Đề Xuất 3/2023 # Bài Viết Số 2 Lớp 9 Đề 2: Kể Lại Giấc Mơ Gặp Người Thân Đã Xa Cách ✅✅ # Top 11 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Bài Viết Số 2 Lớp 9 Đề 2: Kể Lại Giấc Mơ Gặp Người Thân Đã Xa Cách ✅✅ # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bài Viết Số 2 Lớp 9 Đề 2: Kể Lại Giấc Mơ Gặp Người Thân Đã Xa Cách ✅✅ mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lập dàn ý bài viết số 2 lớp 9 đề 2

Người thân xa cách lâu ngày (ông, bà, anh chị,…) Đây là người thân đã gắn bó với bạn và có nhiều kỉ niệm sâu sắc.

1. Mở bài

Em đi vào giấc mơ như thế nào? Lúc đó tâm trạng em như thế nào?

Em gặp lại người thân là ai ? Quan hệ với em thế nào? Vì sao họ lại cách xa ? cảm xúc của em khi gặp lại người thân?

2. Thân bài

– Giới thiệu về người thân (họ bây giờ ở đâu? làm gì?  tình huống nào em gặp lại người thân)

– Tả người và hành động của người thân ? khi gặp lại quan sát thấy người thân như thế nào? hình dáng? cử chỉ ? động tác…

– Quan sát người thân những nét gì khác so với lúc trước khi xa không? Khác về hình dáng và tính cách ?

– Hãy kể lại những kỉ niệm gắn bó với người thân của em.

– Em và người thân đã trò chuyện như thế nào? Nói với nhau những gì ? cuối buổi gặp gỡ những việc gì xảy ra? Cảm xúc của em?

– Điều gì đã đánh thức em thức dậy ? cảm xúc khi thức dậy thế nào ?

3. Kết bài

– Giấc mơ dừng lại và cảm xúc của em sau khi thức dậy thế nào ?

– Em có suy nghĩ gì về người thân qua cuộc gặp gỡ đó.

Bài viết tập làm văn số 2 lớp 9 đề 2

Bài 1

Đã lâu lắm rồi tôi chưa được về thăm ông – người ông đáng mến, ông là người luôn yêu thương và gắn bó với nhiều kỉ niệm tuổi thơ, nỗi nhớ ông luôn trong tâm trí của tôi.

Tôi dang lim dim chìm vào giấc ngủ, hình dáng của ông xuất hiện, ông xuất hiện sau một vầng hào quang bừng sáng lên. Khuất sau luồng sáng đó là một không gian xa lạ nhưng trông quen thuộc đến lạ thường. Ở trong vòng hào quang đó ông bỗng nhiên hiện lên với khuôn mặt hiền từ và nhân hậu. Mặc dù không hiểu vì sao nhưng có lẽ là hạnh phúc quá nên tôi chạy vội ôm chầm lấy ông, miệng gọi “ông ơi! ông ơi! Ông cũng dang rộng vòng tay và ôm vuốt ve tôi. Sau bao lâu xa cách, nay lại được về nằm trong vòng tay ấm áp của ông. Nhìn ông vẫn như lúc trước vẫn minh mẫn, tinh tường chỉ có mái tóc của ông là thay đổi, mái tóc ông bạc hơn lúc trước và khuôn mặt đã có nhiều vết sạm.

Ông vẫn như ngày nào giọng nói ông ấm áp lắm, hiền dịu, ông còn hỏi tôi về chuyện học hành, tôi tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được trong học kỳ vừa qua. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen tôi đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Tôi cảm thấy ông rất vui và hãnh diện, ông vẫn nhắc nhở tôi phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong tôi luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân để sau này thành tài. Tôi còn hứa với ông rằng hè này sẽ về thăm ông, giọng nói của chúng tôi vang khắp căn phòng nhỏ.

Cả hai ông cháu đang nói chuyện với nhau thật vui thì đâu đó có giọng nói xen vào: ” Con ơi dậy đi không là trễ học đó” tôi bỗng giật mình, đó là giọng nói của mẹ,  thì ra chỉ là một giấc mơ nỗi nhớ về người ông yêu quý.

