Cập nhật nội dung chi tiết về Bài Thuyết Minh Về Các Cây Cầu Bắt Qua Sông Hàn – Sở Du Lịch Đà Nẵng – Cổng Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài thuyết minh về các cây cầu bắt qua sông Hàn – Sở Du lịch Đà Nẵng
Kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (năm 1997), Đà Nẵng đã mở rộng không gian đô thị với biết bao đổi thay kỳ diệu.Trong đó, những cây cầu bắc qua dòng sông Hàn như những điểm nhấn kiến trúc tạo nên dấu ấn riêng của Đà Nẵng và là điểm tham quan độc đáo hấp dẫn du khách trong nước và nước ngoài cụ thể:
Cầu Sông Hàn – chiếc cầu quay đầu tiên của cả nước, khánh thành năm 2000. Cầu có chiều dài 487,7m và rộng 12,9m, gồm 11 nhịp nối liền hai tuyến đường trung tâm giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà – hai trục đường chính của thành phố là đường Lê Duẩn và đường Phạm Văn Đồng.
Để ghi nhận sự đóng góp của nhân dân thành phố, tên của những người có nhiều đóng góp xây cầu được khắc vào bảng đồng, gắn trang trọng trên thành cầu phía đường Bạch Đằng.
Cầu Sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau. Từ đó, biểu tượng của Ðà Nẵng không chỉ có Ngũ Hành Sơn mà còn có cây cầu quay độc đáo này.
Cầu Thuận Phước là cầu dây võng phía tây sông Hàn, cây cầu nằm ở vị trí đặc biệt, nơi con sông Hàn đổ ra biển tại cửa vịnh Đà Nẵng. Cầu được khởi công xây dựng từ ngày 16/01/2003 và khánh thành vào ngày 19/7/2009.
Cầu dây võng Thuận Phước dài 1,85 km, rộng 18 m, trụ cầu cao 90m với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, là chiếc cầu treo dây văng dài nhất Việt Nam hiện nay, nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa – Trường Sa, tạo thành hệ thống tuyến giao thông liên hoàn ven biển từ hầm Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, qua cầu Mân Quang và nối liền với tuyến du lịch Sơn Trà – Hội An.
Từ đó, một hệ thống giao thông – du lịch hoàn chỉnh được hoàn thiện, mở ra khả năng khai thác tiềm năng du lịch không chỉ riêng Đà Nẵng mà cho cả các địa phương lân cận như Hội An và Thừa Thiên – Huế. Nhìn từ mọi góc độ, cầu Thuận Phước đều mang một dáng vẻ hiện đại, lộng lẫy và đầy quyến rũ.
Cầu Rồng được khởi công xây dựng ngày 19/7/2009, sau gần 4 năm thi công cầu Rồng được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 29/3/2013. Cầu Rồng có chiều dài 666,5 mét, nặng gần 9.000 tấn, 6 làn xe, 5 nhịp, hai làn đường dành cho người đi bộ với tổng vốn đầu tư 1.739 tỷ đồng. Cầu Rồng bắc qua Sông Hàn tại vị trí rất đắc địa, nối sân bay Đà Nẵng với bãi biển tuyệt đẹp.
Cầu Rồng có kiến trúc độc đáo mô phỏng hình con rồng thời Lý mạnh mẽ vươn ra biển, trở thành điểm nhấn quan trọng, là biểu tượng kiến trúc của thành phố. Nét đặc trưng của cầu dễ phân biệt đó là mô hình hệ thống kết cấu dầm thép dưới dạng một con rồng bay qua sông Hàn, hướng ra biển. Đây được cho là thiết kế độc đáo chưa từng có trên thế giới về kết cấu chịu lực là sự kết hợp giữa dầm thép, vòm thép và dầm bê tông.
Điểm nổi bật nữa của cầu Rồng là mọi người có thể chiêm ngưỡng rồng phun lửa, phun nước vào mỗi tối thứ 7, chủ nhật lúc 21h00. Một cảnh tượng rất đẹp mà du khách không nên bỏ qua.
