Đề Xuất 3/2023 # Bài 3 Trang 92 Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1 # Top 4 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Bài 3 Trang 92 Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1 # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bài 3 Trang 92 Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 92 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 92 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi Luyện tập, soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời của mình

Trả lời bài 3 trang 92 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Gợi ý làm bài

– Giới thiệu chung về vẻ đẹp hai chị em.

– Vẻ đẹp của Thúy Vân

– Vẻ đẹp của Thúy Kiều

Lưu ý: dùng lời văn của mình để minh tả, có thể sử dụng thêm các biện pháp nghệ thuật khác để bài văn sinh động, hấp dẫn hơn. Không nên dùng lại y nguyên những hình ảnh ước lệ trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều để giới thiệu mà phải biết liên tưởng từ những hình ảnh gợi tả mà tác giả sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của hai nhân vật này theo cảm nhận của riêng mình.

Bài văn tham khảo

Nhà Vương viên ngoại có hai con gái đầu lòng xinh đẹp, đặt tên chị là Thúy Kiều, em là Thúy Vân. Hai chị em nổi tiếng trong vùng là hai cô con gái có tư cách đạo đức nghiêm trang mẫu mực của một gia đình nề nếp. Họ chẳng khác nào như hai cành mai quý. Tư tưởng họ tinh khiết như tuyết đầu đông. Mỗi người, Có một nét đẹp khác nhau nhưng thật là hoàn hảo mười phân vẹn mười.

Thúy Vân thì có nét đoan trang hiền hòa, khác hẳn với những cô gái bình thường. Khuôn mặt nàng bầu bĩnh như vầng trăng tròn với đôi lông mày nở nang. Khi Thúy Vân mỉm cười, hệt như một đoá hoa quỳnh nở sáng màn đêm. Khi nàng thốt lời, tiếng nói nàng trong như ngọc, lời lẽ nàng êm ái như ru. Tóc nàng mềm mại, óng ả hơn mây. Da nàng nếu đem so với tuyết thì tuyết phải nhường bước.

Bên cạnh đó, Thúy Kiều lại càng có nhan sắc mặn mà hơn cả em gái. Đã thế Thúy Kiều lại hơn cả Thúy Vân về cả sắc lẫn tài. Mắt nàng lóng lánh xanh biếc như mặt nước hồ thu. Nét mày nàng mượt mà như núi mùa xuân. Nàng đi dạo bên hoa, hoa phải ghen tị vì không tươi thắm bằng nàng. Khi Kiều đừng chân bên cành liễu, liễu phải ghen hờn vì liều không xanh tốt bằng mái tóc Kiều …..

Bài 3 Trang 145 Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 145 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Bếp lửa (Bằng Việt)

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 145 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu văn bản, soạn bài Bếp lửa ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu lại nhớ đến bà, và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa? Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này? Vì sao tác giả lại viết “Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”?

Trả lời bài 3 trang 145 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

– Hình ảnh bếp lửa được nhắc tới 12 lần trong suốt bài thơ. Đó là hình ảnh quen thuộc bà nhóm lửa mỗi sáng. Bà và bếp lửa là hai mà như một, bà châm ngọn lửa, không chỉ là lửa củi, đó còn là “ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”, ngọn lửa của tình thương yêu ấp ủ.

– “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !” : một hình ảnh giản dị ghi dấu tình bà cháu thiêng liêng, lưu giữ cả một tuổi thơ khổ cực gian khó.

Có thể nói bà là người nhóm lửa, lại cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong mỗi gia đình. Sự tần tảo, đức hi sinh chăm lo cho mọi người của bà được tác giả thể hiện trong một chi tiết rất tiêu biểu:

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.

Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ và còn: “Nhóm dây cả những tâm tình tuổi nhỏ”.

Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ. Bếp lửa được nhắc tới 10 lần trong bài:

– Hình ảnh bếp lửa “chập chờn” , “ấp iu” xuất hiện đầu bài gợi lên nỗi nhớ của cháu về bà

+ Hình ảnh bếp lửa có những biến thể: khói, lửa

+ Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ:cùng bà nhóm lửa, tiếng tu hú kêu,

– Bà không chỉ là người nhóm lên ngọn lửa thực tế, mà đó là ngọn lửa của tình yêu thương, hi vọng, tác giả dựa vào đó để gửi gắm tình cảm, cảm xúc của mình

– Tác giả thốt lên “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa”, bếp lửa trở thành biểu tượng thiêng liêng, cao đẹp

– Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà tảo tần, giàu yêu thương.

Giangdh (Tổng hợp)

Bài 3 Trang 117 Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 117 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 117 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự chi tiết và đầy đủ nhất.