Bài 2

Gia đình tôi có bốn người, trong đó người tôi mến nhất là anh trai. Từ khi anh đi làm và thường xuyên công tác xa nhà, vì vậy rất ít khi gặp nhau. Thỉnh thoảng anh gọi điện về nhà thông báo tình hình sức khỏe, công việc. Thật sự tôi nhớ anh rất nhiều.

Những khi gặp khó khăn trong học tập, tôi nhớ về anh. Anh thường xuyên kèm cặp tôi trong học tập, đặc biệt là môn Toán. Hôm nay, gặp đúng bài tập khó nhưng chưa tìm ra cách giải. Bỗng nghe tiếng bấm chuông, tôi mở cửa và thật bất ngờ: Anh Hai đã về rồi. Tôi vô cùng bất ngờ, anh về mà không báo trước với gia đình. Anh đặt hành lý đất rồi xoa đầu tôi:

– Em đang học đó sao? Em giỏi lắm.

Anh uống cốc nước và bắt đầu hỏi thăm về chuyện học hành trong thời gian anh xa nhà. Tôi khoe với anh về những điểm 9, 10 trong môn Toán. Anh nghe xong rất vui.

Tôi đòi anh kể chuyện khi công tác ở vùng sâu vuanwfg xa. Anh kể luyên thuyên về chuyện đơn vị, ăn uống và sinh hoạt ở miền xa. Tôi nhận thấy anh gầy và da anh hơn trước. Chắc có lẽ vì nắng và gió nên thay đổi về ngoại hình. Bù lại anh trông to lớn, cơ bắp hơn xưa nhờ rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày để chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết tại biên giới. Điều tôi nhận ra sự quen thuộc đó là nụ cười anh vẫn như xưa: hiền từ và trìu mến.

Anh còn lôi trong balo nhiều món quà vùng biên tặng người thân trong gia đình. Dù công tác xa nhà nhưng anh vẫn nhớ mọi người và cực kỳ tâm lý. Anh bảo không có anh ở nhà nên em cố gắng học tập và phụ giúp việc nhà với bố mẹ.

Anh ôm tôi và xoa đầu, mang ba lô và vẫy tay chào. Tôi thắc mắc tại sao anh nghỉ phép thời gian quá ngắn. Cánh cửa đóng dần và bóng dáng anh khuất dần. Tôi cố níu kéo nhưng anh dường như không nghe thấy. Tôi giật mình tỉnh giấc, thì ra đó là một giấc mơ.

Mặc dù chỉ là giấc mơ nhưng tôi rất nhớ anh. Vâng lời anh tôi cố gắng trong học tập và phụ giúp bố mẹ việc nhà. Mong một ngày không xa sẽ gặp lại anh –  người anh yêu quý.

Đừng quên:

Văn Học – Tags: tập làm văn số 2 lớp 9

Viết Bài Tập Làm Văn Số 2 Lớp 9 Đề 2: Kể Lại Một Giấc Mơ Trong Đó Em Gặp Lại Người Thân Đã Xa Cách Lâu Ngày

Viết bài tập làm văn số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại một giấc mơ trong đó em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày

Đã bao giờ bạn sống trong một giấc mơ ngọt ngào mà thậm chí bạn không muốn thức dậy? Đã bao giờ điều tưởng chừng phù phiếm như giấc mơ lại khiến bạn hạnh phúc? Tôi đã có một giấc mơ như thế! Một giấc mơ tuyệt vời khi tôi được gặp lại người bà mà tôi yêu quý nhưng đã rời xa tôi, xa cõi đời này từ lâu lắm.

Mới đây thôi, khi vừa trải qua một kì thi thất bại, tôi giam mình trong phòng và chìm vào giấc ngủ với nỗi thất vọng về bản thân. Tôi không nhớ mình đã ngủ bao lâu và giấc mơ ngọt ngào ấy đến với tôi vào lúc nào. Chỉ biết rằng, như một phép màu, tôi thấy mình bay bổng ra khỏi phòng, vượt qua những con phố đông đúc của thành phố và chẳng mấy chốc đã có mặt trong khu vườn thân thuộc ở quê ngoại. Kể từ ngày bà mất, tôi ít khi trở về thăm quê và thăm khu vườn yêu thích của hai bà cháu. Vậy mà, trong giấc mơ, cảnh vật vẫn không hể thay đổi. Cây thị bà cùng tôi vun trồng vẫn cứ nhỏ xinh như thế!

