Cập nhật nội dung chi tiết về Bài 13: Ôn Tập Truyện Dân Gian (Trang 83 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1 Vnen) mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kể tên các truyện kể dân gian em đã từng được học ở kì 1 lớp 6 và cho biết thể loại của mỗi truyện.
Trả lời:
Các truyện dân gian em đã được học ở kì 1 lớp 6:
– Truyền thuyết: Thánh Gióng; Sơn Tinh Thủy Tinh; Con rồng cháu tiên; Bánh chưng bánh giầy; Sự tích Hồ Gươm.
– Truyện cổ tích: Thạch Sanh; Sọ Dừa; Em bé Thông minh.
– Truyện ngụ ngôn: Thấy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Ếch ngồi đáy giếng; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
TRUYỆN DÂN GIAN Thể loại Tác phẩm Nội dung Đặc điểm nghệ thuật nổi bật 1. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh … … Thánh Gióng … … 2. Truyện cổ tích Em bé thông minh … … Thạch Sanh … … 3. Truyện ngụ ngôn Treo biển … … 4. Truyện cười Ếch ngồi đáy giếng … …
Trả lời:
TRUYỆN DÂN GIAN Thể loại Tác phẩm Nội dung Đặc điểm nghệ thuật nổi bật 1. Truyền thuyết Thánh Gióng Thánh Gióng – biểu tượng rực rỡ của sức mạnh và ý thức bảo vệ đất nước. Thể hiện ước mơ và quan niệm của nhân dân từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng giúp nước chống giặc. Tưởng tượng kì ảo Sơn Tinh, Thủy Tinh Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt hàng năm, thể hiện tinh thần đoàn kết, sức mạnh, ước mơ của người Việt xưa muốn chế ngự thiên tai. Ca ngợi công lao dựng nước của thời các vua Hùng. Tưởng tượng kì ảo 2. Truyện cổ tích Thạch Sanh Thể hiện niềm tin và ước mơ về đạo đức, xã hội công lí và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của người dân. Tưởng tượng kì ảo Em bé thông minh Đề cao sự trí khôn dân gian, sự thông minh của con người, tạo tiếng cười vui vẻ và hồn nhiên trong cuộc sống. Tưởng tượng kì ảo 3. Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng Phê phán những kẻ thiếu hiểu biết mà huênh hoang, khuyên răn người ta phải biết mở rộng hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo. Rút bài học 4. Truyện cười Treo biển Phê phán nhẹ nhàng những người sống mà không có chủ kiến, không giữ vững lập trường. Rút bài học
2. Vẽ bản đồ tư duy trên giấy khổ A0 hoặc vào vở bài tập để ghi thể loại, tên các tác phẩm truyện dân gian theo bảng trên.
Trả lời:
3. Trả lời câu hỏi.
a. Khi kể chuyện tưởng tượng em có thể tùy ý muốn của mình mà đưa thêm vào bất cứ chi tiết, hoặc sự kiện nào đó được hay không? Tại Sao?
Trả lời:
Không. Vì chuyện tưởng tượng tuy là tưởng tượng nhưng không thể sử dụng các chi tiết quá vô lý khiến câu chuyện thiếu sự tin tưởng, nội dung không rõ ràng.
b. So sánh thể loại truyền thuyết với truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích với truyện cười.
Trả lời:
– So sánh thể loại truyền thuyết với truyện cổ tích:
Truyền thuyết Truyện cổ tích Giống – Có sử dụng yếu tố tưởng tượng kì ảo – Sự ra đời một cách thần kì, nhân vật chính có khả năng và sức mạnh phi thường Khác – Biểu đạt thái độ và cách đánh giá của người dân với các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. – Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: bất hạnh, xấu xí, mồ côi, dũng sĩ, tài năng… – Thể hiện niềm tin, ớc mơ, nhân dân về chiến thắng của cái thiện trước cái ác, xã hội công lí.
– So sánh thể loại truyện ngụ ngôn với truyện cười:
Truyện ngụ ngôn Truyện cười Giống – Kể bằng thể loại văn xuôi, có sử dụng yếu tố gây cười – Thường có mục đích chế giễu hoặc phê phán những việc làm sai trái Khác – Mượn truyện đồ vật hay con vật hoặc chính con người để nói bóng nói gió. – Nêu ra bài học răn dạy. – Kể về các hiện tượng đáng cười. – Tạo tiếng cười mua vui hoặc phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội.
