Cập nhật nội dung chi tiết về 5 Bước Và 9 Cách Định Vị Thành Công! mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cuộc chiến về định vị sản phẩm là một trong những chiến trường khốc liệt nhất trong Marketing. Làm thế nào để in đậm hình ảnh thương hiệu vào tâm trí khách hàng không hề là một việc dễ dàng, đặc biệt trong thời đại thông tin bủa vây khách hàng như hiện nay.
I.
Khái niệm định vị sản phẩm
Định vị sản phẩm là việc lựa chọn một đặc tính/tính năng…của sản phẩm, làm cho nó nổi bật hơn đối thủ và in đậm vào tâm trí khách hàng.
Như vậy, định vị sản phẩm dịch vụ như một cây đinh đóng sâu vào tâm trí của khách hàng mục tiêu về một tính năng một phẩm chất nào đó của sản phẩm. Khiến họ gợi nhớ, phát hiện ra ngay hoặc ưu tiên lựa chọn khi quyết định mua bất kỳ. Ví dụ: Nhắc đến xe máy thì người ta nhớ đến xe máy Honda bởi tính năng bền, tiết kiệm nguyên liệu; nhắc đến tóc mềm mướt là nhắc đến Sunsilk, Rejoice.
II.
5 Bước định vị sản phẩm trên thị trường
Sau khi đã trả lời được câu hỏi định vị sản phẩm là gì, các nhà làm marketing sẽ đi tiến hành thực hiện từng bước trong quy trình định vị. Bước đầu tiên và cũng gần như quan trọng nhất là vẽ chân dung khách hàng mục tiêu.
– Bước 1: Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu
Đây là bước để xác định những tiêu chí định vị sau này. Hiểu được insight, mong muốn, đặc điểm của khách hàng mục tiêu sẽ giúp các nhà làm marketing đưa ra được những quyết định định vị chính xác nhất.
Công thức 5W là công cụ hữu ích mà bạn có thể sử dụng để phân tích khách hàng mục tiêu trong bước này:
Who: Những ai là người sẽ mua sản phẩm của bạn? Ai sẽ sử dụng chúng? Ai là người ảnh hưởng đến quyết định mua hàng?…
What: Khách hàng mục tiêu tìm kiếm lợi ích gì ở sản phẩm của bạn? Mong muốn thật sự của họ là gì?
Why: Tại sao họ mua sản phẩm? Tại sao họ lại quan tâm đến đặc tính/tính năng đó của sản phẩm?
Where: Họ sinh sống ở đâu? Họ thuộc tầng lớp nào trong xã hội? Họ thường mua hàng ở siêu thị/cửa hàng hay mua online? Họ ở đâu trên thế giới online? Họ thường sử dụng mạng xã hội nào? Tìm kiếm thông tin hữu ích ở đâu?….
When: Họ thường mua sản phẩm khi nào? Vào những dịp nào?
– Bước 2: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Trước khi tiến hành định vị sản phẩm trong marketing, các marketers cần thực hiện nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn.
Những thương hiệu, sản phẩm cùng ngành hoặc sản phẩm thay thế trên thị trường hiện có là những sản phẩm nào? Người tiêu dùng cảm nhận về chúng ra sao? Các đặc điểm về tính chất, chức năng, bao bì mẫu mã, quà tặng kèm, phục vụ…như thế nào? Chúng ta đang ở đâu trong mối tương quan đó?
Vì quá trình định vị sản phẩm thực chất là vẽ lên một “cá tính” riêng cho thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng, nên chúng ta phải nhìn xung quanh xem đối thủ đã có những “cá tính” nào, để xác định được cá tính đặc biệt nhất – lợi thế cạnh tranh của thương hiệu so với đối thủ.
– Bước 3: Nghiên cứu thuộc tính của sản phẩm
Để xác định được vị trí của sản phẩm trên thị trường, bạn cần hiểu rõ tất cả về nó để có thể đặt đúng chỗ. Lập một danh sách các thuộc tính của sản phẩm và đánh dấu vào những thuộc tính quan trọng nhất, chắc chắn bạn sẽ tìm ra “kẽ hở” của thị trường, nơi mà đối thủ cạnh tranh chưa chạm đến, bạn có thể tiến hành tấn công vào khu vực này, định vị sản phẩm một cách khác biệt.
– Bước 4: Lập bản đồ định vị sản phẩm
Sơ đồ định vị sản phẩm là các trục tọa độ thể hiện những thuộc tính khác nhau của các sản phẩm trên thị trường.
Về mặt lý thuyết, một biểu đồ định vị sản phẩm có thể có bất kỳ biến số nào, tuy nhiên để đơn giản hóa, thường các nhà làm marketing chỉ vẽ sơ đồ định vị có 2 dòng là trục x và trục y.
Trục x đi từ trái sang phải và trục y đi từ dưới lên trên. Bất kỳ tiêu chí nào cũng có thể được sử dụng cho bản đồ, như giá cả, chất lượng, trạng thái, tính năng, an toàn và độ tin cậy.
Khi hai dòng này được vẽ và gắn các tiêu chí nhất định, nhãn các sản phẩm hiện có trên thị trường sẽ được đặt trên bản đồ ở vị trí phù hợp, tùy theo mức độ của những thuộc tính được hiển thị.
Ví dụ một sơ đồ định vị sản phẩm với 2 thuộc tính giá và chất lượng. Sau khi xác định được vị trí của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, về mức giá và chất lượng tương đương. Tùy theo tình hình thực tế về nguồn lực của doanh nghiệp mà có thể lựa chọn một trong số những chính sách định vị sau:
Chiến lược định vị More for more
Doanh nghiệp quyết định sản xuất những sản phẩm với chất lượng cao hơn và định giá cao hơn đối thủ. Định vị sản phẩm “Cao cấp, sang trọng” hơn. Chiến lược này phù hợp với những thị trường có nền kinh tế phát triển, nhiều đối tượng khách hàng thành công và giàu có.
