Cập nhật nội dung chi tiết về Bảng Hóa Trị Lớp 8 Đầy Đủ Nhất mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Có thể nói rằng, môn hóa học là môn học tiếp cận với các con sau cùng. So với các môn học khác, môn hóa có ngôn ngữ và đặc trưng riêng của nó. Lớp 8 trở thành năm học tạo nền tảng quan trọng cho việc học giỏi môn hóa sau này. Trong đó, bảng hóa trị lớp 8 đầy đủ sẽ là một trong những viên gạch đầu tiên cho môn hóa học.
Bảng nguyên tố hóa học đầy đủ nhất
Bài ca kí hiệu hóa học lớp 8
(Nguồn sưu tầm và tìm kiếm trên Google)
Bảng hóa trị lớp 8 đầy đủ nhất của các nguyên tố
Gia sư Thành Tâm xin gửi đến các con bảng hóa trị các nguyên tố hóa học lớp 8 cụ thể nhất như sau:
Bài ca hóa trị lớp 8 – Bảng hóa trị lớp 8 đầy đủ
Bài ca hóa trị lớp 8 cơ bản
Kali, Iot, Hiđro
Natri với Bạc, Clo một loài
Có hóa trị I bạn ơi
Nhớ ghi cho rõ kẻo rồi phân vân
Magie, Chì, Kẽm, Thủy ngân
Canxi, Đồng ấy cũng gần Bari
Cuối cùng thêm chú Oxi
Hóa trị II ấy có gì khó khăn
Bác Nhôm hóa trị III lần
Ghi sâu trí nhớ khi cần có ngay
Cacbon, Silic này đây
Là hóa trị IV không ngày nào quên
Sắt kia kể cũng quen tên
II, III lên xuống thật phiền lắm thay
Nitơ rắc rối nhất đời
I, II, III, IV khi thì là V
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm
Lúc II, lúc VI khi nằm thứ IV
Photpho nói tới không dư
Nếu ai hỏi đến thì ừ rằng V
Bạn ơi cố gắng học chăm
Bài ca hóa trị suốt năm rất cần
Bài ca hóa trị lớp 8 nâng cao
Hidro (H) cùng với Liti (Li)
Natri (Na) cùng với Kali (K) chẳng rời
Ngoài ra còn Bạc (Ag) sáng ngời
Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm
Riêng Đồng (Cu) cùng với Thuỷ ngân (Hg)
Thường II ít I chớ phân vân gì
Đổi thay II, IV là Chì (Pb)
Điển hình hoá trị của Chì (Pb) là II
Bao giờ cùng hoá trị II
Là Oxi (O), Kẽm(Zn) chẳng sai chút gì
Ngoài ra còn có Canxi (Ca)
Magie (Mg) cùng với Bari (Ba) một nhà
Bo (B), Nhôm (Al) thì hóa trị III
Cacbon (C), Silic (Si), Thiếc (Sn) là IV thôi
Thế nhưng phải nói thêm lời
Hóa trị II vẫn là nơi đi về
Sắt (Fe) II toan tính bộn bề
Không bền nên dễ biến liền sắt III
Photpho (P) III ít gặp mà
Photpho (P) V chính người ta gặp nhiều
Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ?
I, II, III, IV phần nhiều tới V
Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm
Khi II lúc IV, VI tăng tột cùng
Clo Iot lung tung
II III V VII thường thì I thôi
Mangan (Mn) rắc rối nhất đời
Đổi từ I đến VII thời mới yên
Hoá trị II cũng dùng nhiều
Hoá trị VII cũng được yêu hay cần
Bài ca hoá trị thuộc lòng
Viết thông công thức đề phòng lãng quên
Học hành cố gắng cần chuyên
Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều.
(Nguồn sưu tầm và tìm kiếm trên Google)
Cách học thuộc bảng hóa trị lớp 8 – Bảng hóa trị lớp 8 đầy đủ
Nhiều con trẻ sẽ thắc mắc rằng, ngoài bài ca hóa trị thì có cách nào để học thuộc bảng hóa trị lớp 8 đầy đủ nhất hay không ?
