Cập nhật nội dung chi tiết về Bài 6 – Tiết 2. Kinh Tế Hoa Kì (Địa Lý 11) mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Qui mô nền kinh tế – Thành lập 1776 đến 1890 vượt Anh, Pháp để đứng đầu thế giới đến nay. – Tổng sản phẩm (GDP) trong nước đứng đầu thế giới (gấp hai Nhật và lớn hơn châu Âu). – GDP bình quân 2004: 39.739 USD/ người.
II. Các ngành kinh tế 1. Dịch vụ: phát triển mạnh chiếm tỉ trọng cao 79.4% GDP –năm 2004. a. Ngoại thương – Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2004: 2344,2 tỉ USD. – Ngoại thương: chiếm 12% tổng kim ngạch thế giới. – Từ 1990-2004 giá trị nhập siêu càng lớn. (1994 : 123,4 tỉ USD, năm 2004 : 707,2 tỉ USD)
b. Giao thông vận tải – Hệ thống đường và phương tiện hiện đại nhất thế giới. – Đường hàng không: 30 hãng hàng không, sân bay nhiều nhất thế giới, đảm nhiệm 1/3 lượng hành khách của thế giới. – Năm 2004 có 6,43 triệu km đường ôtô, 226,6 triệu km đường sắt. Đường biển, đường ống cũng rất phát triển.
c. Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch – Có 600.000 tổ chức ngân hàng, tài chính hoạt động với 7 triệu lao động. – Ngành ngân hàng, tài chính có mặt trên toàn thế giới đem lại nguồn thu và lợi thế lớn cho kinh tế Hoa Kì – Thông tin liên lạc rất hiện đại, có nhiều vệ tinh và thiết lập hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cung cấp dịch vụ thông tin cho nhiều nước. – Du lịch phát triển mạnh, năm 2004 có 1,4 tỉ lượt khách đi du lịch trong nước và hơn 46 triệu lượt khách nước ngoài đến Hoa Kì, doanh thu 74,5 tỉ USD.
2. Công nghiệp – Tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu. – Tỉ trong giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm: 1960: 33,9%, 2004: 19,7%. – Gồm 3 nhóm ngành: + CN chế biến: 40 triệu lao động, 84,2% giá trị xuất khẩu (Hóa chất, chế tạo máy, điện tử – viễn thông, giao thông vận tải, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, gỗ). + CN điện lực: nhiệt điện, nguyên tử điện, thuỷ điện, địa nhiệt, điện từ gió, từ mặt trời … + CN khai thác khoáng sản: . Phốt phát, môlip đen : đứng nhất thế giới. . Vàng, bạc, đồng, chì, than đá : đứng nhì thế giới. . Dầu mỏ: Thứ ba thế giới. – Giảm tỉ trọng các ngành truyền thống tăng các ngành hiện đại. – Phân bố: + Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống. + Hiện nay: mở rộng xuống phía nam và Thái Bình Dương với các ngành hiện đại.
Hinh 6.7. Các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kì
3. Nông nghiệp – Nền nông nghiệp tiên tiến, phát triển nhất thế giới. Gía trị sản lượng nông nghiệp năm 2004 : 140 tỉ USD, chiếm 0,9% GDP. – Cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp thay đổi: + Giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông. + Tăng tỉ trọng các hoạt động dịch vụ nông nghiệp. – Phân bố : + Trước đây: hình thành các vùng chuyên canh trồng theo các vành đai (rau, lúa mì, nuôi bò sữa…). + Ngày nay: sản xuất thành vùng đa canh hàng hóa theo mùa vụ. – Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là các trang trại. + Số lượng các trang trại có xu hướng giảm nhưng diện tích bình quân mỗi trang trại lại tăng. + Năm 1935 có 6,8 triệu trang trại với diện tích bình quân 63ha, đến năm 2000 chỉ còn hơn 2,1 triệu trang trại nhưng diện tích bình quân mỗi trang trại lên đến 176 ha. – Nông nghiệp hàng hóa được hình thành và phát triển mạnh: có tính chuyên môn hóa cao, gắn liền công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. – Nông nghiệp cung cấp nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới. Hằng năm xuất khẩu trung bình khoảng 10 triệu tấn lúa mì, 61 triệu tấn ngô, 17-18 triệu tấn đỗ tương…Gía trị xuất khẩu khoảng 20 tỉ USD, ngoài ra còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Hinh 6.6. Phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kì
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 44 SGK Địa lý 11) Dựa vào bảng 6.3 (trang 41 SGK Địa lý 11) vẽ biểu đồ so sánh GDP của Hoa Kì với thế giới và một số châu lục. – Cách vẽ 1:
– Cách vẽ 2:
? (trang 44 SGK Địa lý 11) Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và giải thích nguyên nhân. – Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong công nghiệp: giảm tỉ trọng các ngành luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa,… tăng tỉ trọng các ngành hàng không – vũ trụ, điện tử,.. – Do những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, Hoa Kì đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất các vật liệu mới, công nghệ thông tin nên Hoa Kì đã đầu tư phát triển nhiều ngành công nghiệp hiện đại là những ngành có lợi nhuận cao.
