Cập nhật nội dung chi tiết về Bài 9: Thứ Tự Kể Trong Văn Tự Sự (Trang 57 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1 Vnen) mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sắp xếp lại các sự việc cho sau đây trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và cho biết tại sao không thể thay đổi thứ tự các sự việc đó.
(1) Vua Hùng kén rể
(2) Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn
(3) Sơn Tinh đến trước nên được rước Mị Châu về núi.
(4) Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ nên vô cùng tức giận, dâng nước đuổi đánh Sơn Tinh.
(5) Cuối cùng, Thủy Tinh thua trận đành phải rút quân về.
(6) Hàng năm Thủy Tinh đều dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng thất bại.
Trả lời:
– Thứ tự sắp xếp: 1; 2; 3; 4; 5
– Không thể thay đổi thứ tự các sự việc đó bởi vì sự sắp xếp đó là theo đúng trình tự diễn biến cuuar các sự việc, trình tự thời gian, nếu thay đổi sẽ khiến nội dung bị lộn xộn, khó hiểu.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Tìm hiểu thứ tự kể trong loại văn tự sự
(1) Các sự việc chính trong truyện Thạch Sanh là gì?
– Sự việc 1:..
– Sự việc 2:…
– Sự việc 3:…
-…
Trả lời:
– Sự việc 1: Sự ra đời và lớn lên kì lạ của nhân vật Thạch Sanh.
– Sự việc 2: Việc kết nghĩa anh em với Lý Thông
– Sự việc 3: Lý Thông lừa Thạch Sanh đi canh miếu thay và Thạch Sanh tiêu diệt chằn tinh.
– Sự việc 4: Giết đại bàng, cứu công chúa, Lý Thông lấp cửa hang cướp công Thạch Sanh.
– Sự việc 5: Hồn đại bàng và chằn tinh đến báo oán, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục.
– Sự việc 6: Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp công chúa hết bị câm, phơi bày tội của Lý Thông, giải oan cho chính mình.
– Sự việc 7: Thạch Sanh một mình đánh thắng giặc ngoại xâm
– Sự việc 8: Về già, vua truyền lại ngôi báu cho Thạch Sanh.
(2). Các sự việc trong truyện được kể theo trình tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước được kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cứ như vậy cho đến hết. Cách kể theo thứ tự sự việc xảy ra tự nhiên tạo nên hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Trả lời:
Cách kể theo trình tự như vậy làm câu chuyện có tính tự nhiên, chân thực cao, cốt truyện rõ ràng hơn, người đọc dễ hình dung ra mạch truyện, dễ theo dõi và làm nổi bật ý nghĩa truyện.
b. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu sau đây:
(1) Đánh dấu vào các ô để sắp xếp trình tự các sự việc sau theo đúng trình tự được kể trong đoạn văn bản trên:
– Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người rèn cặp nên trở thành cậu bé lêu lổng, hư hỏng và dần dần bị mọi người xa lánh.
– Ngỗ tìm mọi cách để chọc ghẹo, đánh lừa người khác, làm họ dần mất lòng tin.
– Khi Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu.
– Ngỗ bị chó cắn cần phải băng bó và tiêm thuốc trừ bênh dại.
(2) Em có nhận xét gì về trình tự các diễn biến sự việc xảy ra trong câu truyện trên.
Trả lời:
(1) Trình tự diễn biến các sự việc trong truyện lần lượt như sau:
– Khi Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu mag không có ai đến cứu.
– Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người rèn cặp nên trở thành cậu bé lêu lổng, hư hỏng và dần bị mọi người xa lánh.
– Ngỗ tìm mọi cách để chọc ghẹo, đánh lừa mọi người và dần dần làm họ mất lòng tin.
– Ngỗ bị chó cắn cần phải băng bó và tiêm thuốc trừ bênh dại.
