Cập nhật nội dung chi tiết về Bài 1 Trang 26 Sgk Ngữ Văn 8 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trả lời câu hỏi bài 1 trang 26 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Thuyết minh về một phương pháp cách làm.
Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 26 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Thuyết minh về một phương pháp cách làm chi tiết nhất.
Đề bài: Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó. Yêu cầu trình bày rõ ràng, mạch lạc.
Trả lời bài 1 trang 26 SGK văn 8 tập 2
Tham khảo một số mẫu dàn ý sau đây:
Dàn ý thuyết minh trò chơi đá cầu
1. Mở bài: Giới thiệu về trò chơi đá cầu.
Đá cầu là một trò chơi rất thông dụng đối với các bạn nam ở trường THCS – THPT. Đây là một trò chơi rất đơn giản và tiện lợi có thể tận dụng mọi không gian và thời gian rất phù hợp với những khoảng thời gian trống ít ỏi của các bạn học sinh.
2. Thân bài: Thuyết minh cách chơi trò đá cầu
– Số lượng người chơi không giới hạn, tối thiểu phải hai người trở lên, nhưng thông thường là 6 hoặc 8 người được chia thành hai phe.
– Mỗi trận đấu thường ba hiệp, mỗi hiệp có thời gian từ 10 đến 15 phút, tùy theo số lượng người chơi mà thời gian có thể kéo dài hơn hoặc ngắn hơn.
– Luật lệ chơi đá cầu gần giống như chơi bóng chuyền, ở giữa hai bên đội chơi có giăng một tấm lưới, bên này đá qua bên kia phải vượt qua được tấm lưới. Nếu như để rơi cầu hoặc đá ra ngoài phạm vi quy định coi như bị thua một trái. Đối với học sinh tấm lưới đó đôi khi chỉ là một vạch ngang hoặc mấy đôi dép. Giờ ra chơi các học sinh nam ùa ra sân tìm những khoảng trống không bất luận rộng hay hẹp chỉ cần độ 10m vuông thế là trái cầu có thể tung lên được rồi. Cũng có nơi người ta tổ chức thi đá cầu cá nhân: trong một thời gian quy định xem ai đá được nhiều trái nhất.
3. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân
– Đá cầu vừa là một trò chơi vừa là một môn thể thao rất tiện lợi, nó mang đến cho người chơi sự vui vẻ và tinh thần hòa hợp: giờ ra chơi ở các trường không thể thiếu trò chơi đá cầu lành mạnh.
Dàn ý thuyết minh về cách làm đèn lồng giấy đón Trung thu
– Nguyên liệu:
+ Giấy màu cứng, keo dán, chỉ, kéo
+ Băng dính trong, bút chì, thước kẻ, que gỗ
– Cách thực hiện
+ Gập đôi tờ giấy màu hình chữ nhật lại
+ Dùng thước kẻ và vẽ các đường thẳng song song trên mặt giấy, mỗi đường thẳng cách nhau 2 cm và để chừa lại phần mép giấy phần chiều dài và chiều rộng 3 cm. Sau đó dùng kéo cắt theo những đường thẳng đã vẽ.
+ Dùng bút trang trí thêm lên thân đèn.
+ Cuộn giấy hình tròn và dán hai mép giấy, sau đó dán thêm phần quai và buộc chỉ vào quai đèn nối lên que gỗ.
– Yêu cầu thành phẩm: Các nang đèn đều đặn, đèn không được méo mó, màu sắc bắt mắt.
Dàn ý thuyết minh trò chơi Thi thổi cơm
* Số lượng người tham gia: từng cặp trai gái (khoảng 3 đến 5 cặp).
* Vật dụng cần chuẩn bị cho từng cặp trai gái:
– Nồi đất
– Đôi đũa cái
– Củi, lửa
– Gạo đã vo
– Khăn bịt mắt và khăn buộc tay.
– Bịt mắt người con gái, buộc tay người con trai.
