Đề Xuất 5/2023 # 3 Dạng Toán Quan Trọng Của Bài Toán Lớp 3 Có 2 Lời Giải # Top 7 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 5/2023 # 3 Dạng Toán Quan Trọng Của Bài Toán Lớp 3 Có 2 Lời Giải # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 3 Dạng Toán Quan Trọng Của Bài Toán Lớp 3 Có 2 Lời Giải mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Toán lớp 3 có 2 lời giải học sinh thực hành giải các dạng bài toán kết hợp giữa các phép cộng trừ nhân chia trong một bài toán đố.

Toán 3 có hai lời giải là việc học sinh giải một bài toán đố phải làm qua hai phép tính để tìm ra đáp án của bài toán.

2.1.1. Bài toán: Cho dữ kiện đại lượng thứ nhất và dữ kiện đại lượng thứ hai nhiều hơn hoặc ít hơn dữ kiện đại lượng thứ nhất. sau đó đi tính tổng 2 đại lượng

2.1.2. Phương pháp làm.

Bước 1: Đi tính toán giá trị của đại lượng chưa biết, sử dụng phép tính cộng trừ phụ thuộc vào yêu cầu của bài toán.

Bước 2: Khi đã có đủ dữ kiện của hai đại lượng thì đi tính tổng.

Bài 1: Thùng nước thứ nhất đựng được 18 lít, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất là 36 lít. Hỏi cả 2 thùng đựng được bao nhiêu lít nước?

Bài 2: Một cửa hàng bán hoa, ngày thứ nhất bán được 176 bông hoa, ngày thứ 2 bán kém hơn ngày thứ nhất 54 bông. Hỏi cả hai ngày bán được bao nhiêu bông hoa?

Bài 3: Mẹ có 75 chiếc kẹo, mẹ cho An 16 chiếc, sau đó cho Hà 19 chiếc. Hỏi mẹ còn bao nhiêu chiếc kẹo

Bài 4: Bác Bình có 2 thửa ruộng, mỗi thửa ruộng có 6 hàng, mỗi hàng trồng được 72 cây ăn quả. Hỏi nhà Bác Bình có tổng cộng bao nhiêu cây ăn quả?

Bài 5: Có 5 thùng dầu, mỗi thùng đựng 140 lít dầu. Sau đó người ta lấy 150 lít dầu từ số dầu đó ra bán. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu?

2.1.4. Bài giải

Thùng thứ hai đựng hơn thùng thứ nhất 36 lít dầu nên số dầu ở thùng thứ hai là:

36 + 18 = 54 (lít dầu)

Tổng số dầu ở hai thùng là:

54 + 18 = 72 (lít dầu)

Vậy cả 2 thùng có 72 lít dầu

Số bông hoa mà ngày thứ 2 bán được là: 176 – 54 = 122 (bông hoa)

Cả hai ngày bán được số bông hoa là: 176 + 122 = 298 (bông hoa)

Vậy số bông hoa mà cả 2 ngày bán được là: 298 bông hoa.

Tổng số kẹo mà mẹ đã cho An và Hà là: 16 + 19 = 35 (chiếc kẹo)

Số kẹo của mẹ còn lại sau khi cho An và Hà là 75 – 35 = 40 (chiếc kẹo)

Vậy số kẹo của mẹ còn lại sau khi cho An và Hà là 40 chiếc.

Số cây trồng được ở 6 hàng trong thửa thứ nhất là: 72 x 6 = 432 cây

Số cây trồng được ở 6 hàng trong thửa thứ hai là: 72 x 6 = 432 cây

Vậy số cây mà nhà Bác Bình trồng được là 432 + 432 = 864 cây

Số lít dầu ở 5 thùng dầu là: 140 x 5 = 700 lít dầu

Người ta lấy 150 lít dầu đi bán, nên số lít dầu còn lại là 700 – 150 = 550 lít dầu

Vậy số lít dầu còn lại là 550 lít dầu

2.2.1. Bài toán: Cho giá trị đại lượng thứ nhất và dữ kiện đại lượng này gấp đại lượng kia một số lần hoặc giảm một số lần so với đại lượng kia. Yêu cầu tính giá trị tổng hiệu của hai đại lượng.

