Cập nhật nội dung chi tiết về Bài 3. Soạn Thảo Văn Bản mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Các thao tác với một tệp văn bản
a. Tạo một văn bản mới
Mặc định khi khởi MS Word 2013 chương trình sẽ tự động tạo một văn bản mới, tuy nhiên trong các trường hợp khác bạn có thể tạo một văn bản mới bằng các cách sau đây:
Cách 1: Nhấp chọn biểu tượng New trên thanh công cụ Quick Access Toolbar (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + N).
Cách 2: Nhấp chọn biểu tượng Office Button.
Hộp thoại Office Button xuất hiện, chọn New
Lưu ý: Với hai cách trên chúng ta sẽ tạo được một văn bản trắng tuy nhiên Microsoft Word 2013 còn cung cấp rất nhiều các mẫu (Template) được xây dựng sẵn mà bạn có thể kế thừa và sử dụng lại. Việc sử dụng các mẫu (Template) được xây dựng sẵn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như tiếp cận với cách trình bày văn bản hiện đại, khoa học của Microsoft.
Để lựa chọn Templates bạn chỉ cần nhấp chuột vào mẫu đó rồi nhấn Create. Một file mới được mở với nội dung như hình ảnh mô tả về bản mẫu mà bạn vừa chọn. Từ văn bản này bạn có thể chỉnh sửa thay đổi nội dung cho phù hợp với yêu cầu sử dụng.
b. Lưu lại văn bản
Sau khi hoàn thiện một văn bản bạn cần lưu nó lại trên ổ đĩa cứng để có thể sử dụng ở các lần tiếp theo. Với MS Word 2013, bạn có thể lưu một văn bản bằng các cách sau đây:
Cách 1: Nhấp chọn biểu tượng Save trên thành công cụ Quick Access.
Cách 2: Nhấp chọn nút Save trong cửa sổ Office Button, chọn mục Computer phía bên phải sau đó chọn các thư mục lưu, hoặc chọn browser.
Bạn chọn đường dẫn lưu file trên ổ đĩa cứng rồi nhập tên cho file văn bản vào mục File Name, cuối cùng nhấp nút Save để lưu lại văn bản.
Lưu ý: Để lưu lại văn bản với một tên khác bạn chọn nút Save As trong cửa sổ Office Button. Các thao tác còn lại giống như khi chọn nút Save
c. Mở một văn bản đã tồn tại
Để mở một văn bản đã tồn tại bạn có thể thực hiện theo một trong các cách sau đây:
Cách 1: Trong cửa sổ Windows Explorer nhấp đúp chuột vào biểu tượng file văn bản cần mở.
Cách 2: Khởi động MS Word 2013, từ thanh Quick Access Toolbar nhấp chọn biểu tượng Open (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+O).
Cách 3: Từ cửa sổ Office Button nhấp chọn nút Open.
Bằng một trong hai cách 2 và 3 hộp thoại Open xuất hiện chọn tới File cần mở rồi nhấp chọn nút Open.
d. Đóng văn bản hiện thời
Để đóng văn bản hiện thời bạn thực hiện như sau:
– Nhấp chọn biểu tượng Word Document phía góc phải màn hình làm việc hiện tại.
– Hộp thoại xuất hiện nhấp chọn nút Close.
Nếu file văn bản của bạn chưa lưu chương trình sẽ xuất hiện hộp thoại xác nhận. Nếu muốn lưu lại thay đổi bạn chọn Save, ngược lại chọn Don’t Save, nếu muốn hủy thao tác đóng file văn bản hiện thời bạn nhấp chọn nút Cancel.
e. Thoát khỏi ứng dụng
Để đóng hoàn toàn ứng dung Microsoft Word 2013 bạn có thể làm theo một trong các cách sau đây:
Cách 1: Nhấp chọn nút Exit ở góc phải trên của màn hình Microsoft Word 2013.
