Cập nhật nội dung chi tiết về Bài Luyện Tập Trang 27 Sgk Ngữ Văn 10 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 27 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 27 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh chi tiết nhất.
Đề bài: Đọc đoạn trích sau và phân tích tính hấp dẫn của nó.
[…] Thật thế, phở đối với một hạng người, không còn là một món ăn nữa, mà là một thứ nghiện, như nghiện nước trà tươi… Ngay từ ở đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta, thúc bách ta phải trèo lên đỉnh núi để vào chùa trong rồi lại ra chùa ngoài. Ta tiến lại gần một cửa hàng bán phở, thật là cả một bài trí nên thơ. Qua lần cửa kính ta đã thấy gì ? Một bó hành hoa xanh như là mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm, chín có, tái có, sụn có, mỡ gầu có, vè cũng có… Người bán hàng đứng thái bánh, thái thịt luôn tay, thỉnh thoảng lại mở nắp một cái thùng sắt ra để lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói tỏa ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh Tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu. Trông mà thèm quá ! Nhất là về mùa rét, có gió bấc thổi hiu hiu, mà thấy người ta ăn phở như thế thì chính mình đứng ở ngoài cũng thấy ấm áp ngon lành. Có ai lại đừng vào ăn cho được…
(Theo Vũ Bằng, Món ngon Hà Nội)
(Khi phân tích, nên lưu ý một số điểm:
– Sự linh hoạt trong việc sử dụng các kiểu câu
– Việc dùng từ ngữ giày tính hình tượng
– Sự liên hợp nhiều giác quan và liên tưởng khi quan sát
– Cách chọn lọc bộc lộ cảm xúc trực tiếp khi nói về đối tượng.)
Trả lời bài luyện tập trang 27 SGK văn 10 tập 2
Cách trả lời 1:
Sự hấp dẫn của đoạn văn thuyết minh :
– Sử dụng linh hoạt các kiểu câu : ngắn, dài, nghi vấn, cảm thán, …
– Dùng thủ pháp so sánh, từ ngữ giàu hình ảnh, giàu liên tưởng như: “Bó hành hoa xanh như lá mạ”, “… một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu”, …
– Sự kết hợp nhiều giác quan và liên tưởng : mùi phở …như mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta…
– Bộc lộ cảm xúc hồn nhiên: “Trông mà thèm quá”, “Có ai lại đừng vào ăn cho được”, …
Cách trả lời 2:
Đoạn văn thuyết minh của nhà văn Vũ Bằng sinh động, hấp dẫn vì:
– Tác giả sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu khẳng định
– Tác giả sử dụng những từ ngữ giàu hình tượng, giàu liên tưởng như: “Bó hành hoa xanh như lá mạ”, “…một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu”… đem đến cái nhìn mới, chân thực sống động.
– Tác giả bộc lộ rất nhiều cảm xúc hồn nhiên thu hút người nghe: “Trông mà thèm quá”, “Có ai lại đừng vào ăn cho được”,…
Chúc các em học tốt !
Bài 2 Luyện Tập Trang 7 Sgk Ngữ Văn 10
Trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 7 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Phú sông Bạch Đằng ngữ văn 10.
Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 7 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Phú sông Bạch Đằng chi tiết nhất.
Phân tích, so sánh lời ca của “khách” kết thúc bài ” Phú sông Bạch Đằng”
với bài thơ ” Sông Bạch Đằng ” của Nguyễn Sưởng (bản dịch).
Mồ thù như núi, cỏ cây tươi, Sóng biển gầm vang, đá ngất trời. Sự nghiệp Trùng Hưng ai để biết, Nửa do sông núi, nửa do người.
Trả lời bài 2 luyện tập trang 7 SGK văn 10 tập 2
Cách trả lời 1:
Kết bài “Phú sông Bạch Đằng” với “Sông Bạch Đằng)
– Giống nhau:
+ Ca ngợi chiến thắng trên con sông huyền thoại Bạch Đằng thời Trùng Hưng
+ Cùng ngợi ca thiên nhiên, con người làm nên chiến thắng
+ Thơ viết bằng chữ Hán
– Khác nhau:
+ Thể loại: bài ” Sông Bạch Đằng” được viết theo thể Đường luật, còn ” Bạch Đằng giang phú ” viết theo thể phú cổ thể.
Cách trả lời 2:
– Lời ca của khách kết thúc bài Phú sông Bạch Đằng: ca ngợi sự anh minh của hai vị thánh quân, ca ngợi chiến tích của sông Bạch Đằng, khẳng định chân lí “cốt mình đức cao”.
– So sánh:
+ Giống nhau: Cả hai bài đều thể hiện niềm tự hào về những chiến công của dân tộc trong công cuộc chống xâm lược và đều khẳng định vị trí, vai trò quyết định của con người.
+ Khác nhau: mức độ vai trò của con người
Trương Hán Siêu đề cao vai trò con người hơn “cốt mình đức cao”
Nguyễn Sưởng thì san bằng “Nửa do sông núi, nửa do người”.