2.2.2. Phương pháp làm bài toán lớp 3 dạng này

Bước 1: Tìm giá trị của đại lượng chưa biết thường sử dụng phép toán nhân và chia.

Bước 2: Sau khi biết giá trị của hai đại lượng, ta đi tính tổng.

Bài 1: một cửa hàng có 96 lít sữa bò, ngày thứ nhất bán được ⅓ số lít sữa bò đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu lít sữa bò?

Bài 2: Một cuộn dây dài 3128m người ta chia cuộn dây đó thành 2 đoạn, biết đoạn thứ nhất dài bằng ⅛ độ dài cuộn dây. Đoạn thứ hai dài bao nhiêu m?

Bài 3: Hiện tại Linh đang gấp được 124 ngôi sao, Lan gấp được số sao gấp 3 lần số sao mà Linh đang có. Hỏi Lan gấp hơn Linh bao nhiêu con?

Bài 4: Can thứ nhất có 24 lít dầu, can thứ hai nhiều gấp 4 lần can thứ nhất. Hỏi can thứ 2 hơn can thứ nhất bao nhiêu lít dầu?

2.2.4. Bài giải

Ngày thứ nhất bán được ⅓ của 96 lít sữa bò: 96 : 3 = 32 (lít sữa)

Số lít sữa mà cửa hàng còn lại sau khi bán ⅓ số lít sữa đó: 96 – 32 = 64 lít sữa

Vậy cửa hàng còn lại 64 lít sữa

Độ dài đoạn dây thứ nhất bằng ⅛ độ dài cuộn dây nên ta có: 3128 : 8 = 391 m

Độ dài cuộn dây thứ hai là 3128 – 391 = 2737 m

Vậy độ dài đoạn dây thứ hai là 2737 m.

Số sao mà Lan gấp 3 lần Linh nên ta có: 124 x 3 = 372 (ngôi sao)

Số sao mà Lan gấp hơn Linh là 372 – 124 = 248 (ngôi sao)

Vậy số ngôi sao mà Lan gấp hơn Linh là 248 ngôi sao.

Can thứ hai gấp 4 lần can thứ nhất nên số dầu ở can thứ hai là: 24 x 4 = 96 (lít dầu)

Can thứ hai nhiều hơn can thứ nhất số lít dầu là 96 – 24 = 72 (lít dầu)

Vậy can thứ hai hơn can thứ nhất là 72 (lít dầu)

2.3. Dạng 3. Toán 3 điền số thích hợp vào sơ đồ

2.3.1. Phương pháp làm

Bước 1: Thực hiện thứ tự phép tính từ trái qua phải

Bước 2: Điền giá trị lần lượt vào ô trống

Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ trống

2.3.3. Bài giải

Ta có 6 gấp 7 lần nên 6 x 7 = 42, điền 42 vào ô trống, 42 giảm 2 lần nên 42 : 2 = 21, điền 21 vào ô trống

Ta có 3 gấp 8 lần nên 8 x 3 = 24, điền 24 vào ô trống, 24 giảm 6 lần nên 24 : 6 = 4, điền 4 vào ô trống

Ta có 35 giảm đi 7 lần nên 35 : 7 = 5, điền 5 vào ô trống, 5 gấp 6 lần nên 5 x 6 = 30, điền 30 vào ô trống

Học tốt toán lớp 3 có 2 lời giải không chỉ giúp các con phát triển tư duy, biết cách vận dụng linh hoạt các phép tính toán nhân chia cộng trừ mà còn là nên tảng để các con học lên các bậc học tiếp theo. Muốn giúp con học tốt và có phương pháp học đúng đắn phụ huynh, học sinh có thể tham khảo các khóa học toán tại chúng tôi để con chinh phục nhiều điều lí thú từ toán học.

