Đề Xuất 3/2023 # 4 C Cảm Nhận Về Bài Thơ Quotông Đồq… # Top 11 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # 4 C Cảm Nhận Về Bài Thơ Quotông Đồq… # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 4 C Cảm Nhận Về Bài Thơ Quotông Đồq… mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đăng nhập hoặc đăng ký miễn phí để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời sớm nhất !

Đăng nhập

hoặc

Đăng kí

 Lớp 12

 Lớp 11

 Lớp 10

 Lớp 9

 Lớp 8

 Lớp 7

 Lớp 6

 Lớp 5

 Thêm

 Công thức

 Bạn có biết?

 Phương trình hóa học

 Đố vui

 Tuyển sinh

Liên hệ

Số 102, phố Thái Thịnh, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội

cunghocvui2018@gmail.com

TRANG CHỦ 

 LỚP 8 

 SOẠN VĂN 8 

 ÔNG ĐỒ 

 CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ …

Cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Soạn văn 8

Bài 1 SGK Ngữ văn 8

Tôi đi học

Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

Bài 2 SGK Ngữ văn 8

Trong lòng mẹ

Trường từ vựng

Bố cục của văn bản

Bài 3 SGK Ngữ văn 8

Tức nước vỡ bờ

Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự (làm tại lớp)

Bài 4 SGK Ngữ văn 8

Lão Hạc

Từ tượng hình, từ tượng thanh

Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Bài 5 SGK Ngữ văn 8

Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Tóm tắt văn bản tự sự

Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Bài 6 SGK Ngữ văn 8

Cô bé bán diêm

Trợ từ, thán từ

Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Bài 7 SGK Ngữ văn 8

Tình thái từ

Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê)

Bài 8 SGK Ngữ văn 8

Chiếc lá cuối cùng

Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Bài 9 SGK Ngữ văn 8

Hai cây phong

Nói quá

Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (làm tại lớp)

Bài 10 SGK Ngữ văn 8

Ôn tập truyện kí Việt Nam

Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

Nói giảm nói tránh

Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả

Bài 11 SGK Ngữ văn 8

Câu ghép

Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

Bài 12 SGK Ngữ văn 8

Ôn dịch, thuốc lá

Câu ghép (tiếp theo)

Phương pháp thuyết minh

Bài 13 SGK Ngữ văn 8

Bài toán dân số

Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Bài 14 SGK Ngữ văn 8

Chương trình địa phương (phần Văn) – Ngữ văn 8 tập 1

Dấu ngoặc kép

Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng

Viết bài làm văn số 3: Văn thuyết minh

Bài 15 SGK Ngữ văn 8

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Đập đá ở Côn Lôn

Ôn luyện về dấu câu

Thuyết minh về một thể loại văn học

Bài 16 SGK Ngữ văn 8

Muốn làm thằng Cuội

Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt

Bài 17 SGK Ngữ văn 8

Hai chữ nước nhà

Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ

Bài 18 SGK Ngữ Văn 8

Nhớ rừng

Ông đồ

Câu nghi vấn

Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Bài 19 SGK Ngữ văn 8

Quê hương

Khi con tu hú

Câu nghi vấn (tiếp theo)

Thuyết minh về một phương pháp (Cách làm)

Bài 20 SGK Ngữ văn 8

Tức cảnh Pác Bó

Câu cầu khiến

Thuyết minh một danh lam thắng cảnh

Ôn tập về văn bản thuyết minh

Bài 21 SGK Ngữ văn 8

Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

Đi đường (Tẩu lộ)

Câu cảm thán

Câu trần thuật

Viết bài tập làm văn số 5 – Văn thuyết minh

Bài 22 SGK Ngữ văn 8

Chiếu dời đô

Câu phủ định

Bài 23 SGK Ngữ văn 8

Hịch tướng sĩ

Hành động nói

Bài 24 SGK Ngữ văn 8

Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo)

Hành động nói (tiếp theo)

Ôn tập về luận điểm

Bài 25 SGK Ngữ văn 8

Bàn luận về phép học

Viết đoạn văn trình bày luận điểm

Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm

Viết bài tập làm văn số 6 – Văn nghị luận

Bài 26 SGK Ngữ văn 8

Thuế máu

Hội thoại

Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Bài 27 SGK Ngữ văn 8

Đi bộ ngao du

Hội thoại (tiếp theo)

Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

Bài 28 SGK Ngữ văn 8

Lựa chọn trật tự từ trong câu

Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Bài 29 SGK Ngữ văn 8

Ông Giuôc-Đanh mặc lễ phục

Lựa chọn trật tự từ trong câu (Luyện tập)

Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

Bài 30 SGK Ngữ văn 8

Chương trình địa phương (phần Văn) – Ngữ văn 8 tập 2

Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc)

Viết bài tập làm văn số 7 – Văn nghị luận

Bài 31 SGK Ngữ văn 8

Tổng kết phần Văn – Ngữ văn 8 tập 2

Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt – Ngữ văn 8 tập 2

Văn bản tường trình

Luyện tập làm văn bản tường trình

Bài 32 SGK Ngữ văn 8

Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo) – Ngữ văn 8 tập 2

Văn bản thông báo

Bài 33 SGK Ngữ văn 8

Tổng kết phần văn (tiếp theo) – Ngữ văn 8 tập 2

Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) – Ngữ văn 8 tập 2

Bài 34 SGK Ngữ văn 8

Tổng kết phần Văn (tiếp theo – trang 148) – Ngữ văn 8 tập 2

Luyện tập làm văn bản thông báo

Ôn tập phần Tập làm văn – Ngữ văn 8 tập 2

Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo

Nghị Luận Xã Hội Lớp 8

Chiều hôm nhớ nhà – Bà huyện Thanh Quan

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Tắt Đèn – Ngô Tất Tố

Người thầy đầu tiên

Văn bản tường trình – Văn bản thông báo

Văn tự sự lớp 8

Văn Thuyết Minh lớp 8

1,264 từ Văn mẫu

Hướng dẫn giải

Đề bài: Cảm nhận bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Bài làm

Vũ Đình Liên (1913-1996) là nhà giáo từng viết văn và làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào ‘Thơ mới” với bài “Ông đồ” viết theo thế ngũ ngôn trường thiên gồm có 20 câu thơ. Nó thuộc loại thi phẩm “từ cạn” mà “tứ sâu” biểu lộ một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm hoài cổ bâng khuâng.