Theo kinh nghiệm của đội ngũ gia sư dạy hóa và thu thập thông tin từ các học viên đang theo học tại Thành Tâm thật ra có nhiều cách để nhớ được hóa trị các nguyên tố. Chúng ta có thể kể đến các cách sau:
Nhớ theo các nhóm nguyên tố cùng hóa trị
Hóa trị I: Hg, Ag, Na, Cl, K, Li. Đọc là: Hết Bạc Na Lo Kiếm Liền
Hóa trị II: Mg, Ca, Ba, Pb. Cu, Hg, Fe, Zn – đọc là: Má Cản Ba Phá Cửa Hàng Sắt Kẽm
Hóa trị III: Có Al và Fe
Hóa trị I là: Na, K, Ag, Cl.
Hóa trị III là: Al, Fe
Hóa trị II: Còn lại (với Fe có hóa trị II và III luôn).
Hai Bà Cả không Mua Chì Kẽm Sắt Cũng Mãi một Năm Ăn hết Khoảng ba Phen Vàng Nhưng Sắt Nhôm năm Phen bốn Chỉ
Nguồn sưu tầm và tìm kiếm trên Google
Chúc các con thành công !
Mọi thắc mắc và câu hỏi các bạn vui lòng gọi trực tiếp về số điện thoại hotline của trung tâm.
TRUNG TÂM GIA SƯ THÀNH TÂM – NƠI CUNG CẤP GIA SƯ CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU TẠI HCM
Văn phòng đại diện: 32/53 Đường 44, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức
HOTLINE: 0374771705 (Cô Tâm)
Full Bảng Hóa Trị Lớp 8 Và Bài Ca Hóa Trị 【Dễ Học Thuộc Nhất】
I. Hóa trị là gì? Bảng hóa trị các nguyên tố hóa học lớp 8
Hóa trị của một nguyên tố hóa học được tính bằng tổng số liên kết mà một nguyên tử thuộc một nguyên tốt đó tạo ra trong phân tử. Trong một hợp chất Ion thì hóa trị được gọi là “điện hóa trị”. Nó bằng với điện tích của ion tạo thành từ chính nguyên tố đó. Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất công được gọi là “cộng hóa trị”, nó bằng với tổng số liên kết công hóa trị do nguyên tử của chính nguyên tố đó tạo được với những nguyên tử của các nguyên tố khác trong cùng một hợp chất.
Chú ý : Có nhiều nguyên tố chỉ thể hiện 1 hóa trị duy nhất nhưng cũng có nhiều nguyên tố khác có các hóa trị khác nhau tùy thuộc vào từng hoàn cảnh.
2. Bảng hóa trị lớp 8 của các nguyên tố hóa học
Kiến thức về bảng hóa trị đòi hỏi các em học sinh phải có nhiều thời gian để ghi nhớ và làm bài tập, việc nhầm lẫn cũng rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, trong khi học chúng ta chủ yếu học những chất và hợp chất phổ biến và hay gặp, nên cũng không có nhiều hóa trị cần ghi nhớ.
Bảng hóa trị của các nguyên tố hóa học
II. Cách Học Thuộc Bài Ca Hóa Trị Lớp 8, 9, 10 Đầy Đủ – Dễ Nhớ
Chính vì những khó khăn đó các thầy cô đã sáng tác ra ” Bài Ca Hóa Trị ” để giúp các e học sinh của mình dễ học hơn và yêu thích môn Hóa hơn. Bài thơ được viết theo thể lục bát rất vần và dễ nhớ đối với các em học sinh, qua đó các em sẽ dễ dàng xác định được hóa trị của các chất, dần dần các em sẽ nhớ hết và hiểu bản chất của kiến thức.
Chú ý : Bài Ca Hóa Trị đầy đủ này rất quan trọng và theo sát các em học sinh đến năm lớp 12, vì thế các em phải ghi nhớ kỹ và làm thật nhiều bài tập để ghi nhớ
Các em cũng có thể tham khảo ” Bài Ca Hóa Trị Nâng Cao ” đầy đủ sau. Tuy nhiên, các em chỉ nên học 1 tron 2 bài để tránh nhầm lẫn
4. Bài ca ký hiệu hóa học của các nguyên tốt
Ngoài bài ca hóa trị giúp các em dễ học, dễ nhớ các số hóa trị thì còn rất nhiều bài ca, thơ khác được sáng tác ra để giúp các em học sinh dễ học và yêu thích môn Hóa Học hơn, môn học găn liền với rất nhiều sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.