Bài Tập Toán Lớp 3: Dạng Toán Tính Nhanh

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Toán lớp 3

Bài tập Toán bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 3: Dạng Toán tính nhanh được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp giúp các học sinh luyện tập các dạng bài tính nhanh với các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

Bài tập Toán bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 3:

A. Dạng 1: Tính nhanh (Rút thừa số chung):

24 x 5 + 24 x 3 + 24 x 2

24 x 5 + 24 x 4 + 24

217 x 45 + 50 x 217 + 207 x 5

456 x 36 + 456 x 61 + 4 x 456 + 456

(16 x 6+ 16 x3 + 16) – (12 x 65 + 12 x 3 + 2 x 12)

(16 x 6+ 16 x3 + 16) – 12 x 65 – 12 x 3 – 2 x 12

213 x 37 + 213 x 39 + 23 x 213 + 213

9 + 9 x 3 + 18 : 2 x 6

2007 x 16 – 2007 x 14 – 2007 x 2 + 2007

3 x 9 + 18 x 2 + 2 x 9 + 9

(145 x 99 + 145) – (143 x 101 – 143)

2006 x ( 43 x 10 – 2 x 43 x 5) + 100

64 x 4 + 18 x 4 + 9 x 8

44 x 5 + 18 x 10 + 20 x 5

3 x 4 + 4 x 6 + 9 x 2 + 18

2 x 5 + 5 x 7 + 9 x 3

15 : 5 + 27 : 5 + 8 : 5

99 : 5 – 26 : 5 – 14 : 5

B. Dạng 2: Tính nhanh (Một vế bằng không)

(18 – 9 x 2) x (2 + 4 + 6 + 8 + 10)

(7 x 8 – 56 ) : (2 + 4 + 6 + 8 + 112)

(2 + 125 + 6 + 145 + 112) x (42 – 6 x 7)

(12 x 6 – 12 x 4 – 12 x 2) x ( 347 + 125)

(a x 7 + a x 8 – a x 15) : (1 + 2 + 3 + …….. + 10)

58 – 58 x (6 + 54 – 60)

32 + 63 x a x ( a x 1 – a : 1) + 32 x 8 + 32

(1 + 2 + 3 + 4 + …. + 9) x (21 x 5 – 21 – 4 x21)

(9 x 7 + 8 x 9 – 15 x 9) : (1 + 3 + 5 + 7 + ……..+ 17 + 19)

(2 + 4 + 6 + 8 + … + 20) x (56 x 3 – 72 : 9 x 21)

C. Dạng 3: Tính nhanh (ghép số)

5 x 20 x 4 x 2

94 + 87 + 81 – 71 – 77 – 84

D. Dạng 4: Tính nhanh (Tổng dãy số)

7 + 7 + 7 + 7 + ……… + 7 – 777 (Có 111 số 7)

2 – 4 + 6 – 8 + 10 – 12 + 14 – 16 + 18 – 20 + 22

10 + 12 + 14 + 16 + ……… + 80

60 – 61 + 50 – 51 + 40 – 41 + 30 – 31 + 20 – 21 + 10 – 11 + 70

1999 – 2000 + 2999 – 3000 + 3999 – 4000 + 4999 – 5000 + 5999 – 1000.

……………………………………………………………………………………

Rèn Luyện Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn Cho Học Sinh Lớp 3

Toán có lời văn là một bài toán thường gắn với thực tế mà học sinh được tiếp cận ngay lớp 1. Từ lời văn của bài toán, các em phải nhận ra được yếu tố toán học và tìm ra lời giải cùng với phép tính thích hợp. Tác giả bài viết là cô giáo nhiều năm dạy lớp 3.

Học sinh có khó khăn gì khi giải toán có lời văn?

– Học sinh khi giải các bài toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác.

– Các em thường lúng túng khi đặt câu lời giải cho phép tính. Có nhiều em làm phép tính chính xác và nhanh chóng nhưng không làm sao tìm được lời giải đúng hoặc đặt lời giải không phù hợp với đề toán đặt ra.

– Dạy học sinh đặt câu lời giải còn vất vả hơn nhiều so với dạy trẻ thực hiện các phép tính ấy để tìm ra đáp số.

– Việc đọc đề, tìm hiểu đề đang còn nhiều khó khăn đối với học sinh lớp 3. Vì kĩ năng đọc thành thạo của các em chưa cao, nên các em đọc được đề toán và hiểu đề còn thụ động, chậm chạp… Một số em mới chỉ đọc được đề toán chứ chưa hiểu được đề, chưa trả lời các câu hỏi thầy nêu: Bài toán cho biết gì? Chúng ta phải tìm gì?

Tìm hiểu các mức độ của học sinh khi giải toán có lời văn

Học sinh đã được dạy về giải toán có lời văn ở lớp 1 và lớp 2. Giáo viên cần có kiểm tra để đánh giá các mức độ của học sinh khi giải toán có lời văn khi học sinh bắt đầu lên lớp 3. Kinh nghiệm cá nhân đã thực hiện việc này, ta có thể thấy có đến 4 mức độ trong một lớp học.