Ông đồ là những nhà nho, khổng đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy học “chữ nghĩa thánh hiền”. Ông đồ được nhà thơ nói đến là nhà nho tài hoa. Ông xuất hiện vào độ “hoa đào nở”… “bên phố đông người qua”. Ông đã có những tháng ngày đẹp, những kỉ niệm đẹp:

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”

Hoa đào nở tươi đẹp. Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh. Nét chữ bay lượn tài hoa. Còn gì vui sướng hơn:

“Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài”.

Thời thế đã đổi thay. Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến: ‘Thôi có ra gì cái chữ Nho – Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co…” (Tú Xương). Ông đồ già là một khách tài tử sinh bất phùng thời. Xưa “phố đông người qua “, nay “mối năm mỗi vắng”. Xưa kia “’bao nhiêu người thuê viết”, bây giờ “người thuê viết nay đâu?”. Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong “nghiên sầu”, như làm cho giấy đỏ nhạt nhòa “buồn không thắm”. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa, thấm bao nỗi buồn tê tái của nhân tình thế sự:

Xem thêm Soạn bài Ông đồ

“Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu…”

Cảnh vật buồn. Lòng người buồn. Vũ Đình Liên đã xuất thần viết nên hai câu thơ tuyệt bút lay động bao thương cảm trong lòng người.

Nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Dưới trời mưa bụi “ông đồ vẫn ngồi đấy” như bất động. Lẻ loi và cô đơn: “Qua đường không ai hay”, sắc vàng của lá, nét nhạt nhòa của giấy, của mưa bụi đầy trời và cơn mưa trong lòng người. Một nỗi buồn lê thê:

“Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay”.

Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang. Lòng người buồn thương thấm thía.

Khép lại bài thơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu…

“Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ ?”

Thương ông đổ cũng là thương một lớp người đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hóa lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang. Sự đồng cảm xót thương của Vũ Đình Liên đối với ông đồ đã trang trải và thấm sâu vào từng câu thơ, vần thơ. Thủ pháp tương phản, kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ, đã tạo nên nhiều hình ảnh gợi cảm, thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, đậm đà.

Bài thơ “Ông đồ” chứa chan tinh thần nhân đạo. ‘Theo đuổi nghề văn mà làm dược một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với người đời” (Hoài Thanh). Đó là những lời tốt đẹp nhất, trân trọng nhất mà tác giả ‘Thi nhân Việt Nam” đã dành cho Vũ Đình Liên và bài thơ kiệt tác “Ông đồ”.

Cảm Nhận Về Bài Thơ Vịnh Khoa Thi Hương

Cảm nhận bài thơ Vịnh khoa thi Hương – Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết và bài văn mẫu tham khảo nêu cảm nhận của em về bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương.

Hướng dẫn xây dựng dàn ý cảm nhận bài Vịnh khoa thi Hương

1. Mở bài

– Giới thiệu sơ lược nhà thơ Trần Tế Xương.

+ Trần Tế Xương (1870-1907), quê Nam Định. Là nhà thơ có sở trường về thơ trào phúng với sức châm biếm mạnh mẽ, sâu sắc.

– Giới thiệu bài thơ: Vịnh Khoa thi Hương là bài thơ châm biếm sự nhốn nhác nơi trường thi.

2. Thân bài

– Giới thiệu khoa thi năm Đinh Dậu (hai câu đầu)

+ Kì thi được tổ chức ba năm một lần “ba năm mở một khoa”.

+ Điều bất thường của cuộc thi: các thí sinh của Hà Nội bị dồn chung vào thi với trường Nam Định: “trường Nam thi lẫn với trường Hà”.

+ Chữ “lẫn” thể hiện sự hỗn loạn, bát nháo, tạp nham của khoa thi Hương ấy.

– Cảnh trường thi (bốn câu giữa)

+ Những nhân vật chính của trường thi bộc lộ sự nhếch nhác, rỗng tuếch

+ Sĩ tử:

Từ tượng hình “lôi thôi” diễn tả bộ dạng nhếch nhác, luộm thuộm của tử sĩ khi đi thi.

“Vai đeo lọ” thể hiện sự miệt mài, vất vả cho những kì thi ấy.

+ Quan trường: “miệng thét loa”, “ậm ọe” cho thấy sự hống hách, cố làm vẻ ra oai ⇒ Chỉ cần vài từ tượng hình, tượng thanh, hai câu thơ đã lột tả được những mặt tiêu cực của thi cử và hiện trạng của đất nước thời bấy giờ.

+ Hình ảnh quan sứ ngoại bang xuất hiện với sự đón tiếp long trọng ⇒ nỗi nhục của đất nước.

+ Cuộc thi tuyển nhân tài cho nước Việt lại đón tiếp những kẻ ngoại bang bằng lễ nghi trang trọng còn sĩ tử thì trở nên thoái mạc.

+ “Mụ” là từ dùng để chỉ những người đàn bà không ra gì ⇒ tác giả “chửi” vô cùng sắc bén.

⇒ Thể hiện sự xót xa, mỉa mai xen lẫn với xót xa, căm giận.

– Thái độ, tâm trạng của tác giả (2 câu kết)

+ Câu hỏi tu từ: nhấn mạnh vào trách nhiệm của những sĩ tử.

+ Thể hiện sự biến chất của kì thi, đau xót trước cảnh nước mất nhà tan.