Cách 2: Từ cửa sổ Office Button nhấp chọn nút Exit.
Bằng một trong hai cách trên nếu file văn bản của bạn chưa lưu chương trình sẽ xuất hiện hộp thoại xác nhận. Nếu muốn lưu lại thay đổi bạn chọn Save, ngược lại chọn Don’t Save, nếu muốn hủy thao tác tắt ứng dụng bạn nhấp chọn nút Cancel.
2. Định dạng khổ giấy và đặt lề văn bản
Bạn có thể để khổ giấy văn bản của bạn là một khổ nhất định mỗi lần bạn mở chương trình lên. Thông thường văn bản thường được đặt là khổ giấy A4. Đôi khi bạn cần phải thay đổi đối khổ giấy cho một loại văn bản đòi hỏi có khổ giấy khác.
Chọn tab Page Layout trên thanh công cụ Ribbon tìm tới nhóm Page Setup.
- Margins: Căn lề cho văn bản, để thực hiện bạn nhấp chọn vào biểu tượng này một danh sách đổ xuống với một số mẫu có sẵn.
Bạn có thể chọn một trong số những mẫu này hoặc tùy chỉnh bằng cách nhấp chọn mục Custom Margins… Hộp thoại Page Setup xuất hiện trỏ tới tab Margins bạn có thể tùy chỉnh các giá trị trong mục Margins để căn lề cho văn bản theo ý muốn, sau đó nhấp nút OK để lưu lại.
- Orientation: Chọn chiều khổ giấy là ngang hay dọc, để thực hiện bạn nhấp chọn nút lệnh, một danh sách với hai sự lựa chọn xuất hiện. Bạn chọn Portrait để đặt dọc khổ giấy và chọn Landscape để quay ngang khổ giấy.
- Size: Lựa chọn khổ giấy, để thực hiện bạn nhấp chọn nút lệnh này trên thanh Ribbon, một danh sách liệt kê các khổ giấy xuất hiện.
Bạn có thể lựa chọn một trong các khổ giấy được liệt kê, thông thường chúng ta sử dụng khổ A4 cho các văn bản. Tuy nhiên nếu không có khổ giấy phù hợp bạn có thể chọn mục More Pager Sizes… Hộp thoại Page Setup xuất hiện và trỏ tới tab Page.
Từ đây bạn có thể thay đổi khổ giấy bằng cách thay đổi giá trị trong mục Width và Height.
3. Thiết lập font chữ chung cho văn bản
Để thay đổi font chữ bạn nhấp chọn mũi tên trỏ xuống trong mục trên tên Font chữ, một danh sách liệt kê các font chữ có trong hệ thống xuất hiện bạn chọn tới font chữ cần thiết lập. Thông thường chúng ta chọn font Times New Roman cho văn bản.
Tiếp theo bạn chọn cỡ chữ trong mục Font Size, ngoài việc chọn những cơ chữ có sẵn trong danh sách bạn cũng có thể nhập trực tiếp cỡ chữ cần thiết lập vào ô này. Thông thường với văn bản chúng ta chọn cỡ chữ 14.
Còn có rất nhiều tùy chỉnh về font chữ tuy nhiên khi bắt đầu văn bản chúng ta chỉ cần thiết lập những thuộc tính chung nhất, các thay đổi về sau sẽ được thực hiện cho từng đoạn văn bản và chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn trong phần tiếp theo.
4. Soạn thảo văn bản
Sau khi thiết lập một số thuộc tính cho văn bản như khổ giấy, căn lề, font – cỡ chữ bạn đã có thể soạn thảo văn bản thô. Như trình bày ở phần trước bạn nên soạn thảo đầy đủ nội dung ở dạng văn bản thô trước khi tiến hành hiệu chỉnh văn bản. Để soạn thảo nội dung cho văn bản bạn có thể sử dụng toàn bộ các phím chữ, số và các ký có trên bàn phím máy tính.
