Đề Xuất 3/2023 # 2 Cách Để Tạo Ra Cánh Cửa Thần Kì # Top 12 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # 2 Cách Để Tạo Ra Cánh Cửa Thần Kì # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 2 Cách Để Tạo Ra Cánh Cửa Thần Kì mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong truyện Đô-rê-mon, cánh cửa thần kì là bảo bối cho phép đi đến bất kì nơi nào trong nháy mắt. Dù là ra khu rừng sau trường học hay đến một hành tinh khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét 2 cách để chế tạo một cánh cửa như vậy dưới góc nhìn khoa học.

Cách 1: Đi tắt qua không thời gian

Như ta đã biết, theo thuyết tương đối, không thời gian là cong. Mà phàm đã là đường cong thì sẽ xa hơn đường thẳng cánh cò bay.

Nếu hình dung không gian như một tờ giấy thì một con kiến bò từ đầu đến cuối tờ giấy sẽ khá dài. Tuy nhiên, vì tờ giấy cong, nên nếu có một cái ống hút nhỏ nối thẳng tới điểm cần đến để con kiến chui theo thì sẽ gần hơn nhiều. Hình bên minh họa điều đó.

Vấn đề là cái đường tắt đó ở đâu ra?

Thử hình dung không thời gian như một tấm lụa mỏng căng ngang và các vật thể có khối lượng trong vũ trụ (chẳng hạn các hành tinh, các ngôi sao, v.v.) như những hòn bi sắt. Hòn bi làm tấm lụa biến dạng, trũng xuống. Các hòn bi siêu nặng và đậm đặc làm tấm lụa trũng xuống quá mức tạo thành các hố đen (lỗ đen) – hút mọi thứ xung quanh vào nó đến mức ánh sáng cũng không thoát ra được.

Nếu cái hố đen đó đủ dài, nó có thể “chạm đuôi” vào cái gì đó khác. Đó có thể là cái gì?

Một miền không gian xa xôi khác của vũ trụ – điều này là có thể vì vũ trụ vốn cong mà

Một vũ trụ khác song song (hoặc thậm chí cắt nhau hay xoắn xuýt vào với nhau)

Lỗ đen thông thường được cho là sẽ kết thúc tại một điểm, gọi là điểm kì dị. Tại đó, lực hấp dẫn là vô hạn và chúng ta sẽ bị kéo ra như những sợ mì ống trước khi nhập vào điểm kì dị. Nó là một ngõ cụt! Năm 1964, nhà toán học Roy Kerr đưa ra giả thuyết về một dạng hố đen đặc biệt gọi là “vòng tròn Kerr”. Theo đó, hố đen loại này được tạo bởi các sao neutron quay quanh nhau. Do lực ly tâm, chúng sẽ không bị hợp lại. Kerr cho rằng, một vật có thể chui qua dạng hố đen này và bị phun ra ở một lỗ trắng!

Nếu lỗ trắng này nối với một địa điểm trong vũ trụ nào đó, đây chính là con đường tắt trong mơ của chúng ta. Còn không, nó phun bạn ra đâu chỉ có trời mới biết!

Trường hợp khác, thay vì chỉ có một lỗ đen mà là 2 lỗ đen từ hai phía “chạm đuôi” vào nhau thì sao. Bạn sẽ đi vào miệng lỗ đen này và ngoi ra ở miệng hố đen kia! Tên chính thức của loại đường hầm này là “cầu Einstein-Rosen” nhưng nó thường được gọi là “lỗ sâu” (lỗ giun). Theo lý thuyết tương đối, loại cầu này có thể tồn tại. Tuy nhiên, nhà khoa học hàng đầu về lỗ đen Kip Thorne cho rằng lỗ sâu đi qua được không tồn tại trong tự nhiên, do chưa nhìn thấy bất kì vật gì trong vũ trụ có tiềm năng biến đổi tạo thành lỗ sâu cả. Còn nếu tương lai xa sau này, nếu con người có khả năng tạo ra các lỗ sâu nhân tạo thì họ cũng phải giải quyết các bài toán vật lý vô cùng phức tạp. Chẳng hạn một đường hầm như vậy sẽ sụp ngay lập tức bởi lực hấp dẫn nếu không có hệ thống chống đỡ bằng “năng lượng âm” được cho là rất hiếm trong vũ trụ. Cũng chẳng ai biết chắc chuyện gì sẽ xảy đến với cơ thể chúng ta khi chui vào lỗ này. Nhiều người kỳ vọng một “lý thuyết của vạn vật” trong đó kết hợp được thuyết tương đối (giải thích quy luật của những thứ to lớn) và thuyết lượng tử (giải thích quy luật của các hạt siêu nhỏ) sẽ giải quyết được bài toán du hành không thời gian.