Trong giấc mơ, tôi có thể cảm nhận được cả không gian ấm áp của một ngày nắng đẹp trong lành. Tôi hăm hở và thích thú ra giếng múc nước rửa mặt, rửa chân tay. Giơ tay hái mấy quả khế chín mọng ngay bên cạnh giếng nước, tôi ngạc nhiên đưa mắt nhìn quanh thấy những khóm cỏ được nhổ sạch và vun xới gọn gàng ở cuối vườn. Tôi vội vã chạy quanh vườn tìm bà ngoại như ngày còn bé nhưng không gian vẫn vắng lặng vô cùng. Cảm giác khi không tìm thấy bà thật đáng sợ, nó khiến tôi đau lòng giống hệt ngày bà tôi ra đi. Nhưng kì lạ thay, ngay trước mắt tôi, bà đang chăm sóc cây bưởi ở giữa vườn. Nghe tiếng bước chân tôi, bà quay lại vừa mỉm cười trìu mến vừa vẫy tôi lại gần bằng đôi tay nhăn nheo đầy thân thuộc. Ngay lúc này đây, khi nhớ lại giấc mơ quý giá, tôi vẫn còn như đang thấy mình được vỗ về bằng đôi bàn tay thấm đầy hương hoa bưởi thơm ngát của bà. Tôi sà vào lòng bà như đứa trẻ và thổn thức như ngày còn thơ bé.

Chẳng hiểu sao trong giấc mơ tôi lại yếu đuối thế, chẳng giống tôi ngoài đời chút nào, tôi vừa ôm lấy bà vừa nức nở kể lể về kết quả thi vừa qua. Lúc này, tôi chỉ muốn được ở bên cạnh bà. Tôi nói với bà:

Bà cười rất to, lúc nào thấy tôi cần giúp đỡ, bà cũng cười sảng khoái như vậy, bà nói với tôi:

-Về chứ! Phải về để gặp bố mẹ chứ!

Biết bà chỉ đùa thôi nhưng tôi òa khóc hệt như em Mít mỗi khi không được bố mẹ đưa đi chơi. Những câu nói sau đó của hai bà cháu nhiều đến nỗi giờ này tôi không nhớ nổi, tất cả chỉ loang loáng như một cơn mưa rào. Nhưng tôi sẽ chẳng bao giờ quên những lời bà dạy, về lẽ sống, về việc học, về điểm số và vê’ cả bố mẹ.

Ở bên cạnh bà, tôi lúc nào cũng được che chở và cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Tôi gối đẩu lên chần bà, hai bà cháu ngồi dưới gốc cây bưởi và cùng nhắc lại những kỉ niệm từ ngày tôi còn thơ dại. Những câu chuyện nhỏ với biết bao kỉ niệm ngày nào cứ trôi mơn man cùng hương hoa bưởi và vây lấy bà cháu tôi. Chưa bao giờ tôi lại có một giấc mơ chân thật và hạnh phúc như thế. Bà nhắc tôi nhớ chiến tích nghịch kéo cắt rách chiệc váy mẹ mới mua, tự cắt tóc lởm chởm khi mới có bốn tuổi. Tôi khoe với bà về giải Nhất cuộc thi gói bánh chưng ở trường trước dịp Tết năm ngoái, gương mặt bà rạng rỡ vì người thầy đầu tiên và duy nhất dạy tôi gói bánh chưng chính là bà ngoại. Tôi cứ muốn gối đầu vào lòng bà như thế mà kể miết những câu chuyện không đầu không cuối của mình nhưng bà đã đứng dậy và dắt tôi đi tưới cầy cùng bà. Khu vườn yên tĩnh đến lạ, thỉnh thoảng mới có vài chú chim bay qua ríu rít. Những luống rau sạch bà trổng nom mới ngon lành làm sao, cả luống nghệ, luống gừng cũng tươi tốt như khi bà còn sống. Nhưng rồi kì lạ thay, tôi lo lắng khi thấy xung quanh bà ánh sáng ngày càng rực rỡ hơn. Tôi không muốn bà xa tôi một lần nữa. Tôi thấy mình bỗng chốc giống như cô bé bán diêm trong truyện cổ tích An-đec-xen mà bà thường vừa kể vừa lau nước mắt cho tôi ngày bé. Như thấu hiểu tất cả những suy nghĩ của tôi, bà quay lại và nói với tôi thật dịu dàng. Bà tôi vốn là người mạnh mẽ, vui vẻ và hay đùa. Khi bà không cười nữa mà dịu dàng trò chuyện, tôi hiểu rằng bà đang nói với tôi những điều rất quan trọng:

– Bà và bố mẹ cháu sẽ chẳng ở bên cháu mãi mãi đâu, cháu phải tự lập cuộc sống của mình. Điểm số cũng quan trọng, việc học quan trọng, bố mẹ quan trọng nhưng tất cả sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu đó không phải là điều mà cháu muốn và không phải là điểu mà cháu có khả năng. Vì vậy, đừng buồn chuyện kết quả thi nữa, cháu lúc nào cũng vui vẻ, yêu kính cha mẹ và làm những gì cháu thích là bà yên lòng.

Nước mắt tôi lã chã rơi, tôi thấy mình sắp phải xa bà rồi, tôi muốn nói bao điểu mà không hiểu sao khi ấy, tỏi chỉ im lặng mà khóc. Bà ôm tôi và vuốt mái tóc của tôi.

Trong chốc lát, tôi thấy chỉ còn mình tôi đứng trong khu vườn đầy hương bưởi. Và tôi đã đứng đó khóc rất lâu. Đến khi tỉnh dậy, tôi vẫn thấy hai má mình đầy nước mắt. Tiếc nuối vì phải trở về với thực tại nhưng tôi không còn buồn thảm như khi mới chìm vào giấc ngủ nữa. Trong thoáng chốc, tất cả những kỉ niệm vê’ bà ùa về trong tôi, tiếng bà gọi tôi thức dậy buổi sáng, cách bà buộc tóc đuôi gà cho tôi đi học, bàn tay bà quạt cho tôi khi ngủ giấc trưa hè, con thuyên bằng giấy bà dạy tôi gấp… Giấc mơ đến rồi đi, nhưng tình cảm của bà cháu tôi thì còn đọng lại mãi trong tâm trí, giống như hương hoa bưởi, cứ đến mùa là thơm ngát vào tim.

Nguồn: chúng tôi

Từ khóa tìm kiếm

Viết bài tập làm văn số 2 lớp 9 đề 2

viết bài tập làm văn số2 lớp 9 đề2

bài viết số 2 lớp 9 đề 2

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2

tập làm văn số 2 đề 1lớp9

Đề 2 sgk van 9 trang 105

Viết Bài Tập Làm Văn Số 2 Lớp 9 Đề 3: Kể Lại Một Trận Chiến Đấu Ác Liệt Mà Em Đã Đọc Đã Nghe Kể Hoặc Đã Xem Trên Màn Ảnh

Viết bài tập làm văn số 2 lớp 9 đề 3: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh

Sinh ra khi đất nước đã hòa bình, cũng chưa từng trải qua khó khăn, tôi chưa cảm nhận được hết nỗi mất mát của dân tộc. Cho đến khi những đổng đội cũ đến nhà thăm ông nội tôi, tôi đã cảm nhận được nhiểu điểu khi nghe các ông cùng ôn lại những kỉ niệm xưa, trong đó có trận đánh Điện Biên Phủ oanh liệt.

Ngày ấy lên đường mới đơn giản làm sao, ngay cả quân tư trang cấp cho những người trẻ tuổi cũng chỉ hai bộ áo quần, một đôi dép lốp và thêm chút gạo. Họ ra đi với lời kêu gọi: “ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông nội tôi khi ấy đang đi học ở Bắc Giang, còn hai người bạn của ông ở nhà cày ruộng, nhưng khi đã lên đường, họ đểu chung một lòng hướng vê’ Việt Bắc, quê hương cách mạng với quyết tâm đến Điện Biên Phủ, giành lại Mường Thanh.X