Ý tưởng thiết kế dự án:
Thành phố Đà Nẵng với những bờ biển dài và đẹp đang phấn đấu trở thành thành phố du lịch. Do đó nhu cầu cấp thiết cần có một con đường kết nối thẳng từ sân bay đến phía Đông của thành phố, giúp du khách có thể đến với biển một cách nhanh nhất. Đặc điểm phía Tây dự án (trung tâm thành phố) là rất nhiều các công trình cao tầng đã được hoàn thiện, cùng với các công trình văn hóa cần phải được tôn trọng như Bảo tàng Chàm, chùa An Long. Do vậy, chỉ có một giải pháp duy nhất gắn kết công trình với thành phố là cây cầu này sẽ bắt đầu và kết thúc ở mép nước để đảm bảo không cản trở tầm nhìn, không phá vỡ các công trình kiến trúc cổ kính như Bảo tàng Chăm. Tuyến đường nối và cầu sẽ dẫn các phương tiện và con người đến thẳng quảng trường công cộng ở phía trước bảo tàng, cho phép bộ hành dạo chơi dọc bờ sông có thể lên thẳng cầu. Có thể nói, đề xuất của Tư vấn đã hoàn toàn gắn kết cây cầu vào với thành phố, tạo một sự hòa quyện đồng điệu giữa cổ điển và hiện đại.
Cầu Rồng bắt đầu với hình dáng cơ bản của vòm; một trong những hình dáng cổ điển nhất được sử dụng cho nhịp vượt sông. Điểm đặc biệt của thiết kế là áp dụng vòm liên tục, cả ở trên và dưới bề mặt đường trên cầu; một xương sống liên tục gợi cho chúng ta liên tưởng đến hình ảnh một con Rồng trên sông. Vòm sẽ nâng giữ bản mặt cầu bằng các cáp được bố trí so le, cho phép phần đường và đường bộ hành như nổi trên sông. Tầm nhìn từ các phương tiện giao thông và của người đi bộ không bị che chắn bởi kết cấu của cầu. Thiết kế này kết hợp một hình dáng rất độc đáo của vòm với các công nghệ thiết kế cầu lớn hiện đại.
Một đặc điểm được xem xét đó là tính ưa chuộng “phong thủy” của người dân địa phương. Tự hào là “con Rồng, cháu Tiên”, một mô phỏng của hình dáng Rồng sẽ mang lại niềm tự tin cho cư dân địa phương. Thêm nữa, Long và Phụng là hai linh vật trong tâm niệm của người Á Đông, nếu nhìn sang cầu Trần Thị Lý mới, chúng ta sẽ thấy hình dáng của chim Phụng với 2 sải cánh bay bổng và thân mình hướng lên trên. Thêm một linh vật Rồng sẽ tô điểm thêm cho cảnh quan và niềm tự hào nơi mảnh đất này.
Cầu được khởi công tháng 4/2010 và khánh thành đưa vào sử dụng tháng 3/2013. Cầu Trần Thị Lý có chiều dài 731m, chiều rộng 34,5m, chiều cao 145m với vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Cầu Trần Thị Lý được thiết kế theo hình dáng cánh buồm trên sông Hàn.
Cầu có một trụ tháp bằng bê tông cốt thép nghiêng 12 độ và dây văng 3 mặt phẳng trong đó phần dây phía Tây bố trí xoắn không gian như các cánh buồm thể hiện nét độc đáo, hiện đại và khát vọng vươn lên của thành phố Đà Nẵng.
Ý tưởng thiết kế dự án:
Năm 2007, một cuộc thi phương án kiến trúc cầu Trần Thị Lý đã được thành phố Đà Nẵng tổ chức với sự tham gia của nhiều Công ty Tư vấn quốc tế và trong nước.