– Nội dung: bài thơ cho ta thấy thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước thương đời của tác giả trước tình trạng thi cử trong buồi đầu chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

– Nghệ thuật:

+ Lựa chọn từ ngữ, âm thanh và nghệ thuật đảo trật tự cú pháp tinh tế, nhiều ý nghĩa.

+ Nhân vật trữ tình tự nhận thức, bộc lộ thái độ châm biếm, hài hước.

Những bài văn hay chọn lọc nêu cảm nhận về bài thơ Vịnh khoa thi Hương

Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường được gọi là Tú Xương vì đi thi tới Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy nên chỉ đỗ Tú tài. Tuy nhiên, tài năng thơ ca, đặc biệt là thơ trào phúng đã tôn vinh tên tuổi của ông lên vị trí hàng đầu trong giai đoạn văn học cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Vịnh khoa thi Hương là bài thơ thể hiện thái độ mỉa mai căm uất của Tú Xương đối với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường thi cử gian nan, lận đận của riêng ông. Có người cho rằng Vịnh khoa thi Hương là tiếng khóc nhưng lại có người cho đó là tiếng cười châm biếm sâu cay của Trần Tế Xương trước thời cuộc lúc bấy giờ. Tuy nhiên, cả hai nhận xét trên đều đúng.

Nhà nước ba năm mở một khoa, Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm oẹ quan trường miệng thét loa. Long cắm rợp trời quan sứ đến, Váy lê quét đất mụ đầm ra. Nhân tài đất Bắc nào ai đó, Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Bài thơ là bức biếm họa toàn cảnh khoa thi Hương năm Đinh Dậu (1897). Vì tình hình chính trị bất ổn nên sĩ tử ở Hà Nội phải xuống thi chung với sĩ tử của trường thi Nam Định. Chính vì thế mà quang cảnh lộn xộn, trái hẳn với không khí trang nghiêm vốn có chốn cửa Khổng sân Trình.

Cái lệ ba năm mở một khoa là quy định của triều đình phong kiến nhà Nguyễn đặt ra đã từ lâu. Nhưng từ Nhà nước mở đầu bài thơ lại ám chỉ chính quyền bảo hộ của thực dân Pháp lúc bấy giờ với ý châm biếm, vì triều đình nhà Nguyễn chi còn là bù nhìn mà thôi.

Hai câu đề:

Nhà nước ba năm mở một khoa, Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Câu phá đề đơn thuần mang tính chất thông báo, nhưng đốn câu thừa đề thì ý châm biếm của tác giả đã bộc lộ qua từ “lẫn”. Mọi chuyện bát nháo, nực cười nơi trường thi cũng khởi nguồn từ sự chung đụng lẫn lộn này.

Hai câu thực:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

Với kết cấu đảo ngược đưa tính từ lên vị trí đầu câu, Tú Xương đã đặc tả cảnh tượng đáng buồn của một trường thi ở giai đoạn chữ Hán đang bị chữ quốc ngữ đẩy lùi.

Ngày xưa, sĩ tử đi thi phải mang theo lều chõng, cơm nước, tráp để đựng bút, giấy, nghiên mực… và một ống quyển để đựng quyển thi. Lọ ở đây là lọ nước uống. Mang vác lỉnh kỉnh như thế nên trông họ lôi thôi, lại chen lấn, xô đẩy nên càng giống một đám đông hỗn loạn ngoài đường ngoài chợ chứ không phải ở chốn trường thi vốn dĩ uy nghiêm.

Sĩ tử thảm hại đã đành, còn quan trường cũng chẳng hơn gì. Tiếng loa gọi thí sinh lần lượt nhập trường thi lẽ ra phải rõ ràng, dõng dạc nhưng vì quá ồn ào, lộn xộn nên quan xướng danh phải cố thét lên cho thật to, riết rồi thành ậm oẹ, chẳng ra đâu vào đâu cả nên hoá buồn cười.

Hai câu luận:

Long cắm rợp trời quan sứ đến, Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Bằng bút pháp trào lộng sắc sảo, Tú Xương tiếp tục tả thực cái “chợ phiên” chữ nghĩa ấy với những chi tiết vô cùng độc đáo. Biết bao là trớ trêu, ngậm ngùi ẩn chứa trong khung cảnh ấy. Để chứng tỏ sự quan tâm của “mẫu quốc”, tên toàn quyền Pôn Đu-me (Paul Doumer) cùng vợ đã đến dự khai mạc trường thi cho thêm phần long trọng. Con mắt tinh đời và tâm trạng phẫn uất của Tú Xương đã giúp mọi người nhận ra nỗi nhục mất nước qua hai hình ảnh tương phản trong hai câu thơ đối nhau chan chát là: Cờ của triều đình phong kiến bán nước đối với Váy của vợ tên quan thực dần cướp nước. Ngậm ngùi, cay đắng biết bao nhiêu! Dẫu không có giọt nước mắt nào nhưng người đọc thấy rõ là nhà thơ đang cắn răng cố nuốt tiếng khóc vào trong, ông khóc vì quốc thể bị xúc phạm, khóc vì nỗi nhục nô lệ của giới trí thức nói riêng và cả dân tộc nói chung.

Nhân tài đất Bắc nào ai đó, Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Nỗi ngậm ngùi bị dồn nén cao độ đã bật thốt thành lời cảm thán làm rung động lí trí và tình cảm người trong cuộc cũng như người ngoài cuộc.

Nhân tài đất Bắc là cách gọi mỉa mai của Tú Xương đối với đám Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ đang chen chúc chốn trường thi nhốn nháo đúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trong đám đông ấy, hỏi có ai nghĩ tới cảnh nước nhà đáng đau, đáng hận; hay chỉ chúi mũi chúi tai tranh nhau cố kiếm miếng đinh chung mà quay lưng ngoảnh mặt làm ngơ?!