Ghi lại tâm trạng của em sau khi làm một việc có lỗi với bạn

Trả lời bài 3 trang 117 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Có thể ghi lại diễn biến tâm trạng của mình theo một số định hướng:

– Ân hận, day dứt vì đã làm bạn buồn

– Hối hận, vì đã gây ra làm tổn thương bạn

– Muốn sửa lại lỗi lầm của mình

Tôi là đứa được coi là nghịch ngợm nhất lớp. Và cứ như thường lệ đến giờ sinh hoạt lớp là y như rằng tôi được nêu gương trước lớp. Tất cả là do đứa lớp trưởng khó ưa ấy, mặc cho tôi luôn nói khản cả giọng mà nó vẫn thưa với cô giáo. Tôi nghĩ bụng sẽ có lần tôi trả thù nó. Và rồi, trong giờ ra chơi chúng tôi đang chơi đá bóng, bỗng nhiên tôi thấy người mà tôi ghét (lớp trưởng) đi ngang qua. Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để trả thù, thế rồi tôi sút một phát mạnh, quả bóng bay trúng đầu lớp trưởng, nó choáng và ngã xuống. Đáng lẽ tôi thấy vui nhưng không, tôi chợt nhận ra sự ích kỉ của bản thân mình. Từ lúc đó tôi luôn cảm thấy bứt rứt, khó tả vì mình đã làm một việc tệ hại. Trong đầu tôi nảy ra nhiều ý nghĩ có nên xin lỗi và nói thật với bạn ấy hay cứ coi như chuyện ngoài ý muốn. Ôi ! đầu tôi như muốn nổ tung ra với những suy nghĩ đó và cuối cùng tôi đã nói thật. Hôm sau khi đến lớp tôi đã xin lỗi bạn ấy và nói sự thật. Bạn ấy đã tha lỗi cho tôi, tôi cảm động trước sự rộng lượng ấy, vậy mà tôi đã làm gì chứ, tôi hối hận vô cùng.

Hôm nay, mình đã thật hèn nhát, đáng khinh. Chính mình là người đầu têu ra trò mang con chuột chết vào lớp để bỏ vào cặp sách của Giang. Mình nghĩ là chỉ đùa một chút thôi. Giang vốn là một lớp trưởng nghiêm khắc, cứng rắn đến lạnh lùng trước những lần vi phạm nội quy của bọn con trai nghịch ngợm trong lớp. Mình nghĩ đơn giản là trêu nó một chút để nó chừa thói hay dùng “quyền lực” của lớp trưởng để làm cho mình bị phạt. Ai ngờ nó lại sợ một con chuột chết đến thế! Nhìn nó nước mắt vòng quanh, mặt mày tái mét khi phát hiện ra con chuột trong cặp mà mình cũng thấy ân hận vì đã đùa quá đáng. Mình đã không đủ can đảm để nhận trách nhiệm… Mình phải làm thế nào bây giờ?..

Tôi và cô bạn bàn trên vốn đã không ưa nhau, lại còn hay cãi nhau chỉ vì vài việc vụn vặt. Một lần, cô bạn đó mách với cô chủ nhiệm lớp tôi vì tôi trốn tiết Anh. Tôi tức lắm vì tính con nhóc đó thật thích mách lẻo. Tôi đã bảo nó ở lại cuối giờ và mắng nó một trận. Nhưng nó không xin lỗi mà còn bày ra vẻ mặt thách thức, tôi tức quá và quyết định phải làm gì đó để trả thù bõ tức. Hôm sau, nó đến lớp, khoe hộp bút mới được mua. Tôi nảy ngay ý định giấu hộp bút đó để trêu tức nó. Tiết thể dục, tôi vội giấu hôp bút của nó. Hết tiết, nó lên lớp không thấy đâu, nó tìm và khóc um lên. Nhìn nó khóc, tôi thấy mừng thầm, cục tức hôm qua tan biến hẳn. nhưng nhìn nó khóc đến đáng thương, tôi lại chột dạ. Tôi thầm nghĩ liệu mình có làm gì sai? Tôi dằn vặt hết cả buổi vì thấy nó ủ rũ buồn bã. Về nhà tôi cứ suy nghĩ về việc trên lớp. Tôi bống thấy mình thật quá đáng, tôi thấy ân hận và tự trách bản thân. Tôi quyết định hôm sau trả lại cho cô bạn và xin lỗi. Hôm sau tôi trả cô bạn chiếc hộp bút cùng cây kẹo mút để chuộc lỗi. Cô bạn cũng xin lỗi tôi vì lần trước mách cô, chúng tôi làm hoà.

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 3 trang 117 SGK ngữ văn 9 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự tốt hơn trước khi đến lớp.