Điểm đặc biệt trong Đồ án của WSP là đáp ứng được yêu cầu của Chủ đầu tư có một cây cầu độc đáo về kiến trúc và kết cấu với độ cao lớn để làm điểm nhấn về cảnh quan. Việc lựa chọn trụ tháp đơn nghiêng cao 145m và dây văng 3 mặt phẳng trong đó phần dây phía Tây bố trí xoắn không gian như các cánh buồm đã đáp ứng tốt yêu cầu này, thể hiện nét độc đáo, hiện đại và khát vọng vươn lên của thành phố Đà Nẵng. Đồ án cũng đã kết hợp thể hiện được kiến trúc hài hòa của nút giao thông phía Tây cầu, nơi có bố trí các lối đi bộ lên cầu cũng như bố trí tượng đài hai nhân vật lịch sử gắn với địa danh này là Nguyễn Văn Trỗi và Trần Thị Lý. Đồ án kiến trúc của WSP đã đoạt giải nhất và WSP sau đó đã được giao nhiệm vụ thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật theo phương án được chọn trong cuộc thi thiết kế kiến trúc này.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi có tuổi thọ lâu đời nhất, cầu gồm 14 nhịp giàn thép Poni dài hơn 500 m, khổ cầu 10,5 m, không có lề dành cho người đi bộ từng được sửa chữa năm 1978 và 1996. Hiện, cây cầu này được giữ lại như một kỷ vật của Đà Nẵng để phục vụ cho phố đi bộ.
Cầu này do hãng RMK (Mỹ) thiết kế và thi công hoàn thành năm 1965. Việc lấy tên anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đặt cho cầu để tưởng nhớ người thực hiện cuộc đánh bom nhằm mưu sát Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara năm 1964./.
Bài thuyết minh về các cây cầu bắt qua sông Hàn – Sở Du lịch Đà Nẵng
5
/
5
(
5
bình chọn
)
Nhấn quan tâm và chia sẻ trên Zalo:
Theo dõi tin tức Danang Fantasticity trên các mạng xã hội.
Tin tức – Sự kiện – Khuyến mãi
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác cho Danang Fantasticity.
Email: media@danangfantasticity.com
Bài viết mới cập nhật
Đăng ký nhận bản tin qua email
Đăng ký thành công. Vui lòng check email để xác nhận!
Cầu Sông Hàn Niềm Tự Hào Của Người Dân Thành Phố Đà Nẵng
Khi nhắc đến Đà Nẵng người ta không thể không nhắc đến sông Hàn thơ mộng và cầu sông Hàn – Chiếc cầu xoay đầu tiên của Việt Nam, là niềm tự hào của người dân thành phố Đà Nẵng. Chiếc cầu biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng vươn lên của thành phố Đà Nẵng, được xây dựng bằng sự đóng góp của mọi người dân nơi đây.
Không chỉ đem lại cho thành phố Đà Nẵng mỹ quan đô thị tuyệt đẹp cùng niềm tự hào vô cùng vì những nét độc đáo không có ở bất cứ nơi nào khác khiến người ta phải trầm trồ mà cầu sông Hàn Đà Nẵng còn là cầu nối quan trọng trong giao thông vận tải; du lịch; đánh thức, khơi dậy tiềm năng kinh tế của thành phố và là một dấu ấn văn hóa của người Đà Nẵng.
1. Thông tin cầu sông Hàn Đà Nẵng
Năm 1998, cầu quay sông Hàn Đà Nẵng bắt đầu được thi công xây dựng và chính thức khánh thành, đi vào hoạt động năm 2000. Cây cầu do chính các kỹ sư Việt Nam thiết kế và xây dựng, đặc biệt là được xây dựng nên bằng đóng góp của tất cả người dân thành phố Đà Nẵng, chính vì vậy mà cây cầu có rất nhiều ý nghĩa với nơi đây.
2. Đặc điểm của cầu sông Hàn Đà Nẵng
Cầu có chiều dài 487,7m và rộng chừng 12,9m; gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33m, nối liền hai trục đường chính của thành phố Đà Nẵng là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông.
Có thể xoay 90 độ là đặc trưng nổi bật nhất của cầu quay sông Hàn. Phần giữa cầu có thể tách làm đôi và quay 90 độ quanh trục nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông để mở ra một con đường mới cho tàu lớn đi qua.
3. Cầu sông Hàn quay lúc mấy giờ?
Giờ quay của cầu sông Hàn cũng được thay đổi một số lần từ lúc khánh thành cho đến nay. Thời điểm gần đây nhất, ngày 14/10/2016 lịch quay của cầu sông Hàn có sự thay đổi vào những ngày cuối tuần để phục vụ du lịch. Từ thứ 2 đến thứ 6, cầu sẽ quay theo lịch trước đó tức là mở vào lúc 1 giờ sáng và đóng cầu trước 2 giờ sáng, tuy nhiên nếu có tàu lớn cầu sẽ đóng lúc 4 giờ cùng ngày. Riêng thứ 7 và chủ nhật, cầu sẽ quay vào thời gian 23 giờ đến 24 giờ cùng ngày.