Nhiều người có cùng một nhận xét là trong thơ Trần Tế Xương, sự kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa tính hiện thực và tính trữ tình được thể hiện khá rõ. Có thể coi bài Vịnh khoa thi Hương này là một ví dụ tiêu biểu. Đằng sau tiếng cười châm biếm mang ý nghĩa xã hội sâu xa là tiếng khóc ngậm ngùi, nuối tiếc cho nền Hán học suy tàn và tất cả những gì từng được coi là tinh hoa của nó đã bị đẩy lùi trước làn sóng văn hoá phương Tây đang tràn vào nước ta theo bước chân của đạo quân viễn chinh xâm lược Pháp.

Mở đầu bài thơ Vịnh khoa thi Hương, việc nhà nước mở khoa thi theo lối mới và thay đổi cách thức tổ chức thi cử – trường Hà Nội thi chung với trường Nam Định – cũng trở thành vấn đề:

Nhà nước ba năm mở một khoa, Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Trong hai câu ở phần thực, nhà thơ thực hiện thủ pháp cực tả, nói quá và biếm họa hình ảnh sĩ tử cũng như các quan coi thi:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

Với hình thức đảo ngữ, đặt tính từ ” Lôi thôi…” lên đầu câu, nhân vật sĩ tử ” vai đeo lọ” bỗng trở thành kẻ nhếch nhác, luộm thuộm, được chăng hay chớ. Tiếp theo, việc đảo tính từ đồng thời là từ láy ” Ậm ọe…” lên trước cũng biếm họa ông quan coi thi “miệng thét loa” thành người ngu ngơ, ấm ớ, dớ dẩn. Trên thực tế, việc quan trường “miệng thét loa” là hành động đúng – đúng cả về mục đích và ý thức trách nhiệm – nhằm vãn hồi trật tự, xác lập sự nghiêm túc nơi trường thi, có gì là sai đâu? Hai câu thơ giới thiệu hai kiểu nhân vật vốn là chủ nhân nơi trường thi nhưng đã bị biếm họa thành hình ảnh những người thô kệch, thiếu tư cách, không phù hợp với khung cảnh thi cử. Ở đây, kiểu nhân vật sĩ tử và quan trường từ muôn năm xưa vốn được coi trọng mà nay mất thiêng, hóa thành loại người nhếch nhác, láo nháo, đáng bị chê cười. Tác giả đã lược giản, bỏ qua cái phần phẩm cách mà chính họ từng đại diện cho các giá trị tinh thần truyền thống và ngược lại, chỉ tập trung khai thác, tô đậm, biếm họa ngay cả những hành động, việc làm nghiêm chỉnh của họ nơi trường thi. Tiếp theo hai câu ở phần luận, Trần Tế Xương giới thiệu thêm hai loại nhân vật mới mà tử cổ xưa đến nay mới lần đầu xuất hiện giữa nơi trường thi:

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến, Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Hoạt cảnh nổi bật là sự khoa trương hình thức với những chiếc lọng “cắm rợp trời” và sau đó là ông quan sứ (ông quan cai trị người Pháp) xuất hiện. Ở câu thơ sau là chiếc váy xòe xa lạ “lê quét đất” và liền đó là hình hài “mụ đầm” (bà, bà đầm: dame: bà Tây…) (vợ ông quan sứ Pháp) oai vệ bước ra. Có thể nói sự hiện diện của hai kiểu nhân vật “quan sứ” và “mụ đầm” chính là một sự thay đổi cơ bản, khiến cho hoạt cảnh trường thi càng thêm phần xa lạ, phản cảm. Hai kiểu nhân vật này đại diện cho một thời đại mới, một chế độ mới, một thế lực và một nền giáo dục mới mẻ. Cách gọi “quan sứ” đăng đối với “mụ đầm” đã hàm chứa sự giễu cợt, châm biếm mát mẻ và thái độ xa lánh, coi thường… Tuy nhiên, ngay cả khi trong sách giáo khoa có chú dẫn về cảnh đón rước: “Khoa thi Hương này có Toàn quyền Pháp ở Đông Dương là Pôn Đu – me (Paul Doumer) cùng vợ đến dự” thì xét về bản chất, khoa thi rất được chú trọng, có cả quan Toàn quyền đến tham dự, chứng kiến. Và cũng xét về bản chất, có điều gì cần phê phán không? Thêm nữa, hình ảnh bà đầm trang phục đúng kiểu Tây cũng bị giễu nhại: Váy lê quét đất… Thời Pháp thuộc, phần nhiều dân ta xa lạ với kiểu váy đầm, tóc phi dê: Cô phi dê là con chó xồm/ Đứng bên tôi làm tôi hết hồn… Bà đầm – vợ ông Toàn quyền – vốn chẳng có lỗi gì cũng bị săm soi, chê trách, biếm họa. Có thể nói, Trần Tế Xương đã đứng trên lập trường đạo đức và thậm chí là một chiều khi qui kết, châm biếm cả những phương diện thuộc về cải cách thi cử và tiến bộ xã hội. Cho đến hai câu kết, Trần Tế Xương nâng cấp sự ý thức của các sĩ tử trong khoa thi thành vấn đề quốc thể:

Nhân tài đất Bắc nào ai đó, Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Câu hỏi đặt cho nhân tài đất Bắc “nào ai đó” góp phần tô đậm, nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm kẻ sĩ trước hiện tình đất nước. Bởi lẽ những người được gọi là “Nhân tài” ở đây trước hết phải kể đến các sĩ tử, những người đang dự thi và mong được đỗ đạt, làm quan, thành nhân tài cai quản xã hội. Nhìn rộng ra, xếp vào hệ thống nhân tài còn có giới quan trường, các bậc trí thức, những người có trách nhiệm với non sông đất nước. Tác giả đặt ra câu câu hỏi nhưng ngay trong đó đã sẵn có câu trả lời, ai cũng rõ “ai” được xếp vào loại “nhân tài”. Câu thơ thật bình dị mà đa nghĩa, khơi gợi ý thức trách nhiệm của mọi người: Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà…

” Ngoảnh cổ mà trông…” thì cũng chính là tự trông lại, tự xét đoán, nhìn nhận lại thân phận mình. Có thể nói hai câu kết đã nâng tầm tư tưởng của bài thơ, gián tiếp đưa ra câu hỏi cho tất cả các sĩ tử, quan trường và nhân tài đất Bắc với bên kia là những quan sứ, mụ đầm cùng xuất hiện trong hoạt cảnh thi cử nhố nhăng thời thực dân nửa phong kiến. Điều này tạo nên tiếng cười lưỡng phân trong thơ ông: vừa bất lực trước quá khứ vừa ngơ ngác trước một thực tại mới, vừa xa xôi kỳ vọng vào lớp người mới “Nhân tài đất Bắc” vừa bàng hoàng trước phong vận đổi thay “Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”.

Bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương thể hiện sắc nét hệ thống hình tượng tác giả vừa trong tư cách cảm hứng sáng tác vừa là sự bày tỏ nỗi niềm chủ thể và như sự miêu tả về một kiểu nhân vật trữ tình khách thể, “bên ngoài mình”. Ông vừa đóng vai chứng nhân, vừa là tác giả và đồng thời cũng là sĩ tử và “nhân tài” đất nước. Với tiếng cười trào lộng, nhà thơ đi sâu khai thác và biếm họa mọi nhân vật, từ vẻ ngoài đến vai trò, vị thế và đi đến khái quát được bản chất xã hội qua thực trạng hình thức thi cử. Có thể thấy thủ pháp châm biếm, “hí họa” trong bút pháp trào phúng của Trần Tế Xương đã làm nên mối quan hệ hai chiều: trào phúng gắn quyện với trữ tình, vẽ nên hoạt cảnh thi cử bi hài và lên tiếng thức tỉnh lương tâm người trí thức trước thực trạng xã hội đương thời.

Cảm Nhận 4 Câu Thơ Đầu Bài Tự Tình 2

Cảm nhận 4 câu đầu bài Tự tình 2 – Tổng hợp dàn ý chi tiết cảm nhận về 4 câu thơ đầu bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương, một số bài văn mẫu hay cho các em tham khảo.

Dàn ý cảm nhận về 4 câu đầu bài Tự tình 2

1. Mở bài

– Giới thiệu tác phẩm ” Tự tình II ” và bốn câu thơ đầu trong bài thơ:

Ví dụ: Bài thơ “” nằm trong chùm thơ bao gồm ba bài là tác phẩm thể hiện rõ tiếng nói, cá tính độc đáo của tác giả Hồ Xuân Hương. Bốn câu thơ đầu trong bài thơ đã làm nổi bật hoàn cảnh cũng như tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất muốn vượt lên trên số phận của nữ sĩ.

2. Thân bài

– Hai câu thơ đầu mở ra cảm thức về thời gian và tâm trạng của nữ sĩ

+ Cảm thức về thời gian: Thời gian: đêm khuya. Âm hưởng của tiếng trống canh được đặt trong sự dồn dập, gấp gáp “trống canh dồn” cho thấy nữ sĩ cảm nhận sâu sắc bước đi không ngừng và vội vã của thời gian.

+ Cảm thức về tâm trạng: cảm nhận rõ ràng sự bẽ bàng của phận mình. Tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ, từ “trơ” được đưa lên đầu câu có tác dụng nhấn mạnh. “trơ” có nghĩa là tủi hổ, là bẽ bàng, cho thấy “bà Chúa thơ Nôm” đã ý thức sâu sắc bi kịch tình duyên của bản thân. Hai chữ “hồng nhan” được đặt cạnh danh từ chỉ đơn vị “cái” gợi lên sự bạc bẽo, bất hạnh của kiếp phụ nữ.

– Bức tranh tâm trạng đã được phóng chiếu rõ ràng hơn thông qua hai câu thơ tiếp theo

+ Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên sự tuần hoàn, luẩn quẩn, bế tắc đầy éo le của kiếp người đầy chua chát.

+ Hình tượng “vầng trăng” xuất hiện chính là ý niệm ẩn dụ cho cuộc đời của nữ sĩ: trạng thái “bóng xế”, sắp tàn nhưng vẫn “khuyết chưa tròn” nhấn mạnh bi kịch của cảm thức về thân phận: tuổi xuân đã trôi qua nhưng nhân duyên mãi mãi là sự dang dở, lỡ dở không trọn vẹn.

→ Bức tranh ngoại cảnh đồng nhất với bức tranh tâm trạng.

3. Kết bài

– Khái quát lại nội dung ý nghĩa của bốn câu thơ: thông qua cách sử dụng ngôn ngữ giàu giá trị biểu đạt kết hợp với những biện pháp tu từ như đảo ngữ, cùng những sáng tạo trong việc xây dựng hình tượng, bốn câu thơ đầu của bài thơ “Tự tình II” đã làm nổi bật cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng buồn tủi cũng như ý thức sâu sắc về bi kịch duyên phận đầy éo le, ngang trái của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

“Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Văn mẫu cảm nhận về 4 câu thơ đầu bài Tự tình 2

(Ca dao)

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ luôn là tấm gương oan khổ của những éo le, bất công. Sống trong xã hội với quan điểm “trọng nam khinh nữ”, có những người trầm lặng cam chịu, nhưng cũng có những người ý thức sâu sắc được bi kịch bản thân, cất lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những người phụ nữ làm được điều đó. Bài thơ “Tự tình II” nằm trong chùm thơ bao gồm ba bài là tác phẩm thể hiện rõ điều này. Bốn câu thơ đầu trong bài thơ đã làm nổi bật hoàn cảnh cũng như tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất muốn vượt lên trên số phận của nữ sĩ:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non”

Tâm trạng của tác giả đã được gợi lên trong đêm khuya, và cảm thức về thời gian đã được tô đậm, nhấn mạnh để làm nền cho cảm thức tâm trạng:

Âm hưởng của tiếng trống canh được đặt trong sự dồn dập, gấp gáp “trống canh dồn” cho thấy nữ sĩ cảm nhận sâu sắc bước đi không ngừng và vội vã của thời gian. Ở bài thơ “Tự tình I“, chúng ta cũng đã bắt gặp cảm thức về thời gian: “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom”. Từ “văng vẳng” được sử dụng để diễn tả rõ sự não nề, lo lắng trong tâm trạng. Đối với Hồ Xuân Hương, cảm nhận về bước đi của thời gian chính là sự rối bời trong tâm trạng.