Một điểm chú ý là khi ta hình dung vũ trụ như một tờ giấy 2 chiều thì cây cầu đi tắt được bắc theo chiều không gian thứ 3. Trên thực tế không gian là 3 chiều nên con đường tắt nếu có phải theo chiều không gian thứ 4 (hoặc cao hơn). Đó là còn chưa kể thuyết tương đối đã coi không thời gian là thể liên tục 4 chiều rồi, và còn có những thuyết hiện đại đưa ra đến 10 hay 11 chiều, chịu không tài nào hình dung nổi.

Dẫu sao thì tôi vẫn mơ một ngày nào đó các “xa lộ hố sâu” sẽ lan khắp vũ trụ để cháu chắt chúng ta có thể vi vu khắp thế gian.

Thôi ta hãy tạm về mặt đất để đến với loại cửa thần kì thứ 2.

2. Cách 2: Máy in người

Khi cần gửi một tài liệu trên máy tính cho một người bạn ở New York, bạn chỉ việc đính kèm email hoặc gửi qua chat. Thật đơn giản.

Sao lại không làm được thế́ với một con người?

Một tài liệu máy tính về bản chất là một dãy liên tục các mã nhị phân 0 hoặc 1, nên việc gửi qua mạng và tái tạo ở đầu bên kia là rất dễ dàng. Còn con người thì sao? Thử nghĩ mà xem, về mặt vật lý, con người rốt cục chẳng phải chỉ là một tập hợp của vô số phân tử hóa học hay sao? Ta thử hình dung một hệ thống vận chuyển siêu việt như sau:

Bạn mua vé đi New York và bước vào căn buồng xuất phát ở Hà Nội

Máy quét ngay lập tức quét từ đầu đến chân bạn. Quét đến đâu, máy gửi thông tin về cấu tạo hóa học của bạn đến căn buồng tiếp đón ở New York, đồng thời tiêu hủy bạn.

Tại căn buồng ở New York, máy nhận tín hiệu đến đâu sẽ tái tổng hợp lại bạn đến đó từ nguyên liệu là các phân tử hóa học sẵn có. Nguyên tắc hoạt động của máy tương tự các máy in 3D đã có ở nước ngoài

Và thế là, wow wow, roẹt cái là xong, bạn đã sẵn sàng bước ra và đi đón nắng ở quảng trường Thời đại.

Máy in 3D đã được sử dụng ở nhiều nước. Chúng có thể “in” ra các dụng cụ như bàn ghế bát đũa từ các bản thiết kế. Người ta cũng sử dụng các máy in 3D lớn để xây cầu cống nhà cửa. Thậm chí đã có thể in được các bộ phận cơ thể đơn giản.

Nhưng “bạn – phiên bản tái tạo” và “bạn của ngày hôm qua” có phải là 1 không??? Nói cách khác, anh chàng ở New York có phải là bạn không, hay là 1 người khác?

Tại sao không?

Cả 2 bạn có cấu tạo giống nhau đến từng phân tử, thế thì hình dạng cũng như hoạt động của cơ thể cũng như các cơ quan phải giống nhau.

Còn kiến thức bạn đã tích luỹ được từ nhỏ đến giờ thì sao, cái thằng ở New York kia có thừa kế được không? Dĩ nhiên là có, kiến thức được lưu giữ bằng trạng thái hóa học và cách sắp xếp của các tế bào và khớp nối thần kinh, và những cơ chế tương tự như thế. Vì 2 bạn đã giống nhau đến mức phân tử nên những gì có trong não cũng hệt nhau thôi.

Và dĩ nhiên, khi đó, nếu được đặt vào môi trường giống nhau, 2 bạn sẽ suy nghĩ và hành xử giống hệt nhau.

Nói cách khác, 2 bạn chính là 1! Hai bạn còn giống nhau hơn giữa chính bạn trước khi đi ngủ và bạn sau khi ngủ dậy!