(2) Nhận xét: Thứ tự kể chuyện bị đảo ngược từ việc nêu hậu quả xấu cho tới nguyên nhân, tạo sự thú vị, bất ngờ, nhấn mạnh bài học ý nghĩa .
C. Hoạt động luyện tập
a. Xác định ngôi kể chuyện, thứ tự của các sự việc diễn ra trong câu chuyện.
b. Nhận xét về vai trò và yếu tố hồi tượng câu chuyện.
Trả lời:
a. – Ngôi kể dùng trong văn bản: ngôi kể thứ nhất, người kể xưng “tôi”
– Thứ tự diễn biến sự việc trong văn bản:
+ Liên từ quê đến khu tập thể ở cùng bố cạnh nhà tôi.
+ Tôi ghen tỵ và ghét Liên vì Liên luôn chăm chỉ và ngoan ngoãn hơn tôi.
+ Do ghét Liên nên trong một lần đang phơi quần áo, tôi dồn hết quần áo của Liên vào một bên rồi phơi quần áo của mình. Liên thấy tôi làm vậy nhưng không nói gì.
+ Bất ngờ trời đổ cơn mưa to, Liên thu quần áo vào và gập quần áo giúp tôi một cách gọn gàng
+ Tôi nhận ra tính xấu của mình, đã nghĩ sai về Liên. Từ đó tôi và Liên làm bạn thân của nhau.
b. Yếu tố hồi tưởng: tạo mạch kể cho câu chuyện thêm logic, giải thích mối quan hệ của “tôi và Liên” bây giờ và cũng là cơ sở hợp lí cho thứ tự đảo ngược của các sự việc trong truyện.
Đề 1: Kể về một việc tốt em đã làm.
Đề 2: Kể về một lần em phạm lỗi lầm (nói dối, bỏ học, không làm bài,… )
Đề 3: Kể về thầy giáo hoặc một cô giáo mà em rất yêu qúy
Đề 4: Kể về một kỉ niệm trong thời thơ ấu mà em luôn ghi nhớ.
Đề 5: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay một việc tốt giúp đỡ bạn bè mà em biết
Trả lời:
Dàn ý cho đề 5
– Mở bài: Giới thiệu về người tốt luôn giúp đỡ bạn bè đó – bạn Thủy cùng lớp em.
– Thân bài:
+ Kể về bạn Thủy: ngoại hình của bạn, gia đình bạn có mấy người, tính cách của bạn, thành tích học tập, mối quan hệ của Thủy với các bạn trong lớp.
+ Một kỷ niệm đã cho em thấy Thủy thật tốt bụng và hay giúp đỡ bạn bè.
+ Điều em cần phải học hỏi ở bạn.
– Kết bài: Cảm nhận của em về bạn.
3. Dựa vào dàn ý em mới lập ở trên hoàn thành, hãy viết một bài văn để kể lại câu chuyện hoàn chỉnh.
Trả lời:
Hôm nay em muốn kể cho mọi người nghe về một người tấm gương người tốt việc tốt trong lớp của em. Đó là bạn học cùng lớp với em – bạn Thủy.
Thủy có dáng người dong dỏng, làn da trắng và mái tóc dà màu đen. Thủy là một bạn gái hiền lành, tốt bụng và còn rất tâm lý nữa. Bố mẹ bạn ấy đều làm công nhân viên chức nên điều kiện gia đình cũng ổn. Thủy chưa bao giờ ngần ngại khi chia sẻ đồ ăn với các bạn khác. Là bạn học cùng lớp, lúc nào em cũng thấy Thủy được cô giáo khen ngợi và có thành tích học tập tốt. Có lẽ vì bố mẹ bạn ấy đều là giáo viên nên bạn ấy cũng ý thức cao về việc học tập của mình nên chăm học hơn mọi người.