Trong thời gian nghệ thuật đó, nữ sĩ cảm nhận rõ ràng sự bẽ bàng của phận mình: “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Trong câu thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ, từ “trơ” được đưa lên đầu câu có tác dụng nhấn mạnh. Xét về sắc thái ngữ nghĩa, “trơ” có nghĩa là tủi hổ, là bẽ bàng, cho thấy “bà Chúa thơ Nôm” đã ý thức sâu sắc bi kịch tình duyên của bản thân. Chúng ta cũng đã từng bắt gặp từ “trơ” với sắc thái tương tự khi Nguyễn Du viết về nàng Kiều: “Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du). Nhưng với Hồ Xuân Hương, bà không chỉ ý thức về duyên phận mà còn trực diện mỉa mai một cách thâm thúy và cay đắng. Hai chữ “hồng nhan” được đặt cạnh danh từ chỉ đơn vị “cái” gợi lên sự bạc bẽo, bất hạnh của kiếp phụ nữ.

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

Bức tranh tâm trạng đã được phóng chiếu rõ ràng hơn thông qua hai câu thơ tiếp theo:

Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên sự tuần hoàn, luẩn quẩn, bế tắc đầy éo le của kiếp người đầy chua chát: càng cuốn mình trong men say càng tỉnh táo nhận ra bi kịch của bản thân. Hình tượng “vầng trăng” xuất hiện chính là ý niệm ẩn dụ cho cuộc đời của nữ sĩ. Người xưa từng nói về mối quan hệ biện chứng giữa bức tranh ngoại cảnh và bức tranh tâm trạng: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Còn với nữ sĩ, lúc này đây, ngoại cảnh và tâm cảnh đã hòa làm một. Hình ảnh “vầng trăng” ở trạng thái “bóng xế”, sắp tàn nhưng vẫn “khuyết chưa tròn” nhấn mạnh bi kịch của cảm thức về thân phận: tuổi xuân đã trôi qua nhưng nhân duyên mãi mãi là sự dang dở, lỡ dở không trọn vẹn. Điều này xuất phát từ bi kịch tình duyên của nữ sĩ: tình yêu tuổi thanh xuân không có kết quả, phải chấp nhận hai lần làm lẽ và cả hai lần đều góa bụa.

Như vậy, thông qua cách sử dụng ngôn ngữ giàu giá trị biểu đạt kết hợp với những biện pháp tu từ như đảo ngữ, cùng những sáng tạo trong việc xây dựng hình tượng, bốn câu thơ đầu của bài thơ ” Tự tình II ” đã làm nổi bật cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng buồn tủi cũng như ý thức sâu sắc về bi kịch duyên phận đầy éo le, ngang trái của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.Chính những yếu tố trên đã giúp bà trở thành “Bà Chúa thơ Nôm”, đồng thời cũng là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương và tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh.

Với đề bài cảm nhận về 4 câu thơ đầu bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương bao gồm mẫu dàn ý chi tiết cùng bài văn tham khảo cảm nhận về 4 câu thơ đầu bài hay nhất. Hi vọng các em đã có lượng kiến thức, hiểu biết nhất định về tác phẩm để từ đó có thể xây dựng cho mình một bài văn cảm nhận chân thực và giàu ý nghĩa dựa trên những gợi ý ở trên.

4 Bài Văn Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng Của Hồ Chí Minh

Rằm tháng Giêng là một trong những bài thơ viết về ánh trăng hay nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài văn mẫu cảm nhận của em về bài thơ Rằm tháng Giêng sẽ cùng các em tìm hiểu chi tiết về những đặc sắc nội dung, nghệ thuật cũng như cảm quan thẩm mĩ của Bác được thể hiện qua bài thơ này.

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Rằm tháng Giêng

4 bài Cảm nhận của em về bài thơ Rằm tháng Giêng

I. Dàn ý Cảm nhận của em về bài thơ Rằm tháng Giêng (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Rằm tháng Giêng”– Cảm nhận chung về giá trị của bài thơ

2. Thân bài

a. Bài thơ “Rằm tháng Giêng” khắc họa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong đêm trăng mùa xuân

– Bức tranh trong đêm trăng được diễn tả qua những nét vẽ gợi hình về thiên nhiên tạo vật.– Tác giả đã sử dụng từ “lồng lộng” để miêu tả ánh trăng bao trùm và chiếu rọi khắp không gian, tạo nên cách cảm nhận độc đáo: “Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân”.– Bức tranh thiên nhiên tràn ngập sức xuân và sắc xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân cùng giao hòa, mở ra ý niệm độc đáo về niềm tin và sức sống.

b. Bài thơ “Rằm tháng Giêng” thể hiện tình yêu thiên nhiên cùng niềm lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cách mạng

– “Thưởng trăng” và “bàn bạc việc quân” cùng song hành quyện hòa gợi lên mối quan hệ giữa thiên nhiên và non sông đất nước.– Ánh trăng soi chiếu tạo nên cách cảm nhận “trăng ngân đầy thuyền”, thể hiện niềm tin tưởng, hi vọng vào chiến thắng của cách mạng.– Con thuyền tràn ngập ánh trăng đã thể hiện chất thi sĩ và chiến sĩ trong tâm hồn nhân vật trữ tình.