Ví dụ: Sữa tươi TH True Milk lựa chọn phân khúc khách hàng mục tiêu là những phụ nữ thành thị có thu nhập cao, nhạy cảm, quan tâm đến vấn đề sức khỏe. Định vị thương hiệu “sữa sạch” tuyệt đối, giá nhỉnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Vinamilk, Freshcampina,…Chất lượng cao hơn và giá cao hơn.
Chiến lược định vị “More for the same”
Mức giá ngang bằng đối thủ nhưng chất lượng cao hơn. Nếu thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh, bạn muốn đánh bại thương hiệu của đối thủ thì có thể dùng giải pháp này.
Chiến lược định vị “More for less”
Mức giá thấp hơn đối thủ nhưng chất lượng cao hơn. Đây không phải là giải pháp lâu dài, vì chi phí cao hơn và lợi nhuận thấp hơn.
Chiến lược định vị “less for much less”
Chất lượng thấp hơn đối thủ và mức giá thấp nhất có thể. Nếu thị trường vẫn còn nhiều người có thu nhập thấp, quan tâm đến mức giá rẻ thì chiến lược này là một trong những giải pháp khá hợp lý cho các nhà làm marketing.
Ví dụ: Mì Miliket hướng đến những đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, không cải thiện bao bì đóng gói, chỉ tối ưu giá thấp nhất có thể.
Một số câu hỏi bạn có thể tham khảo khi vẽ sơ đồ định vị:
Hiện tại bạn đang đứng ở đâu trên bản đồ?
Vị trí nào bạn muốn sở hữu?
Những đối thủ cạnh tranh nào bạn phải đánh bại? Vị trí của họ trên sơ đồ như thế nào?
Bạn có đủ nguồn lực để làm việc đó không?
Mất bao nhiêu thời gian để bạn có thể đạt được điều đó?
Những chiến thuật nào bạn có thể sử dụng để đạt được mục tiêu định vị này?
– Bước 5: Quyết định lợi thế cạnh tranh- kế hoạch định vị sản phẩm.
Sau khi đã nghiên cứu về khách hàng, đối thủ cạnh tranh cũng như các thuộc tính của sản phẩm và thể hiện nó trên bản đồ định vị, các nhà làm marketing cần lựa chọn ra lợi thế cạnh tranh lớn nhất của sản phẩm/dịch vụ là gì, sau đó lên chiến lược chung cho kế hoạch định vị sản phẩm.
Những công cụ định vị là gì, các kênh truyền thông bạn sẽ sử dụng là những kênh nào, khách hàng sẽ biết đến sản phẩm của bạn như thế nào, ấn tượng đầu tiên của họ về sản phẩm là gì?…
III.
9 Cách định vị sản phẩm hiệu quả
Để cụ thể hơn những chiến lược định vị sản phẩm, GEM gửi đến bạn 9 cách định vị phổ biến nhất. Hãy nghiên cứu sâu hơn những chiến lược này và áp dụng có hiệu quả vào mô hình doanh nghiệp của bạn.
– Định vị sản phẩm theo chất lượng
Nếu chất lượng của bạn nổi trội hơn đối thủ cạnh tranh ở một đặc điểm nào đó thì đây là một chiến lược tuyệt vời. Hãy nói về việc sản phẩm của bạn sẽ giúp khách hàng giải quyết vấn đề ra sao?
Chiến dịch “Lấy lại tên thật cho sữa” và “sữa tươi sạch tinh khiết” của TH True Milk đã giành được chiến thắng lớn khi định vị sản phẩm là thương hiệu sữa cao cấp và chất lượng trên thị trường.
– Định vị sản phẩm theo giá trị
Giá cả của bạn có thể cao hơn nhưng giá trị mang lại cho khách hàng lại lớn hơn. Đó có thể là đẳng cấp, sự sang trọng (các thương hiệu thời trang nổi tiếng thường định vị theo cách này: Channel, Dior…)
– Định vị sản phẩm theo giá cả
Dù định vị giá thấp, giá cao hay giá tầm trung thì bạn cũng hãy luôn nhớ đặt chúng trong mối tương quan với đối thủ cạnh tranh và thị trường. Đặt giá quá thấp hay quá cao đều khiến việc định vị sản phẩm của bạn dẫn đến thất bại.
Ví dụ: BigC giá rẻ cho mọi nhà
– Định vị sản phẩm dựa vào mối quan hệ
Đó có thể là mối quan hệ với các dòng sản phẩm khác của doanh nghiệp, mối quan hệ với khách hàng hoặc đối thủ cạnh tranh…Tùy thuộc nguồn lực và tình hình thực tế của doanh nghiệp mà bạn sẽ có những sự lựa chọn phù hợp.
– Định vị sản phẩm theo mong ước của khách hàng
Khi tìm đến dịch vụ spa, mỗi khách hàng lại có những mong ước khác nhau, có người mong muốn có làn da trắng hơn, một thân hình cân đối, hay đôi mắt to hơn….Mỗi doanh nghiệp cần thực hiện thận trọng bước vẽ chân dung khách hàng tiềm năng để có những giải pháp định vị sản phẩm đúng đắn.