Điều mà em yêu quý nhất ở Thủy ấy là sự tốt bụng. Em nhớ có lần, trong lớp có môt bạn tên là Mai bị ốm, Thủy đã chạy đi tìm cô giáo để đưa Mai đến phòng y tế khám, rồi Thủy còn chủ động mang bài đến nhà cho Mai chép và giúp bạn làm bài tập. Một lần khác, khi em làm sai và bị bố mẹ mắng, em mang bộ mặt buồn rầu tới lớp, Thủy nhận ra em đang buồn nên đã đi đến bên cạnh và hỏi thăm em. Bạn ấy đã cho em mấy cái kẹo và an ủi em. Thủy còn nói rằng, khi mình làm sai bố mẹ mắng thì cần phải nhận sai và sửa lỗi. Em cảm thấy Thủy nói rất đúng và không còn cảm thấy buồn nữa. Cả buổi cậu ấy cứ thỉnh thoảng quay sang nhìn xem em có còn buồn nữa không. Thủy thật là một người bạn tốt và tâm lý.
Em rất quý Thủy, một người bạn tốt bụng, chăm chỉ học tập và hay giúp đỡ bạn bè. Bạn ấy là một tấm gương đáng để em và các bạn trong lớp học hỏi và noi theo.
D. Hoạt động vận dụng
1. Viết một bài văn ngắn, kể lại cho người thân của em nghe về một chuyến đi hay các công việc em làm trong một ngày. Chú ý thuật lại sự việc theo một trình tự rõ ràng.
Trả lời:
Ngày hôm nay thời tiết Hà Nội thật là mát mẻ, đúng là tiết trời của mùa thu. Không khí và những làn gió mát khiến em cảm thấy thích thú, em bước từng bước nhỏ trên con đường từ nhà đến trường. Trường em hôm nay cũng đẹp lạ, đến lớp em thấy thật là vui vì có thầy cô và các bạn.
Em bước vào lớp học thì cũng là lúc tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Hôm nay lớp chúng em có tiết học tiếng Anh, môn học mà em rất yêu thích. Cô giáo dạy tiếng Anh dành thời gian cho chúng em luyện nói. Em bắt cặp cùng với bạn Ngân cùng bàn để luyện khả năng nói. Đây cũng là giờ học sôi nổi nhất của môn Tiếng Anh so với các môn học khác. Sau tiết tiếng Anh là đến tiết Toán. Thầy giáo dạy toán của lớp em là một người rất nghiêm khắc, cũng chính vì thế mà cả lớp ai cũng chăm chú nghe giảng chứ không có ai làm việc riêng. Trong tiết học, đôi khi thầy cũng thật vui tính lấy cái câu đố gần gũi và hài hước để đố học sinh.
Hết giờ học buổi sáng, em qua nhà bà nội ăn trưa vì nhà bà gần trường. Bà nội nấu ăn rất ngon vậy nên hôm nào em cũng ăn hết sạch phần cơm của mình. Buổi chiều em đi học nhạc ở trung tâm gần trường. Em còn đi học võ để rèn luyện sức khỏe và phòng thân khi gặp kẻ xấu.
Chiều đi học về, em giúp mẹ quét sân nhà, rửa rau phụ mẹ nấu cơm. Sau khi xong việc em đi tắm và ăn cơm cùng gia đình. Mỗi tối, bố mẹ đều dành thời gian hướng dẫn em học bài. Trước khi đi ngủ em đánh răng, rửa mặt sạch sẽ. Vậy là đã hết một ngày.
2*. Đọc lại bài văn kể chuyện em mới hoàn thành ở trên và cho biết: Em kể chuyện theo trình tự như thế nào? Vì sao em lại chọn kể chuyện theo thứ tự đó?
Trả lời:
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Bài trước: Bài 8: Danh từ (trang 53 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN) Bài tiếp: Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng (trang 64 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN)
Giải Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Bài 9: Thứ Tự Kể Trong Văn Bản Tự Sự
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 9: Thứ tự kể trong văn bản tự sự
Ngữ văn lớp 6 bài 9: Thứ tự kể trong văn bản tự sự
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 9: Thứ tự kể trong văn bản tự sự. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Ngữ văn của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
Thứ tự kể trong văn bản tự sự I. Kiến thức cơ bản
* Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết.
* Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể các sự việc đã xảy ra trước đó.
II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học Câu 1. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn nghị luận
a) Tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con
+ Một ông lão nghèo đánh cá ven biển, bắt được một con cá vàng, con cá kêu van, hứa trả ơn, ông lão đã thả con cá xuống biển.
+ Về nhà, ông lão kể cho mụ vợ nghe, mụ mắng ông là đồ ngốc và bắt ông lão ra biển năm lần để thực hiện các yêu cầu của mình.
– Lần thứ nhất đòi một cái máng mới
– Lần thứ hai đòi một toà nhà rộng
– Lần thứ ba đòi làm nhất phẩm phu nhân
– Lần thứ tư đòi làm nữ hoàng
– Lần thứ năm đòi làm Long Vương, để bắt cá vàng hầu hạ. Cá vàng nổi giận lấy lại tất cả các thứ đã cho, ông lão trở về thấy mụ vợ đang ngồi bậc cửa trong túp lều rách nát bên cạnh cái máng lợn sứt mẻ.
b) Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” được kể theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.
Câu 2. Đọc Uăn bản và trả lời câu hỏi.
+ Thứ tự của bài văn được kể ngược lại với thứ tự tự nhiên đem kết quả của sự việc ra kể trước
(thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân).
+ Hiện tại kể trước, sau đó mới kể bổ sung về quá khứ của thằng Ngỗ (hoàn cảnh, những trò chơi ngỗ nghịch trước đó).
+ Kể theo thứ tự này nhằm tạo sự bất ngờ, gây chú ý.
III. Hướng dẫn luyện tập Câu 1. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.
+ Câu chuyện được kể theo thứ tự hiện tại kể trước, “Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp”. Sau đó mới hồi tưởng về quá khứ: “Hồi Liên mới từ quê đến khu tập thể.”
+ Chuyện được kể theo ngôi thứ nhất – người kể xưng là tôi
+ Yếu tố hồi tưởng có tác dụng minh chứng cho khởi đầu tình bạn gắn bó giữa Liên và tôi, làm cho câu chuyện trở nên chân thành xúc động.
Câu 2. Cho đề văn: Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa. Khi kể về chuyến đi, các em phải kèm theo trình tự:
– Trường hợp đi chơi; người đưa đi.
– Nơi đi, đi tham quan hay thăm người thân.
– Cảm nghĩ bản thân. (Tham khảo đề số 4)
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 9: Viết bản tập làm văn số 2
Theo chúng tôi
Soạn Bài Lớp 6: Thứ Tự Kể Trong Văn Tự Sự
Soạn bài lớp 6: Thứ tự kể trong văn tự sự
Soạn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự
Soạn bài môn Ngữ văn lớp 6 học kì 1: Thứ tự kể trong văn tự sự được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các em học sinh tham khảo hiểu rõ về khái niệm và thứ tự được kể trong văn bản tự sự giúp học tốt môn Ngữ văn lớp 6 và chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.
THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
a) Các sự kiện trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự như thế nào?
Gợi ý:
Tóm tắt các sự việc:
Giới thiệu hai vợ chồng ông lão đánh cá;
Ông lão đánh được cá vàng, cá vàng xin thả và hứa giúp ông toại nguyện mọi ước muốn;
Ông lão thả cá vàng mà chẳng cầu xin gì;
Lần thứ nhất ông lão ra biển xin cá vàng cái máng lợn mới theo đòi hỏi của vợ;
Lần thứ hai ông lão ra biển xin cá vàng cái nhà rộng theo đòi hỏi của vợ;
Lần thứ ba ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ được làm nhất phẩm phu nhân theo đòi hỏi của mụ;
Lần thứ tư ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ làm nữ hoàng theo đòi hỏi của mụ;
Lần thứ năm ông lão ra biển theo đòi hỏi của mụ vợ xin cá vàng cho mụ ta làm Long Vương, bắt cá vàng phải hầu hạ.