– Sau ba hồi trống, từng đôi trai gái phải nhanh chóng và khéo léo bổ sung cho nhau để nhen lửa, nấu cơm chín sớm nhất và ngon nhất.
– Sau một thời gian được quy định cụ thể, ba hồi trống báo hiệu thời gian nấu cơm đã kết thúc. Từng đôi trai gái phải ngừng tay lại, đợi ban giám khảo đến chấm điểm.
– Về phía người chơi, mắt của người con gái phải được bịt kín, tay của người con trai phải buộc chặt.
– Về phía sản phẩm: cơm phải chín đều, ngon và chín trong thời gian ngắn nhất.
Tham khảo bài văn mẫu: Top 10+ bài văn thuyết minh hay giới thiệu về một trò chơi dân gian
Chúc các em học tốt !
Tâm Phương (Tổng hợp)
Bài 1 Trang 68 Sgk Ngữ Văn 8 Tập 1
Trả lời câu hỏi bài 1 trang 68 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)
Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 68 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu, soạn bài Cô bé bán diêm ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Hãy xác định ba phần (chỗ bắt đầu, chỗ kết thúc từng phần) của bài này nếu lấy việc em bé quẹt từng que diêm làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu đế có thể chia phần thứ hai (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn?
Trả lời bài 1 trang 68 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Câu trả lời tham khảo
– Văn bản có thể chia làm ba phần:
Phần thứ nhất (Từ đầu đến cứng đờ ra): Hoàn cảnh tội nghiệp của em bé bán diêm trong đêm giao thừa, em ngồi bán diêm trong đêm giá rét.
Phần thứ hai (tiếp đến về chầu thượng đế): Em bé và những cây diêm mơ ước.
Phần thứ ba (còn lại): Cái chết đáng thương của cô bé.
– Phần thứ hai là phần quan trọng nhất, dựa vào một chi tiết cô bé quẹt những que diêm để sưởi ta có thể chia phần này ra bốn đoạn nhỏ:
Cảnh hiện lên trong que diêm thứ nhất: cô bé thấy vui như ngồi trước lò sưởi.
Cảnh hiện lên trong que diêm thứ hai: thấy vui như ngồi trước bữa ăn ngon.
Cảnh hiện lên trong que diêm thứ ba: thích thú như trước cây thông Nô-en rực rỡ.
Cảnh hiện lên trong que diêm thứ tư: cô bé sung sướng thấy bà đang mỉm cười với em.
Cảnh hiện lên trong que diêm thứ năm: hai bà cháu dắt tay nhau bay lên trời, thoát mọi đói rét và đau buồn.
– Nếu lấy việc em bé quẹt nhưng que diêm làm phần trọng tâm thì có thể chia văn bản làm 3 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “đã cứng đờ ra”: Hoàn cảnh của cô bá bán diêm và việc cô bé không dám về nhà.
Phần 2: Tiếp đến “về chầu Thượng đế”: Những lần quẹt diêm của em bé.
Phần 3: Còn lại: Cái chết của em bé và thái độ của mọi người.
– Phần trọng tâm có thể chia thành những đoạn nhỏ dựa trên những lần quẹt diêm của em bé. Mỗi lần quẹt diêm là một đọan nhỏ hơn.
Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 1 trang 68 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Cô bé bán diêm tốt hơn trước khi đến lớp.
Bài 1 Trang 142 Sgk Ngữ Văn 8 Tập 1
Trả lời câu hỏi bài 1 trang 142 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Dấu ngoặc kép
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 142 SGK Ngữ văn 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Dấu ngoặc kép chi tiết và đầy đủ nhất.
Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau:
a) Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A ! Lão giá tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”.
(Nam Cao, Lão Hạc)
b) Kết cục, anh chàng “hầu cận ông 15” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
c) Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
d) Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.
