không hạn chế thuốc thử hoặc phương pháp sử dụng:
Phương pháp giải: Sử dụng bảng tính tan hóa học hoặc các gợi ý ở phần trước.
Hãy nhận biết 4 lọ mất nhãn đựng 4 loại dung dịch sau: NaCl, NaOH, Na 2CO 3, NaNO 3.
Chia 4 loại dung dịch vào 4 ống nghiệm khác nhau rồi đánh số thứ tự từ 1 đến 4.
Cho quỳ tím vào 4 ống nghiệm, nếu dung dịch trong ống nghiệm nào làm quỳ tím chuyển xanh thì chất đó là NaOH.
Tiếp theo, cho dung dịch AgNO3 vào 3 ống nghiệm chứa 3 dung dịch còn lại, dung dịch trong ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa, dung dịch đó là NaCl.
Cho dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa 2 chất còn lại là Na2CO3 và NaNO3, chất nào có khí bay lên, chất đó là Na2CO3, chất nào không xảy ra hiện tượng là NaNO3.
b. Dạng 2: Dạng bài tập hạn chế thuốc thử hoặc phương pháp sử dụng.
Phương pháp giải:
Đối với dạng bài chỉ sử dụng thêm một chất thử tự chọn:
Bước 1: Sử dụng một chất bất kì để xác định một trong các chất đã cho ở đề bài.
Bước 2: Sử dụng chất đã xác định được để nhận biết các chất còn lại.
Đối với dạng bài không sử dụng thuốc thử nào khác:
Cách 1: Sử dụng tính chất vật lý của từng chất để phân biệt (mùi, màu sắc, tính tan…)
Cách 2: Sử dụng chất đã xác định được để nhận biết các chất còn lại.
Cách 3: Có thể sử dụng phương pháp đun nhẹ để nhận biết các chất dựa vào khả năng bay hơi.
Cách 4: Cho các chất tác dụng với nhau để nhận biết dựa vào hiện tượng của chúng.
Ví dụ 1: Chỉ dùng thêm một chất thử duy nhất (tự chọn) hãy nhận biết 4 dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: Na 2CO 3, Na 2SO 4, H 2SO 4 và BaCl 2.
Chia 4 dung dịch vào 4 ống nghiệm khác nhau đánh số từ 1 đến 4.
Cho quỳ tím vào từng ống nghiệm, dung dịch trong ống nghiệm nào làm quỳ chuyển đỏ, dung dịch đó là H2SO4.
Dùng dung dịch H2SO4 vừa nhận biết được, cho vào 3 ống nghiệm chứa 3 chất còn lại.
Ví dụ 2: Không dùng thêm một chất thử nào khác, hãy nhận biết 4 dung dịch sau: NaHCO 3, CaCl 2, Na 2CO 3, Ca(HCO 3) 2.
Chia 4 dung dịch vào 4 ống nghiệm khác nhau đánh số từ 1 đến 4.
Ta cho các dung dịch tác dụng với nhau, sau đó quan sát hiện tượng để nhận biết.
Dựa vào bảng hiện tượng trên ta thấy:
Chất không tạo ra kết tủa lần nào là NaHCO3
Chất tạo ra 1 lần kết tủa màu trắng là 2 chất Ca(HCO3)2 và CaCl2.
Tiếp theo, ta đun nhẹ 2 dung dịch còn lại, dung dịch nào tạo kết tủa trắng và có khí bay lên là Ca(HCO3)2.
III. Một Số Cách Ghi Nhớ Bảng Tính Tan.
1. Axit: Hầu hết các axit đều tan được trong nước, trừ axit silixic (H 2SiO 3).
2. Bazơ: Phần lớn các bazơ không tan trong nước, trừ một số bazơ như: KOH, NaOH, Ba(OH) 2, còn Ca(OH) 2 thì ít tan.
Bình Luận Facebook
.
Bảng Tính Tan Hóa Học Của Axit, Bazơ Và Muối Đầy Đủ Nhất
Bảng tính tan đầy đủ và cách học thuộc bảng tính tan là mục tiêu cơ bản để học môn hóa học. Kiến thức này rất cơ bản, nhưng cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, bảng tính tan của axit bazơ muối rất đa dạng, phong phú nên gây nhiều khó khăn cho ghi nhớ và vận dụng. Hôm nay, chúng tôi chia sẻ bảng tính tan mới nhất và đầy đủ nhất. Đồng thời, hướng dẫn các bạn cách học, cách ghi nhớ và vận dụng dễ dàng, hiệu quả nhất.
Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước ở điều kiện nhiệt độ nhất định để tạo thành dung dịch bão hòa. Độ ta được kí hiệu là S.
Ví dụ: Ở nhiệt độ phòng (25 °C) giá trị độ tan của muối ăn (NaCl) là 36 g, độ tan của muối bạc nitrate (AgNO 3) là 222 g, còn độ tan của đường là 204 g, …
2. Bảng tính tan là gì?
Bảng tính tan là bảng tổng hợp tính tan hay không tan của các chất trong nước. Tuy nhiên, tính tan của Axit – Bazơ – Muối rất đa dạng và phụ thuộc nhiều yếu tố.
Chất có thể tan hoàn toàn trong nước, chất khác ít tan hoặc thậm chí là không tan trong nước.
Bảng tính tan hóa học hay thường tổng hợp đầy đủ, dễ nhìn và biểu diễn trạng thái tan, ít tan và không tan của một chất ở 25,15 °C (293.15 K) và 1 atm.
3. Bảng tính tan của Axit – Bazơ – Muối
Đây là bảng tổng hợp tính tan của hầu hết các chất thường gặp trong hóa học phổ thông. Biết cách sử dụng và học cách ghi nhớ khoa học bảng tính tan sẽ giúp ít rất nhiều cho việc học tập hóa học. Hôm nay, chúng tôi tổng hợp kiến thức của bảng tính tan đầy đủ và mới nhất hiện nay. Bên cạnh đó, cách học thuộc bảng tính tan nhanh nhất sẽ giúp nằm lòng và vận dụng một cách nhanh chóng.
Các ký hiệu trong bảng tính tan:
– T: các hợp chất tan trong nước (không kết tủa).
– K: các hợp chất không tan trong nước (kết tủa.
– I: các hợp chất ít tan trong nước.
– Dấu “-“: Các hợp chất không tồn tại hoặc bị phân hủy.
4. Cách học bảng tính tan nhanh nhất, dễ nhớ nhất
4.1. Tính tan của axit
– Tính chất hóa học chung của các axit là hòa tan tốt trong nước. Cho nên, đa số các axit tan tốt trong nước. Tuy nhiên, có một số axit không tan đó là: H 2SO 4, H 3PO 4 không bay hơi, H 2SiO 3, HNO 3, HSO 3 dễ phân hủy thành khí bay lên.
– Lưu ý axit yếu như H 2CO 3 , H 2SO 3 , là axit yếu (là axit có liên kết không bền) nên dễ dàng bị phân hủy trong nước, giải phóng khí CO 2 , SO 2 và nước.
4.2. Tính tan của bazơ
– Đặc tính cơ bản của kim loại là không tan trong nước. Tuy nhiên, bazo của các kim loại kiềm thì tan hoàn toàn trong nước. Các bazo của kim loại kiềm thổ ít tan tan trong nước.
– Hầu hết các kim loại tạo bazo tương ứng, nhưng AgOH và Hg(OH) 2 không tồn tại.
4.3. Tính tan của muối
– Muối có gốc axit vẫn còn nguyên tử Hidro là muối axit. Các muối này hầu như tan tốt trong nước điển hình như (-HCO 3, – HSO 3, – HS).
– Muối của nhóm nitrat, muối Axetat tan tốt trong nước
– Muối Photphat (-PO 4) 3- của các kim loại kiềm thì tan, còn lại thì không tan.
– Muối gốc Cacbonat (- CO 32-) hầu như không tan, ngoại trừ muối của các kim loại kiềm. Các kim loại Hg, Al, Cu, Fe (III) tạo không tồn tại muốn với gốc cacbonat hoặc bị phân hủy trong nước.
– Muối Silicat (-SiO 3) rất khó tan trong nước. Tuy nhiên, trừ muối của đứng đầu trong bảng tuần hoàn hóa học (kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ) như Na 2SiO 3, K 2SiO 3 … thì tan. Muối Siliacat của Hg, Cu, Ag thì không tồn tại.
– Muối của các halogen: -F, -Cl, -Br, -I gần như tan. Ngoại trừ các muối kết tủa không tan như AgCl, AgBr, AgI không tan. 3 loại muối này gặp phổ biến nhất trong các bài tập, đặc biệt là bài toán nhận biết hóa chất. Muối của kim loại chì với Clo là PbCl 2 ít tan và không tồn tại muối AgF.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bảng Tính Tan Hóa Học Và Những Kiến Thức Cần Ghi Nhớ trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!