Vợ chồng ông lão trở lại cảnh nghèo khổ.
Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên,…
Thứ tự tăng tiến của các sự việc lặp lại có tác dụng khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật, nhất là nhân vật mụ vợ tham lam, bội bạc.
2. Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu: Cái tin thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân, được băng bó ở trạm y tế xã đến chiều nay đã truyền đi khắp xóm. Số là trưa nay, khi xóm làng đang yên tĩnh, thì vang lên tiếng kêu thất thanh, mỗi lúc một rõ: “Chó dại! Chó dại! Cứu tôi với!”. Nhiều người nghe, nhận ra tiếng thằng Ngỗ, nên chẳng ai chạy ra cứu. Bởi dân trong xóm đã một lần mắc lừa thằng Ngỗ. Ngỗ mồ côi cha mẹ từ sớm, hiện sống với bà ngoại, một người quanh năm ốm yếu, nhà lại nghèo. Thiếu sự rèn cặp của bố mẹ, Ngỗ đi học bữa đực bữa cái, rồi cuối cùng bỏ học luôn, suốt ngày lêu lổng. Người trong xóm không ai muốn cho con cái mình chơi với Ngỗ. Một hôm, chẳng biết buồn tình thế nào, đang giữa trưa yên ắng, Ngỗ ta vun một đống tướng vừa cỏ, vừa rạ ở đầu làng, rồi đốt lên, gió từ cánh đồng làm cho lửa cháy rùng rùng. Thằng Ngỗ vừa chạy vừa la: “Cháy! Cháy! Cứu với!”. Nhiều người tưởng thật chạy ra, có người còn xách cả xô nước, cầm câu liêm. Ngỗ thấy đánh lừa được nhiều người, cười khanh khách rồi bỏ chạy. Mọi người tức giận lắm. Có người nói với bà lão: “Bà phải đe cháu bà, cứ thế này rồi thì không hay đâu!”. Bà ngoại đã khóc nhiều lần với cháu mà Ngỗ vẫn chứng nào tật ấy. Người trong xóm còn lo, chuyện chó dại cắn đâu chỉ băng bó mà xong, còn phải tiêm nhiều mũi vắc-xin mới yên được. Liệu thằng bé có rút được bài học hày không?
(Phóng tác theo truyện cổ)
a) Tóm tắt lại các sự việc chính của câu chuyện.
b) Thứ tự thực tế của các sự việc có trùng với thứ tự được kể của các sự việc không?
c) Kể theo thứ tự như vậy có tác dụng gì?
Gợi ý:
Tóm tắt các sự việc chính:
(1) Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không có người rèn cặp, dạy dỗ nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh;
(2) Ngỗ nghịch ngợm trêu chọc, làm mất lòng tin của mọi người;
(3) Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu;
(4) Ngỗ phải băng bó, tiêm vắc-xin trừ bệnh dại.
Đây là thứ tự diễn biến các sự việc trên thực tế của câu chuyện.
Thứ tự thực tế của các sự việc không trùng với thứ tự xuất hiện sự việc trong lời kể. Truyện bắt đầu kể từ sự việc (4), ngược lên sự việc (3), đến sự kiện (1), tiếp diễn sự việc (2) và kết thúc lại quay trở về thực tại gần nhất là sự việc (4). Người kể muốn nhấn mạnh ý nghĩa bài học của câu chuyện nên đã kể từ hậu quả xấu ngược lại đến nguyên nhân.