4.Tìm hiểu về chỉ từ
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
– ông vua/ ông vua nọ
– cánh đồng/ cánh đồng kia
– nhà/ nhà nọ
b. Nêu tác dụng của những từ được in đậm
c. Các từ được in đậm trong các câu trên được gọi là chỉ từ. Em hãy nêu khái niệm về chỉ từ.
Trả lời:
c. Chỉ từ là những từ có tác dụng trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong thời gian hoặc không gian.
C. Hoạt động luyện tập
a. Cô luôn có các cử chỉ nhẹ nhàng để biểu đạt sự tôn trọng tôi.
b. Tôi luôn cảm thấy vui khi thường xuyên được nói chuyện với cô.
c. Tôi là cuốn sách Hướng dẫn học Ngữ văn 6, tập một, tôi rất yêu mến cô chủ nhỏ của tôi.
d. Cô chủ luôn chăm chút cho vẻ bề ngoài của tôi một cách cẩn thận.
e. Tôi buồn suốt một tuần liền khi cô chủ bị đau mắt đỏ nên không thể gặp tôi được.
f. Tôi mong cô không chỉ được tôi mà còn được tất cả những người bạn xung quanh tôi yêu mến.
Trả lời:
Sắp xếp theo trình tự như sau: c, a, d, b, e, f.
Ta có thể bổ sung thêm các ý như sau:
c. Tôi là cuốn sách Hướng dẫn học Ngữ văn 6, tập 1, tôi rất yêu mến cô chủ nhỏ của mình. Tôi chính là món quà mà ba của cô chủ đã tặng cô với mong muốn cô luôn chăm chỉ cố gắng học tập.
a. Cô ấy là một cô gái rất hiền dịu, luôn có ý thức trân trọng, giữ gìn đồ vật. Cô ấy luôn có những cử chỉ nhẹ nhàng để bày tỏ sự tôn trọng tôi.
d. Cô luôn chủ chăm chút vẻ bề ngoài của tôi một cách cẩn thận. Cô ấy bọc bìa sách một cách cẩn thận, và còn dán cho tôi một chiếc nhãn vở thật xinh màu hồng.
b. Tôi luôn cảm thấy vui khi thường xuyên được nói chuyện với cô.
e. Suốt một tuần liền cô chủ không ngó ngàng đến tôi vì cô bị đau mắt đỏ, tôi cảm thấy rất buồn.
f. Cô chủ là một người rất tốt bụng, đáng yêu. Tôi mong cô không chỉ được tôi mà còn được tất cả những người bạn xung quanh tôi yêu mến.
2. Kể chuyện trước lớp.
3. Luyện tâp về chỉ từ.
Trả lời:
Ngày ấy, tôi thường dắt Bin cùng đi khắp nơi. Chú chó này đã đi cùng tôi trong suốt những năm tháng tuổi thơ của tôi. Đến bây giờ, Bin đã có một gia đình riêng của mình, có vợ và lứa con đầu tiên của mình. Chính tay tôi đã lấy những miếng gỗ rồi đóng thành ngôi nhà xinh xắn cho Bin và những cậu nhỏ khác, tôi rất quý chúng.
b. Trao đổi với bạn về những chỉ từ đã dùng (Đó là các từ nào? Các từ đó có chức năng ngữ pháp gì trong câu? Tác dụng của các chỉ từ đó trong câu? Nếu lược bỏ chỉ từ thì có ảnh hưởng như thế nào tới ý nghĩa của câu? )
Trả lời:
– Những chỉ từ đã dùng như: nọ, ấy, kia, này…
– Chức năng ngữ pháp của chỉ từ trong câu: xác định vị trí của sự vật trong thời gian hoặc không gian; thường đóng vai trò phụ ngữ trong cụm danh từ, làm trạng ngữ hoặc chủ ngữ trong câu.
– Nếu lược bỏ bớt chỉ từ, các cụm danh từ sẽ mất đi tính xác định, câu sẽ thiếu nghĩa.
D. Hoạt động vận dụng
1. Giả sử lớp em sắp tham gia một buổi sinh hoạt văn nghệ và em được giao nhiệm vụ chuẩn bị một tiết mục kể diễn cảm một câu chuyện dân gian. Hãy lựa chọn một câu chuyện nào đó mà em thích để hoàn thành nhiệm vụ đó.