3. Kết bài

Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

II. Bài văn mẫu Cảm nhận của em về bài thơ Rằm tháng Giêng

1. Cảm nhận của em về bài thơ Rằm tháng Giêng, mẫu số 1 (Chuẩn):

“Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹpMây. gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông”

(Cảm nghĩ đọc “Thiên gia thi” – Hồ Chí Minh)

Trong thơ ca xưa, “trăng” luôn là một trong những thi liệu gần gũi, quen thuộc để người nghệ sĩ thể hiện tâm hồn đồng điệu, giao cảm với thiên nhiên. Bởi vậy, trong những sáng tác của Bác, “trăng” luôn là nguồn cảm hứng bất tận tạo nên vẻ đẹp thi sĩ quyện hòa chất chiến sĩ trong tâm hồn của chủ thể trữ tình. Điều này đã được thể hiện rõ thông qua thi phẩm “Rằm tháng giêng”. Qua bài thơ, độc giả có thể thấy được tình yêu thiên nhiên quyện hòa cùng tình yêu non sông, đất nước, niềm tin vào chiến thắng của dân tộc trong mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” ra đời vào năm 1947, gắn với cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự, kháng chiến, cách mạng của Trung ương Đảng và Chính phủ. Theo nguyên tác, bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt với tựa đề “Nguyên tiêu”:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân sang xuân thủy tiếp xuân thiên.Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”

Bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch nghĩa và chuyển hóa thành thể thơ lục bát:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soiSông xuân nước lẫn màu trời thêm xuânGiữa dòng bàn bạc việc quânKhuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.​”

Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp qua ánh trăng lung linh, huyền ảo:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soiSông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bức tranh trong đêm trăng được diễn tả qua những nét vẽ gợi hình về thiên nhiên tạo vật. Tác giả đã sử dụng từ “lồng lộng” để miêu tả ánh trong trong đêm “Rằm tháng giêng” với vẻ đẹp tròn đầy cùng ánh sáng ấm áp bao trùm và chiếu rọi khắp không gian, tạo nên cách cảm nhận độc đáo: “Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân”. Ánh trăng lan tỏa soi chiếu theo chiều kích không gian từ cao xuống thấp tạo nên một bức tranh tràn ngập sức xuân và sắc xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân cùng giao hòa, mở ra ý niệm độc đáo về niềm tin và sức sống. Trên bối cảnh thiên nhiên tươi đẹp đó, hình ảnh người chiến sĩ cách mạng xuất hiện:

“Giữa dòng bàn bạc việc quânKhuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Hai câu thơ gợi lên sự giao hòa đồng điệu giữa thiên nhiên và con người. Trước vẻ đẹp của trăng nước, nhân vật trữ tình vẫn không quên đi nhiệm vụ “đàm quân sự”. “Thưởng trăng” và “bàn bạc việc quân” cùng song hành quyện hòa gợi lên mối quan hệ giữa thiên nhiên và non sông đất nước, đồng thời thể hiện niềm tin tưởng, hi vọng vào chiến thắng của cách mạng và sự nghiệp giải phóng dân tộc. Con thuyền tràn ngập ánh trăng đã thể hiện chất thi sĩ và chiến sĩ trong tâm hồn nhân vật trữ tình. Từ đó, độc giả có thể thấy được vẻ đẹp lạc quan cách mạng cùng tình yêu thiên nhiên của tác giả.

Như vậy, bài thơ “Rằm tháng Giêng” đã tái hiện thành công bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đêm trăng với vẻ đẹp lung linh huyền ảo và ngập tràn sức sống. Đồng thời, bài thơ còn là bức chân dung tự họa thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, phong thái ung dung và tình yêu thiên nhiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cảm nhận của em về bài thơ Rằm tháng Giêng là một nội dung, bài học hay. Sau phần học này chúng ta tiếp tục chuẩn bị trả lời câu hỏi, Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng cùng với phần Phân tích bài thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) để học tốt môn Ngữ Văn hơn.

2. Cảm nhận của em về bài thơ Rằm tháng Giêng, mẫu số 2:

Rằm tháng Giêng năm 1948, trên chiếc thuyền neo đậu giữa một dòng sông ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Cuộc họp tan thì đêm đã khuya. Trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất bao la. Cảnh sông núi trong đêm càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Cảm hứng dâng cao, Bác đã ứng khẩu làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, tựa là Nguyên Tiêu:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân sang xuân thủy tiếp xuân thiên.Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Sau đó, nhà thơ Xuân Thủy dịch bài thơ ra tiếng Việt dưới thể lục bát, với tên là Rằm tháng Giêng. Bản dịch giữ được gần hết ý thơ trong nguyên tác với nội dung thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước thiết tha của Bác Hồ.

Nếu trong bài Cảnh khuya, Bác tả cảnh trăng đẹp chốn rừng sâu thì ở bài này, Bác tả cảnh trăng trên sông nước:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng bát ngát khắp bầu trời, mặt đất trong đêm Nguyên tiêu. Khung cảnh mênh mông, tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời: Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Vạn vật ăm ắp sức xuân: sông xuân, nước xuân và trời xuân nối tiếp, giao hòa, tạo nên một vũ trụ căng đầy sức sống, làm náo nức lòng người. Điệp từ xuân được lặp lại nhiều lần với ý tạo vật cùng lòng người đều phơi phới khí thế tươi vui.