– Mức không đạt: là những học sinh không xác định được dạng toán, không nắm được quy trình các bước giải và không hiểu được cái gì đã biết và cái gì bài toán yêu cầu phải tìm, không hiểu các thuật ngữ toán học.

– Mức 1: là những học sinh nắm chưa chắc quy trình các bước giải, đặc biệt về việc hiểu nội dung bài toán, nhận dạng toán, phân tích bài toán, … gặp khó khăn.

– Mức 2: là những học sinh cơ bản nắm chắc quy trình giải toán có lời văn, song trong quá trình thao tác có những sai sót (lỗi về kỹ thuật tính) nên kết quả chưa cao.

– Mức 3: là những học sinh nắm chắc quy trình giải toán có lời văn.

Các giải pháp để rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3

1. Chia sẻ với phụ huynh:

– Trao đổi với phụ huynh những ưu điểm, tồn tại mà các em còn hạn chế như: Học sinh chưa biết xác định dạng toán, chưa có kỹ năng tìm hiểu mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm, một số học sinh thực hiện đúng các bước nhưng tính sai kết quả.

– Trao đổi với phụ huynh học sinh về chỉ tiêu phấn đấu của lớp và những yêu cầu cần thiết giúp các em học tập như: mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng, cách hướng dẫn các em tự học ở nhà, dành thời gian nhắc nhở, quan tâm cho các em học tập…

– Giải đáp cho phụ huynh những vướng mắc về cách dạy học cho các em. Sách giáo khoa mới còn nhiều kí hiệu, các lệnh, yêu cầu của sách, phụ huynh chưa rõ yêu cầu bài tập. Riêng trong phần bài tập của sách Toán, tôi hướng dẫn phụ huynh cách dạy các em luyện nêu miệng các đề toán, luyện nói và trả lời các câu hỏi thường gặp.

2. Chuẩn bị cho việc giải toán:

– Giáo viên phải có thiết kế cụ thể rõ ràng, nó sẽ quyết định lớn đến chất lượng giờ dạy và đồng thời giáo viên cũng là người tổ chức, hướng dẫn thiết kế cho từng học sinh trong lớp.

– Mục tiêu giúp học sinh nắm được các dạng toán cơ bản ở học kỳ I như:

+ Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

+ Gấp một số lên nhiều lần.

+ Giảm một số đi một số lần.

+ Bài toán giải bằng hai phép tính…

– Giúp học sinh biết trình bày bài giải theo thứ tự: Lời giải, phép tính, đáp số.

3. Những điều lưu ý:

– Để giúp cho học sinh có kĩ năng thành thạo trong việc giải toán thì chúng ta không chỉ hướng dẫn học sinh trong giờ toán mà một yếu tố không kém phần quan trọng đó là luyện kĩ năng nói trong giờ dạy.

– Các em đã là học sinh lớp 3 song còn rụt rè trong giao tiếp. Chính vì vậy, để các em mạnh dạn tự tin khi phát biểu, trả lời người giáo viên cần phải: luôn luôn gần gũi, khuyến khích các em giao tiếp, tổ chức các trò chơi học tập, được trao đổi, luyện nói nhiều trong các giờ Tiếng việt giúp các em có vốn từ lưu thông; trong các tiết học các em có thể nhận xét và trả lời tự nhiên, nhanh nhẹn mà không rụt rè, tự ti.

– Bên cạnh đó, người giáo viên cần phải chú ý nhiều đến kĩ năng đọc cho học sinh: Đọc nhanh, đúng, tốc độ, ngắt nghỉ đúng chỗ giúp học sinh có kĩ năng nghe, hiểu được những yêu cầu mà các bài tập nêu ra.

4. Các bước rèn luyện học sinh:

– Giúp học sinh nắm nội dung bài toán bằng cách định hướng cho học sinh đọc kĩ bài toán : Tìm hiểu các yếu tố lời văn phi toán học trong bài toán, những nội dung lời văn mang yếu tố toán học và xác định dạng bài toán (Ví dụ: Gấp một số lần, kém hơn, bằng…). Từ đó giúp học sinh dễ dàng trong tiếp cận nội dung bài toán có lời văn.

