Cập nhật nội dung chi tiết về Bài 29. Thực Hành: Vẽ Biểu Đồ, Nhận Xét Và Giải Thích Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Công Nghiệp (Địa Lý 12) mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Câu 1. Cho bảng số liệu sau: (trang 128 SGK)
Bảng 29.1 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (giá thực tế)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm
Thành phần kinh tế
1996
2005
Nhà nước
76 161
249 085
Ngoài Nhà nước
35 682
308 854
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
39 589
433 110
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và năm 2005. Nêu nhận xét.
Cách làm:
-Xử lý cơ cấu (%)
Bảng: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế)
(Đơn vị: %)
Năm
Thành phần kinh tế
1996
2005
Nhà nước
49,6
25,1
Ngoài Nhà nước
23,9
31,2
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
26,5
43,7
– Tính quy mô bán kính đường tròn:
+ Đặt R1996 là bán kính đường tròn năm 1996 = 1,0 (đơn vị bán kính)
+ R2005 là bán kính đường tròn năm 2005 = 2,6 (đơn vị bán kính)
-Vẽ biểu đồ hình tròn:
-Nhận xét:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 1996 đến năm 2005 có sự chuyển dịch:
– Khu vực nhà nước xu hướng ngày càng giảm : 1996 lớn nhất 49,6%, năm 2005 còn 25,1%
– Khu vực ngoài nhà nước tăng khá nhanh: 1996 chiếm 23,9% thấp nhất, 2005 31,2% (tăng 6,6%)
-Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh: 1996 chiếm 26,5%, năm 2005 là 43,7% chiếm tỉ trọng cao nhất
* Giải thích:
– Do chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế
– Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài .
– Chú trọng phát triển công nghiệp.
Câu 2 (trang 128,129 SGK) Cho bảng số liệu:
Bảng 29.2. CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO VÙNG LÃNH THỔ
(Đơn vị: %)
Năm
Vùng kinh tế
1996
2005
Đồng bằng sông Hồng
17,1
19,7
Trung du và miên núi Bắc Bộ
6,9
4,6
Bắc Trung Bộ
3,2
2,4
Duyên hải Nam Trung Bộ
5,3
4,7
Tây Nguyên
1,3
0,7
Đông Nam Bộ
49,6
55,6
Đồng bằng Sông Cửu Long
11,2
8,8
Không xác định
5,4
3,5
Cách làm:
– Do sự khác nhau về nguồn lực nên cơ cấu giá trị sản xuất CN không đều giữa các vùng:
+ Vùng có tỉ trọng lớn nhất là: Đông Nam Bộ (55,6%- 2005)
+ Vùng có tỉ trọng nhỏ nhất là: Tây Nguyên (0,7% – 2005)
– Có sự thay đổi tỉ trọng giữa năm 1996 và 2005 đối với từng vùng:
+ Các vùng có tỉ trọng tăng là: Đông Nam Bộ tăng 6%, Đồng bằng sông Hồng tăng 2%
+ Các vùng còn lại đều giảm tỉ trọng trong đó giảm mạnh là ĐBSCL từ 11,8% còn 8,8%
Câu 3. (trang 129 SGK) Dựa vào hình 26.2 (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước.
Cách làm:
* Vị trí địa lí – Giáp Tây Nguyên (vùng nguyên liệu cây công nghiệp, lâm sản), Duyên hải miền Trung (vùng nguyên liệu thủy sản và cây công nghiệp), Đồng bằng sông Cửu Long (vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất), Campuchia, có vùng biển rộng. Đó là các vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm lớn cho vùng ĐNB. – Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. * Tài nguyên thiên nhiên – Khoáng sản: – Nổi bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa (hàng năm khai thác chiếm chủ yếu của cả nước), quặng bôxit. – Ngoài ra còn có sét, đá xây dựng cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh cho công nghiệp gốm, sứ; cát trắng làm thủy tinh… – Vùng còn có khả năng lớn về tự nhiên để phát triển cơ sở nguyên liệu cho CN chế biến N-L-TS : cao su, thủy hải sản… * Điều kiện kinh tế – xã hội + Dân cư và nguồn lao động – Dân số hơn 15,7 triệu người (2014), chiếm 17,3% dân số cả nước, là cơ sở để tạo nguồn lao động dồi dào. – Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có tay nghề, chuyên môn cao. – Nguồn lao động năng động do sớm tiếp xúc với nền kinh tế thị trường, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, nhạy bén trong tiếp thu kĩ thuật, công nghệ mới. + Cơ sở vật chất – kĩ thuật : Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc. + Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn, kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút vốn đầu tư trong nứơc và quốc tế. + Tâp trung nhiều khu công nghiệp ở TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai…
Giải Bài Tập Sgk Địa Lý Lớp 12 Bài 23: Thực Hành: Phân Tích Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Trồng Trọt
Giải bài tập sách giáo khoa Địa lí 12
Giải bài tập Địa lý lớp 12 Bài 23
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 12 Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm. Lời giải hay bài tập Địa lý 12 bài 23 này sẽ giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 12 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.