Buổi tối khi dạo bước bên bờ sông Hàn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cây cầu nổi tiếng này lung linh, huyền ảo dưới ánh sáng của đèn điện. Bóng của cây cầu đổ xuống mặt sông sáng lấp lánh. Khung cảnh khó diễn tả này khiến du khách không chỉ chiêm ngưỡng và ghi nhớ mà còn phải lưu lại những tấm hình để làm kỉ niệm.
Đi dạo bên bờ sông Hàn để cảm nhận cái tươi mát, trong lành, gặp những người con hiếu khách của vùng đất Đà thành và những cảnh tượng vui mắt dọc bên bờ sông. Nhìn sang đường đối diện bờ sông là sẽ thấy vô vàn quán cafe, du khách sẽ muốn bước vào và tận hưởng những điệu nhạc du dương, hòa mình vào không gian nhạc sống và nhâm nhi những ngụm cafe nóng hổi.
4. Đến cầu quay sông Hàn như thế nào?
Quý khách có thể đi đến cầu quay độc đáo này bằng hai con đường sau:
Từ bến xe trung tâm thành phố, quý khách di chuyển ra đường Tôn Đức Thắng, sau đó đến Điện Biên Phủ tới ngã tư Lê Duẩn chạy thẳng là tới cầu.
Từ sân bay Đà Nẵng ra đường Nguyễn Văn Linh rất gần, sau đó quý khách rẽ sang đường Trần Phú. Chạy thẳng đường Trần Phú là tới đường Lê Duẩn, chạy thêm một chút nữa là chiếc cầu sông Hàn lịch sử. Cả hai con đường du khách sẽ chỉ mất khoảng 15 – 30 phút di chuyển, đường đi lại rất thuận tiện, bằng phẳng và không có nhiều ngã rẽ.
5. Những khách sạn ngắm trọn vẻ đẹp cầu sông Hàn
Khách sạn tọa lạc ngay cạnh Sông Hàn thơ mộng, cách sân bay Đà Nẵng khoảng 3 km, cách biển 3,5 km, cách phố cổ Hội An khoảng 29 km. Nằm ở vị trí đắc địa, view ở khách sạn mở ra bầu trời lung linh xinh đẹp của sông Hàn về đêm.
Khách sạn Novotel Danang Premier Han River
Khách sạn Brilliant Hotel
Nằm ngay trung tâm thành phố nên rất thuận lợi cho việc di chuyển đến các địa điểm thăm quan nổi tiếng tại Đà Nẵng. Brilliant Hotel khiến du khách bị hớp hồn trước vị trí đắc địa bên cạnh sông Hàn đẹp lãng mạn. Ngay tại các căn phòng nghỉ của Brilliant Hotel du khách có thể thả hồn đắm chìm theo tiếng nhạc du dương và ngắm nhìn vẻ đẹp huyền ảo của cầu sông Hàn .
6. Những địa chỉ quán cà phê ngắm cầu sông Hàn đẹp
Ngoài việc chọn khách sạn có vị trí thuận lợi, bạn có thể chọn những quán cafe tuyệt đẹp bên sông Hàn để vừa nhâm nhi, vừa ngắm vẻ đẹp cầu sông Hàn.
Các phòng của Memory được thiết kế bằng kính, nên ở bất kì chỗ ngồi nào bạn cũng có thể nhìn ngắm nhìn được vẻ đẹp cầu sông Hàn. Khu tầng trệt và khoảng bờ sông được thiết kế dành cho không gian cà phê, điểm tâm. Tầng lầu là khu quầy bar và hệ thống các phòng VIP với không gian độc đáo tựa ngồi giữa lòng một chiếc lá kỳ thú trôi trên sông Hàn.
Quán ở 180 đường Bạch Đằng, trên tầng 3 view hướng ra cầu sông Hàn rất đẹp. Không gian rộng rãi theo phong cách Hàn Quốc và khá yên tĩnh bao trọn cảnh đẹp cầu sông Hàn.
