Cập nhật nội dung chi tiết về Bài 23. Sông Và Hồ (Địa Lý 6) mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Sông và lượng nước của sông a. Sông – Sông là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa. – Nguồn cung cấp nước cho sông: mưa, nước ngầm, băng tuyết tan. – Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông gọi là: Lưu vực sông. – Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông. b. Lượng nước của sông – Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây (m3/s) – Lượng nước của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước. – Thủy chế sông: Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của một con sông trong một năm. – Đặc điểm của một con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó.
Hinh 59. Hệ thống sông và lưu vực sông
2. Hồ – Hồ là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền. – Có 2 loại hồ: + Hồ nước mặn + Hồ nước ngọt. – Nguồn gốc hình thành khác nhau. + Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây) + Hồ miệng núi lửa (Biển Hồ, Gia Lai) – Hồ nhân tạo (phục vụ thủy điện) – Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện… – Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch. Ví dụ: Hồ Lăk (Đăk Lăk), Hồ Than Thở (Đà Lạt), Hồ Tây (Hà Nội), hồ Gươm (Hà Nội)…
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 70 SGK Địa lý 6) Theo em, lưu lượng nước của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào những điều kiện nào? Lưu lượng nước của một con sông phụ thuộc chủ yếu vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.
? (trang 71 SGK Địa lý 6) Qua bảng Lưu vực và tổng lượng nước của sông Hồng và sông Mê Công (trang 71 SGK Địa lý 6), hãy so sánh lưu vực và tổng lượng nước của sông Mê Công và sông Hồng. Lưu vực và tổng lượng nước sông Mê Công đều lớn hơn sông Hồng hơn 4 lần, do vậy diện tích lưu vực càng lớn thì tổng lượng nước càng lớn.
? (trang 71 SGK Địa lý 6) Bằng những hiểu biết thực tế, em hãy cho ví dụ về những lợi ích của sông. – Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. – Phát triển giao thông đường thuỷ. – Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản. – Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản. – Điều hoà nhiệt độ. – Tạo cảnh quan mội trường…
? (trang 72 SGK Địa lý 6) Căn cứ vào tính chất của nước, em hãy cho biết trên thế giới có mấy loại hồ? Căn cứ vào tính chất của nước, trên thế giới có hai loại hồ: + Hồ nước mặn. + Hồ nước ngọt.
? (trang 72 SGK Địa lý 6) Em hãy nêu tên một số hồ nhân tạo mà em biết. Các hồ này có tác dụng gì? – Một số hồ nhân tạo ở Việt Nam: Hồ Ayun Hạ, hồ Cấm Sơn, hồ Dầu Tiếng, hồ Định Bình, hồ Hòa Bình, hồ Phú Ninh, hồ Suối Hai, hồ Thác Bà, hồ Tuyền Lâm… – Tác dụng của các hồ nhân tạo: + Điều hoà dòng chảy, tưới tiêu, phát điện, nuôi trồng thuỷ sản. +Tạo cảnh đẹp, có khí hậu trong lành, phục vụ an dưỡng, nghỉ ngơi du lịch.
? (trang 72 SGK Địa lý 6) Thế nào là hệ thống sông, là lưu vực sông? – Lưu vực sông: Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông. – Hệ thống sông: Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.
? (trang 72 SGK Địa lý 6) Sông và hồ khác nhau như thế nào? – Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được. – Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.
? (trang 72 SGK Địa lý 6) Em hiểu thế nào là tổng lượng nước trong mùa cạn và tổng lượng nước trong mùa lũ của một con sông? – Tổng lượng nước trong mùa cạn của một con sông là lượng nước tổng cộng của con sông đó trong các tháng mùa cạn. – Tổng lượng nước trong mùa lũ của một con sông là lượng nước tổng cộng của các tháng mùa mưa.
? (trang 72 SGK Địa lý 6) Dựa vào bảng ở trang 71 SGK Địa lý 6, hãy tính và so sánh tổng lượng nước (bằng m3) của sông Hồng và sông Mê Công trong mùa cạn và mùa lũ. Vì sao có sự chênh lệch đó?