– Định vị sản phẩm theo vấn đề, giải pháp
Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mong ước của khách hàng khi tìm đến sản phẩm sữa rửa mặt là khác nhau: có người muốn trị mụn, có người muốn làm trắng da, có người lại muốn dưỡng ẩm…Vì vậy, việc định vị sản phẩm theo vấn đề của khách hàng sẽ giúp chạm đúng insight của từng nhóm đối tượng mục tiêu, kích thích quá trình mua hàng diễn ra nhanh hơn.
Ví dụ: kem nghệ Thái Dương trị thâm, acnes trị mụn,…
– Định vị sản phẩm dựa vào đối thủ
Khi tấn công vào thị trường nước giải khát, 7Up truyền thông sản phẩm của mình là “uncola” (không phải Cocacola). Vì nhận thức được vị trí của đối thủ cạnh tranh trực tiếp lúc bấy giờ, Cocacola và Pepsi là hai ông lớn, nếu đối đầu trực diện và tiến vào thị trường theo cách thông thường thì chắc chắn không có quả ngon để ăn. Bằng cách định vị sản phẩm dựa vào đối thủ, 7Up đã chiếm lấy thị phần dành cho những người không uống Cocacola và Pepsi.
– Định vị sản phẩm dựa vào cảm xúc
Theo dõi hành trình mua hàng của người tiêu dùng, các doanh nghiệp có thể thấy không phải khi nào quyết định mua hàng của họ cũng dựa trên nhu cầu, thực sự là những thứ họ cần.
Nhiều phụ nữ vào cửa hàng thời trang để mua một chiếc khăn và cuối cùng trở về với một loạt quần áo, váy…Đôi khi cảm xúc lại là yếu tố quyết định.
Định vị sản phẩm dựa vào cảm xúc đòi hỏi các nhà làm marketing phải có một sự tinh tế và khôn ngoan để nghiên cứu được sự biến đổi cảm xúc của đối tượng mục tiêu ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua hàng của họ và đưa ra những giải pháp phù hợp.
Ví dụ câu slogan của rượu vodka là “cảm xúc không thể tốt hơn!” Hay bia sài gòn là “Lên như Rồng – Diện mạo như Rồng“.
– Định vị sản phẩm dựa vào công dụng
Đây là một trong những cách định vị cơ bản. Những công dụng nào của sản phẩm nổi trội hơn so với đối thủ cạnh tranh. Hãy làm nổi bật điều đó trong các chiến dịch truyền thông của bạn.
– Tái định vị sản phẩm
Khi bước vào giai đoạn chín muồi trong vòng đời sản phẩm, doanh nghiệp cần có những biện pháp chuẩn bị để tái định vị sản phẩm (cải tiến, thay đổi, bổ sung…) để thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của khách hàng trên thị trường, giữ vững thị phần của doanh nghiệp.
Một ví dụ sinh động cho việc tái định vị sản phẩm liên tục là ngành điện tử, công nghệ: điện thoại, máy tính,…luôn cập nhật những tính năng mới để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Tái định vị sản phẩm rất quan trọng trong thị trường cạnh tranh ngày nay, đảm bảo doanh nghiệp không bị tụt hậu so với đối thủ, thỏa mãn nhu cầu thay đổi nhanh chóng của khách hàng, giữ vững và phát triển thị phần.
định vị sản phẩm là gì, định vị sản phẩm trên thị trường, vẽ sơ đồ định vị sản phẩm, tái định vị sản phẩm, sơ đồ định vị sản phẩm, lập bản đồ định vị sản phẩm, biểu đồ định vị sản phẩm, định vị sản phẩm trong marketing, bản đồ định vị sản phẩm, cách định vị sản phẩm, khái niệm định vị sản phẩm
GEM DIGITAL – DIGITAL MARKETING AGENCY
Liên hệ hợp tác cùng GEM:
Hotline: 0906 222 886
Email: Agency@gemdigital.vn
6 Bước Học Cách Kinh Doanh Nhỏ Thành Công
Nguyên tắc đầu tiên để bắt đầu học cách kinh doanh nhỏ là xác định một mục tiêu lớn hơn thực tế. Việc có một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn luôn vượt qua khó khăn và đạt mục tiêu của mình.
Mọi ý tưởng, kế hoạch sau đó đều dựa trên cơ sở của mục tiêu bạn đã xác định cho doanh nghiệp của mình. Hãy nhớ mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể thì khả năng thành công của doanh nghiệp bạn càng cao.
Hành trình giàu có là một sự lựa chọn. Vì vậy, hãy lựa chọn được giàu có vào mỗi ngày. Hãy đầu tư vào việc học cách kinh doanh nhỏ trước khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh.
Bạn có biết những người thành công họ làm gì khi khởi nghiệp không? Nếu phải làm việc họ không làm việc để kiếm tiền, mà họ sẽ nhắm đến những công việc giúp họ học hỏi những kỹ năng cơ bản về kiến thức kinh doanh như: kế toán đầu tư, tiếp thị, những hiểu biết về luật kinh doanh, đầu tư. Ngoài ra, những kỹ năng quản lý tài chính để thành công cũng được chú trọng: quản lý vòng quay tiền mặt, quản lý hệ thống, quản lý nhân sự.
Đầu tư cho kiến thức kinh doanh, học cách kinh doanh nhỏ cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng để xây dựng nền tảng cho một doanh nghiệp startup. Đặc biệt là kiến thức về tài chính, quản lý, điều hành của chủ doanh nghiệp có yếu tố quyết định thành công hàng đầu.
