Cập nhật nội dung chi tiết về Bài 61. Thực Hành: Đọc Lược Đồ, Vẽ Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Châu Âu (Địa Lý 7) mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Xác định một số quốc gia trên lược đồ – Quan sát hình 61.1 (trang 185 SGK Địa lý 7), hãy: +Nêu tên và xác định vị trí của một số quốc gia thuộc các khu vực Bắc Âu, Tây và Trung Âu, Nam Âu, Đông Âu. +Xác định vị trí các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.
Hinh 61.1. Lược đồ các nước châu Âu
– Bắc Âu gồm: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Ai-xơ-len. – Các nước Đông Âu gồm : Lát-vi, Lit-va, Ê-xtô-ni-a, Bê-la-rut, Uc-rai-na, Môn-đô-va, LB Nga. – Các nước Tây và Trung Âu: Anh, Ailen, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Luc-xem-bua, Đức, Balan, CH Sec, Xlôvakia, Rumani, Hungari, Áo, Thụy Sĩ. – Các nước Nam Âu: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Crô-a-ti-a, Hec-xê-gô-vi-na, Xec-bi, Môn-tê-nê-grô, Ma-xê-đô-ni-a, Bungari, Anbani, Thổ Nhĩ Kì, Hy Lạp. – Các nước thuộc Liên minh châu Âu, gồm 28 nước: .1951: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan .1973: Đan Mạch, Ireland, Anh (đã ra đi ngày 24/6/2016) .1981: Hy Lạp .1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha .1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển .2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp .2007: Romania, Bulgaria .2013: Croatia.
2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế – Xác định vị trí các quốc gia: Pháp và Ucraina trên bản đồ. Hai nước này thuộc khu vực nào của Châu Âu? – Dựa vào bảng số liệu để vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của Pháp và Ucraina (năm 2000). – Qua biểu đồ nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Pháp và Ucraina.
Tên nước
Tỷ trọng của ba khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) (%).
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Pháp
3,0
26,1
70,9
Ucraina
14,0
38,5
47,5
* Vẽ biểu đồ:
* Nhận xét: – Tỷ trọng ngành Nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế của Ucraina lớn hơn tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế của Pháp (số liệu minh chứng). – Tỷ trọng ngành Công nghiệp và Xây dựng trong cơ cấu kinh tế của Ucraina lớn hơn tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế của Pháp (số liệu minh chứng). – Tỷ trọng ngành Dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của Ucraina nhỏ hơn tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của Pháp (số liệu minh chứng).
Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sgk Địa Lý Lớp 7 Bài 61: Thực Hành Đọc Lược Đồ, Vẽ Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Châu Âu
Hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 61: Thực hành đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế Châu Âu
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
– Xác định được vị trí một số quốc gia trên lược đồ các nước châu Âu.
– Vẽ được biểu đồ cơ cấu kinh tế.
II. GỢI Ý NỘI DUNG THỰC HÀNH
Giải bài tập Địa lý lớp 7 bài 1 trang 185 SGK: Xác định vị trí một số quốc gia trên lược đồ
a) Tên và vị trí của một số quốc gia châu Âu:
– Các quốc gia ở Bắc Âu: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Ai-xơ-len
– Các quốc gia ở Nam Âu: Bồ Đào Nha, Tầy Ban Nha, I-ta-li-a, Crô-a-ti-a, Hec-xê-gô-vi-na, Xéc-bi và Môn-tê-nê-grô, Ma-xê-đô-ni-a, Hi Lạp, An-ba-ni, Xlô-ven-ni-a, Man-ta, Síp.
– Các quốc gia ở Đông Âu: Lát-vi, Lít-va, Ê-xtô-ni-a, Bê-la-rut, U-crai-na, Môn-đô-va, Liên bang Nga. Ác-mê-nia, Gru-dia, A-dec-bai-gian.
– Các quốc gia ở Tây và Trung Âu: Đan Mạch, CHLB Đức, Hà Lan, Anh, Pháp, Bỉ, Lúc-xăm-bua, Áo, Thụy Sĩ, Hung-ga-ri,
b) Vị trí các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu
– Khu vực Bắc Âu: Thụy Điển, Phần Lan
– Tây và Trung Âu: Đan Mạch, CHLB Đức, Hà Lan, Anh, Ai len, Pháp, Bỉ, Áo, Lúc-xăm-bua.