Trả lời:
Kể chuyện cổ tích: Tra tấn hòn đá
Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nghèo, lúc nào cũng đầu tắt mặt tối, ăn bữa sáng không biết có bữa chiều không. Kỳ ấy năm hết Tết đến mà trong nhà họ vẫn không có lấy một bát gạo. Mãi về sau người chồng đã chạy đến các cửa nhà giàu, nói sùi cả bọt mép mà cũng chỉ vay được ba công non. Tuy vậy ông vẫn rất vui, người chồng vội vã chạy về để sáng hôm sau cho vợ kịp sắm tết vì đã ngày 30 rồi.
Sau dùng hết số tiền để sắm đồ, người vợ đội mùng lên đầu rồi đi ra phía cổng chợ. Trên đường về bà vợ phải lội qua một cái mương nước. Chẳng may khi bước chân lên một hòn đá thì bất ngờ bị trượt chân ngã xuống nước. Bao nhiêu thịt, gạo, vàng, hương… trong mùng đều bị ướt và ngập vào bùn. Thấy số phận mình sao đen đủi, người đàn bà không buồn nhặt đồ lên nữa, ngồi bệt xuống bên vệ đường, khóc lóc một cách thảm thiết.
Quan huyện vốn là người có tính thương người, nghe lời than thở thì động lòng thương, bèn nghĩ ra kế để giúp đỡ.
– Cứ như lời bà khai thì hòn đá kia là kẻ gây tội. Dù nó là hòn đá thì cũng không được vượt phép nước. Ta sẽ vì nhà mụ mà bắt hòn đá bồi thường. Lính đâu! Đưa hòn đáo về công đường đối chất.
Thấy bọn lính hầu đang ngơ ngác, quan thét lên làm ngay.
Khi thấy hòn đá ỳ không dậy, ông bảo trói nó lại và khiêng về huyện để tra tấn cho được mới nghe.
Nhiều người nghe tin quan huyện sắp tra tấn hòn đá để đòi bồi thường rượu thịt thì ai cũng thấy được tò mò, vội đổ xô đến huyện đường để chứng kiến quan xử hòn đá. Người dân đến đông đứng chật kín cả cổng huyện. Quan truyền cho lính đặt hai cái thúng ở cửa huyện, dặn rằng ai bỏ vào đấy ba mươi đồng kẽm sẽ được vào xem xét xử. Trong khi đó, ở phía công đường có mấy tên lính đã được cắt sẵn việc tra tấn. Tiếng tiếng quát nạt, tiếng hỏi cung, tiếng roi vụt cứ văng vẳng phát ra cổng huyện. Mọi người ai nấy đều tranh nhau ném tiền vào thúng để được vào xem. Khi hai cái thúng đã chứa đầy tiền, quan bèn sai bọn lính lệ tạm dừng roi vọt, rồi ông đứng trước mọi người và chỉ tay vào nguyên cáo bị cáo phân xử:
– Bản chức đứng trước một vụ án vô cùng rắc rối. Theo như lời nguyên cáo và tất cả chứng tá khai thì tội trạng của bị cáo đã sáng tỏ rành rành, không thể tranh cãi vào đâu được, mặc dù đến giờ hòn đá vẫn chưa chịu cung xưng. Bản chức ra quyết định bắt bị cáo phải bồi thường đầy đủ mọi thiệt hại. Thế nhưng, xét nó không có gì để bồi thường cho người bị hại. Tất cả mọi người tới đây vì thương hại bị cáo nên mỗi người giúp một ít. Vậy bản chức ra quyết định: số tiền trong thúng bất kể được bao nhiều đều sẽ giao hết cho nguyên cáo được quyền sử dụng. Còn bị cáo được tha về chỗ cũ hay đi đâu tùy ý.
Tất cả mọi người lúc này mới nhận ra là đã mắc mưu quan nhưng không a tỏ vẻ tiếc của cả. Còn người đàn bà kia thì nọ sung sướng đưa tiền về nhà
2. Trong vai một họa sĩ em hãy nghĩ ra một ý tưởng cho một bức tranh về nơi em sẽ ở sau mười năm nữa. Nói với bạn em về ý tưởng đó của em.
Trả lời:
Ý tưởng cho bức tranh nơi mà mười năm sau em sẽ sống:
– Đó là một ngôi nhà được làm bằng gỗ ngự trên giữa cánh đồng hoa bất tận.