Giờ thử tưởng tượng bạn bước vào căn buồng ở Hà Nội, roẹt, bước ra. Tuy nhiên, thay vì có mặt ở quảng trường Thời đại New York, bạn vẫn ở chỗ cũ! Chắc máy hỏng rồi, bạn ra ngoài thắc mắc và đòi lại tiền tại quầy vé́. Cô bán vé thì khẳng định máy vẫn hoạt động bình thường, còn cho xem màn hình camera cho thấy chính bạn đang sải bước trên đường phố New York. Thậm chí cô ấy còn kết nối điện thoại cho hai người nói chuyện với nhau! Ố ồ ô. Thì ra là căn buồng phía Hà Nội trục trặc, đã không tiêu hủy bạn sau khi quét, còn căn phòng New York thì vẫn tái tạo ra một bạn mới. Haizzz. Bây giờ thì chả lẽ lại kéo nhau ra tòa xem ai là người được sử dụng tài sản với của bạn và có quyền ngủ với vợ bạn đây?

Lỗi rõ ràng là của công ty vận chuyển. Các máy của họ không đạt tiêu chuẩn “tất cả hoặc không có gì”, để lại một trạng thái dở dang. Chẳng hạn nếu chức năng tiêu hủy ở Hà Nội hỏng thì đầu New York phải không được tái tạo, hoặc trót tái tạo rồi phải hủy nó đi!

Cho dù viễn tưởng nhưng câu chuyện này hoàn toàn khả thi trong tương lai xa khi khoa học công nghệ đủ phát triển, đặc biệt là công nghệ sinh học phân tử và công nghệ nano.

Có một số bạn cho rằng ngay cả khi giống nhau đến từng phân tử, họ vẫn còn “linh hồn” không thể sao chép được. Tôi không chắc linh hồn là gì nên xin phép được bàn luận trong một bài viết khác. Cũng có thể, giống nhau mức phân tử là chưa đủ, vì nhỏ hơn còn các hạt cơ bản, và thậm chí nhỏ hơn nữa là những thứ con người chưa biết đến. Không ai biết. Dẫu sao thì, giống nhau từng phân tử đã đủ giống, chắc sẽ đến mức mà, như trong chuyện Tây Du Ký, phải viện đến Phật tổ may ra mới phân biệt ra.

Và dĩ nhiên ta có thể kết hợp cả 2 cách: truyền tín hiệu qua lỗ sâu và tổng hợp ở đầu bên kia, miễn là điểm đến đủ điều kiện để lắp hệ thống “in người”.

Thôi chào các bạn, mình đi đọc truyện Đô-rê-mon tiếp đây.

Có thể bạn cũng thích:

8 Công Cụ Thần Kì Để Tạo Infographic

Những infographic tốt nhất có khả năng hô biến thông tin và dữ liệu phức tạp thành những đồ họa dễ hiểu và bắt mắt.

Nếu được thiết kế đúng cách, infographic có thể là một cách tuyệt vời để thể hiện những dữ liệu phức tạp. Những infographic tốt nhất có khả năng hô biến thông tin và dữ liệu phức tạp thành những đồ họa dễ hiểu và bắt mắt. Vấn đề duy nhất chính là infographic trông rất dễ tạo ra nhưng thật sự không phải lúc nào cũng vậy.

Giá: miễn phí (cơ bản); $3/tháng (Pro).

Công cụ tạo infographic miễn phí này cung cấp cho bạn nhiều template để sử dụng, tất cả đều có thể tùy chỉnh theo ý của bạn. Bạn có thể truy cập vào thư viện với nhiều thứ hay ho như mũi tên, hình dạng hay đường nối và chỉnh sửa chữ viết với nhiều kiểu font, màu sắc, kiểu dáng và kích thước. Công cụ cho phép bạn tải lên đồ họa riêng và căn chỉnh tùy thích cực kì đơn giản.

Mục free option chứa 60 hình ảnh và 10 kiểu font, hoặc bạn có thể trả $3 mỗi tháng để có nhiều lựa chọn hơn, cộng thêm mục tăng cường bảo mật và trợ giúp thiết kế – nếu cảm thấy cần thiết.