Đó là trận đánh đầu tiên quân đội ta có pháo binh tham gia, điều đó càng tăng thêm niềm tin, ý chí và hi vọng cho nhân dân. Vậy nhưng, kẻ địch lúc đó của chúng ta là thực dân Pháp, một trong những cường quốc hàng đẩu thế kỉ XX. Quân đội Pháp chiếm cứ ở Điện Biên Phủ khi đó có đến ba trăm tiểu đội với vũ khí hiện đại nhất. Bao lần máy bay đến tiếp viện đã biến nơi này thành một pháo đài bất khả xâm phạm. Trước tình hình đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp với mười hai đêm không ngủ đã hạ lệnh đổi hướng chiến lược, không thể “đánh nhanh thắng nhanh” trong ba ngày hai đêm như dự tính ban đẩu mà phải đánh chắc thắng chắc. Ngày ấy, nếu Đại tướng không thay đổi chiến lược, ông tôi cùng những đồng đội của mình có lẽ đã không thể trở vể và nhiều chiến sĩ khác cũng không thể tiếp tục tham gia góp sức mình vào kháng chiến chống Mĩ.

Chuyển hướng “đánh chắc thắng chắc”, chúng ta có hơn một tháng để chuẩn bị, cũng có thời gian để vận chuyển pháo binh lên trận địa. Mỗi khẩu pháo có trọng lượng hơn hai tấn phải tháo dỡ từng bộ phận, trôi phà theo sông Hồng rồi chuyển đến cứ địa lắp ráp lại. Đoạn đường ấy có khi lên đến bốn trăm cây số qua đèo cao, suối sâu mà vẫn không nguy hiểm, ác liệt bằng ba mươi cây số từ trung tuyến vào trận địa. Để qua đoạn đường ác liệt này, các chiến sĩ của ta phải kéo pháo bằng tay, hoàn toàn dùng sức người và sự đổng tâm hiệp lực phi thường vượt qua gian khó. Và quyết tầm ấy đã đưa pháo của ta đặt trên những cao điểm chót vót, trở thành bất ngờ lớn đối với tập đoàn cứ điểm Điện Biên.

Ông nội tôi khi đó đang ở sư đoàn 308, nhận được lệnh cùng các chiến sĩ khác hành quân đến Luông Pha Băng. Động thái này buộc Navarre cho quân nhảy dù xuống Bắc Lào đối phó. Các sư đoàn khác cũng nhận được lệnh hành quân vê’ nhiều hướng khác nhau khiến quân đội Pháp tưởng rằng chúng ta đang rút khỏi Điện Biên và từ bỏ ý định giành lại nơi đây. Sau đó, quân ta tiếp tục chuẩn bị thêm hai tháng. Khi hầm hào và đường kéo pháo đã xong, sư đoàn của ông nội tôi nhận lệnh bí mật trở lại Điện Biên Phủ. Đây cũng là lúc quần địch yên tâm chúng đã tạo ra một pháo đài bất khả xầm phạm. Ngày 12 tháng 3 năm 1954, Navarre đọc nhật lệnh thông báo cuộc tiến công của ta vào Điện Biên Phủ đã tàn lụi. Ông ta không ngờ được rằng, lúc 17 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1954, lệnh tấn công của quân ta vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu.

Cứ điểm Him Lam bị tiêu diệt hoàn toàn trong đêm hôm đó. Sự bất ngờ đó không còn là yếu tố quan trọng với địch khi ta tiến đánh đồi Độc Lập vào đêm hôm sau. Khi đánh cứ điểm Độc Lập, hai đồng đội của ông tôi dưới sự chỉ huy của đại đội trưởng, Thiếu tướng Đào Đình Sử, có nhiệm vụ mở chướng ngại vật – mười lăm lớp rào dây thép gai của địch dày đến 80m. Trận chiến đấu diễn ra quyết liệt ngay từ phút đầu. Quả địa pháo đầu tiên phát nổ, cả trận địa pháo ở Mường Thanh sau lưng đại đội của ông đã bắn tới tấp, súng bắn thẳng và súng cối từ trong đồn tập trung bắn vào cửa hầm. Đại đội vừa tiến công, vừa phải thu nhặt những trái bom của đổng đội ngã xuống. Khi còi hiệu lệnh vang lên, đại đội của ông chỉ còn bảy người, hơn trăm chiến sĩ đã ngã xuống. Khi nghe các ông kể đến sự việc này, không chỉ người kể nghẹn ngào mà chính tôi cũng không cầm được nước mắt. Với mỗi trận đánh, sự hi sinh gần như là quy luật hiển nhiên nhưng mỗi người nằm xuống có ý nghĩa như một hiệu lệnh tiếp thêm sức mạnh cho đồng đội chiến đấu anh dũng và kiên cường hơn nữa.