Gõ chữ tiếng Việt
Với thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, phần lớn các bạn đã có nhiều thời gian tiếp xúc với máy tính và cũng thường gõ những đoạn văn bản khi sử dụng máy tính. Tuy nhiên, trong phần này chúng tôi cũng xin nhắc lại quy tắc gõ tiếng Việt để làm tư liệu cho những ai chưa biết.
â: aa
ă: aw
ư: uw
ơ: ow
ô: oo
đ: dd
ê: ee
Dấu huyền: f
Dấu sắc: s
Dấu nặng: j
Dấu hỏi: r
Dấu ngã: x
Xóa dấu cho chữ hiện thời: z
Di chuyển trên văn bản
←: Di chuyển con trỏ chuột sang trái một ký tự so với vị trí hiện thời.
→: Di chuyển con trỏ chuột sang phải một ký tự so với vị trí hiện thời.
↑: Di chuyển con trỏ chuột lên trên một dòng so với vị trí hiện thời.
↓: Di chuyển con trỏ chuột xuống dưới một dòng so với vị trí hiện thời.
Ctrl + ←: Di chuyển con trỏ chuột sang vị trí ký tự đầu tiên của chữ tiếp theo bên trái so với vị trí hiện thời.
Ctrl + →: Di chuyển con trỏ chuột sang vị trí ký tự đầu tiên của chữ tiếp theo bên phải so với vị trí hiện thời.
Ctrl + ↑: Di chuyển vị trí con trỏ chuột lên vị trí ký tự đầu tiên của đoạn văn bản bên trên so với vị trí hiện thời.
Ctrl + ↓: Di chuyển vị trí con trỏ chuột xuống vị trí đầu tiên của đoạn văn bản phía dưới so với vị trí hiện thời.
Home: Di chuyển con trỏ chuột tới vị trí đầu dòng hiện thời.
End: Di chuyển con trỏ chuột tới vị trí cuối dòng hiện thời.
Page Up: Di chuyển con trỏ chuột lên đầu trang hiện thời.
Page Down: Di chuyển con trỏ chuột xuống cuối tran hiện thời.
Cđ3. Bài 1. Bước Đầu Soạn Thảo Văn Bản
LỚP 3Ngày dạy: 22 /01/2018TUẦN 19BÀI 1: BƯỚC ĐẦU SOẠN THẢO VĂN BẢN (TIẾT 1)I. MỤC TIÊU:– Thực hiện được các thao tác lưu văn bản và mở văn bản đã có sẵn để chỉnh sửa. Soạn thảo và trình bày được văn bản ngắn trên phần mềm Word.– Biết mở, sử dụng được, đúng và thao tác tốt phần mềm soạn thảo văn bản. Biết sử dụng các phím cơ bản trong soạn thảo. Biết cách thao tác trên phần mềm.– HS nghiêm túc trong quá trình học và phát tiển tư duy.II. CHUẨN BỊ:– Giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính.– Học sinh: Máy tính, tập, bút.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNHOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định :– Kiểm tra sĩ số.– Ổn định lớp.2. Giới thiệu bài mới: GV: Word là phần mềm giúp em soạn thảo văn bản trên máy tính. Để khởi động phần mềm này, em nháy đúp chuột lên biểu tượng trên màn hình nền.
+ Nhấn chọn Blank document để tạo trang soạn thảo mới.
+ Giao diện của phần mềm Word.
– GV giới thiệu giao diện của phần mềm soạn thảo đến học sinh.+ Vùng bảng chọn.+ Vùng soạn thảo.+ Con trỏ chuột.
b. Soạn thảo văn bản:– GV hướng dấn học sinh cách gõ nội dung vào trang soạn thảo.– học sinh thực hành gõ đoạn văn bản “bai so 1” trang 52 SGK vào trang soạn thảo.– GV nhận xét.– Cho các bạn quan sát bài làm của một vài bạn và nhận xét.* Có hai cách xóa kí tự:– Cách 1: Nhấn phím Delete (xóa kí tự bên phải con trỏ).– Cách 2: Nhấn phím Backspace (xóa kí tự bên trái con trỏ).