Nếu bạn có ý định bắt đầu kinh doanh thì hãy lường trước tất cả những gì mà doanh nghiệp mình cần có. Số vốn bạn cần để bắt đầu là bao nhiêu? bạn có thể tìm kiếm nhà đầu tư từ những nguồn nào? Bạn nên chọn địa điểm công ty ở đâu thì hợp lý với số vốn mình có? Nhân lực bạn cần để phục vụ công việc kinh doanh cần bao nhiêu người…. Còn vô vàn yếu tố bạn cần rõ ràng và cụ thể trong bản kế hoạch kinh doanh của mình.
4. Xây dựng các nguồn lực cần thiết
Để khởi động doanh nghiệp mới của mình tiến vào thị trường khổng lồ ngoài kia thì khâu chuẩn bị của bạn phải thật hoàn hảo. Dù bạn có kiến thức, học cách kinh doanh nhỏ đã lâu, hiểu biết về thị trường nhưng nếu không có đủ nguồn lực thì cũng không thể nào phát triển được.
Các nguồn lực cơ bản mà doanh nghiệp nào cũng cần phải có là: vốn, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Một nguồn lực quan trọng có thể bổ sung thêm chính là năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo. Hãy chú trọng xây dựng và các nguồn lực này thật chu đáo, sau đó chỉ là việc đưa doanh nghiệp của bạn tiến lên.
Vì vậy, bạn cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh, sản phẩm, số vốn và xu hướng của thị trường hiện tại trước khi quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh.
6. Phát triển thương hiệu
Phát triển thương hiệu sản phẩm của bạn là việc cần làm ngay lập tức sau khi đã có kế hoạch kinh doanh. Trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn không thể thiếu được chiến lược phát triển thương hiệu cho sản phẩm.
Một chiến dịch marketing thương hiệu sẽ giúp hình ảnh của công ty và sản phẩm của bạn nhanh chóng tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Học Bán Hàng Qua Mạng Thành Công Cho Người Mới Với 5 Bước Đơn Giản
Chỉ với 5 bước đơn giản trong bài viết này. Những người mới đang học bán hàng qua mạng sẽ trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể bắt đầu kinh doanh một cách tốt nhất, chắc chắn nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.
Đây là câu hỏi mà hầu hết những người đang có nhu cầu muốn bán hàng online (qua mạng) đều mắc phải khi muốn bán một sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thông qua internet. Bạn có sản phẩm hoặc dịch vụ tốt và muốn đưa những sản phẩm, dịch vụ đó tới người tiêu dùng thông qua mạng internet, tuy nhiên bạn không biết bắt đầu từ đâu và bằng cách nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.
CÂU TRẢ LỜI CHO CÂU HỎI TRÊN LÀ GÌ?
Đầu tiên bạn cần hiểu rõ mạng internet là gì và nếu bán hàng trên đó thì bạn sẽ được lợi ích gì. Mạng internet là một môi trường nơi đó con người có thể nói chuyện, trao đổi dữ liệu, đặc biệt có thể mua hàng mà không cần phải tới trực tiếp cửa hàng, mà có được một món hàng mình ưng ý. Đặc biệt nó hỗ trợ rất tốt cho người bán hàng, thông qua mạng lưới internet bạn không cần phải có mặt bằng lớn nằm ở những con đường mặt tiền, lượng người qua lại nhiều, nói đơn giản hơn là bạn chỉ cần một cái phòng ngủ thôi cũng thế bán hàng được. Nghe có vẻ ảo tưởng đúng không, nhưng đó là sự thật và rất rất nhiều người đang làm điều đó!
VẬY BẠN MUỐN HỌC BÁN HÀNG QUA MẠNG MÀ CHƯA TÌM RA CÁCH THỨC? TÔI SẼ GIÚP BẠN!
Hướng dẫn bán hàng online đem đến cho bạn cách tiếp cận hiệu quả, gần gũi và dễ hiểu nhất bao gồm các phần:
Phần 1: Tìm kiếm nguồn hàng:
Phần 2: Bán hàng trên facebook, zalo như thế nào có nhiều khách hàng:
Phần 3: Phân biệt các loại vải trên thị trường, đề cập vào vải thun 4 chiều và 2 chiều, các loại vải thông dụng và tên gọi.
Phần 4: Những khó khăn của bán hàng online (giao hàng, chuyển khoản, niềm tin khách hàng).
Phần 5: Bạn tự chụp sản phẩm và sử dụng công cụ photoshop để tẩy xóa, làm đẹp, làm sáng sản phẩm.
Với 5 phần đầy đủ và chi tiết, hướng dẫn bán hàng online sẽ là cẩm nang bỏ túi cho bất cứ ai muốn chinh phục công việc thú vị nhưng cũng đầy thử thách này.
Học cách bán hàng trên mạng phần 1: Tìm kiếm nguồn hàng
Nguồn hàng ở đâu giá rẻ, chất lượng luôn là vấn đề nan giải, bước suy nghĩ đầu tiên khi bạn muốn kinh doanh quần áo. Hiện tại, có rất nhiều nhà cung cấp quần áo với nhiều mẫu mã đa dạng, hấp dẫn. Và các bạn nên lưu ý khi chọn nhà cung cấp quần áo giá sỉ tphcm bạn hoàn toàn an tâm về chất lượng, mẫu mã, giá thành rất vừa với túi tiền của bạn. Đặt biệt với sự đa dạng mẫu mã, kiểu dáng luôn bắt kịp xu hướng thời trang, bạn có thể tìm những mẫu quần áo thích hợp cho mình, người thân, gia đình và bạn bè của mình một cách ưng ý nhất.