– Căn nhà sống chan hòa cùng với thiên nhiên, không khí không ô nhiễm và đầy khói bụi như thành phố mà hoàn toàn trong lành.
– Ở đó, em và gia đình sẽ thỏa thích trồng hoa, trồng rau và lương thực hàng ngày. Đấy vàng, đây cũng là đồng đen Đấy hoa thiên lí, đấy sen Tây Hồ.
Trả lời:
Các chỉ từ “đấy” và “đây” có tác dụng xác định sự vật trong không gian và thời gian.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Hỏi người thân của em về một truyện dân gian mà họ yêu thích nhất. Ghi lại các lí do khiến họ thích truyện dân gian đó.
Trả lời:
Mẹ em rất thích truyện cườiThầy bói xem voi. Vì:
– Truyện có nội dung phê phán về sự hiểu biết nông cạn của các ông thầy bói khiến mẹ em buồn cười.
– Truyện cũng là bài học răn dạy về việc lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác, về sự hiểu biết một cách toàn diện.
2. Trao đổi với người thân về ý nghĩa thực tiễn của các truyện dân gian đã từng học.
Ý nghĩa thực tiễn của các truyện dân gian đã được học:
– Tôn vinh, ca ngợi người anh hùng cứu nước, thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, tinh thần đoàn kết cộng đồng để chống lại thiên tai.
– Răn dạy con người những điều hay lẽ phải, những đạo lý tốt đẹp trong cuộc sống.
– Phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội. Bài tiếp: Bài 14: Động từ và cụm động từ (trang 85 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN)
– Phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội. Bài trước: Bài 12: Treo biển (trang 77 sgk Ngữ văn 6 VNEN)
Soạn Bài Ôn Tập Tiếng Việt, Ngữ Văn 6 Tập 1 Trang 169 Sgk
Đến với tài liệu soạn bài Ôn tập tiếng Việtsoạn bài Ôn tập tiếng Việt – Ngữ văn 6 tập 1, các em sẽ được hệ thống lại toàn bộ các kiến thức về: Cấu tạo từ tiếng Việt, nghĩa của từ, phân loại từ theo nguồn gốc, các lỗi dùng từ thường gặp, các từ loại và cụm từ… giúp em có cái nhìn bao quát về các nội dung đã được học để chuẩn bị kiến thức vững vàng cho bài thi học kì sắp tới.
Soạn bài Ôn tập tiếng Việt, Ngữ Văn 6, ngắn 1
1. Cấu tạo từ tiếng Việt– Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.– Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu.– Từ có 2 loại: Từ đơn và từ phức+ Từ đơn: Từ do một tiếng tạo thànhVí dụ: cây, đứng, đẹp, vui, bàn, ghế, xanh, đỏ….+ Từ phức: Từ do 2 hoặc nhiều tiếng tạo thành .Ví dụ: trồng trọt, sách vở, xinh xắn, hợp tác xã, chủ nghĩa xã hội…Từ phức chia làm 2 loại: Từ láy và từ ghép
– Từ láy: Là từ phức mà giữa các tiếng có quan hệ láy âm.Ví dụ: Khanh khách, Xinh xinh, long lanh, lom khom, mênh mông, lác đác, sạch sành sanh….– Từ ghép: Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.Ví dụ: xe đạp, bàn ghế, quyển vở.
2. Nghĩa của từ– Nghĩa của từ là nội dung (sự vật,tính chất,hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.– Từ có 2 loại nghĩa: Nghĩa gốc và nghĩa chuyển
Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành nên các nghĩa khác
Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc
Ví dụ 1: Mũi (Danh từ)(1). Bộ phận nhô cao ở mặt người và động vật, là cơ quan để thở và ngửi (Nghĩa gốc )(2). Bộ phận có đầu nhô ra ở phía trước của một số vật: mũi thuyền mũi kéo, mũi giầy…(Nghĩa chuyển )(3). Mỏm đất nhô ra biển: mũi Cà Mau (Nghĩa chuyển)Ví dụ 2+ Nghĩa gốcLá: một bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân, thường có hình dẹt, màu lục, có vai trò chủ yếu trong việc tạo chất hữu cơ nuôi câyVí dụ: lá chuối, vạch lá tìm sâu.+ Nghĩa chuyểnLá: từ dùng để chỉ từng đơn vị vật có hình tấm, mảnh nhẹ hoặc giống như hình cái lá.Ví dụ: lá cờ, lá thư, buồng gan lá phổi.– Giải nghĩa từ: Có thể giải nghĩa từ bằng 2 cách chính+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.Ví dụ
Trạng nguyên: học vị cao nhất trong hệ thống thi cử chữ Hán ngày trước.
Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
Ví dụLẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm
3. Phân loại từ theo nguồn gốca. Từ thuần ViệtKhái niệm: Là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra (phần lớn là từ đơn, biểu thị các sự vật, hành động, trạng thái, tính chất sinh hoạt trong nền kinh tế nông nghiệp)Ví dụ: Bàn, ghế, xinh, đẹp, lúa, ngô, khoai, sắn, nhanh, chậm, cày, cuốc, mua, bán, vui, buồn, đàn bà, trẻ em, bàn đạp…
b. Từ mượn– Khái niệm: Là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm …mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.– Phân loại: Từ mượn có 2 loại+ Từ mượn tiếng Hán là bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt.Ví dụ: gia sư, thính giả…+ Từ mượn tiếng Hán cũng chia làm 2 loại
Từ gốc Hán: chém (trảm), ngựa (mã).
Từ Hán Việt: thủ khoa, anh hùng.
Từ mượn của các ngôn ngữ khác: Pháp , Anh, Nga …
Pháp: cà phê, xi măng.Nga: mác-xítAnh: fan (người hâm mộ).
4. Lỗi dùng từa. Lặp từKhái niệmSự dùng từ trùng lặp gây cảm giác nặng nề, nhàm chán.Ví dụNgày sinh nhậtĐề cập đến
b. Lẫn lộn các từ gần âmVí dụBàng quan (thái độ thờ ơ, đứng ngoài cuộc) và bàng quang (một bộ phận trong cơ thể người).Xán lạn (rực rỡ) và sáng lạng (không có nghĩa).Tham quan – thăm quan, hủ tục – thủ tục
c. Dùng từ không đúng nghĩaVí dụNgười lạ mắt (nhìn rất lạ, chưa từng thấy).Cậu bé có những đồ chơi rất lạ mặt (không ai quen biết, không ai rõ tung tích).
5. Từ loại và cụm từa. Từ loại– Danh từ+ Khái niệm : Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.+ Khả năng kết hợpKết hợp với số từ, lượng từ ở phía trướcChỉ từ và một số từ khác ở phía sau để tạo thành cụm danh từ.+ Chức vụ ngữ phápChủ yếu làm chủ ngữKhi làm vị ngữ cần có từ “là” đứng trước.Ví dụ: mèo, gió, học sinh, mưa, ẩn dụ…
Danh từ chỉ đơn vị
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên
Danh từ chỉ đơn vị quy ước
Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác
Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng
Danh từ chỉ sự vật
Danh từ chung
Danh từ riêng
– Động từ+ Khái niệm: Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.+ Khả năng kết hợp: Thường kết hợp với những từ đã, sẽ, đang, không, chưa, chẳng, hãy, đừng, chớ, cũng, vẫn, cứ,còn…để tạo thành cụm động từ+ Chức vụ ngữ phápChủ yếu là làm vị ngữ.Khi làm chủ ngữ động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang….Ví dụ: Đi, học, chơi, bơi, ngủ, chạy, đau, buồn…
* Phân loại
Động từ tình thái (Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm)
Động từ chỉ hành động, trạng thái
Động từ chỉ hành động
Động từ chỉ trạng thái
– Tính từ+ Khái niệm: Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái…Ví dụ: Xanh, đỏ, vàng, mệt, xấu…+ Khả năng kết hợp+ Có thể kết hợp với các từ đã ,sẽ, đang, rất, hơi, quá , lắm…để tạo thành cụm tính từ.Kết hợp hạn chế với hãy, đừng, chớ+ Chức vụ ngữ phápCó thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu .Khả năng làm vị ngữ cuả tính từ hạn chế hơn động từ
* Phân loại
Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (Có thể kết hợp với từ chỉ mức độ: rất ,hơi, quá…)
Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (Không thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
– Số từ+ Khái niệm: Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.Ví dụ: Ba, bảy, một, trăm…– Lượng từ+ Khái niệm: Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.Ví dụ: Các, cả, những, mọi…Phân loại: Có 2 nhóm lượng từ :
Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể : cả ,tất cả, hết thảy, toàn bộ …
Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp ( những , các , mấy …) hay phân phối ( mọi, mỗi, từng…)
– Chỉ từ+ Khái niệm: Là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.Ví dụ: Này, ấy, đây, đó, kia…+ Chức năng ngữ pháp
Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ
Ngoài ra nó còn làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ của câu .