Bài 1 Trang 29 Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 29 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 29 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập trên lớp, soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh chi tiết và đầy đủ nhất.

Hãy vận dụng yếu tố miêu tả trong việc giới thiệu:

– Con trâu ở làng quê Việt Nam (hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam).

– Con trâu trong công việc làm ruộng (sớm hôm gắn bó với người nông dân).

– Con trâu trong một số lễ hội.

– Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.

Trả lời bài 1 trang 29 SGK Ngữ văn 9 tập 1

– Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam

– Thân bài:

+ Con trâu trong nghề làm ruộng

+ Con trâu trong lễ hội, đình đám

+ Con trâu là nguồn cung cấp thực phẩm, nguyên liệu

+ Con trâu là tài sản lớn của người nông dân.

– Kết bài: Con trâu trong cuộc sống tình cảm của người nông dân.

Để soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 29 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:

– Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng: Con trâu đã gắn bó ngàn đời với người nông dân Việt Nam, trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng. Trâu như người bạn thân thiết của nhà nông. Con trâu với dáng vẻ quen thuộc “Con trâu đi trước, cái cày theo sau”, trâu lầm lũi, gò lưng kéo cày, chân sục dưới bùn, bì bõm dưới nước,…

– Hình ảnh con trâu ở làng quê rất quen thuộc: Sau một ngày lao động, chiều xuống, trâu đủng đỉnh trên đường về làng, với dáng đi khoan thai chậm rãi. Những đàn trâu gặm cỏ bên triền đê. Những ngày mùa, trâu nằm cạnh đông rơm, chậm rãi nhai,… Hình ảnh ấy gợi lên sự yên bình của làng que Việt Nam.

– Con trâu trong một số lễ hội (lẽ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng và một số tỉnh khác).

– Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn:

Hình ảnh trâu đủng đỉnh gặm cỏ trên đồng, trên bãi, ven đê, ven đường làng. Đầm mình trong dòng nước mát trên sông.

Hình ảnh chú bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo giữa đồng quê thường được coi là biểu tượng cho cuộc sống thanh bình của đồng quê.

Những kỉ niệm tuổi thơ thường gắn với những trò chơi của trẻ em khi chăn trâu như bắt dế, đánh trận giả, chơi chọi (cỏ) gà,…

– Từ bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam.

– Ngày ngày, cứ mỗi lần ra đồng, người nông dân thường dắt trâu bên cạnh. Trâu sớm hôm gắn bó với người không khi nào ngơi nghỉ. Hình ảnh con trâu chậm rãi, khoan thai bước đi bên người bất kể nắng mưa gợi nhắc sự thân thuộc, gần gũi giữa trâu với người.

– Con trâu không chỉ kéo cày, kéo xe, cày ruộng mà trâu còn là một trong những nhân vật chính trong Lễ hội chọ trâu ở Đồ Sơn.

– Không một đứa trẻ nào sinh ra ở làng quê Việt Nam mà chưa từng theo đuôi trâu ra đồng. Thi thoảng, chúng còn cưỡi trên lưng trâu thong dong trên khắp đồng cỏ, ngân nga những khúc sáo ru rương

– Con trâu trên đồng ruộng: Trước đây, con trâu là nguồn sức kéo chính giúp người nông dân cày, bừa ruộng lúa. Vào thời vụ, trên cánh đồng, nơi này con trâu cắm cúi gò lưng kéo chiếc cày đang cắm sâu vào đất, nơi kia con trâu xoải bước chân kéo lưỡi bừa đang sục vào bùn.

– Con trâu trong một số lễ hội: Hàng năm vào tháng tư, vùng Đồ Sơn lại mở hội chọi trâu. Trong dân gian có câu ca:

Dù ai buôn đâu bán đâu Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về Dù ai buôn bán trăm nghề Mồng mười tháng tám trở (nhớ) về chọi trâu

Đến ngày hội, người ta dẫn ra sân chọi trâu những con trâu đực ra bóng nhẫy, no tròn, đôi sừng cong vút.

– Con trâu với tuổi thơ: Trẻ em ở nông thôn, không em nào không có duyên nợ với con trâu. Khi thì đi cắt cỏ cho trâu, lúc lại dong trâu đi ăn trên cánh đồng. Những lúc cánh đồng gặt xong chưa cày vỡ, đổ ải hoặc trồng hoa màu là lúc trẻ em chăn trâu thích nhất. Lúc đó có thể để trâu tự do ung dung, thanh thản gặm còn mình đi bắt con muồm muỗm, đồ tổ dế..

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 1 trang 29 SGK ngữ văn 9 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài 3 Trang 92 Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!