Điều bạn làm là ghi lại, so sánh tất cả sản phẩm cùng loại xem giá sỉ nơi nào rẻ nhất, chất lượng nhất, hợp lý cho mình nhất. Tiếp theo là bạn so sánh mẫu mã, nói chung là hợp nhãn của mình trước đã và bạn có thể tải 1 vài sản phẩm ở website tham khảo ý kiến bạn bè xem thế nào.
Cuối cùng, bạn liên hệ shop về cách thức đặt hàng, vận chuyển và chi phí.
Lời khuyên: Nếu bạn chỉ mua LẺ facebook là môi trường bạn sẽ được hưởng dịch vụ tư vấn và lời khuyên tốt nhất.
Còn bạn tìm nguồn hàng sỉ ở facebook, thường là cơ sở nhỏ lẻ nguồn hàng không cố định đã mua đi bán lại nhiều, thông qua nhiều trung gian (cần số lượng lớn không có đủ cho bạn và giá thành sản phẩm buộc đẩy lên cao hoặc bạn phải chấp nhận lợi nhuận ít để đảm bảo giá thành sản phẩm không quá cao).
3. Nguồn hàng từ chợ, không rõ nguồn gốc.
Các sản phẩm này tương đối ít, nếu bạn muốn thêm 1 sản phẩm cùng loại cũng không có cho bạn. Nếu bán online các sản phẩm này, bạn phải chụp hình và trữ hàng sẵn (Kinh doanh truyền thống).
4. Những điều kiện của 1 nguồn hàng tốt.
Nơi cung cấp hàng số lượng lớn về 1 mẫu (1 mẫu 50 – 100 cái) để tránh khi order lại hết hàng. Mẫu mã sản phẩm cùng loại nhiều và thay đổi liên tục. Để khi chúng ta bắt đầu bán hàng trở nên dễ dàng bằng 1 loại hàng nào đó.
Bạn biết đấy khi bạn bán hàng thì sẽ vô vàng những trục trặc về sản phẩm, giao nhận, kích cỡ size. Vì vậy, nên tìm kiếm nơi cung cấp hàng phải có hệ thống đặt hàng trên web, hỗ trợ các công cụ dịch vụ miễn phí để hỗ trợ bạn (như zalo, viber ) để có thể tiếp cận tư vấn từ shop, xưởng.
Nguồn hàng của bạn có liên kết với xưởng may hoặc là xưởng may, rất tốt cho bạn phát triển áo lớp, áo nhóm khi khách hàng có nhu cầu.
Chuyển phát, giao nhận linh động. Tốt nhất là giao nhà xe vì vận chuyển nhanh lại chi phí thấp.
Khi bắt đầu bạn không nên ôm đồm nhiều loại sản phẩm cùng lúc. Nếu bạn mới bắt đâu bạn không biết nên chọn loại mặt hàng nào để bán thì áo thun là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Áo thun tiện lợi cho người tiêu dung, dễ mặc và luôn phù hợp với xu hướng. Khi bạn đã có đầy đủ kinh nghiệm, tự tin lúc đó bạn hãy chuyển qua một sản phẩm khác.
Tìm nhiều nơi cung cấp hàng, điều này sẽ giúp bạn đa dạng sản phẩm hoặc là có thể chữa cháy khi nơi cung cấp chính của bạn đang hết hàng.
Học cách bán hàng quan mạng phần 2: Bán hàng trên facebook, zalo, instagram, twitter như thế nào có nhiều khách hàng:
1. Bán hàng qua Facebook:
Một trong những cách để bạn tiếp cận và bán hàng trực tuyến dễ dàng và nhanh nhất là thông qua các mạng xã hội – đặc biệt là Facebook – mạng xã hội phổ biến và có lượng người dùng đông nhất hiện nay. Facebook có 2 cơ chế riêng biệt để bạn bắt đầu gây dựng thương hiệu của mình là: Facebook cá nhân và trang Facebook thương hiệu kinh doanh của bạn (Fanpage).
Facebook mà cũng là nơi bán hàng tốt ư? Chắc bạn đang thắc mắc như vậy đúng không, chính xác facebook là một mạng xã hội bán hàng cực kỳ tốt, với số người sử dụng lên tới 12 triệu người ở Việt Nam. Nếu như bạn có khoảng 1000 bạn hay tốt hơn là 5000 bạn thì đó chính là khách hàng tiềm năng, và việc của bạn cần làm giới thiệu sản phẩm của mình bằng cách post sản phẩm đó lên tường.
Tuy nhiên nhiều người mắc phải một sai lầm lớn đó là chỉ chăm chăm bán hàng, mà không cho một tý giá trị gì, bạn thấy sao trong danh sách bạn bè của mình ngày nào lên facebook cũng bla bla về sản phẩm của họ, đến nỗi bạn nhìn phát ngán, tội tệ hơn là hủy kết bạn với người đó.
Lời khuyên ở đây là hãy đặt mình vào vị trí của bạn bè sau đó cho ra những giá trị về sản phẩm như: tư vấn về sản phẩm của mình cho bạn bè, hay đơn giản là đưa ra những lợi ích của sản phẩm mình khi họ sử dụng…Chỉ cần làm tốt những khâu đó họ sẽ tự hỏi mua sản phẩm của của bạn.
Bạn tạo tài khoản facebook bằng điện thoại hoặc laptop. Sau đó, đăng những sản phẩm cần bán để list friend của bạn thấy và đặt hàng.
Khi khách hàng hỏi bạn nên trả lời nhiệt tình, thân thiệt với khách hàng, như thế khách hàng cảm thấy mình được quan tâm và chăm sóc hơn.
Mách nhỏ: bạn có thể sử dụng các icon để làm sinh động gian hàng của bạn.