Visme hứa hẹn sẽ giúp bạn ‘diễn tả lời nói bằng hình’. Bạn cũng có thể sử dụng nó để thiết kế bài thuyết trình nhưng công cụ này chuyên về infographic hơn. Bao gồm hơn 100 font chữ miễn phí, hàng triệu những hình ảnh và hàng ngàn những biểu tượng chất lượng, có thể chèn video và audio (bao gồm tính năng thu âm trực tiếp). Đồng thời bạn có thể thêm hiệu ứng cho nội dung để trông rõ ràng hơn.

Giá: miễn phí (mức độ cơ bản); $10/tháng (chuyên nghiệp).

Snappa là một công cụ thiết kế đồ họa kiêm tạo ra infographic. Công cụ này dành cho dân không chuyên thiết kế. Bạn sẽ không có nhiều hướng dẫn sử dụng kèm theo như những công cụ khác nhưng hứa hẹn sẽ giúp bạn tạo ra infographic trong khoảng 10 phút. Snappa cung cấp những template cho xem trước, phù hợp để chia sẻ trên web. Giao diện kéo-thả đơn giản và hàng ngàn những tấm hình chất lượng cao miễn phí.

Gói miễn phí cho phép 5 lượt tải mỗi tháng và 2 tài khoản mạng xã hội, hoặc bạn có thể nâng cấp để có nhiều tính năng như lượt tải về không giới hạn và chỉnh kiểu font chữ.

Giá: miễn phí; $12.95 (Canva for Work).

Canva là một công cụ online tuyệt vời và dễ sử dụng, phù hợp với tất cả các loại hình thiết kế, từ tờ rơi đến bài thuyết trình và nhiều hơn nữa. Công cụ cho phép người dùng truy cập thư viện với vô vàn hình ảnh, biểu tượng, font chữ và tính năng để bạn tha hồ chọn lựa.

Đây là một công cụ miễn phí với hàng trăm yếu tố thiết kế và font chữ miễn phí trong tầm tay cùng rất nhiều những chi tiết tuyệt vời khác mà bạn có thể mua chỉ với tối đa $1. Bạn có thể sử dụng nó trên trình duyệt hay tải phần mềm Canva iPad để thiết kế khi di chuyển.

Công cụ từ Google lúc nào cũng mạnh mẽ, dễ sử dụng và miễn phí. Bạn có nhiều lựa chọn biểu đồ và thiết lập chúng để phù hợp với vẻ ngoài và tinh thần của trang web. Bằng cách kết nối dữ liệu trong thời gian thực, Google Charts là một công cụ tạo infographic tuyệt hảo cho trang web của bạn đấy.

Giá: miễn phí (cơ bản); từ $15/tháng (Lite).

Piktochart là một công cụ tạo infographic và thuyết trình cho phép bạn biến những dữ liệu nhàm chán thành những infographic cuốn hút chỉ với vài thao tác chuột. Phần mềm chỉnh sửa biểu tượng của Piktochart cho phép bạn làm những việc như điều chỉnh màu sắc và font chữ, chèn đồ họa và tải lên những hình và ảnh cơ bản. Template dạng lưới khiến việc điều chỉnh các yếu tố đồ họa và kích thước của hình ảnh trở nên vô cùng dễ dàng.

Giá: miễn phí (cơ bản); từ $19/tháng (Pro).

Giá: miễn phí (cơ bản); từ $12/tháng (cá nhân).

Đây là một công cụ hơi khác một chút. Nếu bạn chán những infographic dạng tĩnh, tại sao không thêm chút chuyển động chứ? Animaker là một công cụ chuyên tạo ra infographic dạng video, và chính xác là tốt hơn gấp 10 lần so với những cái chúng ta thường gặp.

Công cụ này chứa nhiều nguồn tài nguyên như biểu đồ, biểu tượng và bản đồ để giúp cho dữ liệu trở nên sống động và dễ hiểu hơn. Bạn có thể tạo ra 5 cái video định dạng SD dài 2 phút trong một tháng mà không tốn đồng nào, hoặc nâng cấp để xài nhiều tính năng hơn, lâu hơn và infographic video chất lượng cao hơn.