Môn Hóa học đôi khi còn được gọi là “môn khoa học trung tâm” vì nó là cầu nối giữa các môn khoa học tự nhiên khác như Sinh Học, Vật Lý, Địa Chất … Hóa Học và Vật Lý là 2 môn học tự nhiên gắn liền vơi rất nhiều sự vật, hiện tượng trong cuộc sống của chúng ta.
Vì thế, nếu các em học sinh biết kết hợp giữa học và thực hành, liên tưởng đến các hiện tượng xung quanh chung ta, các em sẽ thấy môn học thật thú vị và bổ ích.
Mặc dù rất những phương pháp được đưa ra để giúp các em học tập tốt hơn. Tuy nhiên, dù có phương pháp nào cũng không thể bằng thái độ học tập và sự kiên trì cố gắng của các em. Chúc các em thành cồn!
BÌNH LUẬN FACEBOOK
Bảng Tuần Hoàn Hóa Học 8 9 10 Đầy Đủ Nhất【Mẹo Học Nhanh】
I. Bảng Hệ Thống Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học Lớp 8
FULL Bảng Hệ Thống Tuần Hoàn Hóa Học và Mẹo Học Hay
Bảng tuần hoàn hóa học Mendeleev với các nguyên tố trong bảng được thể hiện theo trật tự số hiệu nguyên tử tăng dần và liệt kê cùng với các ký hiệu hóa học tương ứng trong mỗi ô. Bảng đầy đủ bao gồm các nguyên tố được xếp thành 18 cột và 7 dòng và 2 dòng kép nằm dưới cùng.
Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học đã xuất hiện trước thời của Mendeleev vào cuối thể kỷ 18 TCN và khám phá ra phần lớn các nguyên tố với khoảng 15 nguyên tố. Tuy nhiên Mendeleev đã phát triển bảng của riêng mình để chỉ ra các hướng tuần hoàn của các nguyên tố đã biết, ông đã khám phá được mối liên hệ của các nguyên tố hóa học với nhau, vì thế ông được xem là người công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đầy đủ đầu tiền và năm 1869.
Mendeleev đã đưa ra các dự đoán các thuộc tính của một số nguyên tố chưa được biết đến và ông hy vọng sẽ lấp vàng những ô trống trong bảng của mình. Và hầu hết các dự đoán của ông đều chính xác, các nguyên tố đó đều dần dần được phát hiện ra. Từ đó bảng tuần hoàn luôn được mở rộng và chỉnh sửa và phát triển nguyên tố mới.
– Có bảng hóa trị với những bài ca hóa trị dạng thơ, vần dễ đọc và dễ học thuộc. Bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả kiến thức về bảng hóa trị và các mẹo học hay mà các em học sinh hay gọi đó là bài ca hóa trị : Bảng Hóa Trị Lớp 8 và Bài Ca Hóa Trị
– Về kim loại thì chúng ta có bảng tính tan hóa học cũng rất quan trọng nếu muốn xác định nhưng phản ứng hóa học có thể xảy ra mà các em cần phải ghi nhớ, bài viết này cũng sẽ kèm các hình ảnh và cách học bảng bằng những mẹo hay, những vần thơ hay : Bảng Tính Tan Hóa Học Và Cách Học Thuộc Hiệu Quả Nhất
– Một kiến thức khác cũng khá quan trọng và đi theo các em lên các lớp trên đó là dãy điện hóa của kim loại, việc ghi nhớ và học thuộc bảng này sẽ giúp các em thuận lợi hơn rất nhiều trong khi làm các bài tập hóa vô cơ : Cách Học Dãy Điện Hóa Kim Loại Theo Các Vần Thơ
Mỗi một ô trong bảng thể hiện một nguyên tố hóa học và các thống số của nó ( ảnh ) trong đó :
– Số thứ tự của nguyên tốt = tổng số đơn vị điện tích của hạt nhân ( số Z ) = số proton = số electron trong chính nguyên tử đó
Định nghĩa : Chu kỳ là các dãy nguyên tố có chung số lớp electron, các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của diện tích hạt nhân
Xác định số thứ tự của chu kỳ bằng chính số lớp electron trong nguyên tử đó. Trong bảng có tổng số 7 chu kỳ chính.