(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
e) Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn:
Nghe càng đắm, ngắm càng say, Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình. Cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp! (Hoài Thanh, trong Tập nghị luận và phê bình văn học, tập 1)
Trả lời bài 1 trang 142 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Để soạn bài Dấu ngoặc kép tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 142 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1 như sau:
a) Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp ( lời trực tiếp của con chó Vàng được lão Hạc tưởng tượng ra).
b) Dấu ngoặc kép dùng với ý mỉa mai, châm biếm: kẻ hầu cận ông lí bị một người đàn bà đánh cho hết sức dễ dàng.
c) Dấu ngoặc kép trích từ ngữ được mượn từ lời người khác trong chuỗi lời nói của người viết.
d) Dấu ngoặc kép được tách từ ngữ tác giả mượn lời người khác trong bài viết của mình, dùng hàm ý mỉa mai.
e) Dấu hai chấm trích dẫn từ ngữ từ lời nói trực tiếp của người khác vào bài của mình.
– Đoạn (a)
Dấu ngoặc kép đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật.
Lão Hạc tưởng tượng ra lời của con chó nói với mình.
– Đoạn (b)
Dấu ngoặc kép đánh dấu ngữ có hàm ý mỉa mai.
một anh chàng được coi là “hậu cận ông lí” mà bị người đàn bà có con mọn túm lấy lẳng nhào ra thềm.
– Đoạn (c): Dấu ngoặc kép dùng đánh dấu từ trích dẫn lời bà cô.
– Đoạn (d)
Dấu ngoặc kép dùng đánh dấu những ngữ có ý mỉa mai: An- nam-mít, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do.
Mỉa mai sự bịp bợm xảo trá của thực dân Pháp.
– Đoạn (e)
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ dẫn trực tiếp có hàm ý mỉa mai: mặt sắt, ngây vì tình. Nhằm mỉa mai bộ mặt đểu cáng của Hồ Tôn Hiến.
Công dụng của dấu ngoặc kép:
a) Làm nhiệm vụ tác riêng lời nói trực tiếp. Ở đây, lời nói trực tiếp là lời con chó vàng được lão Hạc tưởng tượng ra.
b) Được dùng với ý mỉa mai, châm biếm : một anh chàng được coi là kẻ hầu của kẻ có thế lực nhưng lại bị một người đàn bà khỏe mạnh đánh ngã một cách hết sức dễ dàng. Kẻ có thế lực ấy đã bị bẽ mặt.
c)
Đã tách riêng từ ngữ được mượn lại lời người khác trong chuỗi lời nói của người viết.
d) Được dùng để tách riêng những từ ngữ được tác giả mượn lại lời người khác trong bài viết của mình và dùng có hàm ý mỉa mai.
e) Đánh dấu những từ ngữ được dẫn trực tiếp. Ở đây, Hoài Thanh đã mượn những từ ngữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều để dùng lại trong bài viết của mình.
Dấu ngoặc kép dùng để :
Giangdh (Tổng hợp)
Bài 3 Trang 68 Sgk Ngữ Văn 8 Tập 1
Trả lời câu hỏi bài 3 trang 68 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)
Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 68 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu, soạn bài Cô bé bán diêm ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Chứng minh rằng những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra theo thứ tự hợp lí. Trong số các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần tuý chỉ là mộng tưởng ?
Trả lời bài 3 trang 68 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí
Lần thứ nhất
– Lúc này gió thổi rít, hai tay em cứng đờ, em phải ngồi trong góc tường cho đỡ lạnh – ước ao lò sưởi là hợp lí
– Em tưởng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt, có những hình nổi bằng đồng bóng loáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng.
– Em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt.
– Em bần thần cả người nghĩ tới việc cha em giao đi bán diêm. Đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng.
Lần thứ hai
– Suốt cả ngày em chưa được ăn bụng đang đói cồn cào
– Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kì diệu nhất là con ngỗng nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc – sét cắm trên lưng tiến về phía em.
– Phố xá vắng ngắt lạnh buốt tuyết phủ trắng xóa.
– Khách qua đường lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé.