– Ổn định.
– Lắng nghe
– HS lắng nghe
– Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
– Lắng nghe, quan sát.
– Lắng nghe, quan sát.
– Quan sát giáo viên làm mẫu.– Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
– Quan sát giáo viên làm mẫu.– Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:– Tóm tắt nội dung bài học: Khái quát cách mở phần mềm soạn thảo văn bản. Gõ và xóa các kí tự trong văn bản.– Ghi nhớ thao tác thực hiện.
BÀI 1: BƯỚC ĐẦU SOẠN THẢO VĂN BẢN (tiết 2)I. MỤC TIÊU:– Thực hiện được các thao tác lưu văn bản và mở văn bản đã có sẵn để chỉnh sửa. Soạn thảo và trình bày được văn bản ngắn trên phần mềm Word.– Biết mở, sử dụng được, đúng và thao tác tốt phần mềm soạn thảo văn bản. Biết sử dụng các phím cơ bản trong soạn thảo. Biết cách thao tác trên phần mềm.– HS nghiêm túc trong quá trình học và phát tiển tư duy.II. CHUẨN BỊ:– Giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính.– Học sinh: Máy tính, tập, bút.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNHOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ :– Học sinh nhắc lại cách mở phần mềm soạn thảo văn bản?– Thực hành mở và soạn thảo một đoạn văn bản ngắn.2. Học bài mới: Lưu văn bản:– Gv hướng dẫn thao tác lưu văn bản đã soạn. + Bước 1: Chọn FIlE+ Bước 2: Chọn SAVE+ Bước 3: Đặt tên cho văn bản rồi chọn nơi cần lưu văn bản.+ Bước 4: Chọn SAVE để lưu văn bản.* Chú ý: Máy tính sẽ mặc định lấy các chữ đầu tiên trong văn bản làm tên văn bản.– GV hướng dẫn học sinh lưu
Bài 14. Soạn Thảo Văn Bản Đơn Giản
Giáo viên: Đoàn Ngoc VũThời gian: 12/2019
Tổ Toán TinLớp 6A1, 6A2, 6A3, 6A4, 6A5.
A. KHỞI ĐỘNGHoạt động 1: (5 phút) Trả lời các câu hỏiMục đích: HS nhận diện ra văn bản gõ sai quy tắt.
– GV cho 2 văn bản sau, đoạn văn nào chưa đúng quy tắt? Tìm và chỉ ra các lỗi trong văn bản chưa đúng quy tắt!Việt Nam (tên chính thức: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) là một quốc gia nằm ở phía đông, trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, thuộc châu Á.Phía bắc Việt Nam giáp với Trung Quốc, phía tây giáp với Lào và Campuchia, phía tây nam giáp với vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp với biển Đông và hơn 4000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa gần gấp 3 lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km vuông)
Việt Nam(tên chính thức: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ) là một quốcgia nằm ở phía đông , trên bán đảo Đông Dương ,thuộc khu vực Đông Nam Á, thuộc châuÁ.Phía bắc Việt Nam giáp với Trung Quốc , phía tây giáp với Lào và Campuchia, phía tây nam giáp với vịnh Thái Lan,phía đông và phía nam giáp với biển Đông và hơn 4000 hòn đảo , bãi đá ngầm lớn nhỏ , gần và xa bờ , có vùng lãnh hải , vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa gần gấp 3 lần diện tích đất liền ( khoảng trên 1 triệu km vuông ).
– GV: Đánh giá, nhận xét các nhóm, chốt ý và đi vào bài mới.– Để biết các thành phần, quy tắt gõ văn bản như thế nào chúng ta tìm hiểu bài 14 Soạn thảo văn bản đơn giản.– HS theo dõi và đưa ra nhận xét theo yêu cầu.– Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
– GV chiếu một đoạn văn, yêu cầu HS xác định kí tự, từ, dòng, đoạn, trang.