Trong năm mươi lăm ngày đêm đánh trận Điện Biên Phủ, chúng ta chỉ có hai mươi tư khẩu pháo trong khi địch có tới sáu mươi khẩu. Điểu đó đòi hỏi quân đội ta phải có một lối đánh chiến lược khôn khéo, bố trí trận địa hiểm hóc và phân tán. Cũng nhờ chiến lược ấy, ta đã bắn hơn hai trăm quả pháo, góp phần quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ mà chỉ hỏng một chiếc càng pháo. Sau hai ngày không làm câm họng pháo binh của ta, trung tá Pierre vốn là chỉ huy pháo binh của Pháp đã phải tự sát. 

Phải trực tiếp nghe những người chiến sĩ tham chiến kể lại trận Điện Biên Phủ đẩy cam go và mất mát, tôi mới hiểu vì sao sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần lại khiến cả dân tộc đau đớn đến vậy. Nghĩ vế một thời kì oanh liệt đã qua của cha ông, tôi càng thêm biết ơn và tự hào khi được là cháu của một người lính thanh niên xung phong, một người lính bộ đội Cụ Hổ. Hình ảnh những người lính năm xưa nay mặc quần phục chỉnh tề, đôi mắt đỏ hoe và những đôi bàn tay đã nhăn nheo, đồi mồi nắm chặt tay nhau xếp hàng vào dâng hương lên Đại tướng sẽ là hình ảnh tôi không bao giờ quên được. Cùng các ông nối vào dòng người đưa tiễn Đại tướng ngày hôm ấy, chưa bao giờ khát khao được làm những điều ý nghĩa lại mạnh mẽ đến thế trong lòng tôi.

Nguồn: chúng tôi

Thống kê tìm kiếm

Viết bài tập làm văn số 2 lớp 9 đề 3

Đề 2 Bài Viết Văn Số 6 Lớp 9 Nghị Luận Văn Học

Đề tài người nông dân trong kháng chiến là một trong những nguồn cảm hứng bất tận của thơ văn. Có rất nhiều tác giả thành công ở đề tài này tuy nhiên viết hay viết sát nhất chỉ có thể là Kim Lân. Ông được mệnh danh là nhà văn của những người nông dân. Tác phẩm Làng của ông, với nhân vật chính là ông Hai để cho người đọc nhiều suy ngẫm sâu sắc. Những chuyển biến trong tâm lí nhân vật ông Hai cũng chính là đại diện cho tầng lớp nông dân Việt Nam thời kháng chiến.

Truyện ngắn Làng được nhà văn sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại. Câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Hai cùng với những diễn biến tâm lí của nhân vật thể hiện tình yêu đất nước sâu sắc.

Có thể nói nhà văn Kim Lân đã vô cùng thành công khi khắc họa thành công diễn biến tâm lí của nhân vật gắn liền với cốt truyện mang đến cho người đọc cái nhìn đa chiều nhất về chuyển biến tâm lí của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp. Tình yêu đất nước yêu quê hương chung thành với cách mạng với Cụ Hồ đằm thắm và mộc mạc như những gì họ thể hiện vậy.

Ông Hai là một người có tình yêu làng, yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình vô cùng sâu sắc. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Chợ Dầu. Một ngôi làng từ chưa kháng chiến ông tự hào vì có cái dinh tổng đốc lớn nhất nhì nhưng sau khi cách mạng bùng nổ ông lại chuyển sang ca ngợi làng với toàn những đá xanh, cái chòi thông tin cao đến ngọn tre chiều chiều loa gọi cả làng ra nghe. Thế rồi khi có lệnh tản cư ông vì bất đắc dĩ lại phải xa làng. Thế nhưng tình yêu đó không bao giờ mất đi đến nơi tản cư thỉnh thoảng ngồi buồn ông lại nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, nhớ về những người anh em đồng chí của mình.