Lời khuyên: Bạn mới bắt đầu bán hàng trên facebook thì nên sử dụng nick mình đang sử dụng, hoặc tạo 1 tài khoản cá nhân khác ( đặt tên shop chẳng hạng Smile Shop VT ) hoặc sử dụng tên bạn như bạn tên Thái. Đặc tên shop mình là Thái Shop. Sử dụng nick thông thường để bán hàng thì ưu điểm là chăm sóc khách hàng tốt và nhanh chóng vì bạn có thể tương tác khách hàng qua 1 chiếc martphone…
– Tăng độ tương tác với khách hàng .
– Bạn nên để khách hàng đặt chế độ theo dõi, đừng nên kết bạn quá nhiều.
– Sử dụng Tiếng việt có dấu cũng là thể hiện sự đẳng cấp của shop.
– Trả lời comemt của khách hàng nhanh chóng và chi tiết.
– Lưu lại các câu mà khách hàng thường hỏi ra 1file (word, excel …) và trả lời thật chi tiết các câu hỏi đó. Khi có khách hàng khác lại hỏi, việc bạn cần là copy và trả lời, như vậy bạn tiết kiệm được thời gian trả lời và khách hàng hoàn toàn hài lòng.
Ngoài ra, là người bán hàng trên facebook thì bạn không thể bỏ qua phần mềm quản lý puziness. Nó sẽ vô cùng quan trọng cho tương lai kinh doanh online của bạn đấy.
C, Chăm sóc khách hàng tự động (remarketing campaign)
Sau khi khách hàng được phân loại, những chiến dịch (campaign) chi tiết và phù hợp sẽ được đặt ra, với các tin nhắn follow-up khách hàng, tin nhắn gửi chúc mừng sinh nhật, chúc năm mới hay mã giảm giá (discount/coupon) khuyến khích khách hàng mua sắm..
Bạn là nhà bán lẻ thời gian tư vấn cho khách hàng là cần thiết, sử dụng Zalo để gọi thoại và gửi hình ảnh sản phẩm ngay cho khách hàng. Quan trọng điều này là miễn phí, tại sao bạn không sử dụng nó.
Đối với fan quả táo (Apple) bạn có thể tải ngay ZALO trên Appstore .
Đối với Android và Window Phone thì Google Play là nơi tìm thấy ZALO.
Tương tự twitter, instagram bạn có thể tìm thấy ở trang chủ của các hãng hoặc appstore và google play.
3. Truyền thông
3.1. Truyền thông bằng cách đánh giá về sản phẩm.
Nhận xét sản phẩm là phương pháp tiếp thị gián tiếp qua kênh truyền thông online. Lợi ích của việc đánh giá sản phẩm từ các website khác giúp bạn tăng uy tín thương hiệu và sự tin cậy bằng hình thức tiếp thị truyền miệng.
– Mách nhỏ: Yêu cầu khách hàng của bạn đánh giá fanpage hay gửi feedback (đánh giá khách hàng) cho bạn, đó sẽ giúp bạn tăng cường được lòng tin của khách hàng. Feedback bạn cũng cho thấy bạn đang chăm sóc khách hàng, kiểm tra độ hài lòng của khách hàng. Nếu đó là Quần áo, mỹ phẩm thì đều đó thật tuyệt vì bạn có thể sử dụng chúng để minh họa cho sản phẩm nếu khách hàng của bạn đồng ý.
3.2. Bán sản phẩm độc đáo và đưa tin về nó.
Nếu bạn có quá nhiều đối thủ cạnh tranh cùng bán mặt hàng, làm cho sản phẩm của mình trở nên nổi bật so với những người bán khác là một cách tiêu thụ hàng hóa tốt.
4. Những thứ khác
4.1. Bán hàng thông qua gia đình và bạn bè.
Mạng lưới bạn bè và gia đình sẽ có thể giúp bạn dễ dàng bán được những đơn hàng đầu tiên. Có thể bạn không muốn bán cho họ, nhưng hãy nghĩ rằng khi ai đó có được sản phẩm của bạn trong tay, bạn sẽ tăng nguy cơ xảy ra một điều gì đó quan trọng: cơ hội có được nhiều tiền và hình thức tiếp thị truyền miệng sẽ có hiệu lực.
4.2. Tham gia vào các diễn đàn để bán hàng tốt hơn.
Tham gia vào các diễn đàn trực tuyến có thể là cách tuyệt vời để có thể tiếp cận được các đối tượng là khách hàng tiềm năng. Thành thật mà nói, nó có thể là hình thức tiếp thị trực tuyến hiệu quả nhất hiện nay. Vấn đề duy nhất là các diễn đàn thường mang lại những tác dụng không như mong muốn và có thể gây thiệt hại lớn hơn.
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều diện đàn lớn mà bạn có thể bán hàng online được như: chúng tôi chúng tôi chúng tôi nhattao.vn…Bạn chỉ cần đăng ký cho mình một tài khoản rồi sau đó vào những chuyên mục phù hợp với sản phẩm, viết một bài giới thiệu về sản phẩm, giá cả, chất lượng, giao nhận hàng… nếu như hàng của bạn tốt thì sẽ có người liên hệ mua hàng với bạn, chỉ cần:
4.3. Các trang thương mai điện tử.
Khuyết điểm:
Đó là website của người khác, nên bạn không thể thao tác được nhiều trên đó, họ có thể xóa bài viết bạn bất cứ khi nào. Điều đặc biệt hơn nữa ở những website như vậy bạn phải cạnh tranh rất nhiều người đã có kinh nghiệm bán hàng online và hàng giờ hàng giờ bạn phải chăm sóc cho cửa hàng của mình nếu như bạn không muốn nó bị trôi đi.