Cách trả lời 3:
Lời “khách” ca kết thúc bài Phú sông Bạch Đằng:
Mồ thù như núi, cỏ cây tươi, Sóng biển gầm vang, đá ngất trời. Sự nghiệp trùng hưng ai dễ biết, Nửa do sông núi, nửa do người.
Cả hai bài thơ đều cùng đề tài “Bạch Đằng giang” – dòng sông lịch sử anh hùng, cùng gợi lên trong lòng người đọc cảm hứng hào hùng về những chiến công hiển hách của người xưa trên dòng sông này, nhưng đặc biệt hơn là cả hai bài thơ đều khẳng định, đề cao vai trò, vị trí của con người.
Chúc các em học tốt !
Tâm Phương (Tổng hợp)
Bài Luyện Tập Trang 20 Sgk Ngữ Văn 7
Trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 20 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Đặc điểm của văn bản nghị luận ngữ văn 7.
Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 20 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Đặc điểm của văn bản nghị luận chi tiết nhất.
Đọc lại văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
(Bài 18) và cho biết luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong bài. Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn ấy.
Trả lời bài luyện tập trang 20 SGK văn 7 tập 2
– Luận điểm: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
– Luận cứ:
+ Luận cứ 1: Lí lẽ – Trong cuộc sống, có thói quen tốt.
Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa là thói quen tốt.
Hút thuốc lá hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu.
+ Luận cứ 2: Lí lẽ – Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề, có người còn có cái cốc vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm,…
+ Luận cứ 3: Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
– Cách lập luận:
+ Từ việc phân tích tác hại của thói quen xấu, tác giả nhắc nhở mọi người hãy tạo ra thói quen tốt để tạo ra nếp sống văn minh cho xã hội.
Hai thói quen cùng tồn tại.
Tác hại của thói quen xấu.
Thói quen xấu khó sửa, dễ nhiễm.
Phải tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp.
– Sức thuyết phục của bài văn: Lập luận chặt chẽ, hợp lí, đúng đắn, đầy sức thuyết phục.
Chúc các em học tốt !
Bài 1 Luyện Tập Trang 11 Sgk Ngữ Văn 6
Trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 11 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Bài học đường đời đầu tiên ngữ văn 6.
Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 11 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần Luyện tập soạn bài Bài học đường đời đầu tiên chi tiết nhất.
Đề bài: Ở đoạn cuối truyện, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời của Dế Mèn.
Trả lời bài 1 luyện tập trang 11 SGK văn 6 tập 2
Cách trả lời 1:
Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ um tùm. Tôi đắp thành một nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu nghĩ về người bạn hàng xóm xấu số bị chết trong một cái hang nông choèn. Phải chi cái hôm nọ đến chơi và dạy cho Dế Choắt phải làm hang thế này, thế nọ, mình chỉ cần cho Choắt đào một đoạn hầm sang nhà mình là đủ cho cậu ta thoát hiểm. Phải chi mình không chọc giận chị Cốc to lớn lênh khênh. Chao ôi, cứ nghĩ đến cái mỏ khổng lồ của chị Cốc bổ xuống những cú như trời giáng ! Dế Choắt chắc là kiệt sức nhảy né tránh để rồi tuyệt vọng nhận cái mổ oan nghiệt… Tôi đã không cầm nổi nước mắt khi đắp những viên đất cuối cùng cho người dưới mộ lúc ánh hoàng hôn rưới máu xuống những ngọn cỏ so le vàng. Tôi òa lên nức nở: Dế Choắt ơi ! Cậu sống khôn thác thiêng, cậu đừng trách móc gì mình nữa. Kể từ nay mình sẽ sống tất cả vì mọi người. Mình sẽ đi khắp bốn phương trời để kết nghĩa huynh đệ với tất cả, mong làm điều thiện diệt trừ cái ác… Mình sẽ hi sinh cá nhân để chuộc cái lỗi hôm nay.
Tôi thất thểu bò vào nhà mình. Tất cả tối om, trống trải. Ngày mai tôi quyết định đi thực hiện lời hứa với người bạn đã khuất của mình.
Cách trả lời 2:
Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay, cũng may mà thoát nạn nhưng nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo sớm muộn rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên.
Cách trả lời 3:
Tôi hối hận lắm. Người hàng xóm ốm yếu mà tôi vẫn coi khinh, vẫn dửng dưng nay tại tôi mà phải chết oan, tại cái thói huênh hoang, hống hách của tôi. Tôi giận mình lắm. Nếu như tôi nghe lời can ngăn không bày trò trêu chị Cốc, nếu như trước đó tôi biết thông cảm giúp đỡ anh Choắt thì có lẽ cơ sự đã không như thế này. Tôi dại quá. Hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi sẽ không quên bài học này, bài học được đánh đổi bằng cả mạng sống bạn bè.
Bài 1 luyện tập trang 11 SGK ngữ văn 6 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn theo các cách trình bày khác nhau giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Bài học đường đời đầu tiên tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài Luyện Tập Trang 27 Sgk Ngữ Văn 10 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!