7. Những cây cầu nổi tiếng khác bắc qua dòng sông Hàn
Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố của những cây cầu – nơi những cây cầu làm nên huyền thoại. Không chỉ có chiếc cầu xoay mà còn rất nhiều cây cầu khác bắc qua sông Hàn và có những điểm độc đáo riêng biệt của nó.
Ghé cầu sông Hàn Đà Nẵng để một lần được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thành phố này cũng như nét thơ mộng của dòng sông Hàn.
Lịch Thi Tiếng Đức Tại Đà Nẵng 2022 Tất Cả Các Trình Độ
Địa chỉ đăng ký thi tiếng Đức tại Đà Nẵng 2020
TRUNG TÂM ĐỨC NGỮ NGÔI NHÀ ĐỨC
Deutsches Sprachzentrum Da Nang K 31/2 Lê Hồng Phong, Quan Hải Châu, TP Đà Nẵng
Giờ mở cửa văn phòng: Thứ Hai – thứ Sáu, từ 13h30 – 17h00
ĐT: (0236) 3 565 783 hoặc 0904 281 801 (các buổi chiều)
Thí sinh trực tiếp gửi đăng ký thi (chỉ gửi 1 lần) tới dangkythidanang@gmail.com
hoặc tại http://ngoinhaducindanang.com.vn/dang-ky/dang-ky-du-thi/ .
Lệ phí thi tiếng Đức tại Đà Nẵng 2020
Trình độ A1: 2.500.000 (4 kỹ năng)
Trình độ A2: 2.500.000 (4 kỹ năng)
Trình độ B1: 3.500.000 (4 kỹ năng) hoặc 1,000,000 (1 kỹ năng)
Trình độ B2: 4.000.000 (4 kỹ năng) hoặc 1,200,000 (1 kỹ năng)
Trình độ C1: 4,300,000 (4 kỹ năng)
Các giấy tờ cần mang theo khi thi tiếng Đức ở Đà Nẵng
1. Hộ chiếu
Trường hợp hộ chiếu đang được sử dụng để xin visa, thí sinh phải nộp một bản phô-tô hộ chiếu có công chứng và giấy xác nhận lịch hẹn của Đại sứ quán.
Trong trường hợp mới bị mất hộ chiếu, thí sinh được phép xuất trình chứng minh thư nhân dân như giấy tờ thay thế tạm thời. Tuy nhiên, thí sinh chỉ có thể nhận bằng khi xuất trình hộ chiếu được cấp lại mới.
2. Một bản phô tô hộ chiếu có đầy đủ chữ ký và có dán ảnh thẻ 4×6
Chỉ cần phô-tô trang có ảnh và thông tin của người sở hữu hộ chiếu, khổ giấy A4. Phải dán thêm một ảnh thẻ 4×6 lên trang phô-tô.
Trong trường hợp hộ chiếu mới bị mất, phô- tô chứng minh thư tạm thời được chấp nhận. Tuy nhiên thí sinh phải bổ sung một bản phô-tô hộ chiếu được cấp (có dán kèm một ảnh thẻ 4×6) mới trước khi nhận bằng.
3. Ảnh thẻ 4×6
Mới chụp trong vòng tối đa 6 tháng trước thời điểm dự thi. Yêu cầu: dán ảnh lên trên bản phô-tô hộ chiếu.
Lịch thi tiếng Đức tại Đà Nẵng 2020
Ngày thi các trình độ A1, A2, B1, B2 Ngày bắt đầu nhận đăng ký
12 – 13/12/2019 27/11/2019
09 – 10/01/2020 20/12/2019
05 – 06/03/2020 19/02/2020
16 – 17/04/2020 01/04/2020
14 – 15/05/2020 29/04/2020
11 – 12/06/2020 27/05/2020
13 – 14/08/2020 29/07/2020
10 – 11/09/2020 26/08/2020
15 – 16/10/2020 30/09/2020
12 – 13/11/2020 28/10/2020
10 – 11/12/2020 25/11/2020
14 – 15/01/2021 30/12/2020
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Chia sẻ ngay
Thông Tin Giá Vàng Hôm Nay Sjc Đà Nẵng Mới Nhất
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài Thuyết Minh Về Các Cây Cầu Bắt Qua Sông Hàn – Sở Du Lịch Đà Nẵng – Cổng Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!