4.4. Xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp
Đó không phải là bí mật của kinh doanh online khi bạn xây dựng một liên minh mạnh nhất với nhà cung cấp. Thông thường, các nhà bán lẻ thường quên tiếp cận sự hỗ trợ của các nhà cung cấp của họ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về cách bạn có thể tiếp cận các nhà cung cấp để hỗ trợ cho công việc của bạn.
Đối với nhà cung cấp bạn là khách hàng của họ, việc bạn bán được nhiều hàng, đồng nghĩa họ cũng bán được nhiều hàng, đừng ngại chia sẻ công việc làm ăn với họ. Những khó khăn về việc giao nhận, kinh nghiệm tiếp xúc khách hàng… họ có thể tư vấn giúp bạn.
Điều khó là họ ít thời gian để trả lời cho bạn, bạn có thể hỏi những thắc mắc bằng nhắn tin riêng hoặc gửi mail với nhà tư vấn. Hãy nhớ giúp bạn bán được hàng là điều hạnh phúc đối với họ.
4.5. Xây dựng niềm tin và sự bảo đảm cho thương hiệu của mình.
Khó khăn lớn nhất của tất cả những doanh nghiệp nhỏ kinh doanh trực tuyển mà họ phải đối mặt khi họ là niềm tin của khách hàng khi họ bắt đầu kinh doanh.
Khi đã có khách hàng thì bạn cần phải làm gì?
Giữ khách hàng? cần một kĩ năng.
Quá trình kinh doanh của bạn theo thời gian phát triển dần lền đồng nghĩa với việc bạn phải biết giữ khách hàng, điều quan trọng là làm sao để bạn giữ chân được họ quay trở lại mua hàng của bạn và phát triển hệ thống khách hàng ngày càng lớn dần theo thời gian. Bạn cần có đầy đủ kỹ năng mềm của riêng mình trong việc làm sao để giữ được khách hàng và trở thành một người bán hàng chuyên nghiệp. Bạn nên hiểu rằng, hãy chăm sóc khách hàng của bạn một cách tốt nhất khi họ trở lại và sẵn sàng hỗ trợ họ khi cần.
Kỹ năng mềm giúp bạn giữ khách hàng thân thuộc và lâu năm.
>>> Chia sẻ kinh nghiệm và cách bán hàng trên lazada, shope, tiki
Học bán hàng qua mạng phần 3: Phân biệt các loại vải trên thị trường, đề cập vào vải thun 4 chiều và 2 chiều, vải các loại vải thông dụng và tên gọi.
Điều này tôi đang nói đến thị trường này, còn tương tự nếu bạn kinh doanh bất kì một loại sản phẩm nào thì cũng yêu cầu phải tìm hiểu kĩ và hiểu tất tần tật về sản phẩm đó.
Học bán hàng qua mạng phần 4: Những khó khăn của bán hàng online (giao hàng, chuyển khoản, niềm tin khách hàng).
Khó khăn lớn nhất đó là làm sao tạo được niềm tin khách hàng. Để tạo được niềm tin khi bán hàng online, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, hình thật sản phẩm thật như hình, lúc đó khách hàng sẽ tin tưởng bạn nhiều hơn. Cách chăm sóc khách hàng tận tình mang cảm giác cho khách hàng rằng mình được quan tâm hơn.
Giao hàng: giao hàng đúng giờ, đúng hẹn.
Dẫn chứng:
– Chuyển khoản: tránh sai sót khi chuyển khoản, khi bạn chuyển khoản cần phải đúng chủ tài khoản, chi nhánh, số tài khoản.
– COD (dịch vụ chuyển phát thu tiền hộ): phí chuyển cao.
– Khách hàng không được tiếp xúc sản phẩm trực tiếp, để tạo niềm tin khách hàng hơn bạn phải giao hàng tận nơi và thu tiền trực tiếp từ khách hàng.
– Một khó khăn nữa đó là khi hàng lỗi, khách mặc không vừa vậy bạn có cách xử lý như thế nào?
Học bán hàng qua mạng phần 5: Bạn tự chụp sản phẩm và sử dụng công cụ photoshop để tẩy xóa, làm đẹp, làm sáng sản phẩm.
Hy vọng những những người đang học cách bán hàng trên mạng thông qua bài viết này sẽ trang bị cho mình những hành trang cần thiết để bước vào chiến trường kinh doanh online.
Định Vị Thương Hiệu Như Thế Nào? Chia Sẻ Phương Pháp Định Vị Thương Hiệu
Định vị thương hiệu nghĩa là những gì xảy ra trong tâm trí khách hàng trong thị trường mục tiêu. Đó là các quan niệm của thị trường nói chung về một công ty, một sản phẩm hay dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc.
Điều này sẽ diễn ra dù công ty có thích hay không thích quá trình hình thành các quan niệm trên. Tuy nhiên, công ty có thể tham gia một cách chủ động vào việc hình thành các quan niệm tốt về công ty mình thông qua một loạt các hoạt động chiến lược.
Trong marketing, định vị đã dần trở thành một khái niệm mang tính chủ động, tức là quá trình các nhà tiếp thị tạo nên hình ảnh hay nhận diện thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng về một sản phẩm, thương hiệu, hay tổ chức. Nó chính là so sánh tương quan giữa các thương hiệu hay sản phẩm trong cùng phân khúc thị trường trong tâm trí khách hàng.
Bước 1: Nhận dạng khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu (hay thị trường mục tiêu) được hiểu là tập hợp các cá nhân hay nhóm người mà sản phẩm hướng tới. Nói cách khác họ sẽ là người có thể bỏ tiền ra mua sản phẩm. Vì vậy việc xác định đúng đối tượng này sẽ giúp cho công tác định vị chính xác hơn.