– Đông Âu: Ba Lan, Séc, Xlô-va-kia, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, E-xtô-nia, Lát-via, Lít-va
– Nam Âu gồm: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, I-ta-lia, Hi Lạp, Xlô-ven-ni-a, Man-ta, Síp Crô-a-ti-a.
Giải bài tập Địa lý 7 bài 2 trang 185 SGK: Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế
– Xác định vị trí hai nước:
+ Pháp: Nằm bên bờ Đại Tây Dương, phía tây nam châu Âu.
+ U-crai-na: Nằm sâu trong lục địa, phía đông châu Âu.
– Vẽ biểu đồ cơ cấu ngành kinh tế của 2 nước, năm 2000.
Biểu đồ tỉ trọng các ngành kinh tế trong GDP của hal nước U-crai na và Pháp, năm 2000
– Pháp: Tỉ trọng của dịch vụ trong tổng sản phẩm trong nước khá cao (70,9%); tỉ trọng của nông, lâm, và ngư nghiệp rất thấp (3,0%). Đây là biểu hiện của nước có trình độ phát triển kinh tế cao.
– U-crai-na: Tỉ trọng của nông, lâm và ngư nghiệp còn khá cao (14%); tỉ trọng của dịch vụ tương đối thấp (47,5%). Đây là biểu hiện của nước có trình độ phát triển kinh tế ở mức chưa cao.
Bài 16: Thực Hành: Vẽ Biểu Đồ Về Sự Thay Đổi Cơ Cấu Kinh Tế
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 Bài 16: Thực hành: VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ NGƯỜI THỰC HIỆN: TRẦN THỊ KIÊN TRINH NĂM HỌC: 2009-2010 TRƯỜNG THCS THỦY DƯƠNG *Biểu đồ tháp tuổi. *Biểu đồ đường biểu diễn. *Biểu đồ hình cột. *Biểu đồ hình tròn. *Biểu đồ cột chồng. KIỂM TRA BÀI CŨ: Nêu các dạng biểu đồ đã học ? Bài 16: Thực hành: VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ BÀI MỚI: Dựa vào bảng số liệu sau đây: Bảng 16.1:CƠ CẤU GDP CỦA NƯỚC TA THỜI KỲ 1991-2002 ( % ). Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kỳ 1991-2002 Thu hẹp các cột lại chỉ bằng sợi chỉ và nối các đoạn cột chồng lại với nhau ta có biểu đồ miền. Biểu đồ miền là biến thể của biểu đồ cột chồng. Biểu đồ miền CÁCH VẼ: Vẽ hình chữ nhật. Trục hoành là các năm.Chú ý khoảng cách các năm. Trục tung có trị số là 100%. ( Tổng số ). Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu ( như cách vẽ biểu đồ cột chồng , chứ không vẽ lần lượt theo các năm ). Nối các điểm cùng chỉ tiêu lại với nhau sẽ tạo ra 3 miền. Vẽ riêng bảng chú giải cho các miền. Tạo ký hiệu cho từng miền. Lưu ý : Để dễ vẽ nên vẽ chỉ tiêu dưới cùng ( nông lâm ngư nghiệp ) trước. Kế dến vẽ chỉ tiêu trên cùng ( dịch vụ ). Còn lại ở giữa là chỉ tiêu công nghiệp và xây dựng NHẬN XÉT 1 ) Sự giảm mạnh tỷ trọng của nông lâm ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì ? Nước ta đang chuyển dần từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. 2 ) Tỷ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh ? Thực tế này phản ánh điều gì ? Tỷ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng tăng lên nhanh nhất . Thực tế này phản ánh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang tiến triển. Cách nhận biết biểu đồ hình tròn, biểu đồ cột chồng, biểu đồ miền ? Vẽ biểu đồ tròn, hay cột chồng khi các chỉ tiêu có quan hệ trong một tông thể ( tổng số 100% ), diễn ra trong chuỗi thời gian ít năm. Vẽ biểu đồ miền khi các chỉ tiêu có quan hệ trong một tổng thể (tổng số 100 % ) diễn ra trong chuỗi thời gian nhiều năm. Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm. Củng cố, đánh giá : 2 ) Cách nhận xét các biểu đồ tròn, cột chồng, biểu đồ miền? Trả lời các câu hỏi được đặt ra : Như thế nào ? ( hiện trạng , xu hướng biến đổi của hiện tượng, diễn biến quá trình. Tại sao ? ( Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trên ). Ý nghĩa của sự biến đổi. Chuẩn bị bảng phụ, bút dạ, máy tính bỏ túi. Chuẩn bị ôn tâp ( từ bài 1 đến bài 16 ). Dặn dò :
Bài 3. Thực Hành: Vẽ Lược Đồ Việt Nam (Địa Lý 12)
1. Vẽ khung lược đồ Việt Nam
– Bước 1 : Vẽ khung ô vuông.