Lưu vực và tổng lượng nước của sông Hồng và sông Mê Công
Tiêu chí
Sông Hồng
Sông Mê Công
Lưu vực (km2)
143.700
795.000
Tổng lượng nước (tỉ m3/năm)
120
507
Tổng lượng nước mùa cạn (%)
25
20
Tổng lượng nước mùa lũ (%)
75
80
Cách tính tổng lượng nước (bằng m3) của sông Hồng và sông Cửu Long: + Trước hết, xem Tổng lượng nước là 100% Sông Hồng: + Tổng lượng nước mùa cạn của sông Hồng = (25 x 120) / 100 = 30 tỉ m3. + Tổng lượng nước mùa lũ của sông Hồng = (75 x 120) / 100 = 90 tỉ m3 (hoặc: 120 – 30 = 90 tỉ m3) Sông Mê Công: + Tổng lượng nước mùa cạn của sông Mê Công = (20 x 507) / 100 = 101,4 tỉ m3. + Tổng lượng nước mùa lũ của sông Mê Công = (80 x 507) / 100 = 405,6 tỉ m3 (hoặc: 507 – 101,4 = 405,6 tỉ m3).
Lý Thuyết Địa Lý Lớp 9 Bài 20: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
Lý thuyết lớp 9 môn Địa lý
Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Bài: Vùng Đồng bằng sông Hồng
A. Lý thuyết
1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
– Diện tích: 14.806 km 2, là đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 của đất nước.
– Dân số: 17,5 triệu người (năm 2002).
– Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ
– Phía Tây giáp Tây Bắc
– Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ
– Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Đặc điểm: châu thổ sông Hồng bồi đắp, khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, nguồn nước dồi dào, chủ yếu là đất phù sa, có Vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.
* Thuận lợi:
– Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.
– Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh. Phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính.
– Một số khoáng sản có giá trị đáng kể (sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên).
– Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.
* Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản.
3. Đặc điểm dân cư, xã hội
* Đặc điểm: Dân số đông, mật độ dân số cao nhất nước (1179 người/km 2) nhiều lao động có kĩ thuật.
* Thuận lợi:
– Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
– Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.
– Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.
– Có một số đô thị được hình thành từ lâu đời:
+ Hà Nội là thủ đô của cả nước.
+ Hải Phòng là cửa ngõ biển quan trọng của đồng bằng sông Hồng hướng ra vịnh Bắc Bộ.
* Khó khăn:
– Sức ép dân số đông đối với phát triển kinh tế – xã hội.
– Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.
+ Đồng bằng sông Hồng có vị trí địa lí thuận lợi trong giao lưu kinh tế – xã hội với các vùng trong nước.
+ Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ, thích hợp với thâm canh lúa nước. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính.
+ Đây là vùng dân cư đông đúc nhất nước ta, nguồn lao động dồi dào, kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối hoàn thiện. Một số đô thị được hình thành từ lâu đời.
B. Trắc nghiệm
Câu 1: Đồng bằng sông Hồng gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?
A. 9 B. 10 C. 11 D. 12
Câu 2: Các tỉnh không thuộc Đồng bằng Sông Hồng là
A. Bắc Giang, Lạng Sơn
B. Thái Bình, Nam Định
C. Hà Nam, Ninh Bình
D. Bắc Ninh, Vĩnh Phúc
Câu 3: Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Đồng bằng Sông Hồng là
A. than nâu, bôxít, sắt, dầu mỏ.
B. đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.
C. apatit, mangan, than nâu, đồng.
D. thiếc, vàng, chì, kẽm.
Câu 4: Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là:
A. đất phù sa màu mỡ.
B. nguồn nước mặt phong phú.
C. có một mùa đông lạnh.
D. địa hình bằng phẳng.
Câu 5: Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến Đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất so với các vùng khác trong cả nước là do
A. lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời.
B. nền nông nghiệp lúa nước cần nhiều lao động.
C. mạng lưới đô thị dày đặc.
D. Là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
Câu 6: Vùng Đồng bằng Sông Hồng tiếp giáp mấy vùng kinh tế
A. 2 vùng B. 3 vùng C. 4 vùng D. 5 vùng
Câu 7: Tài nguyên quý giá nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. Đất feralit
B. Đất phù sa sông Hồng
C. Than nâu và đá vôi
D. Đất xám, đất mặn
Câu 8: Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống
A. sông Hồng và sông Thái Bình
B. sông Hồng và sông Đà
C. sông Hồng và sông Cầu
D. sông Hồng và sông Lục Nam
Câu 9: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Bắc Trung Bộ
Câu 10: Vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong nước là
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Tây Nguyên
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Đông Nam Bộ
Lý Thuyết Địa Lý Lớp 9 Bài 21: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng (Tiếp Theo)
Lý thuyết lớp 9 môn Địa lý
Bài: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
A. Lý thuyết
1. Tình hình phát triển kinh tế
Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.
a) Công nghiệp.
– Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
– Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002).
– Các ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.
– Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vài, sứ, quần áo, hàng dệt kim,..)
– Công nghiệp tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Hải Phòng.
b) Nông nghiệp.
* Trồng trọt:
– Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực; đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ có trình độ thâm canh cao.
– Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây ngô đông, khoai tây, su hào… vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.
* Chăn nuôi:
Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước. Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển.
c) Dịch vụ.
– Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch phát triển.
– Hà Nội là trung tâm thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, là một trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của nước ta.
2. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm
– Hai thành phố, trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Hải Phòng.
– Tam giác kinh tế: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
– Các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc…
+ Khu vực công nghiệp tăng mạnh về giá trị và tỉ trọng trong cơ cấu GDP của vùng.
+ Nghề trồng lúa nước có trình độ thâm canh cao. Chăn nuôi gia súc, đặc biệt là nuôi lợn chiến tỉ trọng lớn. Vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính.
+ Hà Nội và Hải Phòng là hai trung tâm công nghiệp và dịch vụ quan trọng nhất
+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Trắc nghiệm
Câu 1: Tam giác tăng trưởng kinh tế cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là
A. Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long
B. Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng
C. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương
D. Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Yên
Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng với Đồng bằng Sông Hồng?
A. Mật độ dân số cao nhất
B. Năng suất lúa cao nhất
C. Đồng bằng lớn nhất
D. Là một trung tâm kinh tế
Câu 3: So với các vùng khác về sản xuất nông nghiệp, Đồng bằng Sông Hồng là vùng có
A. Sản lượng lúa lớn nhất
B. Xuất khẩu nhiều nhất
C. Năng suất cao nhất
D. Bình quân lương thực cao nhất
Câu 4: Ngành công nghiệp trọng điểm không phải của Đồng bằng Sông Hồng là
A. công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
B. công nghiệp khai khoáng.
C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
D. công nghiệp cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng.
Câu 5: Hai trung tâm công nghiệp hàng đầu ở Đồng bằng Sông Hồng là
A. Hà Nội và Vĩnh Yên
B. Hà Nội và Hải Dương
C. Hà Nội và Hải Phòng
D. Hà Nội và Nam Định
Câu 6: Trong nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh
A. chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa.
B. chăn nuôi gà, vịt, ngan, cừu.
C. chăn nuôi bò thịt, đánh bắt thủy sản.
D. chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm.
Câu 7: Những địa điểm du lịch hấp dẫn không phải của Đồng bằng Sông Hồng là
A. Chùa Hương, Tam Cốc – Bích Động
B. Núi Lang Biang, mũi Né.
C. Côn Sơn, Cúc Phương.
D. Đồ Sơn, Cát Bà.
Câu 8: Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở vùng Đồng bằng sông Hồng là do
A. Tài nguyên đất phù sa màu mỡ
B. Hệ thống sông dày đặc, nước dồi dào
C. Sinh vật thích nghi tốt với các điều kiện tự nhiên
D. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh
Câu 9: Hai trung tâm du lịch hàng đầu ở Đồng bằng Sông Hồng là
A. Hà Nội và Vĩnh Yên
B. Hà Nội và Hải Dương
C. Hà Nội và Hải Phòng
D. Hà Nội và Nam Định
Câu 10: Đây không phải là trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
A. Thái Nguyên. B. Việt Trì. C. Hà Giang. D. Hạ Long.
Giáo Án Địa Lý 6
– Có rất nhiều loại bản đồ: thế giới, châu lục,Việt Nam, bản đồ sgk
– Ngoài các loại trên thì trong thực tế còn có loại bản đồ nào ? (Bản đồ giao thông)
– Phục vụ cho nhu cầu gì? (Tìm đường đi)
– Vậy bản đồ là gì?
– Bản đồ có vai trò gì?
(Biêt khái niệm chính xác về vị trí, sự phân bố các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế xã hội của các vùng đất khác nhau trên TĐ.)