– Giúp lập lời giải và phép tính là nội dung quan trọng nhất trong quy trình giải toán. Chỉ có nhận thức đầy đủ các bước tiếp đó học sinh mới thực hiện tốt việc lập lời giải và phép tính. Giáo viên cần định hướng cho học sinh mỗi lời giải và phép tính là một bước đi tuần tự hợp lý của việc thực hiện kế hoạch giải bài toán.

– Để củng cố tốt cho học sinh, ngoài các thí dụ trong sách giáo khoa, giáo viên cần có những bài tương tự (không khó hơn) để học sinh được thực hành giải nhiều hơn và từ đó nắm chắc hơn, tự tin hơn.

5. Thí dụ minh hoạ

Thí dụ 1. (Bài 4 trang 56) Có ba thùng dầu, mỗi thùng chứa 125l, người ta đã lấy ra 185l dầu từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu?

Trước hết cần thiết kế mạch lạc quá trình giải toán:

– Kế hoạch giải : Tìm số dầu của cả 3 thùng→ Tìm số dầu còn lại.

– Căn cứ kế hoạch giải để thực hiện:

+ Đặt lời giải thứ nhất : Số dầu của 3 thùng là :

Sau đó viết phép tính : 125 x 3 = 375 (l)

+ Đặt lời giải thứ hai: Số dầu còn lại là :

Sau đó viết phép tính : 375 – 185 = 190 (l)

Như vậy, học sinh sẽ thiết lập được mối quan hệ giữa lời giải và phép tính. Đây là yêu cầu cơ bản khi thực hiện trình bày bài giải toán có lời văn.

Thực hiện kế hoạch trên lớp:

– Cần nêu câu hỏi gợi mở để học sinh nhận biết trong bài toán có lời văn đâu là lời văn có chứa yếu tố toán học, đâu là lời văn không chứa yếu tố toán học. Nhằm tạo điều kiện cho học sinh nắm chắc nội dung bài toán. Sau khi hiểu nội dung bài toán, học sinh biết gạt bỏ những yếu tố phi toán học để nhận ra cốt lõi (nhân) của bài toán để tóm tắt bài toán dưới những hình thức thích hợp:

– Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán:

+ Bài toán cho biết điều thứ nhất là gì? 3 thùng : Mỗi thùng 125 l .

+ Bài toán còn cho biết điều gì? Đã lấy:185 l

+ Bài toán yêu cầu điều gì? Số dầu còn lại. Còn: …l ?

– Khi hướng dẫn học sinh giải bài toán trên: Giáo viên nêu câu hỏi

+ Muốn biết còn lại bao nhiêu lít dầu trước hết ta cần biết điều gì? Số dầu có ban đầu (tổng số dầu của 3 thùng).

+ Tìm số dầu của 3 thùng bằng cách nào? 125 x 3 = 375( l )

+ Có tổng số dầu rồi muốn tìm số dầu còn lại ta làm thế nào? 375 – 185 = 190( l )

Như vậy, bằng các hình thức trên, giáo viên giúp học sinh tư duy, động não, tư duy độc lập, dần dần tạo được phương pháp học tập, ghi nhớ của học sinh. Đặc biệt tạo hứng thú khám phá sáng tạo của học sinh trong học tập giải toán có lời văn.

Lưu ý phân tích rõ cho học sinh

– Xác định căn cứ để lập lời giải:

+ Căn cứ vào câu hỏi của bài toán.

+ Căn cứ vào kế hoạch giải bài toán đã lập.

+ Căn cứ vào yêu cầu tìm những dữ kiện chưa biết hoặc kết quả cần tìm.

– Những dự kiện chưa biết cần tìm để trả lời câu hỏi cuối cùng của bài toán hay nói cách khác phục vụ tìm đáp số cuối cùng.

– Nội dung lời giải mô tả định tính mục đích thực hiện phép tính.

Ở học sinh lớp 3 là các em đã có óc khái quát cơ bản phát triển. Vì vậy, việc tìm phép tính đặt lời giải là hợp lôgic tư duy khoa học.

Thí dụ 2. (Bài 3 trang 58) Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được 127kg cà chua, ở thửa ruộng thứ hai được nhiều gấp ba lần số cà chua ở thửa ruộng thứ nhất. Hỏi thu hoạch ở cả hai thửa ruộng được bao nhiêu ki-lô-gam cà chua?