7 chu kỳ trong bảng tuần hoàn
Định nghĩa : Tổng các nguyên tố có chung câu hình electron ở lớp ngoài cùng được gọi là nhóm nguyên tốt. Chúng có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột trong bảng
II. Các Mẹo Học Bảng Hệ Thống Tuần Hoàn Hóa Học
Cũng như “Bảng Hóa Trị” thì bảng hệ thống tuần hoàn hóa học sẽ được ứng dụng rât nhiều trong quá trình học môn Hóa của các em học sinh, tuy nhiên việc học thuộc bảng là điều không dễ dàng. Vì thế trong quá trình học giáo viên và các e học sinh đã cố gắng tìm ra những phương pháp học hiệu quả sao cho dễ nhớ và nhớ thật lâu.
Bài 1 : Nhóm nguyên tố có số thứ tự 1-20:
Học bảng tuần hoàn bằng thơ
Bài 2 : Nhóm nguyên tố có số thứ tự 21-30:
Rất nhiều các ẹo học rất thú vị và hữu ích được các thế hệ học sinh chia sẻ. Những phương pháp này có một điểm chung là từ các ký hiệu nguyên tố khô khan “chế” thành các từ có ý nghĩa và ghép thành các câu thơ hài hước.
BÌNH LUẬN FACEBOOK
Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học Đầy Đủ Nhất
LÝ THUYẾT VỀ BẢNG TUẦN HOÀN LỚP 8
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Vào năm 1869, nhà bác học người Nga Dmitri Ivanovich Mendeleev (1834 – 1907) đã sắp xếp khoảng 60 nguyên tố vào bảng tuần hoàn theo chiều tăng dần nguyên tử khối của các nguyên tố. Tuy nhiên, cách sắp xếp này có một số trường hợp ngoại lệ, không tuân theo quy luật trên.
Hiện nay, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có hơn 100 nguyên tố. Chúng được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn
1. Ô nguyên tố
Mỗi nguyên tố được sắp xếp thành một ô trong bảng tuần hoàn, gọi là ô nguyên tố. Ô nguyên tố cho biết:
Số hiệu nguyên tử
Kí hiệu hóa học
Tên nguyên tố
Nguyên tử khối
Số hiệu nguyên tử (Z) cũng chính là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Nó có trị số bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử.
VD: Nhôm có số hiệu nguyên tử là 13. Điều này cho biết:
Nhôm ở ô số 13
Điện tích hạt nhân của nguyên tử nhôm là 13+ (hay số đơn vị điện tích hạt nhân là 13)
Số elcetron trong nguyên tử nhôm là 13.
2. Chu kỳ
Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. Các nguyên tố trong một chu kỳ được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Số thứ tự của chu kỳ chính bằng số lớp electron. Trong bảng tuần hoàn hóa học có 7 chu kỳ: 1, 2, 3 là các chu kỳ nhỏ và 4, 5, 6, 7 là các chu kỳ lớn.
3. Nhóm
Nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số electron lớp ngoài cùng và có tính chất tương tự nhau. Các nhóm được sắp xếp thành từng cột trong bảng tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
VD:
– Nhóm I: gồm các nguyên tố hoạt động hóa học mạnh: Li, Na, K, Rb, Cs, Fr được sắp xếp trong nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân (+3), (+11), (+19), (+37), (+55), (+87). Nguyên tử của các nguyên tố này đều có 1 electron lớp ngoài cùng.
– Nhóm VII: gồm các nguyên tố phi kim hoạt động hóa học mạnh: F, Cl, Br, I, At được sắp xếp trong nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân (+9), (+17), (+35), (+53), (+85). Nguyên tử của các nguyên tố này đều có 7 electron lớp ngoài cùng.