Tuần : 4 NS: 17/09/2012 Tiết : 4 ND:19/09/2012 BÀI 2: BẢN ĐỒ - CÁCH VẼ BẢN ĐỒ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS trình bày được khái niệm bản đồ và một vài đặc điểm của bản đồ được vẽ theo các phép chiếu đồ khác nhau . 2. Kĩ năng: Biết một số việc cơ bản khi vẽ bản đồ. 3.Thái độ: Ý thức được tầm quan trọng của bản đồ trong đời sống. II. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Quả địa cầu ; Bản đồ thế giới. 2. Học sinh: sgk, tập bản đồ III. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Khởi động: Bản đồ có vai trò quan trọng trong nghiên cứu, trong học địa lí và trong đời sống. Nó chỉ cho ta biết vị trí, sự phân bố của một vùng, một đối tượng nào đó mà ta cần tìm kiếm. Vậy bản đồ là gì ? Cách vẽ nó ra sao? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 2. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH 1.Hoạt động 1: (Cá nhân) Tìm hiểu khái niệm bản đồ * Bước 1: - Có rất nhiều loại bản đồ: thế giới, châu lục,Việt Nam, bản đồ sgk...... - Ngoài các loại trên thì trong thực tế còn có loại bản đồ nào ? (Bản đồ giao thông) - Phục vụ cho nhu cầu gì? (Tìm đường đi) - Vậy bản đồ là gì? *Bước 2: - Bản đồ có vai trò gì? (Biêt khái niệm chính xác về vị trí, sự phân bố các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế xã hội của các vùng đất khác nhau trên TĐ.) 2. Hoạt động 2: (Cặp) Tìm hiểu một vài đặc điểm của bản đồ được vẽ theo các phép chiếu đồ khác nhau . *Bước 1: 1. Bản đồ là gì? Là hình vẽ thu nhỏ trên giấy tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất 2. Vẽ bản đồ. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH GV: Dùng quả địa cầu và bản đồ thế giới xác định hình dạng, vị trí các châu lục *Bước 2: - Em hãy tìm điểm giống và khác nhau về hình dạng các lục địa trên bản đồ và trên quả địa cầu? ( Giống : Là hình ảnh thu nhỏ Khác: Bản đồ thực hiện mặt phẳng. Địa cầu vẽ mặt cong.) - Vậy vẽ bản đồ là làm công việc gì? *Bước 3: - H4 biểu thị bề mặt cong quả đất. Địa cầu được dàn phẳng ra mặt giấy. Hãy cho nhận xét có điểm gì khác H5 ? - Tại sao đảo Grơnlen trên bản đồ H5 lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ ? ( Thực tế Grơnlen =1/9 lục địa Nam Mĩ). *Bước 4: Gv khi dàn mặt cong sang mặt phẳng bản đồ phải điều chỉnh nên có sai số. Do đó các vùng đất biểu hiện trên bản đồ đều có sự biến dạng nhất định so với hình dạng thực trên bề mặt trái đất. Tùy theo cách chiếu đồ khác nhau mà các bản đồ khác nhau *Bước 5: Hãy nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kinh tuyến, vĩ tuyến ở bản đồ H5, H6, H7. Tại sao có sự khác nhau đó ? 3. Hoạt động 3: (Cá nhân) Tìm hiểu một số công việc phải làm khi vẽ bản đồ *Bước 1: HS đọc mục 3 *Bước2: Để vẽ được bản đồ phải lần lược làm những công việc gì? *Bước3: Gv chuẩn xác kiến thức. - Là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy - Các vùng đất được vẽ trên bản đồ ít nhiều đều có sự biến dạng so với thực tế. Có loại đúng diện tích nhưng sai hình dạng và ngược lại 3. Một số công việc phải làm khi vẽ bản đồ. - Thu thập thông tin về đối tượng địa lí. - Tính tỉ lệ, lựa chọn các kí hiệu để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. 4. Đánh giá: Trình bày khái niệm bản đồ ? 5. Hoạt động nối tiếp: - Học và trả lời câu hỏi sgk - Đọc bài 3,4 chuẩn bị thước tỉ lệ để thực hành bài tập tiết sau. IV. Phuï luïc:............................................................................................................................Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài 23. Sông Và Hồ (Địa Lý 6) trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!