Giữa dòng bàn bạc việc quân,Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trên một chiếc thuyền thu nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng (yên ba thâm xứ), Bác cùng Chính phủ và Trung ương Đảng luận bàn việc quân, việc nước. Công việc trọng đại đến chừng nào, nhất là trong hoàn cảnh buổi đầu kháng chiến đầy thiếu thốn, gian khổ. Tuy vậy, gian khổ không làm vơi đi cảm xúc, thi hứng trong lòng Bác. Buổi họp kết thúc vào lúc nửa đêm. Trăng tròn vành vạnh treo giữa trời (nguyệt chính viên) đang tỏa sáng. Cảnh sông nước trong đêm lại càng thêm thơ mộng. Dòng sông trở thành dòng sông tẳng và con thuyền cũng dường như trở đầy ắp ánh tẳng (trăng ngân đầy thuyền). Trước đêm trăng đẹp, tâm hồn Bác lâng lâng. Bác thả hồn hòa nhập với thiên nhiên mà Bác vốn coi là một người bạn tri âm, tri kỉ. Trong lòng Bác dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi của Cách mạng, của kháng chiến. Hình ảnh con thuyền trở đầy ánh trăng lướt nhẹ trên dòng sông trăng là một hình ảnh lãng mạn có ya nghĩa tượng trưng sâu sắc. Phải có một phong thái ung dung tự tại vfa niềm lạc quan mãnh liệt vào tương lai thì nhà thơ mới sáng tạo ra được hình tượng nghệ thuật độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy.

Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh BácHồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.

3. Cảm nhận của em về bài thơ Rằm tháng Giêng, mẫu số 3:

“Nguyên tiêu” nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc: “Nguyên tiêu”, “Báo Tiệp”, “Thu dạ”,…Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông năm 1947, sang xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số bốn. Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậu phương. Trong không khi sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ “Nguyên tiêu” của Bác Hồ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Xuân Thuỷ đã dịch khá hay bài thơ này. Nguyên tắc bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”.

Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tụ đêm nguyên tiêu lịch sử.

Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của “xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “xuân thiên”. Ba từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật sông, nước và bầu trời.

“Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”.(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)

“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng. Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.

Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết. Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình. Có “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trong niềm vui thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu – Phê văn hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùa thu chợt đến… Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.

Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng:

“Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.

Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “đàm quân sự” (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu. Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”, … mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. “Yên ba” là khói sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm hco bài thơ “Nguyên tiêu” mang phong vị Đường thi. Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơ của người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.

Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, trời đã về khuya. Nửa đêm (dạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền của vị thống soái, con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng của thi nhân nhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng:

“Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền”.(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền).

“Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng vần thơ hoa lệ:

“Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?Trăng nước như xưa chín với mười”.

(Triệu Hỗ – Đường thi)

“Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt,Một vầng trăng trong vắt lòng sông…”

(Bạch Cư Dị)

“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu”

(Nguyễn Trãi)

.v.v….

Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.

Qua bài thơ “Nguyên tiêu”, ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.

“Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh… Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ “đàm quân sự”. Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.

Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt…” nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.

“Nguyên tiêu” là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận…

4. Cảm nhận của em về bài thơ Rằm tháng Giêng, mẫu số 4:

Bác Hồ kính yêu của chúng ta không chỉ là một vị lãnh tụ tuyệt vời, không chỉ là nhà quân sự tài ba, không chỉ là vị cha già của dân tộc. Mà Bác còn là một người nghệ sĩ tài năng. Một tâm hồn yêu văn chương nghệ thuật, mặc dù Bác từng nói:

“Ngâm thơ ta vốn không ham”. Đó là một hồn thơ yêu thiên nhiên, yêu đát trời vạn vật. Qua bài “Nguyên tiêu” – “Rằm tháng giêng” ta sẽ hiểu rõ hơn điều ấy.

Bài thơ nguyên âm được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật chữ Hán, được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1948. Bài thơ là những cảm nhận của nhân vật trữ tình về thiên nhiên đất trời ngày rằm tháng giêng, đúng như những gì mà nhan đề tác giả đặt

Mở đầu bài thơ là hai câu thiên miêu tả bức tranh cảnh đêm rằm tháng giêng.

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viênXuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên”

Dịch:

“Rằm xuân lồng lộng ánh trăng soiSông xuân tiếp lẫn màu trời thêm xuân”

Một khung cảnh đêm xuân thi vị mở ra trước mắt. Trên cao là bầu trời đêm xuân, cao và trong với ánh trăng vàng “lồng lộng”, thu tầm mắt nhìn xuống là dòng sông xuân trong vắt in bóng bầu trời. Đảo lát từ tượng hình “lồng lộng” nhấn mạnh vẻ đẹp rạng rỡ của ánh trăng vàng lung linh huyền diệu. Dường như ánh trăng ấy là đường nối giữa mặt sông và bầu trời. Chỉ một từ “tiếp” mà làm sáng bừng cả câu thơ. Câu thơ như sống động hẳn, có hồn hơn. Mùa xuân và ánh trăng bao trùm lên cả bầu trời và dòng sông. Dòng sông và bầu trời như nối liền với nhau. Tác giả có sự liên tưởng thật độc đáo từ một sự thực, tác giả có những tưởng tượng thật đẹp đẽ về thiên nhiên. Không gian dài hơn, rộng hơn, cao hơn và tràn đầy sức sống. Từ đó ta cảm nhận được tâm hồn của thi nhân đang hoà cùng cảnh sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nàn.

Trên nền bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng, con người xuất hiện thật thi vị.

“Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”

Dịch:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân,Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.”

Bằng biện pháp điệp từ; với những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ngôn từ giàu nhạc điệu, gợi cảm cùng phong cách thơ vừa cổ điển vừa hiện đại, kết hợp miêu tả và biểu cảm, Hồ Chí Minh đã khắc hoạ lại bức tranh trăng trên sông nước bát ngát, tràn đầy sắc xuân. Qua đó ta thấy được tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ, người thi sĩ để chất chiến sĩ hoà vào chất thi sĩ.

Trong chương trình học Ngữ Văn 7 phần Soạn bài Chơi chữ là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Mùa xuân của tôi nhằm chuẩn bị cho bài học này.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-cua-em-ve-bai-tho-ram-thang-gieng-41157n.aspx

Bạn đang đọc nội dung bài viết 4 C Cảm Nhận Về Bài Thơ Quotông Đồq… trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!