– GV theo dõi các em trả lời.– GV Đánh giá, nhận xét, chốt ý.– HS tìm hiểu SGK và thực hiện theo yêu cầu.
– HS khác nhận xét, bổ sung.
1. Các thành phần của văn bản– Ký tự, từ, dòng, đoạn, trang.
Hoạt động 2 (5 phút)Mục đích: Nhằm giúp HS nhận diện con trỏ văn bản, cách di chuyển con trỏ bằng bàn phím, chuột.
– nhận xét và thực hiện trình tự các thao tác trên máy chiếu.-Thực hiện theo yêu cầu.
– Nhóm trình bày sản phẩm của mình
Kỷ Thuật Soạn Thảo Văn Bản
Soạn thảo văn bản
thuật soạn thảo công
pháp soạn thảo một số loại công văn thông
năng viết tờ
số quy tắc soạn thảo văn bản cơ
niệm soạn thảo văn
thuật trình bày văn
vệ nội dung file văn
yêu cầu khi soạn thảo một bản báo
pháp viết một bản báo
Hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bảnTHỂ THỨC, KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢNTheo Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP,Hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
Khổ giấy, kiểu trình bày và định lề trang văn bản, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bảnMẫu Quyết định quy định trực tiếpMẫu Quyết định (ban hành quy chế, quy định)Mẫu Quy chế, quy định (ban hành kèm theo quyết định)Mẫu Chỉ thịMẫu Công điệnMẫu Thông tư liên tịchMẫu Quyết định (cá biệt – quy định trực tiếp-Dùng cho các đơn vị thuộc Bộ)Mẫu Quy chế, quy định (cá biệt – ban hành kèm theo quyết định-Dùng cho các đơn vị thuộc BộMẫu VB khác (được ban hành hoặc phê duyệt kèm theo quyết định-Dùng cho các đơn vị thuộc Bộ)Mẫu Công văn hành chính (Dùng cho các đơn vị thuộc Bộ)Mẫu Bản sao văn bảnMẫu dùng cho các BanMẫu phiếu trình giải quyết công việc
KHỔ GIẤY, KIỂU TRÌNH BÀY VÀ ĐỊNH LỀ TRANG VĂN BẢNa) Khổ giấyVăn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được trình bày trên giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm). Các loại văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển có thể được trình bày trên giấy khổ A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy mẫu in sẵn.b) Kiểu trình bàyVăn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in theo chiều dài). Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng).c) Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4)– Trang mặt trước: Lề trên: cách mép trên từ 20-25 mm; Lề dưới: cách mép dưới từ 20-25 mm; Lề trái: cách mép trái từ 30-35 mm;Lề phải: cách mép phải từ 15-20 mm.– Trang mặt sau:Lề trên: cách mép trên từ 20-25 mm; Lề dưới: cách mép dưới từ 20-25 mm;Lề trái: cách mép trái từ 15-20 mm; Lề phải: cách mép phải từ 30-35 mm. KỸ THUẬT TRÌNH BÀY CÁC THÀNH PHẦN THỂ THỨC VĂN BẢNVị trí trình bày các thành phần thể thức văn bản trên một trang giấy khổ A4 được thực hiện theo Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản kèm theo Thông tư 55/2005/TTLT-BNV-VPCP (Phụ lục II). Vị trí trình bày các thành phần thể thức văn bản trên một trang giấy khổ A5 được áp dụng tương tự theo Sơ đồ trên.Các thành phần thể thức văn bản được trình bày như sau:a) Quốc hiệuQuốc hiệu được trình bày tại ô số 1.Dòng chữ trên: “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm.Dòng chữ dưới: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch ngang nhỏ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bảnTên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày tại ô số 2.Tên cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng.Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng,
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài 3. Soạn Thảo Văn Bản trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!