Ví dụ một loại sữa rửa mặt cao cấp, được chế tạo bằng những hoạt chất chiếc xuất từ cỏ cây, sẽ có khách hàng mục tiêu là phụ nữ trong độ tuổi 25 – 45, sống ở thành thị thu nhập khá, năng động, có học thức và nhạy cảm… Những chi tiết đó sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xác định tiêu thức định vị ở các bước sau này.
Muốn biết chi tiết chân dung khách hàng mục tiêu của mình, nhà thiết kế định vị có thể dựa trên công tác phân tích 5 W: Who: Ai sẽ là người mua? Ai sử dụng ? Ai gây ảnh hưởng ? … What: Họ tìm kiếm điều gì ở sản phẩm ? Why: Tại sao họ quan tâm tới điều đó ? Họ mua để làm gì ? Where: Họ ở đâu ? Thuộc tầng lớp nào ? Địa điểm mua sắm nào gần gũii với họ? When: Họ mua khi nào? Vào dịp nào ?
Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp này cũng có thể là đối tượng của doanh nghiệp khác. Mà bản chất của định vị là tạo ” cá tính ” cho sản phẩm trong tâm trí của người tiêu thụ. Vì vậy doanh nghiệp cần phải tìm hiểu phương án định vị của đối thủ trước khi quyết định lựa chọn hướng đi của riêng mình.
Các nghiên cứu có thể tập trung vào đo lường sự cảm nhận của khách hàng về các sản phẩm hiện có, so sánh toàn diện các đặc tính thương mại, kỹ thuật… và xác định sự khác biệt của mình trong mối tương quan đó.
Giả sử một công ty dự định tung ra một loại kem đánh răng mới chẳng hạn, người xây dựng phương án định vị sẽ phải tìm hiểu tắt cả các sản phẩm cùng loại trên thị trường, thăm dò xem khách hàng nghĩ về các sản phẩm đó thế nào… làm cơ sở để lập sơ đồ định vị sau này.
Bước 3: Nghiên cứu các thuộc tính sản phẩm.
Tất cả những thuộc tính nào có ảnh hưởng tới quyết định mua của khách hàng đều cần phải được nghiên cứu cẩn thận, từ đó doanh nghiệp sẽ tìm ra ” kẽ hở ” để tiến hành định vị. Có thể phân tích các thuộc tính dựa vào hai trục chính: công dụng cấu tạo ( hiệu quả nổi bật, thành phần nguyên liệu, công nghệ sản xuất…) và dịch vụ thuơng mại ( chế độ bảo hành, điều kiện thanh toán, chính sách hậu mãi….). Từ kết quả này, nhà thiết kế chiến lược sẽ lập sơ đồ định vị và tìm kiếm phương án tối ưu.
Bước 4: Lập sơ đồ định vị xác định tiêu thức định vị
Sơ đồ định vị là những trục tọa độ thể hiện giá trị của các thuộc tính khác nhau mà nhà nghiên cứu có thể dựa vào đó xác định vị trí sản phẩm của mình trong tương quan với đối thủ cạnh tranh. Thường người ta lập sơ đồ định vị chủ yếu dựa trên hai trục: giá cả và chất lượng, có thể được cụ thể hóa bằng một thuộc tính nào đó làm cho sự so sánh rõ ràng hơn. Như vậy thương hiệu Sunsilk không tìm phương án định vị theo sơ đồ này, vì sản phẩm của họ không nổi bật hơn các đối thủ về cả hai thuộc tính: giá trị – trị gàu. Do đó một trục định vị khác có thể sẽ hợp lý hơn. Theo sơ đồ trên rõ ràng Sunsilk đã có thể chọn tiêu thức định vị cho mình, và câu khẩu hiệu ” óng mượt như tơ ” sẽ là vũ khí chính để khẳng định sự vượt trội của sản phẩm về thuộc tính này.
Bước 5: Quyết định phương án định vị.
Sau một loạt các phân tích thuộc tính kể trên, doanh nghiệp cần cân nhắc 5 điều kiện cơ bản sau đây trước khi đưa ra tiêu thức định vị cuối cùng. + Mức cầu dự kiến của thị trường: Nếu doanh nghiệp có lợi thế chi phí và muốn thực hiện chiến lược thống trị về giá thì có thể định vị hướng vào phân khúc lớn và lấy giá cả làm thế mạnh nổi bật. Ngược lại nếu sử dụng chiến lược tập trung thì các phân khúc hẹp sẽ là mục tiêu và những thuộc tính khác sẽ phù hợp hơn. + Mức độ cạnh tranh giữa các sản phẩm hiệncó trên thị trường: Hai thương hiệu có thể tạo nên cảm nhận giống nhau ở người tiêu dùng nhưng ít nhất cũng có sự khác biệt về cách thức sử dụng. Vì vậy có thể định vị một thương hiệu khác với đối thủ nhờ vào đặc tính này ( ví dụ cà phê phê buổi sáng, cà phê sau bữa ăn, cà phê dành cho người sành điệu…).
Xu hướng tìm kiếm: Tư vấn thương hiệu ,Chiến lược thương hiệu, Chiến lược truyền thông, Thiết kế nhận diện thương hiệu ,Thiết kế logo, Thiết kế bao bì, Tư vấn chiến lược marketing, Thiết kế không gian thương hiệu, thiết kế web
Bạn đang đọc nội dung bài viết 5 Bước Và 9 Cách Định Vị Thành Công! trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!