III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
1. Trong một chu kỳ
Trong một chu kỳ, đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, thì:
Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 electron.
Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
Đầu chu kỳ là một kim loại kiềm, tiếp theo là kim loại kiềm thổ; cuối chu kỳ là halogen và kết thúc chu kỳ là một khí hiếm.
Ví dụ:
Chu kỳ 2 trong bảng tuần hoàn gồm 8 nguyên tố: Li, Be, B, C, N, O, F, Ne.
Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần từ 1 (của Li) đến 8 (của Ne).
Tính kim loại giảm dần (Li có tính kim loại mạnh nhất), tính phi kim tăng dần (F có tính phi kim mạnh nhất). Cuối chu kỳ là khí hiếm Ne.
Chu kỳ 3 trong bảng tuần hoàn gồm 8 nguyên tố: Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar.
Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần từ 1 (của Na) đến 8 (của Ar).
Tính kim loại giảm dần (Na có tính kim loại mạnh nhất), tính phi kim tăng dần (Cl có tính phi kim mạnh nhất). Cuối chu kỳ là khí hiếm Ar.
2. Trong một nhóm
Trong một nhóm, đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, thì:
Số lớp electron của nguyên tử tăng dần.
Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
Ví dụ:
Nhóm I trong bảng tuần hoàn gồm 6 nguyên tố: Li, Na, K, Rb, Cs, Fr.
Số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố tăng dần từ 2 lớp (Na) đến 7 lớp (Fr). Số electron lớp ngoài cùng của chúng đều bằng 1.
Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần. Li là một kim loại hoạt động mạnh, Fr là kim loại hoạt động rất mạnh.
Nhóm VII trong bảng tuần hoàn có 5 nguyên tố: F, Cl, Br, I, At.
Số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố tăng dần từ 2 lớp (F) đến 7 lớp (At). Số electron lớp ngoài cùng của chúng đều bằng 7.
Tính phi kim của các nguyên tố giảm dần. F là phi kim hoạt động rất mạnh, I là phi kim hoạt động yếu hơn. (At là nguyên tố không có trong tự nhiên).
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới nhất
IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
1. Biết vị trí của nguyên tố, ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố
Khi biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất cơ bản của nguyên tố đó. Ngoài ra, ta cũng có thể so sánh tính kim loại và phi kim của nguyên tố này với các nguyên tố khác lân cận.
Ví dụ:
Biết nguyên tố X có số hiệu nguyên tử 11, chu kì 3, nhóm I. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố X.
Trả lời:
– Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử 11 → Điện tích hạt nhân là 17+ và có 17 electron.
– Nguyên tố X ở chu kỳ 3, nhóm I → Nguyên tử X có 3 lớp electron và có 1 electron lớp ngoài cùng.
– Nguyên tố X nằm ở đầu chu kỳ → X là kim loại hoạt động mạnh, tính kim loại của X (Na) mạnh hơn các nguyên tố đứng sau nó trong cùng chu kỳ 3.
– Nguyên tố X nằm ở gần đầu nhóm I → Tính kim loại mạnh hơn nguyên tố đứng trên (có số hiệu nguyên tử là 3) là Liti nhưng yếu hơn các nguyên tố đứng dưới (có số hiệu nguyên tử là 19) là Kali.
2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố đó
Khi biết cấu tạo nguyên tử của một nguyên tố, ta có thể suy đoán được vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nó.
Ví dụ:
Nguyên tử của nguyên tố A có điện tích hạt nhân là 16, 3 lớp electron và có 6 electron lớp ngoài cùng. Hãy cho biết vị trí của nguyên tố A trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó.
Trả lời:
– Nguyên tử của nguyên tố A có điện tích hạt nhân là 16, 3 lớp electron và có 6 electron lớp ngoài cùng → A ở ô số 16, chu kỳ 3, nhóm VI.
– A là một phi kim đứng gần cuối chu kỳ 3 và gần đầu nhóm VI.
Giải bài tập bảng tuần hoàn hóa học lớp 9
Câu 1. Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 7, 12, 16.
Bài làm:
– Nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 7: có 2 lớp electron và 5 electron lớp ngoài cùng. Nguyên tố này có tính phi kim!
– Nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 12: có 3 lớp electron và 2 electron lớp ngoài cùng. Nguyên tố này có tính kim loại.
– Nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 16: có 3 lớp electron và 6 electron lớp ngoài cùng. Nguyên tố này có tính phi kim.
Câu 2. Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Hãy suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất hoá học cơ bản của nó.
Bài làm:
Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron và 1 electron lớp ngời cùng nên X nằm ở ô số 11, chu kỳ 3, nhóm I trong bảng tuần hoàn. Đây là một nguyên tố kim loại đứng đầu chu kỳ 3.
Câu 3. Các nguyên tố trong nhóm I đều là những kim loại mạnh tương tự natri: tác dụng với H 2O tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng H 2, tác dụng với O 2 tạo thành oxit, tác dụng với phi kim khác tạo thành muối… Viết các PTHH minh hoạ với kali.
Bài làm:
– Kali tác dụng với nước: 2K + 2H 2O → 2KOH + H 2 ↑
– Kali tác dụng với oxi: 4K + O 2 (t°) → 2K 2 O
– Kali tác dụng với phi kim: 2K + Cl 2 (t°) → 2KCl
Câu 4. Các nguyên tố nhóm VII đều là những phi kim mạnh tương tự clo (trừ At): tác dụng với hầu hết kim loại tạo muối, tác dụng với H 2 tạo hợp chất khí. Viết PTHH minh hoạ với brom.
Bài làm:
– Brom tác dụng với muối: Br 2 + Cu (t°) → CuBr 2
– Brom tác dụng với hidro: Br 2 + H 2 (t°) → 2HBr
Câu 5. Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần:
a) Na, Mg, Al, K
b) K, Na, Mg, Al
c) Al, K, Na, Mg
d) Mg, K, Al, Na
Giải thích sự lựa chọn.
Bài làm:
Đáp án đúng là b) K, Na, Mg, Al. Giải thích:
Các nguyên tố Na, Mg, và Al cùng nằm ở chu kỳ 3 và có điện tích hạt nhân tăng dần theo thứ tự trên. Trong cùng một chu kỳ, tính kim loại giảm dần.
Na và K cùng nằm ở nhóm I và K có điện tích hạt nhân lớn hơn nên xếp dưới Na trong bảng tuần hoàn. Trong cùng một nhóm, tính kim loại tăng dần.
Câu 6. Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi kim tăng dần: F, O, N, P, As.
Bài làm:
Trong chu kỳ 2, tính phi kim tăng dần từ N, O, F.
Theo nhóm V, tính phi kim tăng dần từ As, P, N.
Tính phi kim tăng dần của các nguyên tố: As, P, N, O, F
Câu 7. a) Hãy xác định công thức của hợp chất khí A, biết rằng :
A là oxit của lưu huỳnh chứa 50% oxi.
1 gam khí A chiếm thề tích là 0,35 lít ở đktc.
b) Hoà tan 12,8 gam hợp chất khí A vào 300 ml dd NaOH 1,2M. Hãy cho biết muối nào thu được sau phản ứng. Tính nồng độ mol C M của muối (giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
Bài làm:
a) Theo đề ra, ta có: n A = 0,35 / 22,4 = 0,015625 (mol)
⇒ M A = 1 / 0,015625 = 64 (g/mol)
Do A là oxit của lưu huỳnh (SO x) và chiếm 50% oxi nên ta có:
M S = M O = 64/2 = 32 (g/mol) → Trong phân tử A có 2 O.
⇒ A có CTPT là: SO 2
b) Theo đề ra, ta có:
Ta có PTHH:
Theo PT (1) , n NaOH = 0,36 mol → n SO2 = 1/2n NaOH = 0,18 mol
⇒ n SO2 dư = 0,02 mol nên tiếp tục có phản ứng sau:
Theo PT (2), n Na2CO3 = n SO2 = 0,02 mol
Như vậy, dung dịch thu được gồm 2 muối là Na 2CO 3 và NaHCO 3.
Giả thuyết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể nên V dd = 300 ml. Nồng độ mol của các muối là:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bảng Hóa Trị Lớp 8 Đầy Đủ Nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!