Vẽ khung ô vuông gồm 40 ô, đánh số thứ tự theo trật tự: theo hàng từ trái qua phải (từ A đến E), theo hàng dọc từ trên xuống dưới (từ 1 đến 8 (5×8). Mỗi chiều của ô vuông tương ứng với 20 kinh tuyến và 20 vĩ tuyến. Thể hiện kinh tuyến từ 1020Đ – 1120Đ, vĩ tuyến từ 80B – 240B.
Để vẽ nhanh có thể dùng thước dẹt 30 cm để vẽ, các cạnh của mỗi ô vuông bằng chiều ngang của thước (3,4 cm). Hoặc có thể chuẩn bị giấy A4 có vẽ trước lưới ô vuông.
– Bước 2 : Xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền).
– Bước 3 : Vẽ từng đường biên giới (vẽ nét đứt), vẽ đường bờ biển (nét liền, có thể dùng màu xanh nước biển để vẽ).
+ Vẽ đoạn 1 : Từ điểm cực Tây (xã Sín Thầu, Điện Biên) đến thành phố Lào Cai.
+ Vẽ đoạn 2 : Từ thành phố Lào Cai đến điểm cực Bắc (Lũng Cú, Hà Giang).
+ Vẽ đoạn 3 : Từ Lũng Cú đến Móng Cái, Quảng Ninh (1080Đ).
+ Vẽ đoạn 4 : Từ Móng Cái đến phía Nam đồng bằng sông Hồng.
+ Vẽ đoạn 5 : Từ phía nam Đồng bằng sông Hồng đến phía nam Hoành Sơn (180B, chú ý hình dáng bờ biển đoạn Hoành Sơn ăn lan ra biển).
+ Vẽ đoạn 6 : Từ nam Hoành Sơn đến Nam Trung Bộ (chú ý vị trí Đà Nẵng ở góc ô vuông D4, 160B. Có thể bỏ qua các nét chi tiết thể hiện các vũng vịnh ở Nam Trung Bộ).
+ Vẽ đoạn 7 : Từ Nam Trung Bộ đến mũi Cà Mau.
+ Vẽ đoạn 8 : Bờ biển từ mũi Cà Mau đến thành phố Rạch Gía và từ Rạch Gía đến Hà Tiên. Đảo Phú Quốc.
+ Vẽ đoạn 9 : Biên giới giữa đồng bằng sông Cửu Long với Campuchia.
+ Vẽ đoạn 10 : Biên giới giữa Tây Nguyên, Quảng Nam với Campuchia và Lào.
+ Vẽ đoạn 11 : Biên giới từ nam Thừa Thiên – Huế tới cực Tây Nghệ An với Lào.
+ Vẽ đoạn 12 : Biên giới phía Tây của Thanh Hóa với Lào.
+ Vẽ đoạn 13 : Phần còn lại của biên giới phía nam Sơn La, tây Điện Biên với Lào.
– Bước 4 : Vẽ quần đảo Hoàng Sa (ô E4) và Trường Sa (ô E8). Các quần đảo này phần lớn là đảo san hô, nên có thể kí hiệu đảo san hô một cách tượng trưng.
Lưu ý :
– Vị trí của một số đảo chính trong quần đảo Hoàng Sa ở ô E4.
– Vị trí của một số đảo chính trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở xa hơn bên ngoài khung lược đồ. Vì thế trong lược đồ phải đóng khung một phần ở góc phải phía dưới lược đồ để vẫn thể hiện được quần đảo Trường Sa).
– Không cần ghi rõ tên các đảo cụ thể vì kích thước quá nhỏ và tỉ lệ lược đồ nhỏ.
– Bước 5 : Vẽ các sông chính. (Các dòng sông và bờ biển có thể tô màu xanh nước biển).
2. Điền vào lược đồ một số địa danh quan trọng
– Hà Nội
– Đà Nẵng
– TP. Hồ Chí Minh
– Vịnh Bắc Bộ
– Vịnh Thái Lan
– Quần đảo Hoàng Sa
– Quần đảo Trường Sa
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài 61. Thực Hành: Đọc Lược Đồ, Vẽ Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Châu Âu (Địa Lý 7) trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!