? (trang 44 SGK Địa lý 11) Trình bày những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì. – Lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì được phân thành các vành đai chuyên canh như: vành đai rau, vành đai lúa mì, vành đai nuôi bò sữa,… – Nguyên nhân: + Do trình độ sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì cao. + Sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì mang tính chất hàng hóa cao. + Sản xuất nông nghiệp được sự hỗ trợ của công nghiệp và giao thông vận tải.
Lý Thuyết Địa Lí 11 Bài 6 Tiết 2: Kinh Tế
Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 6 Tiết 2: Kinh tế
I. QUY MÔ NỀN KINH TẾ
Là nền kinh tế giàu, mạnh nhất thế giới.
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
1. Dịch vụ:
Chiếm tỉ trọng cao nhất, năm 2004. 79.4% GDP
a. Ngoại thương
– Đứng đầu thế giới.
b. Giao thông vận tải
– Hệ thống đường và phương tiện hiện đại nhất thế giới.
c. Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch
– Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới, tạo nguồn thu và lợi thế cho kinh tế của Hoa Kì
– Thông tin liên lạc rất hiện đại.
– Ngành du lịch phát triển mạnh.
2. Công nghiệp:
Là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.
– Tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm.
– Sản xuất công nghiệp gồm 3 nhóm ngành:
+ Công nghiệp chế biến.
+ Công nghiệp điện lực: nhiệt điện, điện nguyên tử, thuỷ điện…
+ Công nghiệp khai khoáng đứng đầu thế giới.
– Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành có sự thay đổi: giảm tỉ trọng các ngành CN truyền thống tăng các ngành CN hiện đại.
– Phân bố:
+ Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống.
+ Hiện nay: mở rộng xuống phía nam và Thái Bình Dương với các ngành CN hiện đại.
3. Nông nghiệp:
Đứng hàng đầu thế giới
– Chiếm tỉ trọng nhỏ 0,9% GDP năm 2004.
– Cơ cấu có sự chuyển dịch: giảm tỉ trọng thuần nông và tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.
– Phân bố: đa dạng hóa nông sản trên cùng lãnh thổ. Các vành đai chuyên canh đã chuyển thành vùng sản xuất nhiều loại nông sản hàng hoá theo mùa vụ.
– Hình thức: chủ yếu là trang trại. Nhìn chung số lượng trang trại giảm nhưng diện tích trung bình lại tăng.
– Nền nông nghiệp hàng hóa được hình thành sớm và phát triển mạnh.
– Là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.
– Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Bài 8 – Tiết 2. Kinh Tế Liên Bang Nga (Địa Lý 11)
I. Quá trình phát triển kinh tế 1. LB Nga đã từng là trụ cột của Liên bang Xô Viết – Sau Cách mạng tháng 10 Nga thành công, năm 1917 Liên bang Xô Viết được thành lập. – Liên bang Nga đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên bang Xô Viết thành siêu cường:
2. Thời kỳ đầy khó khăn biến động (những năm 1990 của Thế kỉ XX) – Vào cuối những năm 1980 thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô bộc lộ yếu kém. – Đầu những năm 1990, Liên Xô tan rã, Liên bang Nga độc lập nhưng gặp nhiều khó khăn: + Tốc độ tăng GDP âm + Sản lượng các ngành kinh tế giảm. + Đời sống nhân dân khó khăn. + Vai trò cường quốc suy giảm. + Tình hình chính trị xã hội bất ổn.
3. Nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc
Hinh 8.6. Tốc độ tăng trưởng GDP của Liên Bang Nga (giá so sánh) giai đoạn 1990-2005
a. Chiến lược kinh tế mới – Từ năm 2000, Liên bang Nga bước vào thời kì chiến lược mới: + Đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng. + Xây dựng nền kinh tế thị trường. + Mở rộng ngoại giao. + Nâng cao đời sống nhân dân, khôi phục vị trí cường quốc. b. Những thành tựu đạt được sau năm 2000 Nhờ những chính sách và biện pháp đúng đắn, nền KT LB Nga đã vượt qua khủng hoảng, đang dần ổn định và đia lên : + Vượt qua được khủng hoảng, đang ổn định và phát triển, GDP tăng 5%. + Sản lượng các ngành kinh tế tăng. + Thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài từ thời Xô Viết (hơn 160 tỉ USD) + Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 4 thế giới (2005). + Gía trị Xuất siêu ngày càng tăng. + Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. + Tình hình chính trị xã hội ổn định. + Khôi phục lại vị trí trên trường quốc tế, Liên bang Nga nằm trong nhóm nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G8). c. Khó khăn – Phân hóa giàu nghèo. – Chảy máu chất xám.
II. Các ngành kinh tế 1. Công nghiệp – Là ngành xương sống của kinh tế Liên bang Nga. – Cơ cấu đa dạng, gồm các ngành truyền thống và hiện đại. – Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn, mang lại nguồn tài chính lớn: đứng đầu thế giới về khai thác. – Công nghiệp truyền thống: + Ngành: năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác vàng và kim cương, giấy, gỗ,… + Phân bố: tập trung ở Đông Âu, Tây Xibia và dọc đường giao thông. – Công nghiệp hiện đại: + Các ngành: điện tử- hàng không, vũ trụ, nguyên tử. Công nghiệp quốc phòng là thế mạnh. + Phân bố: vùng trung tâm, Uran,….
Hinh 8.8. Các trung tâm công nghiệp chính của Liên Bang Nga
2. Nông nghiệp – Quỹ đất lớn (200 triệu ha), có khả năng trồng nhiều loại cây và phát triển chăn nuôi. – Sản lượng lương thực đạt 78,2 triệu tấn và xuất khẩu trên 10 triệu tấn (2005). – Sản lượng cây công nghiệp (hướng dương, củ cải đường), cây ăn quả, rau, chăn nuôi, đánh bắt cá đều tăng trưởng. – Phân bố : trồng nhiều ở đồng bằng Đông Âu và phía Nam đồng bằng Xi-bia.
3. Dịch vụ Giao thông vận tải: tương đối phát triển: + Hệ thống đường sắt xuyên Xibia và BAM đóng vai trò quan trọng trong phát triển Đông Xibia. + Thủ đô Moscow với hệ thống xe điện ngầm – Kinh tế đối ngoại liên tục tăng, xuất siêu. – Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc –pua là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước.
III. Một số vùng kinh tế + Vùng Trung tâm – Vùng KT lâu đời, phát triển nhanh nhất. Sản lượng lương thực, thực phẩm lớn; tập trung nhiều ngành công nghiệp. – Mat-xcơ-va: Trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học, du lịch lớn của vùng và cả nước. + Vùng Trung tâm đất đen – Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp. – Công nghiệp phát triển đặc biệt là các ngành phục vụ cho nông nghiệp. + Vùng Uran – Giàu tài nguyên. – Công nghiệp phát triển (khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí, hoá chất, chế biến gỗ, khai thác và chế biến dầu mỏ, khí tự nhiên). – Nông nghiệp còn hạn chế. + Vùng Viễn Đông – Giàu tài nguyên. – Công nghiệp khai thác khoáng sản, gỗ, đóng tàu, cơ khí, đánh bắt cá, chế biến hải sản. – Vùng có điều kiện hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
IV. Quan hệ Nga – Việt trong bối cảnh quốc tế mới – Là quan hệ truyền thống được hai nước đặc biệt quan tâm, LB Nga vẫn coi Việt Nam là đối tác chiến lược ở ĐNA. – Nước Nga đang thực hiện chức năng gắn kết Âu-Á của mình với tư cách là không gian cầu nối và liên kết tòan diện giữa châu Âu và châu Á, trong đó có Việt Nam. – Quan hệ hợp tác Nga – Việt được khẳng định là tiếp nối mối quan hệ Xô – Việt trước đây. Quan hệ Nga – Việt trong thập niên 90 (thế kỉ XX) và nâng lên tầm cao mới của đối tác chiến lược vì lợi ích cả hai bên. – Kim ngạch buôn bán 2 chiều Nga – Việt đạy 1,1 tỉ USD (2005) lên 3 tỉ USD vào những năm gần nhất. Hợp tác sẽ diễn ra trên nhiều mặt, toàn diện như: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và KHKT.