Cái tin làng chợ Dầu đến như một cú sốc lớn trong cuộc đời của ông Hai. Nghe tin dữ ông bần thần cả người. Ông còn cố hỏi lại cho chắc hay nó chỉ là tin đồn thất thiệt. Chỉ khi nghe được câu “Chúng nó đi theo giặc hết rồi, từ thằng chủ tịch trở xuống”. Ông mới thôi hi vọng, lết từng bước nặng nhọc về đến nhà. Ông nằm vật ra đường, đau quá, nỗi đau nỗi tủi hổ như dày xéo tâm hồn ông. Ông gắt gỏng với cả người vợ của mình, mấy đứa con vì thế cũng chả dám cười đùa nữa.

Suốt mấy ngày ông chẳng dám bước chân ra cổng vì sợ. Sợ ánh mắt dị nghị, sợ chỉ chỏ của những kẻ lắm lời. Sự khinh rẻ của mụ chủ nhà có ý định đuổi cả nhà đi càng khiến tâm trạng ông Hai trở nên suy sụp. Lúc này ông chỉ biết tìm đến tâm sự với các con, như một sự an ủi cuối cùng của cuộc đời mình. Ông hỏi chúng “có yêu nước không?”, “theo ai”… Tiếng con trẻ hùng dũng hô vang “theo cụ Hồ Chí Minh muôn năm ạ”. Ông cười một cách đầy chua xót. Những đứa trẻ tội nghiệp mang tiếng con làng Việt gian của ông đây rồi, đến chúng còn biết đến theo Cụ Hồ cơ mà vậy thì nỡ cơ sự nào lại thế được.

Ngay lúc này tâm trí của ông Hai bị dày vò một cách khốn khổ, mâu thuẫn tâm lí đến mức đỉnh điểm đầy ông vào một sự lựa chọn vô cùng khó khăn. Vốn trong cái tâm trí thâm căn cố đế chỉ có quê hương bởi lẽ với những người nông dân ngày xưa thì “ta về ta tắm ao ta/ dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” vậy mà ông đã phải đưa ra một quyết định vô cùng khó khăn “làng thì yêu thật nhưng làng theo giặc rồi thì phải thù”.

Đến đây ông chỉ biết ôm lũ con vào lòng mà khóc, bởi ông biết rằng đó là một nỗi nhục vô cùng lớn trong cuộc đời ông. Chỉ đến khi nghe tin làng Chợ Dầu được cải chính từ ông chủ tịch xã niềm vui mới trở về trên môi ông. Ông lật đật mua kẹo về chia cho con, rồi lại lật đật chạy sang nhà bác Thứ hàng xóm để khoe cái tin làng Chợ Dầu không theo giặc, cả làng bị đốt sạch rồi. Với người ông dân con trâu, mảnh đất là sự nghiệp của cả đời họ thế nhưng lúc này nó chẳng là gì so với tình yêu nước. Niềm tin ý chí mãnh liệt đó đã trở thành một truyền thống quý báu của toàn dân tộc ta.

Với kết cấu chuyện đơn giản xoay quanh diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai nhà văn Kim Lân đã khắc họa thành công bức tranh làng quê trong kháng chiến chống Pháp vĩ đại. Nó thể hiện niềm tin ý chí bất diệt vào Đảng vào Bác Hồ. Trở thành một trong những điểm sáng của cả dân tộc. Ông Hai đã nhận được nhiều tình cảm yêu mến của độc giả về tinh thần yêu nước sâu sắc, về diễn biến tâm lí vô cùng chân thực và thật của mình.

Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những tác phẩm vô cùng xuất sắc về đề tài người nông dân trước cách mạng. Nó chính là bức tranh sống động về tinh thần quả cảm, về ý chí mãnh liệt vào cách mạng thời bấy giờ.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài Viết Số 2 Lớp 9 Đề 2: Kể Lại Giấc Mơ Gặp Người Thân Đã Xa Cách ✅✅ trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!