b. Cụm từ– Cụm danh từ+ Khái niệm: Là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.Ví dụ: Tất cả những chiếc lá màu xanh ấy+ Mô hình cụm danh từ: Gồm 3 phần
Hoạt động trong câu giống như danh từ– Cụm tính từ+ Khái niêm: Là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.Ví dụ: Giỏi cực kì…+ Mô hình cụm tính từ: Gồm 3 phần
+ Hoạt động trong câu giống như tính từ– Cụm động từ+ Khái niệm: Là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.Ví dụ: Hãy học bài…Cấu tạo phức tạp hơn động từ nhưng hoạt động trong câu giống như động từ.+ Mô hình cụm động từ: Gồm 3 phần
Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 6
– Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) rèn luyện chính tả– Soạn bài Hoạt động ngữ văn: Thi kể chuyện
Soạn bài Ôn tập tiếng Việt, Ngữ Văn 6, ngắn 2
1. Cấu tạo từa) Từ đơn: bàn, ghế, xanh, đỏ.b) Từ phức:– Từ ghép: xe đạp, bàn ghế.– Từ láy: mênh mông, lác đác, sạch sành sanh.
2. Nghĩa của từa) Nghĩa gốc:– lá: một bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân, thường có hình dẹt, màu lục, có vai trò chủ yếu trong việc tạo chất hữu cơ nuôi cây: Ví dụ: lá chuối, vạch lá tìm sâu.b) Nghĩa chuyển:– lá: từ dùng để chỉ từng đơn vị vật có hình tấm, mảnh nhẹ hoặc giống như hình cái lá. Ví dụ: lá cờ, lá thư, buồng gan lá phổi.
3. Phân loại từ theo nguồn gốca) Từ thuần Việt:– bàn, ghế, xinh, đẹp.b) Từ mượn:– Từ mượn tiếng Hán: gia sư, thính giả+ Từ gốc Hán: chém (trảm), ngựa (mã).+ Từ Hán Việt: thủ khoa, anh hùng.– Từ mượn các ngôn ngữ khác:+ Pháp: cà phê, xi măng.+ Nga: mác-xít+ Anh: fan (người hâm mộ).
4. Lỗi dùng từa) Lặp từ:– ngày sinh nhật– đề cập đếnb) Lẫn lộn các từ gần âm:– bàng quan (thái độ thờ ơ, đứng ngoài cuộc) và bàng quang (một bộ phận trong cơ thể người).– xán lạn (rực rỡ) và sáng lạng (không co nghĩa).c) Dùng từ không dúng nghĩa:– Người lạ mắt (nhìn rất lạ, chưa từng thấy).– Cậu bé có những đồ chơi rất lạ mặt (không ai quen biết, không ai rõ tung tích).
5. Từ loại và cụm từa) Từ loại:– Danh từ: mèo, gió– Động từ: đi, học– Tính từ: xanh, đẹp– Số từ: ba, bảy– Lượng từ: các, cả– Chỉ từ: này, ấyb) Cụm từ:– Cụm danh từ: Tất cả những chiếc lá màu xanh ấy– Cụm động từ: Hãy học bài– Cụm tính từ: Giỏi cự kì.
Thạch Sanh là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 6, học sinh cần Soạn bài Thạch Sanh, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.
Hơn nữa, Soạn bài Số từ và lượng từ là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 6 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
Trong chương trình học Ngữ Văn 6 phần Soạn bài Ôn tập truyện dân gian là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-on-tap-tieng-viet-ngu-van-6-tap-1-38266n.aspx
Bài Luyện Tập Trang 134 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 134 SGK Ngữ văn 6 tập một phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Kể chuyện tưởng tượng chi tiết và đầy đủ nhất.
Tìm ý và lập dàn bài cho một trong các đề bài sau:
1. Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi-măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước,…
2. Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào.
3. Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một con vật (con vật cụ thể do học sinh chọn) trong thời hạn ba ngày. Trong ba ngày đó, em đã gặp những điều thú vị gì và rắc rối gì? Vì sao em mong chóng hết hạn để trở lại làm người?
4. Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào.
5. Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
Trả lời bài luyện tập trang 134 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Đọc tài liệu xin gửi đến các em dàn bài của 5 đề để các em tham khảo
Đề số 1: Tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc máy ủi, xi-măng, cốt thép, máy lội nước,máy bay trực thăng…
a. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
– Nhắc lại nguồn gốc mối thù dai dẳng giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
– Thời gian xảy ra cuộc giao chiến. (Ví dụ: Mùa lũ năm 2006 ở đồng bằng sông Hồng)
b. Thân bài:
* Tả cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh:
– Khung cảnh trước trận đấu:
Bầu trời tối đen, chớp rạch loang loáng, sấm nổ đì đùng…
Sơn Tinh bình tĩnh chuẩn bị mọi phương tiện hiện đại để sẵn sàng đánh trả.
– Trong trận đấu:
Thủy Tinh hoá phép hô gió gọi mưa. Giông tố nổi lên ầm ầm, mưa như trút. Nước sông Hồng dâng lên cuồn cuộn đe dọa phá vỡ đê…
Sơn Tinh bày binh bố trận, phối hợp chặt chẽ các lực lượng và phương tiện để chống đỡ, đẩy lùi các đợt tấn công của Thủy Tinh.
– Kết thúc trận đấu:
Sau nhiều ngày đêm giao tranh, Thủy Tinh thua trận phải rút quân về.
Nhân dân vui mừng trước thắng lợi to lớn, càng tin tưởng vào tài năng và đức độ của Sơn Tinh.
c. Kết bài
– Cảm nghĩ của em về cuộc chiến của hai người, về cái thiện, cái ác.
Đề số 2: Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào.
a. Mở bài:
– Buổi sáng, trong giờ Ngữ văn, em được học truyền thuyết Thánh Gióng và câu chuyện thần kì đã cuốn hút em.
– Đêm đó, em mơ thấy mình được gặp Thánh Gióng.
b. Thân bài:
Kể lại giấc mơ gặp Thánh Gióng:
– Trong mơ em thấy một tráng sĩ tư thế oai phong lẫm liệt, đầu đội mũ sắt, cưỡi trên lưng con ngựa sắt, tự xưng là Thánh Gióng.
– Em bày tỏ ước muốn của mình và hỏi Thánh Gióng bí quyết làm thế nào để vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ có sức mạnh phi thường.
– Thánh Gióng khuyên em nên chăm chỉ học hành, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ để trở thành người có trí tuệ sáng suốt trong một thân thể khỏe mạnh. Như vậy thì mới có ích cho gia đình và xã hội.
c. Kết bài:
Cảm nghĩ của em:
– Giấc mơ gặp Thánh Gióng thật đẹp và ý nghĩa.
– Em thấm thía lời khuyên thiết thực của Thánh Gióng, cố gắng phấn đấu để trở thành một người toàn diện
Đề số 3: Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một con vật (con vật cụ thể do học sinh chọn) trong thời hạn ba ngày. Trong ba ngày đó, em đã gặp những điều thú vị gì và rắc rối gì? Vì sao em mong chóng hết hạn để trở lại làm người?
a. Mở bài: Nguyên nhân mắc lỗi bị biến thành con vật nào? (con chuột)
b. Thân bài:
– Lúc bị biến, cảm giác của em.
– Nêu những điều thú vị và rắc rối.
– Thú vị:
Gặp cộng đồng loài chuột
Tha hồ phá phách, gặm nhắm.
Được đi du ngoạn khắp nơi.
– Gặp những rắc rối nào?
Mèo vồ, vướng vào bẫy chuột, cảm giác khi đó (sợ hãi, tìm đường thoát thân)
Nguyên nhân làm cho em muốn trở lại thành một con người bình thường.
c. Kết bài:
Khi tỉnh dậy vẫn là một con người.
Cảm nghĩ của mình khi bị biến thành chuột.
Lời hứa.
Đề số 4: Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào.
a. Mở bài:
Một buổi tối xe đạp, xe máy, ô tô gặp nhau trong nhà xe, chúng lên tiếng cãi nhau, so bì hơn thua.
b. Thân bài:
– Xe ô tô chê xe máy, xe đạp: chậm chạp, không che mưa, che nắng được cho con người.
– Xe máy chê ô tô to xác, chiếm nhiều chỗ, chạy hao xăng, tốn tiền, không vào được nơi ngõ hẻm; Xe máy tự khoe mình nhỏ hơn, nhanh nhẹn, không như xe đạp chậm chạp kia.