Các bước thực hiện trên lớp

– Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài. Tóm tắt bài toán bằng cách vẽ sơ đồ hoặc tóm tắt bằng lời để tìm ra cách giải. Học sinh thực hiện được như sau:

Thửa ruộng thứ nhất: 127kg

Thửa ruộng thứ hai : gấp ba

Cả hai : …….kg?

– Cách 1: Bài giải

Số ki-lô-gam cà chua thu được của thửa ruộng thứ 2 là:

127 x 3 = 381 (kg)

Số ki-lô-gam cà chua thu được của cả hai thửa ruộng là:

127 + 381 = 508 (kg)

Đáp số: 508 kg.

Giáo viên khắc sâu dạng toán cho học sinh: Bài toán này thuộc dạng toán gì? (gấp một số lên nhiều lần và tìm tổng của hai số).

– Cách 2: Nhìn vào tóm tắt có em giải như sau:

Số ki-lô-gam cà chua thu được của cả hai thửa ruộng là:

127 x 3 + 127 = 508 (kg)

Đáp số: 508kg.

– Qua hai cách giải của học sinh giáo viên giải thích cho học sinh biết: thực ra cách 2 cũng chính là cách 1 nhưng gộp hai phép tính lại thành một phép tính.

– Giáo viên có thể gợi ý học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng và tìm cách giải khác. Giáo viên cho học sinh nhận xét:

+ Số cà chua ở thửa ruộng thứ nhất biểu thị mấy phần? (1 phần)

+ Số cà chua ở thửa ruộng thứ hai biểu thị mấy phần? (3 phần)

+ Số cà chua cả hai thửa ruộng biểu thị mấy phần? (4 phần)

– Giáo viên hướng dẫn: Nhìn vào sơ đồ các em hãy tìm cách giải khác cho bài toán. Từ đó học sinh có lời giải khác:

Bài giải

Tổng số phần bằng nhau là:

1 + 3 = 4 (phần)

Số ki-lô-gam cà chua thu được của cả hai thửa ruộng là:

127 x 4 = 508 (kg)

Đáp số: 508kg.

– Giáo viên cần nhắc nhở học sinh: Với từng bước giải học sinh phải chú ý tên đơn vị của mỗi phép tính. Từ đó giúp học sinh nắm chắc đề toán, hiểu kỹ đề, tìm nhiều cách giải khác nhau giúp học sinh phát triển tư duy toàn diện.

Kết luận

Trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên chúng ta cần suy nghĩ để xác định cho mình những công việc cần làm để chất lượng truyền thụ kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho học sinh đạt hiệu quả hơn. Những chia sẻ trên chỉ là những tìm tòi suy nghĩ cũng như những gì mà tác giả đã thực hiện và có kết quả tốt. Trước khi dừng bài viết, tác giả muốn chia sẻ những điều mà mình thấy có ý nghĩa:

– Dạy giải toán có lời văn cho học sinh là phương pháp dạy học mang tính tư duy khoa học và hệ thống kiến thức xuyên suốt ở các lớp.

– Dạy giải toán có lời văn cho học sinh cần tuân thủ quy trình và hệ thống nhận thức khoa học. Chú trọng việc phân tích bài toán giúp học sinh tìm ra mối quan hệ giữa các số liệu trong bài toán, từ đó nhận ra kiến thức cần sử dụng để giải bài toán.

– Dạy giải toán có lời văn hướng tới đích cuối cùng là giúp học sinh đặt lời giải đúng, phép tính đúng đi đến kết quả đúng.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm. Hy vọng nhận được các trao đổi của đồng nghiệp.