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 72 SGK Địa lý 11) Trình bày vai trò của LB Nga trong Liên bang Xô viết trước đây và những thành tựu mà LB Nga đạt được sau năm 2000. * Vai trò của LB Nga trong Liên bang Xô viết trước đây : – Nhiều ngành công nghiệp của LB Nga chiếm hơn một nửa tỉ trọng của LB Xô viết như : than đá, điện, thép,… thậm chí có nhiều ngành công nghiệp còn chiếm hơn 2/3 sản lượng như : dầu mỏ, khí tự nhiên, gỗ, giấy, xenlulô. – Nga chiếm 1/2 sản lượng lương thực của Liên bang Xô viết. * Thành tựu đạt được sau năm 2000 : – Đã vượt qua được khủng hoảng, đang trong thế ổn định đi lên. – Sản lượng kinh tế tăng. – Đã thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài từ thời kì Xô viết, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. – Giá trị xuất siêu ngày càng tăng. Dự trữ ngoại tệ đứng thứ tư thế giới. – Vị thế ngày càng tăng trên trường quốc tế.
? (trang 72 SGK Địa lý 11) Dựa vào bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA LB NGA
(Đơn vị: triệu tấn)
Năm
1995
1998
1999
2000
2001
2002
2005
Sản lượng
62,0
46,9
63,8
64,3
83,6
92,0
78,2
Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng lương thực của LB Nga qua các năm. Rút ra nhận xét.
– Vẽ biểu đồ hình cột:
– Nhận xét: Sản lượng lương thực LB Nga chiếm cao trên thế giới. Tuy nhiên sản lượng chưa ổn định (số liệu)
? (trang 72 SGK Địa lý 11) Hãy nêu những ngành công nghiệp mà LB Nga đã hợp tác với Việt Nam (trước đây và hiện nay). -Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản :dầu khí, quặng thiếc, quặng vàng,… -Ngành công nghiệp xây dựng. -Một số ngành công nghiệp nhẹ : cao su, xà phòng, thuốc lá ,…
Trắc Nghiệm Địa Lý 11 Bài 6: Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (Tiết 2)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 11 bài 6
VnDoc xin gửi tới các bạn bài Trắc nghiệm bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Tiết 2) được sưu tầm và biên soạn kỹ lưỡng, tài liệu bao gồm các phần kinh tế của đất nước Hoa Kì, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và ôn luyện kiến thức.
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ – Kinh tế
Câu 1. Ý nào sau đây không đúng về thuận lợi chủ yếu để phát triển kinh tế của Hoa Kì?
Câu 2. Ý nào sau đây là đúng khi nói về nền kinh tế Hoa Kì?
Câu 3. Ý nào sau đây là đúng khi nói về sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ Hoa Kì?
Câu 4. Phát biểu nào sau dây đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì?
Câu 5. Ngành công nghiệp chiếm phần lớn giá trị hàng hóa xuất khẩu của cả nước ở Hoa Kì là
Câu 6. Trong cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay của Hoa Kì, các ngành nào sau đây có tỉ trọng ngày càng tăng?
Câu 7. Hoạt động điện lực nào sau đây ở Hoa Kì không sử dụng nguồn năng lượng sạch, tái tạo?
Câu 8. Các ngành sản xuất chủ yếu ở vùng Đông Bắc Hoa Kì là
Câu 9. Vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương là nơi tập trung các ngành công nghiệp:
Câu 10. Ý nào sau đây không đúng về nền sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì?
Câu 11. Ý nào sau đây đúng về nền nông nghiệp của Hoa Kì?
Câu 12. Hoa Kì không phải là nước xuất khẩu nhiều
Câu 13. Ý nào sau đây không đúng khi nới về sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì hiện nay?
Cho bảng số liệu: GDP của thế giới, Hoa Kì và một số châu lục khác năm 2014 (Đơn vị: USD)
Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi từ 14 đến 16:
Câu 14. Năm 2014, GDP của Hoa Kì chiếm
Câu 15. Năm 2014, GDP của Hoa Kì bằng
Câu 16. Năm 2014, GDP của Hoa Kì gấp khoảng
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 11 bài 6
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài 6 – Tiết 2. Kinh Tế Hoa Kì (Địa Lý 11) trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!