– Xe đạp bảo rằng mình chậm chạp nhưng không tốn xăng, tốn tiền, không gây ô nhiễm môi trường, lại có thể giúp con người rèn luyện sức khỏe.
c. Kết bài: Lời khuyên răn: cả ba phương tiện đều có ích, không nên so bình
Đề số 5: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
a. Mở bài: Nêu hoàn cảnh: trong một giấc mơ, em mơi mình trưởng thành, sau 10 năm em quay về trường cũ trong dịp 20/11
b. Thân bài: Tả không khí ngày về thăm trường: bầu trời, con người, cây cối…
– Tả sự thay đổi ở trường học:
Tả cổng trường (có gì khác so với ngày xưa)
Cảnh sân trường (cây cối, sân trường…)
Cảnh lớp học (được xây thêm, có thêm nhiều phòng học chuyên dụng…)
Thầy cô giáo ngày xưa giờ già hơn, có những thầy cô đã nghỉ hưu.
– Tả cảnh còn lưu giữ: Lớp học cũ, thầy cô ngày xưa
– Cảm xúc khi về thăm trường
c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ khi ngôi trường thay đổi thời gian
Các em vừa tham khảo cách trả lời bài luyện tập trang 134 SGK ngữ văn 6 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Kể chuyện tưởng tượng tốt hơn trước khi đến lớp.
Giangdh (Tổng hợp)
Bài 1 Luyện Tập Trang 11 Sgk Ngữ Văn 6
Trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 11 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Bài học đường đời đầu tiên ngữ văn 6.
Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 11 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần Luyện tập soạn bài Bài học đường đời đầu tiên chi tiết nhất.
Đề bài: Ở đoạn cuối truyện, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời của Dế Mèn.
Trả lời bài 1 luyện tập trang 11 SGK văn 6 tập 2
Cách trả lời 1:
Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ um tùm. Tôi đắp thành một nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu nghĩ về người bạn hàng xóm xấu số bị chết trong một cái hang nông choèn. Phải chi cái hôm nọ đến chơi và dạy cho Dế Choắt phải làm hang thế này, thế nọ, mình chỉ cần cho Choắt đào một đoạn hầm sang nhà mình là đủ cho cậu ta thoát hiểm. Phải chi mình không chọc giận chị Cốc to lớn lênh khênh. Chao ôi, cứ nghĩ đến cái mỏ khổng lồ của chị Cốc bổ xuống những cú như trời giáng ! Dế Choắt chắc là kiệt sức nhảy né tránh để rồi tuyệt vọng nhận cái mổ oan nghiệt… Tôi đã không cầm nổi nước mắt khi đắp những viên đất cuối cùng cho người dưới mộ lúc ánh hoàng hôn rưới máu xuống những ngọn cỏ so le vàng. Tôi òa lên nức nở: Dế Choắt ơi ! Cậu sống khôn thác thiêng, cậu đừng trách móc gì mình nữa. Kể từ nay mình sẽ sống tất cả vì mọi người. Mình sẽ đi khắp bốn phương trời để kết nghĩa huynh đệ với tất cả, mong làm điều thiện diệt trừ cái ác… Mình sẽ hi sinh cá nhân để chuộc cái lỗi hôm nay.
Tôi thất thểu bò vào nhà mình. Tất cả tối om, trống trải. Ngày mai tôi quyết định đi thực hiện lời hứa với người bạn đã khuất của mình.
Cách trả lời 2:
Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay, cũng may mà thoát nạn nhưng nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo sớm muộn rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên.
Cách trả lời 3:
Tôi hối hận lắm. Người hàng xóm ốm yếu mà tôi vẫn coi khinh, vẫn dửng dưng nay tại tôi mà phải chết oan, tại cái thói huênh hoang, hống hách của tôi. Tôi giận mình lắm. Nếu như tôi nghe lời can ngăn không bày trò trêu chị Cốc, nếu như trước đó tôi biết thông cảm giúp đỡ anh Choắt thì có lẽ cơ sự đã không như thế này. Tôi dại quá. Hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi sẽ không quên bài học này, bài học được đánh đổi bằng cả mạng sống bạn bè.
Bài 1 luyện tập trang 11 SGK ngữ văn 6 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn theo các cách trình bày khác nhau giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Bài học đường đời đầu tiên tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài 13: Ôn Tập Truyện Dân Gian (Trang 83 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1 Vnen) trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!