Sách Bồi Dưỡng Các Dạng Toán Nâng Cao Lớp 6 Có Lời Giải

Nhằm giúp các học sinh, phụ huynh và giáo viên có thêm tài liệu tự ôn tập, tự kiểm tra và tự đánh giá quá trình học tập. Tác giả Nguyễn Đức Tấn đã cho ra đời bộ 100 Đề Kiểm Tra Môn Toán Lớp 6 gồm 4 phần:

Cuốn sách bồi dưỡng toán 6 này giúp bé phát triển trí não, tư duy sáng tạo với 3 phần chính: A. Kiến thức cần nhớ: Phần này tóm tắt những kiến thức cơ bản, những kiến thức bổ sung cần thiết để làm cơ sở giải các bài tập thuộc dạng chuyên đề. B. Một số ví dụ: Phần này đưa ra những ví dụ chọn lọc, tiêu biểu chứa đựng những kỹ năng và phương pháp luận mà chương trình đòi hỏi. C. Bài tập vận dụng: Đưa ra một hệ thống các bài tập được phân loại theo các dạng toán, tăng dần độ khó cho học sinh khá giỏi. Có những bài tập được trích từ những đề thi học sinh giỏi toán trong và ngoài nước.

Cuốn sách tổng hợp các mẫu đề kiểm tra 15 phút, 45 phút và kiểm tra học kì môn Toán mô tả chuẩn nhất theo ma trận đề thi của Bộ GD&ĐT sẽ giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các đề thi cho từng chương kiến thức, từ đó giúp các em đánh giá được chính xác năng lực để lấp lỗ hổng kiến thức kịp thời. Đây được các giáo viên và chuyên đánh giá là một trong những cuốn sách tham khảo môn toán dành cho học sinh lớp 6 hay nhất.

Những đặc điểm hấp dẫn từ cuốn sách: ► Bộ đề kiểm tra 15 phút – 1 tiết – học kì đầy đủ nhất với 2 phần tự luận và trắc nghiệm với cấp độ từ cơ bản đến nâng cao giúp các em học sinh thực hành và làm quen với các dạng bài sẽ có trong đề thi.► Bám sát cấu trúc kiến thức và chuẩn theo ma trận đề thi của Bộ GD&ĐT.► Lời giải và hướng dẫn giải chi tiết, giúp các em học sinh tự chấm điểm để có thể đánh giá được năng lực, thấy được lỗ hổng kiến thức để kịp thời bù đắp► Tập hợp rất nhiều mẹo giải hay, dễ dàng vận dụng, dễ dàng ghi nhớ giúp học sinh hướng đến phương pháp giải nhanh và đạt điểm cao hơn► Hệ thống đề kiểm tra được sắp xếp theo độ khó tăng dần, phù hợp với mọi đối tượng học sinh có học lực từ trung bình – khá đến giỏi.

Cuốn sách được biên soạn dựa trên những hiểu biết chuyên môn của các thành viên nhóm Hồng Đức, những người có trình độ sư phạm cao, và có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy toán ở cấp THCS. Tất cả chỉ để phù hợp với những thay đổi trong công cuộc cải cách giáo dục của nước ta hiện nay.

Một trong những quyển sách tham khảo toán dành bổ ích dành cho học sinh lớp 6 giúp các em có thể tự rèn luyện, củng cố kiến thức, bồi dưỡng và kiểm tra kiến thức Toán của bản thân, là nguồn tài liệu giúp phụ huynh có thể hướng dẫn cho con tại nhà một cách dễ dàng, hiệu quả, đồng thời theo dõi tiến độ học cũng như năng lực học tập của con.

Cuốn sách này sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình học toán của các em lớp 6 được thiết kế nhỏ gọn dễ dàng sử dụng, quyển sách này giúp các em học sinh lớp 6 sử dụng ôn tập nắm vững kiến thức toán 6.

Tác giả Vũ Thế Hựu đã chọn lọc và tập hợp những công thức đầy đủ nhất cho kiến thức môn Toán 6 dựa vào chương trình mới làm chuẩn kiến thức kĩ năng, trình bày tóm lược, khái quát, mềm dẻo các kiến thức và kĩ năng cơ bản trong sách giáo khoa mới, cung cấp thêm những kiến thức cần thiết về môn học mà sách giáo khoa không có điều kiện phản ánh hoặc phản ánh chưa đầy đủ, giúp mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh.

Theo lời đánh giá của một chuyên gia hàng đầu về toán học, đây là một cuốn sách không-thể-tin-nổi của của tác giả Trần Xuân Tiếp, Phạm Hoàng. Quyển sách mang lại cho các em học sinh cái nhìn tổng quát về môn toán lớp 6, mang toán học tiếp cận đến các em một cách tự nhiên và gần gũi nhất.