Lần thứ ba
– Lúc này đang đêm giao thừa em ao ước có được đêm giao thừa thật đẹp như bao người khác
– Cây thông Nô-en trang trí thật lộng lẫy, hàng ngàn ngọn nến sáng rực lấp lánh, rất nhiều bức tranh màu sặc sỡ
– Những ngôi sao đổi ngôi trên bầu trời – có ai vừa chết?
Lần thứ tư và liên tiếp những que diêm khác
– Lúc này em đang cô đơn đang khao khát tình thương của người thân yêu
– Bà em đang mỉm cười, bà em to lớn và đẹp lão
– Bà cụ cầm lấy tay em, hai bà cháu bay vụt lên cao mãi
– Trong bốn lần quẹt diêm: Lần thứ nhất và lần thứ hai, em bé khao khát có cuộc sống vật chất đầy đủ; ;ần thứ bao khao khát có cuộc sống tinh thần yên vui, lần thứ tư khao khát tình yêu thương.
– Mỗi que diêm quẹt lên là một khát vọng của tuổi thơ đau khổ được thắp sáng. Ba lần đầu sau cảnh mộng tưởng được hiện lên là trở về với thực tế nghiệt ngã đau buồn, “sự tương phản gay gắt giữa thực tế và mộng tưởng, cuộc đời và ảo ảnh cứ sóng đôi hiện hiện đang cài”.
– Điều thứ tư chỉ thuần túy là mộng tưởng.
– Mộng tưởng của cô bé bán diêm hiện ra hợp lý với thực tế:
Muốn được sưởi ấm và ăn no: lò sưởi, ngỗng quay
Khao khát được sum họp gia đình bên cây thông No-el
Muốn được vui vẻ bên người bà hiền hậu
Cảnh hai bà cháu bay lên trời: thoát khỏi những đau buồn
– Mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông
– Mộng tưởng thuần túy là mộng tưởng: gặp lại người bà
⟹ Những mộng tưởng của cô bé bán diêm cũng là mộng tưởng chung của bất kì đứa trẻ nào cùng cảnh ngộ: muốn ấm no, hạnh phúc bên gia đình.
1.– Những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm hoàn toàn hợp lí.
Lần đầu tiên: trong giá lạnh căm căm của mùa đông, tuyết trắng đang bao trùm lấy em nên em ước có được lò sưởi để sưởi ấm cơ thể.
Lần thứ 2: Suốt cả ngày em chưa được ăn bụng đang đói cồn cào è cái đói khiến em mơ ước đến một bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay.
Lần thứ 3: Lúc này đang đêm giao thừa em ao ước có được đêm giao thừa thật đẹp như bao người khác è em mơ có một cây thông trang trí thật lộng lẫy, hàng ngàn ngọn nến sáng rực lấp lánh, rất nhiều bức tranh màu sặc sỡ .
Lần thứ 4 và 5: em đang cô đơn, đang khao khát tình thương == em đã nghĩ đến bà đang mỉm cười, bà em to lớn và đẹp lão. Bà cụ cầm lấy tay em, hai bà cháu bay vụt lên cao.
2. – Những mộng tưởng của cô bé sau mỗi lần quẹt diêm diễn ra theo trình tự hợp lí:
Em bé đang rét, nên em muốn có lò sưởi để sưởi ấm.
Em đang đói nên em ước muốn có bàn ăn thịnh soạn.
Khi no ấm thì em lại muốn được chơi cây thông nô-en.
Khi đón năm mới em lại ước được ở cùng bà.
Em quẹt cả que diêm để được ở với bà mãi.
– Những điều gắn với thực tế: bàn ăn, lò sưởi, cây thông.
– Những điều gắn với mộng tưởng: ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, bà đang mỉm cười với em, hai bà cháu bay lên cao.
Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 3 trang 68 SGK ngữ văn 8 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Cô bé bán diêm trong chương trình soạn văn 8 được tốt nhất trước khi tới lớp
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài 1 Trang 26 Sgk Ngữ Văn 8 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!