Địa lí các ngành kinh tế
Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp
Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
Bài 1 (trang 98 sgk Địa Lí 12): Cho bảng số liệu sau:
Bảng 23.1. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh 1994)
(Đơn vị: tỉ đồng)
a) Hãy tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990 = 100%)
b) Dựa trên số liệu đã tính, hãy vẽ trên cùng hệ trục tọa độ các đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng.
c) Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi trên phản ánh điều gì trong sản xuất lương thực, thực phẩm và trong việc phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới.
Lời giải:
a, Xử lý số liệu
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO TỪNG NHÓM CÂY TRỒNG (LẤY NĂM 1990 = 100%)
b, Biểu đồ đường
c) Nhận xét
Từ năm 1990 đến 2005, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo các nhóm cây trồng tăng một cách ổn định.
Cây công nghiệp có tốc độ tăng nhanh nhất. Trong vòng 15 năm đã tăng 382,3%, tăng nhanh nhất ở giai đoạn 1995-2000 (tăng 144%). Tiếp theo là rau đậu. Hai cây này có tốc độ tăng trưởng caọ hơn mức chung…
Cây lương thực, cây ăn quả, cây khác có tốc độ tăng thấp hơn mức chung.
Xu hướng giảm tỉ trọng của các nhóm cây trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
Giữa tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu có mối quan hệ rất chặt chẽ. Cây công nghiệp và rau đậu có tốc độ tấng trưởng cao hơn mức tăng chung, nên tỉ trọng có xu hướng tăng. Còn cây ăn quả, cây lương thực, các cây khác có tốc độ tăng thấp hơn mức chung, nên tỉ trọng sẽ có xu hướng giảm.
Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt chứng tỏ:
Trong sản xuất lương thực, thực phẩm đã có xu hướng đa dạng hoá, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất.
Các thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là đất đai và khí hậu được phát huy ngày càng có hiệu quả.
Sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh nhất, gắn liền với việc mở rộng diện tích các vùng chuyên canh cây công nghiệp, nhất là các cây công nghiệp nhiệt đới.
Bài 2 (trang 99 sgk Địa Lí 12): Phân tích bảng số liệu sau Lời giải:
Để phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm trong khoảng thời gian 1975 – 2005, cũng như để phục vụ câu hỏi (b), cần tính toán xử lí số liệu, lập thành bảng mới như sau:
CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP (1975 – 2005) (%)
a. Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm về cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2005
Diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm đều tăng.
Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng mạnh (từ 1975 đến 2005, tăng 1.460,8ha, tăng gần 9,5 lần), đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn từ 1995 đến 2000 (tăng 549ha; tăng 1,6 lần).
Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm hơn cây công nghiệp lâu năm (từ 1975 đến 2005, tăng 651,4ha, tăng gấp 4,1 lần); từ 1985 đến 1990 giảm, sau đó tăng mạnh trong giai đoạn 1990 – 1995 (tăng 174,7ha; 1,32 lần).
b. Nhận xét về mối quan hệ giữa sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp về sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp.
Bài tiếp theo: Giải bài tập SGK Địa lý lớp 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
Giải Bài Tập Sgk Địa Lý Lớp 9 Bài 16: Thực Hành Vẽ Biểu Đồ Về Sự Thay Đổi Cơ Cấu Kinh Tế
Giải bài tập Địa lý lớp 9 bài 16
Giải bài tập Địa lý lớp 9
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 16: Thực hành vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế là tài liệu tham khảo hay. Lời giải bài tập Địa lý 9 bài 16 này được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 9 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.
VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ Cho bảng số liệu sau đây:
Bảng 16.1. Cơ cấu GDP của nước ta, thời kì 1991 – 2002 (%)
a) Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta, thời kì 1991 – 2002.
b) Hãy nhận xét biểu đồ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
– Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì?
– Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh? Thực tế này phản ánh điều gì?
Giải bài tập Địa lý 9 bài 16:
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2007 (đơn vị: %)
+ Nhận xét:
– Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh: Từ 40,5% (năm 1991) xuống còn 20,3% (năm 2007).
– Tỉ trọng của khu vực công nghiệp, xây dựng tăng nhanh: Từ 23,8% (năm 1991) tăng lên 41,6 % (năm 2007).
– Khu vực dịch vụ tuy có biến động nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao.
– Cơ cấu GDP phân theo khu vực ngành kinh tế có sự thay đổi rõ nét:
Năm 1991: Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất, khu vực công nghiệp, xây dựng có tỉ trọng nhỏ nhất.
Năm 2007, khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp có tỉ trọng nhỏ nhất.
+ Sự thay đổi như trên cho thấy: từ sau năm 1991, cơ cấu kinh tế của nước ta đã có sự chuyện dịch theo hướng tiến bộ, chuyển dịch ngày càng rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Nguyên nhân: Do từ năm 1986, nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta từng bước được ổn định và phát triển.
Bài 61. Thực Hành: Đọc Lược Đồ, Vẽ Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Châu Âu (Địa Lý 7)
1. Xác định một số quốc gia trên lược đồ – Quan sát hình 61.1 (trang 185 SGK Địa lý 7), hãy: +Nêu tên và xác định vị trí của một số quốc gia thuộc các khu vực Bắc Âu, Tây và Trung Âu, Nam Âu, Đông Âu. +Xác định vị trí các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.
Hinh 61.1. Lược đồ các nước châu Âu
– Bắc Âu gồm: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Ai-xơ-len. – Các nước Đông Âu gồm : Lát-vi, Lit-va, Ê-xtô-ni-a, Bê-la-rut, Uc-rai-na, Môn-đô-va, LB Nga. – Các nước Tây và Trung Âu: Anh, Ailen, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Luc-xem-bua, Đức, Balan, CH Sec, Xlôvakia, Rumani, Hungari, Áo, Thụy Sĩ. – Các nước Nam Âu: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Crô-a-ti-a, Hec-xê-gô-vi-na, Xec-bi, Môn-tê-nê-grô, Ma-xê-đô-ni-a, Bungari, Anbani, Thổ Nhĩ Kì, Hy Lạp. – Các nước thuộc Liên minh châu Âu, gồm 28 nước: .1951: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan .1973: Đan Mạch, Ireland, Anh (đã ra đi ngày 24/6/2016) .1981: Hy Lạp .1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha .1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển .2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp .2007: Romania, Bulgaria .2013: Croatia.
2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế – Xác định vị trí các quốc gia: Pháp và Ucraina trên bản đồ. Hai nước này thuộc khu vực nào của Châu Âu? – Dựa vào bảng số liệu để vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của Pháp và Ucraina (năm 2000). – Qua biểu đồ nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Pháp và Ucraina.
Tên nước
Tỷ trọng của ba khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) (%).
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Pháp
3,0
26,1
70,9
Ucraina
14,0
38,5
47,5
* Vẽ biểu đồ:
* Nhận xét: – Tỷ trọng ngành Nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế của Ucraina lớn hơn tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế của Pháp (số liệu minh chứng). – Tỷ trọng ngành Công nghiệp và Xây dựng trong cơ cấu kinh tế của Ucraina lớn hơn tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế của Pháp (số liệu minh chứng). – Tỷ trọng ngành Dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của Ucraina nhỏ hơn tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của Pháp (số liệu minh chứng).
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài 29. Thực Hành: Vẽ Biểu Đồ, Nhận Xét Và Giải Thích Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Công Nghiệp (Địa Lý 12) trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!