3. Trong văn tự sự, các sự việc được kể theo thứ tự như thế nào?
Qua các ví dụ về thứ tự kể trong văn tự sự, chúng ta có thể rút ra nhận định: Người ta có thể kể chuyện theo thứ tự diễn biến thực tế của câu chuyện: việc xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau kể sau; cũng có thể kể không theo trình tự xảy ra trong thực tế của các sự việc mà kể ngược từ thực tại rồi quay ngược lại quá khứ,…
a) Truyện được kể theo ngôi nào?
b) Sự việc trong câu chuyện đã được kể theo thứ tự nào?
c) Yếu tố hồi tưởng có tác dụng gì trong câu chuyện?
Gợi ý:
Tóm tắt các sự việc theo thứ tự tự nhiên, thực tế:
(1) Liên mới ở quê ra, sống cùng khu tập thể với tôi; (2) Tôi ghét Liên vì cô làm tôi kém cạnh; (3) Tôi nghĩ xấu về Liên và đã có hành động không đẹp; (4) Khi tôi vắng nhà, trời mưa, Liên đã rút hộ quần áo vào và đem trả lại; (5) Tôi và Liên trở thành đôi bạn thân.
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện – nhân vật xưng “tôi”.
Sự việc trong câu chuyện được kể ngược: (5) – (2) – (3) – (4) – (5)
Yếu tố hồi tưởng tạo nên mạch kể ngược của câu chuyện, là cơ sở hợp lí cho thứ tự đảo ngược của các sự việc.
2. Hãy lập dàn ý cho đề văn sau: “Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa”.
Gợi ý:
A. Mở bài:
Lần đầu tiên em được đi xa trong trường hợp nào? đi đến đâu và đi cùng ai?
B. Thân bài:
Nơi xa mà em đến đó là nơi nào? (nông thôn hay thành phố).
Chuyến đi đó nhằm mục đích gì? (tham quan hay về nghỉ hè,…)
Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi xa ấy? (con người, phong cảnh ra sao? Nơi ấy có điểm gì đặc biệt?)
Điều gì khiến em ghi nhớ và thích thú nhất trong chuyến đi xa ấy?
Chuyến đi ấy đã giúp em học được điều gì?
C. Kết bài:
Chuyến đi kết thúc ra sao?
Em mong ước hoặc hi vọng có được một chuyến đi như thế nào?
Theo chúng tôi
Soạn Bài Ngôi Kể Trong Văn Tự Sự Trang 87 Sgk Văn 6
a) Đoạn 1 được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều
đó?
b) Đoạn 2 được kể theo ngôi nào? Làm sao nhận ra điều đó?
c) Người xưng “Tôi” trong đoạn trích là nhân vật (Dế Mèn) hay là tác giả (Tô Hoài)?
d) Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế, còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trải qua?
đ) Hãy thử đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba, thay tôi bằng Dê Mèn. Lúc đó em sẽ có một đoạn văn như thê nào?
e) Có thể đổi ngôi trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi được không? Vì sao?
a) Đoạn văn 1 kể theo ngôi thứ ba. Dấu hiệu: người kể giấu mình đi, không biết ai kể, nhưng người kể có mặt khắp nơi, kể như người ta kể.
b) Đoạn 2 kể theo ngôi thứ nhất. Người kể hiện diện, xưng “tôi” ế
c) Trong đoạn văn 2 người xưng “tôi” là Dế Mèn, không phải là tác giả.
d) Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể thứ ba cho phép người kể được tự do hơn. Ngôi kể thứ nhất chỉ kể được những gì tôi biết mà thôi.
đ) Nếu thay ngôi kể thứ nhất bằng ngôi kể thứ ba, đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể giấu mình đi.
e) Khó có thể thay đổi ngôi kể trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất vì:
– Khó tìm một người có thể có mặt ở mọi nơi như vậy.
– Khi xưng tôi, người kể chỉ kể được những gì trong phạm vi mình có thể biết và cảm thây, những điều mà người ngoài có thể không để ý và không biết được.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài 9: Thứ Tự Kể Trong Văn Tự Sự (Trang 57 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1 Vnen) trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!