Bài học được phân chia theo từng tiết học, mỗi tiết bao gồm tóm tắt các kiến thức cần nhớ, bài tập ví dụ, hướng dẫn giải chi tiết và các bài tập thực hành. Bài tập được sắp xếp theo trình độ từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao, trong đó có 30% bài tập dành cho các học sinh khá-giỏi giúp các em nắm kiến thức vững vàng hơn.

Cuốn sách tham khảo toán lớp 6 này có cấu trúc bao gồm hai phần: ♦ Phần I – Phần Đại số♦ Phần II – Hình học Mỗi phần có các kiến thức cơ bản và các bài tập nâng cao giúp các em tự rèn luyện kiến thức và kỹ năng giải bài tập toán 6, vận dụng linh hoạt vào các bài toán chuyên sâu với những phương pháp học nhanh nhớ lâu, làm cơ sở cho các kiến thức cao hơn sau này.

Bộ Phương Pháp Tư Duy Tìm Cách Giải Toán 6 (2 cuốn đại số và hình học)

Bộ sách ôn tập toán lớp 6 này được biên soạn theo từng chương, từng mục của sách giáo khoa hiện hành giúp học sinh củng cố các kiến thức cơ bản, rèn luyện cho các em kĩ năng giải toán và trình bày rõ ràng cách giải bài, là cẩm nang giúp phụ huynh hỗ trợ con em mình tại nhà. Ngoài ra, tác giả còn sưu tầm nhiều bài toán thi vào các trường trong và ngoài nước trong tài liệu toán học.

Vẽ thêm hình phụ là một sự sáng tạo “nghệ thuật” tùy theo yêu cầu của một bài toán cụ thể. Bởi vì việc vẽ thêm hình phụ cần đạt được mục đích là tạo điều kiện để giải được bài toán thuận lợi chứ không phải là công việc tùy tiện… Hơn nữa, việc vẽ thêm hình phụ phải tuân theo các phép dựng hình cơ bản và các bài toán dựng hình cơ bản giúp giải quyết ba vấn đề cơ bản sau: ► Giúp giải được một số bài toán hình học mà nếu không vẽ thêm hình phụ sẽ bế tắc.► Trình bày lời giải một số bài toán hình học được gọn hơn, hay hơn.► Phát hiện những vấn đề mới chưa được học bằng những vốn kiến thức hạn chế mà mặc dầu sau này các vấn đề đó khi học đến đều có thể là đơn giản.

Quyển sách gồm 3 phần chính:Qua phần giới thiệu vừa rồi, Newshop hy vọng bạn đọc đã lựa chọn được những cuốn► Phần I: Các kĩ thuật vẽ thêm hình phụ (kĩ thuật về Điểm, Đường thẳng, Tam giác vuông cân-tam giác đều-hình bình hành-đường tròn, Hình duy nhất).► Phần II: Các bài toán rèn luyện.► Phần II: trao đổi thêm về hình vẽ phụ (các bài viết được chọn đăng trên các tạp chí. Toán học và tuổi trẻ, Toán tuổi thơ, Thế giới trong ta, các bài viết của các thầy giáo và các bạn học sinh đã từng cùng tôi giảng dạy, nghiên cứu và học tập,…) sách bồi dưỡng môn toán dành cho học sinh lớp 6 hay và phù hợp, giúp các bạn học sinh có thể dễ dàng, thuận tiện trong quá trình tự học tập và rèn luyện tại nhà. Đây hứa hẹn là nguồn tài liệu hữu ích đối với các giáo viên bậc THCS và cả các phụ huynh trong việc dạy kèm cho con. Trong quyển sách các bạn sẽ nhận ra rất nhiều bài toán có lời giải mới rất đặc sắc và nhiều bài toán thi chọn học sinh giỏi THPT được giải bằng kiến thức THCS thật ngắn gọn và sáng tạo. Các bạn sẽ nhận ra rằng quyển sách có các bài toán được vận dụng các kĩ thuật vẽ thêm hình phụ khác nhau nên cho cách giải khác nhau, điều này nhằm tăng thêm tính hấp dẫn của việc vẽ thêm hình phụ và đồng thời giúp tạo niềm tin về tính đúng đắn của các cách giải của bài toán.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 3 Dạng Toán Quan Trọng Của Bài Toán Lớp 3 Có 2 Lời Giải trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!