Tác giả: Creative Bloq Staff Người dịch: Đáo Nguồn: Creative Bloq

Đám Rối Thần Kinh Cánh Tay

Mô tả đường đi đám rối thần kinh cánh tay

Gồm 5 rễ, 3 thân, 6 ngành, 3 bó

5 rễ

Là nhánh trước của các dây thần kinh gai sống từ cổ 5 đến ngực 1 nối với nhau tạo thành:

3 thân

Thân trên: dây cổ 5 nối với dây cổ 6 Thân giữa: do một mình dây cổ 7 tạo thành Thân dưới: do dây cổ 8 nối với dây ngực 1 tạo thành

Ba thân tách ra thành:

6 ngành

Là kết quả của sự chia đôi mỗi thân thành một ngành trước và một ngành sau. 6 ngành lại nối với nhau thành:

3 bó

Bó ngoài: ngành trước của thân trên và thân giữa hợp lại

Bó trong: là ngành trước của thân dưới

Bó sau : do 3 ngành hợp lại

Các rễ nằm giữa các cơ bậc thang giữa và trước

Các thân đi qua tam giác cổ sau

Các ngành nằm sau xương đòn

Các bó nằm ở nách

Các bó liên tục xuống phía dưới như những thần kinh chính của chi trên

Bó ngoài tiếp tục như thần kinh cơ bì

Bó trong như thần kinh trụ

Bó sau như thần kinh quay và thần kinh nách

Một cung nối ngang giữa các bó ngoài và trong tạo nên thần kinh giữa

Những nhánh tách ra từ các thành phần khác nhau của đám rối cánh tay

Từ các rễ:

Từ các thân:

Thần kinh trên vai tách ra từ thân trên (chi phối cơ trên gai và cơ dưới gai)

Từ bó ngoài:

Từ bó trong:

Từ bó sau:

Bó sau chi phối cho da và cơ của mặt sau chi trên, bó ngoài và trong chi phối cho các cấu trúc ở mặt trước.

Sự chi phối cho da của chi trên theo tiết đoạn tủy

Sự chi phối này từ C4 đến N2, có thể mô tả gần đúng phạm vi sự phân phối đó như sau:

C4: Chi phối mặt trên trong của vai

C5: Chi phối mặt ngoài cánh tay

C6: Chi phối mặt ngoài cẳng tay

C7: Chi phối da bàn tay

C8: Chi phối mặt trong cẳng tay

N1: Chi phối mặt trong cánh tay

N2: Chi phối da nách

Một số tổn thương của đám rối thần kinh cánh tay

Trong sản khoa

Trong chấn thương

Làm Thế Nào Để Tạo Ra Được Mã Vạch?

♦ LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO RA ĐƯỢC MÃ VẠCH ?

Lẽ dĩ nhiên câu trả lời là “phần mềm và máy in” nhưng vấn đề là phần mềm gì và máy in gì. Nhưng dù gì đi nữa thì tôi khuyên các bạn trẻ nên bỏ đi cái ý tưởng nếu có, tạo mã vạch bằng …… Autocad, hoặc vẽ bằng CorelDraw!

Để in ra mã vạch, bạn cần phải xác định mã vạch sẽ được in vào đâu, với mục đích sử dụng như thế nào:

Nếu bạn muốn in mã vạch trên văn bản, giấy tờ, tài liệu thì bạn có thể sử dụng các phần mềm thông dụng như Word, Excel (trong một điều kiện đặc biệt), Corel Draw, v.v…. hoặc 1 phần mềm hỗ trợ in barcode. Cách in như thế nào bạn có thể xem trong mục “phần mềm” của website này để được hướng dẫn cơ bản.

Nếu bạn là nhà sản xuất hàng hoá và muốn in mã vạch lên trực tiếp bao bì của sản phẩm thì không có gì để nói vì lúc đó mã vạch sẽ là 1 phần trong kiểu dáng nói chung của bao bì sản phẩm, nó sẽ được in  bằng công nghệ in bao bì (thường là in Offset).

Còn nếu bạn muốn in barcode lên thẻ nhựa như trong trường hợp thẻ nhân viên, thẻ hội viên thì bạn phải dùng đến công nghệ in thẻ (bao gốm 1 máy in thẻ và 1 phần mềm in thẻ có hỗ trợ barcode).

Cũng cần nói thêm rằng nếu bạn dùng các phần mềm không chuyên về barcode (như Corel) để in barcode thì bạn chỉ có thể in và xử lý barcode ở mức độ cơ bản. Thí dụ bạn sẽ không in được các loại barcode 2-D hoặc không nén được barcode bằng các tỷ lệ nén khác nhau.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 2 Cách Để Tạo Ra Cánh Cửa Thần Kì trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!